Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Mục Lục
Chương 1: Ta Là Cây Nho Các Con Là Cành
Chương 2: Tất Cả Là Cành Nho của Một Cây Nho Duy Nhất
Chương 3: Thầy Đã Sai Chúng Con Ra Đi và Mang Lại Kết Quả
Chương 4: Những Người Thợ Trong Vườn Nho của Chúa
Chương 5: Để Chúng Con Mang Lại Hoa Trái

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

Nhân quyền và Giáo hội - Những suy tư lịch sử và thần học

Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Hai)

Một Cái Nhìn Mới Về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (Quyển Một)

Giêsu-Kitô

Thánh Thần, Hơi Thở Sống Động của Giáo Hội

Tông huấn Christifideles Laici

TÔNG HUẤN CHRISTIFIDELES LAICI

Gởi các Giám Mục

Các Linh mục và Phó tế

Các tu sĩ nam nữ

Tất cả tín hữu giáo dân

NHẬP ĐỀ

1. "ƠN GỌI VÀ SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI TÍN HƯU GIÁO DÂN (Chistifldeles laici) , trong Giáo Hội và thế giới" đã được Thượng Hội Đòng Giám Mục năm 1987 dùng làm đề tài thảo luận. Mọi tín hữu đều thuộc về Dân Chúa và Dân Chúa là những thợ làm vườn nho được đề cập đến trong Phúc âm thánh Mathêu: "Nước Trời giơng như chủ nhân vườn nho lúc tảng sáng ra dí tìm thợ làm vườn nho. Ông đồng ý trả cho họ một đồng mỗi ngày và đưa họ vàolàm vườn nho mình" (Mt. 20:1-2).

Dụ ngôn Phúc âm mô tả trước mắt chúng ta vườn nho mênh mông của Chúa và đoàn lũ người gồm đàn ông đàn bà mà Ngài gọi và sai vào làm việc.

Vườn nho đó là toàn thể thế giới (Mt. 13:38), và thế giới này phải được biến đổi theo ý định của Thiên Chúa trong một viễn ảnh của vương quôc Người vào ngày thế mạt.

CÁC ÔNG CŨNG THẾ, HÃY VÀO LÀM VƯỜN NHO CHO TA.

2. "Vào lúc 9 giờ chủ nhân lại ra và thấy nhiều người khác còn đứng tại chỗ không có việc làm. Ông bảo họ: "Các ông cũng thế hãy vào làm trong vườn nho cho Ta" (Mt.20.3-4).

Lời mời gọi của Chúa Giêsu, từ xa xưa ấy trong lịch sử, vẫn còn luôn luôn vang dội đến tai chúng ta: Ngài mời gọi hết mọi người đến trong thế gian này.

Trong thời đại chúng ta, Giáo Hội sau Công Đồng Vaticanô Il, như một lễ Hiện Xuống mới với ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống tràn trề, đã nhận thức sâu sắc về bản tính truyền giáo của mình, và đã ngoan ngoãn lắng nghe tiếng Chúa sai đí vào trần thế, như "bí tích cứu rỗi mọi người" .(1)

Cả các ngươi nữa. Lời mời gọi không chỉ nói với các Chủ chăn, linh mục, các tu sĩ nam nữ, nhưng nói với hết mọi người: người tín hữu giáo dân, cũng được Chúa mời gọi đích danh. Họ cũng nhận một sứ mệnh đối với Giáo Hội và đối với thế giới. Thánh Grêgôrió Cả cũng đã nhắc lại điều đó khi chú giải dụ ngôn này trong bài giảng. "Anh em thân mến, anh em hãy kiểm điểm lại cách sông của mình, và xét lại xem anh em có phải là nhữg người thợ của Chúa. Mỗi người hãy phán đoán việc mình làm và kiểm điểm xem có phải là mình đang làm việc trong vườn nho của Chúa". (2)

Công Đồng đã thừa hưởng một gía sản tín lý, linh hướng và mục vụ vô giá, vì thế Công Đồng đã viết ra những trang tuyệt diệu về bản tính, về phẩm giá, về linh hướng, về sứ mệnh và trách nhiệm của ngườí tín hữu giáo dân. Và các Nghị Phụ Công Đồng, đáp lại lời mời gọi củn Chúa Kitô, đã lên tiếng kêu cầu mọi người giáo dân, nam cũng như nữ vào làm việc trong vườn nho của Ngài: "Thánh Công Đồng,lấy danh nghĩa Chúa, hêt lờng kêu cầu mọi giáo dân hãy tình nguyện và hăng hái đại độ đáp lại lời mời của Chúa Kitô là Đâng chính trong lúc này đang mời gọi họ một cách khẩn khoản, cũng như đáp lại sự thúc dẩy của Chúa Thánh Linh. Riêng với giới trẻ, họ phải cảm nghiệm rõ ràng là tiêng mời gọi ấy đặc biệt dùng cho họ, và tiếp nhận nó với niềm hân hoan và lòng quảng đại. Chính Chúa dã dùng Công Đồng để thôi thúc mọi giáo dân mỗi ngày phải kết hợp với Ngài mật thiết hơn và coi lợi ích của Chúa như chính lợi ích của mình (Phil. 2:5), phải hợp tác sứ mệnh Cứu rỗi của Ngài. Một lần nữa, Ngai lại sai họ vào các thị thành, các nơi chỗ mà chính Ngài sẽ đên (Lc. 10.1; Ap-Act) (3)

Các ông cũng thế, hãy vào làm vườn nho cho Ta. Về mặt thiêng liêng, những lời này đã vang vọng suốt cả thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Rôma từ ngày 1 đến 30 tháng 10 năm 1987. Các Nghị Phụ theo vết chân của Công Đồng, hơn nữa với kinh nghiệm bản thân cũng như kinh nghiệm từ các Công đồng của toàn thể Giáo Hội; nhấtlà nhờ sự đóng gúp dồi dào của các Thượng Hội Đồng trước, các vị đã nghiên cứu một cách uyên thâm ơn gọi và sứ mệnh của giáo dân trong Giáo Hội và thế giới.

Trong Thượng Hội Đồng này, còn có các vị đại diện giáo dân nam nữ. Họ đã đem lại cho Thượng Hội Đồng những đóng góp quý giá. Trong bài giảng bế mạc, Thượng Hội Đồng đã xác nhận : "Chúng ta cảm ơn Chúa vì suôt khóa họp Thượng Hội Đồng này không những chúng ta đã vui mừng đón nhận sự tham dự của giáo dân (dự thính viên nam nử), hơn nữa trong lúc bàn cãi còn được nghe tiếng của những dại diện giáo dân khắp nơi trên thế giới tới từ các quôc gia khác nhau. Nhờ đó, chúng ta có dịp lắng nghe những kinh nghiệm, ý kiên và đề nghị của họ phát xuất từ lòng tha thiết với quyền lợi chung" (4)

Duyệt lại những năm sau Công Đồng, các Nghị Phụ đã có thể xác nhận được việc Chúa Thánh Thán đang làm là tiếp tục canh tân Gìáo Hội, tạo nên sức sống thánh thiện mới với sự tham gia của một số đông tín hữu giáo dân. Víệc tham gia này được thể hiện trơng nhiều hình thức. Thí dụ: hợp tác mới giữa lỉnh mục, tu sĩ và tín hữu giáo dân; tham dự tích cực vào phụng vụ, vào việc rao truyền Lời Chúa, vào việc dạy giáo lý; chu toàn một cách tốt đẹp những nhiệm vụ hay công tác phục vụ trao phó cho tín hữu giáo dân; phát triển các nhóm, các đoàn thể, các phong trào Công Giáo tiến hành và thiện nguyện, và việc nứ giới tham gia một cách rộng rãi và nổi bật vào đời sống Gỉáo Hộí, và sự phát triển của xã hội.

Nhưng đồng thời, Thượng Hội Đồng cũng không quên nhận thấy con đường hậu Công Đồng của người tín hữu giáo dân không phải là không có nhìêu chông gai nguy hiểm. Trong thực tế, có thể nói đến hai thử thách mà không phải lúc nào họ cúng dễ dàng vượt qua: đó là hăng say phục vụ đến độ quên sót bổn phận riêng của mình trong phạm vi nghề nghiệp, xã hội, kinh tế, văn hóa hay chính trị, hoặc tìm cách hợp-thức-hóa để tách rời Đức Tin ra khỏi đời sống, đó là phân tách Phúc âm ra khỏi hoạt động cụ thể trong những phạm vi xã hội.

Suất thời gian nghìên cứu, Thượng Hội Đòng luôn luôn đề cập đến Công Đồng Vaticanô II, vì các giáo huấn của Công Đồng về vai trò giáo dân, mặc dù đã sau hai chục năm vẫn luôn hơp thời một cách lạ lùng, mang dâu chỉ của lời tiên tri: Một giáo huấn như thế có thể soi sáng và hướng dẫn để giải đáp vấn đề mới của thời đại hôm nay. Thật vậy, các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã vạch rõ được những con đường chắc chắn để "lý thuyết" phong phú về vai trò giáo dân, từng được Công Đồng trình bày, được "áp dụng" trong Giáo Hội. Mặt khác, cũng có những vấn đề phải đặt ra vì tính cách "hơp thời", nói một cách khác, là các vấn đề hậu công Đồng. Ít nữa theo nghĩa thời gian, những vấn đề này, các Nghị Phụ đã đặc biệt chú trọng đến suốt trong thời gian bàn cãi và suy nghĩ. Trong những ván đề đó, phải nói đến những liên hệ giữa các thừa-tác-vụ và chức-vụ của người tín hữu giáo dân hiện tại và trong tương lai, sự bành trướng và triển nở các "phong trào" mới bên cạnh các hình thức hiệp hội giáo dân đã có, và vị thế cùng vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội cũng như trong xã hội.

Sau khi đã sốt sắng hoàn thành công việc với đầy khả năng và thiện tâm thiện chí, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã bày tỏ và xin Ta, vào một thời điểm thuận tiện, trình bày cho Giáo Hội hoàn vũ một tài liệu tóm lược, đúc kết về hàng giáo dân Công Giáo.(5)

Bức Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng và Công Đồng này muốn làm bật nổi giá trị công việc của Thượng Hội Đồng, từ "các đường hướng" (Lineamenta) đên "phương tiện làm việc" (Instrumentum laboris), từ bản tường trình nhập đề đến các lời phát biểu của mỗi Gíám Mục và giáo dân, cả đến biên bản đúc kết sau cuộc tranh luận chung, từ những cuộc thảo luận và tường trình của các nhóm nhỏ cho đến "đề nghị", và cả sứ điệp kết thúc. Tài liệu này của Ta không nằm ngoài lề Thượng Hội Đồng Giám Mục, nhưng là những lời diễn tả mạch lạc và trung thực của Thượng Hội Đồng; là hoa trái của việc làm tập thể mà giai đoạn chót là soạn thảo một bản tường trình, nhờ những đóng góp của Hội Đồng Văn Phòng Tổng Thư Ký Thương Hội Đồng và của chính Văn Phòng

Mục đích của Tông Huấn này là khơi dậy và nuôi dưỡng một ý thức rõ ràng hơn về ân huệ và trách nhiệm mà mọi tín hữu giáo dân lãnh nhận trong sự thông hiệp, và sứ mệnh của Giáo Hội.

NHỨNG NHU CẦU KHẨN THlẾT CỦA THẾ GlỚl NGÀY NAY: "TAl SAỌ CÁC NGUỜl ĐỨNG ĐÂY SUỐT NGÀY MÀ CHẲNG LÀM Gì?"

3. Ý nghĩa căn bản của Thượng Hội đồng, và kết quả rất quý giá và rất mong đợi của nó, là dẫn đưa tín hữu giáo dân đến lắng nghe Đức Kitô đang mời gọi họ vào làm việc trong vườn nho của Ngài, và cộng tác một cách hăng say đầy ý thức trách nhiệm trong sứ mệnh của Giáo hội, giữa giai đoạn vừa rực rỡ cũng vừa bi thảm của lịch sử, trước ngưỡng cửa của đệ tam thiên niên.

Những hoàn cảnh đổi mới trong Giáo Hội cũng như của thế giới, trong thực tại xã hội, kinh tế chính trị và văn hóa hôm nay đòi hỏi một cách đặc biệt hoạt động của người tín hữu giáo dân. Nếu trước đây ai làm ngơ bổn phán này là điều không thể chấp nhận được, thì hiện giờ thái độ lại càng đáng bị khiển trách hơn . Không ai được phép ở không, không làm gì.

Chúng ta hãy đọc lại dụ ngôn Phúc âm: "Vào lúc năm giờ chủ nhân lại đi ra, ông còn gặp một số người khác đứng đấy và người bảo họ: "Tại sao các ông Còn đứng đây, suốt ngày không làm gì cả. " Họ trả lời. "Vì không ai mướn chúng tôi". Ngài bảo: "Các ông cũng thế, hãy vào làm vườn nho của Ta" (Mt. 20. 6- 7).

Khi mà trong vườn nho của Chúa đầy tràn công việc đang đợi chờ tất cả chúng ta, thì không ai được biếng nhác. "Chủ nhân vườn nho" lại còn khẩn khoản đi mời lại: "Các ông cũng thê, hãy vào làm vườn nho cho Ta".

Chắc chắn lời của Chúa vẫn vang vọng trong thâm tâm của mỗi người Công Giáo. Bỡi vì mỗi người đã được trở nên giống như Đức Kitô nhờ Đức Tin và các bí tích khai tâm Kitô giáo, đã được ghép vào Giáo Hội như một phần thân thể sống động và đã trở nên một công dân linh hoạt của sứ mệnh cứu rỗi. Tiếng gọi của Chúa cũng đã được lưu truyền qua các biến cố lịch sử Giáo Hội và nhân loại, như Công Đồng nhắc nhở chúng ta: "Dân Chúa nhờ Đức Tìn thúc đẩy biết rằng Thánh Linh Chúa chiếu sáng khắp vũ trụ đang hướng dân mình, đã cố gắng nhìn nhận trong các biến cô, những đòi hỏi và ước vợng của thời đại chúng ta, và cũng là những đòi hỏi, uớc vọng của mình, đâu là dấu chỉ chân thật của sự hiện diện và ý định Thiên Chúa. Bởi vì Đức Tin cho chúng ta một ánh sáng mới, để nhìn xem mọi sự và giúp chúng ta biết được ý muôn của Chúa về ơn gọi toàn diện của con người, hướng tâm trí đi tìm những giải pháp hoàn toàn nhân bản". (6) (Vui Mừng và Hy Vọng -Gaudium et Spes 11) (7)

Phải can đảm nhìn vào bộ mặt của thế giới này, là thế giớí của chúng ta, với tất cả những giá trị, những vấn đề của nó, với tất cả những lo âu những hy vọng, những thành qủa chinh phục và những thất bại của nó: một thế giới với hiện tình kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa đầy dẫy các vấn đề và khó khăn nguy ngập hơn cả tình trạng được mô tả trong Hiến Chế Mục Vụ Vui Mừng và Hy Vọng. Dù sao, đây là vườn nho, là mảnh đất mà người tín hữu giáo dân đươc goi để sống sứ mệnh của mình. Chúa Giêsu muốn cho họ như Ngài đã muốn cho các môn đệ của Ngài, trở nên muối đất và ánh sáng của thê gian (Mt. 5.13-14).

Nhưng "địa cầu", "trần thế" mà người tín hữu phải là "muối mặn", phải là "ánh sáng", bộ mặt nó như thế nào?

Thế giới hôm nay thay đổi mau lẹ, có nhiều tình trạng khác biệt nhau nên có nhiều cách đặt vấn đề. Vì thế phải thận trọng không nên "vơ đũa cả nắm", cũng không nên đơn-giản-hóa quá đáng. Nhưng cũng có thể ghi được một vài khuynh hướng đang phát sinh trong xã hội ngày nay. Cũng như trong cánh đồng Phúc âm cỏ dại và giống tốt cùng đồng thời mọc lên, trong lịch sữ là hí trường của tự do con người cũng thế, điều thiện, điều ác, bất công và công lý, lo âu và hy vọng cùng đi song đôi, có khi lại quyến chặt vào nhau.

Tục hóa và nhu cầu tôn giáo

4. Làm sao chúng ta không nghĩ đến tình trạng lãnh đạm đối với tôn giáo đang phổ biến không ngừng và thuyết vô thần dưới nhiều hình thức khác nhau, nhất là dưới hình thức rất phổ thông là phong trào tục hóa? Con người say mê theo những cuộc chinh phục ngơp trời của khoa học, kỹ thuật tung hoành không giới hạn, và nhất là lâng lâng theo chước cám dỗ, một chước cám dỗ vừa rất cũ nhưng vẫn mới luôn, là muốn đặt mình ngang hàng với Thiên Chúa (Gn. 3:5) bằng việc sử dụng tự do của mình một cách bừa bãi. Con người như thế đã tự chặt đứt căn rễ sâu xa tôn giáo của mình; họ đã bỏ quên Thíên Chúa, cho rằng Thiên Chúa không có một ý nghĩa gì đỗi với cuộc sống của họ, hoặc chối bỏ Ngài để sấp mình thờ lạy đủ mọi thứ "tà thần" .

Chủ thuyết tục hóa hiện tại, là một hiện tượng rất nghiêm trọng. Không những nó làm tổn thương đến cá nhân, nhưng còn đến cả những cộng đồng, như Công Đồng đã ghi; "Nhiều đoàn lũ ngày càng đông đảo rời xa tôn giáo trong đời sông thực tê".(8) Chính Ta cũng đã nhiều lần nhắc nhở, hiện tượng tục hóa đã đánh ngã nhiều dân tộc có truyền thống Công Giáo rất xa xưa, và hiện tượng này đòi hỏi phải cấp tốc có một tổ chức truyền giáo mớí.

Nhưng, ước vọng và nhu cầu tôn giáo không thể hoàn toàn mai một. Lương tâm mỗi người khi họ có can đảm đương đầu với những ván nạn rất hệ trọng của cuộc sống, nhất là vấn nạn về ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đau khổ và sự chết, họ không thể ngần ngại kêu lên như thánh Augustinô: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, vì thế tâm hồn con khơng thể an nghỉ cho đến khi được nghỉ an trong Chúa".(9)  Như vậy, thế giới hôm nay, dưới nhiều hình thức ngày càng phổ bìến, ngày càng linh động, họ đã làm chứng rằng con người đang mở mắt nhận ra cuộc sống có cái gì thiêng liêng và siêu việt, trở về với ý thức thần thánh qua việc cầu nguyện, và đòi hỏi tự do kêu cầu danh Chúa.

Nhân vị con ngườì: Phẩm giá bị chà đạp và được ca tụng.

5. Chúng ta hãy nghĩ đến vô số điều xúc phạm đến phẩm giá con người. Khi phẩm giá con người là hình ảnh sống động của Thiên Chúa không được nhìn nhận và yêu thương (Jn. l:26), thì họ bị trở nên công cụ, nô lệ cho bạo quyền dưới nhiều hình thức thật sai lạc và bỉ ổí. "Kẻ cường bạo" này mang nhìêu bộ mặt khác nhau: nó là ý thức hệ, là quyền lực kinh tế, hệ thống chính trí bất nhân, kỹ thuật chuyên chế khoa học, hoặc bá chủ "phương tiện truyền thông xã hội". Lại một lần nữa chúng ta thấy trước mắt một số lớn anh chị em chúng ta; quyền lợi căn bản họ bị cướp đoạt, có khi là do hậu qủa của thái độ dung túng qúa đáng, có khi là do bất công trắng trợn của nhung bộ nhân luật: chẳng hạn quyền được sống, quyền được bảo vệ thân xác toàn vẹn, quyền có nhà ở, việc làm, quyền lập gia đình và sinh sản con cái với trách nhiệm làm cha mẹ, quyền tham gia vào đời sống xã hội và chính trị, quyền hưởng tự do lương tâm và tự do tôn giáo.

Ai có thể kể cho hết số những trẻ thơ không được chào đời vì đã bì bóp chết trong lòng mẹ, những trẻ em bì bỏ rơi hoặc bị cha mẹ bạc đãi, nhứng người con lớn lên cô đơn, thiếu tình thương và không được giáo dục ? Nhiều nơi, không có việc làm và thiếu cả những phương tiện tôl thiểu để sống một đời sống xứng đáng là con người. Ngay quanh nhứng đô thị lớn, vần còn thấy nổi lên những xóm nghèo tận mạt, trong đó con người phải sống trong cùng cực khốn khổ cả về thể xác lẫn tinh thần luân lý.

Nhưng tính cách thần thánh của nhân vị con người không thể tiêu diệt được, cho dầu nó phải luôn luôn bị khinh thị và xúc phạm: vì nền tảng bất di dịch của nó chính là Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Cha; bởi thế tính cách thần thánh của nhân vị vẫn luôn cần được tôn trọng.

Cũng nhờ thế mà hiện nay ý thức về phẩm giá của con người ngày càng được minh định và phổ biên sâu rộng. Một luồng khí lành mạnh tốt đẹp đang thổi đên và bao trùm các dân tộc trên thế giới giúp ý thức hơn về phẩm giá con người: con người không phải là "một sự vật" hay "một đồ vật" mà người ta có thể sử dụng, nhưng nó luôn luôn và độc nhất là một "chủ thể" có lương tri và tự do, được mời gọi sống với tinh thần trách nhiệm trong xã hội và lịch sử, được đặt định để hướng về giá trị thiêng liêng và tôn giáo.

Có thể xác quyết được rằng thời đạl chúng ta là thời đại của nhứng "chủ nghĩa nhân bản". Ngược lại, những chủ nghĩa phát xuất từ vô thần và tục hóa lại chủ trương trái ngược, hạ bệ và tiêu diệt con người, những chủ thuyết suy tôn con người quá đáng đến nỗi rơi vào những hình thức tôn thờ thần tượng. Tuy nhiên cũng có những chủ thuyết đi đúng theo sự thật, nhìn nhận tính cách vừa cao cả vừa khốn khổ của con người, nâng đỡ và hổ trợ phẩm giá toàn diện của con người.

Chúng ta có thể nhận ra dấu hiệu và kết qủa của những phong trào nhân bản ấy là con người càng cảm thấy cần nhu cầu hợp tác. Rõ ràng đó là một trong những nét đặc biệt của nhân loại hôm nay, một "dấu thời gian" chân chính đang chín mùi trong nhiều địa hạt, nhiều lãnh vực khác nhau: nhất là trong giới phụ nữ, trong giới thanh niên, trong phạm vi gia đình, học đường, cũng như trong lãnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Nhận lãnh một vai trò, tự tạo cho mình thành vị sáng lập một nền văn hóa nhân bản, đó là một đòi hỏi đối với cá nhân và chung cho toàn thể các dân tộc.(10)

Tranh chấp và hòa bình

6. Chúng ta cũng không thể bỏ qua một hiện tượng được coi như dấu chứng của ngày nay: có lẽ hơn bất cứ giai đoạn nào của lịch sử, nhân loại hôm nay đang bị lung lay vì tranh chấp. Đây là một hiện tượng mang nhiều hình thức, nó không chỉ là sự đa diện chính đáng tùy tâm trạng hay sáng kiến, nhưng là sự chống đối gây thương tổn giữa người với người, nhóm này với nhóm khác, giữa tầng lớp này với tầng lớp khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác, và giữa khối này với khối khác. Sự chống đối này lộ diện với nhiều hình thức của vũ lực, của khủng bố, của chìến tranh. Một lần nữa, nhưng lần này là một con số đông đảo, nhiều nhóm người vì muốn phô trương "tôí cao quyền lực" của mình, đã lập lại kinh nghiệm điên cuồng xây "Tháp Babel" (Gn. 11:1-9); là một hành động chỉ tạo ra hỗn loạn, đấu tranh, chia rẽ và áp bức. Gia đình nhân loại vì thế mà phải đảo lộn và xâu xé một cách thê thảm.

Mặt khác, chúng ta thấy xuất hiện một cách mạnh mẽ không thể đè bẹp được, ước vọng của mỗi người, của các dân tộc được lợi ích vô giá của hòa bình trong công chính.

Một trong Tám Mối Phúc Thật của Tin Mừng: "Phúc cho ai xây dựng hòa bình" (Mt. 5.9) tìm thấy trong nhân loại thời đại chúng ta một âm vang mới mẻ và đặc biệt: Toàn thề nhân loại ngày nay sống, chịu đau khổ, và lao động để mang lại hòa bình và công chính. Việc tham dự của nhiều người và nhiều hội đoàn vào đời sống xã hội ngày nay đang tiếp nối nhau cách không ngừng như những phương thế để đem niềm khao khát hòa bình trở thành một sự thật. Trên cùng một con đường, chúng ta bắt gặp nhiều tín hữu giáo dân đang quảng đại dấn thân trong nhiều lãnh vực hoạt động chính trị và xã hội dưới nhiều hình thức chính trị khác nhau, hoặc một số khác đóng góp ít nhất một cách vô vị lợi vào những hoạt động này.

ĐỨC GlÊSU KlTÔ, HY VỌNG CỦA NHÂN LOẠl.

7. Hiện tại và tương lai một cánh đồng rộng lớn cần nhiều canh tác đang xuất hiện trước những công nhân được gởi tới bởi "chủ nhân" để làm việc trong vườn nho Ngài.

Trong cánh đồng mà Giáo Hội đang hiện diện và hoạt động này gồm mọi người chúng ta chủ chăn, linh mục, phó tế, nam nứ tu sỹ và tín hữu giáo dân. Có những tình trạng trái ngược được lưu tâm cách sâu xa ảnh hưởng đến Giáo Hội: Chúng tác dụng một phần nào sinh hoạt nhưng không làm tê liệt hoặc hạn chế thành quả của Giáo Hội. Bởi vì Thánh Linh, Đấng ban cho Giáo Hội sự sống, sẽ nâng đỡ hoạt động của Giáo Hội.

Mặc dù có nhiều khó khăn, đình trệ và mâu thuẫn đủ loại do giới hạn của con người, do tội lỗi và Thần Dữ, Giáo Hội hiểu rằng mọi nỗ lực của nhân loại để tạo sự hiệp thông và tham gia hợp tác, rồi ra cũng được đền đáp qua việc can thiệp của Đức Giêsu Kitô, vị Cứu Tinh của nhân loại và thế giới.

Giáo Hội biết rõ mình được Đức Kitô sai đến như "dấu hiệu và phương thế của sự kêt hợp mật thiêt với Thiên Chúa và sự hợp nhất của toàn nhân loại" (11)

Vì thế bất chấp mọi biến cố, nhân loại có thể cậy trông, và phải hy vọng: chính Chúa Kitô là Phúc âm sống động, là Tin Mừng đem lại vui mừng mà Giáo Hội, loan báo cho chúng ta mỗi ngày, và chính Giáo Hội đã trở thành chứng nhân cho mọi người.

Trong việc loan truyền và trình bày nhân chứng này, người tín hữu giáo dân chiếm một chỗ độc đáo và không thay thế được: nhờ họ, Giáo Hội Chúa Kitô được hiện diện trong nhiều địa hạt khác nhau giữa thế giới như dấu hiệu và nguồn mạch hy vọng và tình yêu.

+ Giáo Hoàng Gioan Phaolo II

CHÚ THÍCH

1- Vaticanô II - Lumen Gentium, số 48.

2- Thánh Grêgôriô Cả - Bài giảng I, XIX, 2.

3- Vaticanô II - Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân Apostolicam

Actuositatem, SỐ 33.

4- Gioan-Phaolô II - Bài gíảng lễ bế mạc kỳ Thượng Hội Đồng Giám Mục VII - (30.10.1987). ASS 80 (/988), 598.

5- Xem Propositio 1.

6- Vaticanô II - Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 11

7- Sau khi quả quyết lại "tầm quan trọng và thời sự của Hiến chế Gaudium et Spes". Các Giám mục tham dự Thượng Hội đồng nói tiếp: "Tuy thế, chứng tôi nhận thấy những dấu chỉ ngày nay có phần khác với các dấu chỉ thời Công đồng, và còn mang nhiều vấn đề và nhiều nỗi khắc khoải lớn hơn. Thật thế, đâu đâu cũng thấy gia tăng tình trạng đói khát, bỉ áp bức, bất công, chiến tranh đau khổ và nhiều loại bạo hành khác". (Relatio finalis II D1).

8- Vaticanô II - Gaudium et Spes, số 7.

9-Thánh Augustinô - Confessiones, 1,1.

10 Xem Instrumentum laboris " ơn gọi và sứ mạng của giáo dân trong Giáo hội và giữa trần thế, 20 năm sau Vaticanô II ' 5-10.

11- Vaticanô II - Hiến chế Lumen Gentium, số 1 .

Tông Huấn

CHRISTI FIDELES LAICI

của ĐGH Gioan Phaolô II ,

về ƠN GỌI và SỨ MỆNH của NGƯỜI GIÁO DÂN

Trong Giáo Hội và giữa Trần Thế.

Bản dịch của Nguyễn Đăng Trúc
 
 Nhập Đề
 
 Chương 1
 
 Chương 2
 
 Chương 3
 
 Chương 4
 
 Chương 5

Tác giả Gs. Nguyễn Đăng Trúc


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!