.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I: Chính sách Mục Vụ Văn Hoá

Chương II: Mục vụ Văn Hóa Thuyết trình Hội Học

Chương III: Mục Vụ Văn Hoá Báo chí

Chương IV: Mục vụ văn hóa Thư liệu: Thư viện giáo xứ

Chương V: Mục vụ văn hoá tu thư tập thể

Chương VI: Giới thiệu sách « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris 1947-1997 »

Chương VII: Giới thiệu sách « Ðường vào tình yêu »

Chương VIII: Giới thiệu sách « Văn Hóa và Ðức tin »

Chương IX: Giới thiệu sách « Văn Hóa Gia Ðình »

Chương X: Giới thiệu sách « Tân Lịch Sử Giáo Hội »

Chương XI: Mục vụ Văn Hóa Mạng Lưới Tin Học

Chương XII: Tổng kết về Mục Vụ Văn Hóa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Mục Vụ Văn Hóa ở Giáo Xứ Việt Nam Paris
Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh
CHƯƠNG V: MỤC VỤ VĂN HOÁ TU THƯ TẬP THỂ

Chương trình mục vụ 1990-1996 đã khai mào thêm được ba việc quan trọng : trong lãnh vực văn hoá, lập được một thư viện vào năm 1990[1], với một kho sách báo có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần và văn hoá của người việt nam ; trong lãnh vực thiêng liêng tu đức, lập được phong trào Cursillo vào năm 1993 giúp nhiều giáo dân sống đức tin vũng mạnh hơn và mạnh bạo làm tông đồ hơn ; trong lãnh vực xã hội gia đình, lập được Ban Mục vụ Gia đình vào năm 1995, qui tụ những giáo dân có khả năng văn hoá cao để giúp các linh mục chuẩn bị các bạn trẻ đi vào hôn nhân, tổ chức lễ kỷ niệm hôn nhân, mở lớp đào tạo liên tục cho các phụ huynh các gia đình trẻ qua ngày gia đình, lập lễ mừng thượng thọ cho các bậc lão niên từ 60 tuổi trở lên.

Dự án mục vụ 1997-2001 đi một bước xa hơn và táo bạo hơn trong lãnh vực văn hoá và xã hội : 

  • Tu thư tập thể, viết sách chung, từ năm 1997

  • Liên đới nghề nghiệp trong các ngành có nhiều người việt nam, từ năm 2000.

Trong hai hoạt động « táo bạo » này, hoạt động tu thư tập thể có tính chất độc đáo văn hoá nhất, sẽ được trình bày ở đây. Hoạt động Liên đới nghề nghiệp sẽ được đề cập đến trong lãnh vực mục vụ xã hội.

 

Giáo xứ Việt Nam Paris được hân hạnh có đức ông Mai Đức Vinh làm giám đốc từ 27 năm nay. Xuất thân từ một gia đình rất đạo đức, đức ông đã ‘đi giúp xứ’ tại trường trung học Lê Bảo Tịnh, Sài Gòn, sống bên cạnh linh mục học giả Thanh Lãng. Rồi khi thụ phong linh mục, ngài đã nhiều năm làm giáo sư đại chủng viện Xuân Bích tại Huế. Ngài là một trong những người đắc lực chủ trương soạn thảo bộ sách ‘Hạnh Các Thánh trong năm’, mà nhiều người đã từng đọc từ những năm 70 ở Việt Nam. Nhờ sự đôn đốc của đức ông, Giáo Xứ Việt Nam Paris không chỉ hãnh diện đã có được những hoạt động lễ hội, gặp gỡ, liên đới, giáo dục, văn nghệ, báo chí, thảo luận, mà còn được góp phần vào việc sáng tác, xuất bản, và ấn loát các tài liệu tôn giáo và văn hóa. Việc sáng tác tu thư tập thể đã được thực hiện từ những năm 70, nhưng chỉ thực sự đúng ý là sáng tác và sáng tác tập thể từ năm 1997 với việc phát hành cuốn « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 », vì trong tập thể, một nhóm người đã cùng quyết định việc làm, quyết định nội dung, quyết định chia trách nhiệm viết và sửa đổi cải tiến, quyết định in ấn và phát hành chung.

 

Bất kỳ theo quan niệm nào về mỹ học và sáng tác, duy vật hay duy tâm, duy lý hay duy cảm, ai cũng phải công nhận rằng sáng tác là một hành động có chuẩn bị. Chuẩn bị người và chuẩn bị việc. Việc sáng tác, dễ mà khó. Dễ cho những ai có tư chất mà khó cho những ai không có năng khiếu. Việc sáng tác tập thể do đó trước nhất phải tìm ra và qui tụ được những người có tư chất và năng khiếu. Sáng tác trong khuôn khổ một giáo xứ có những mục tiêu, điều kiện và hoàn cảnh riêng biệt. Minh nhiên hay tiềm tàng, bất cứ sáng tác nào ở giáo xứ cũng đều có chiều hướng mục vụ, cũng đều được tạo thành ý tưởng đồ hình từ những nhu cầu và hoàn cảnh mục vụ trực tiếp hay gián tiếp cụ thể, dẫn đến việc chuẩn bị sáng tác, trước khi được lập hồ sơ kết cấu để đi đến viết, sửa chữa và in ấn, phát hành. Trong những chuẩn bị cho việc sáng tác tập thể ở Giáo Xứ, có 3 sự đáng chú ý sau đây góp phần vào việc chuẩn bị người và chuẩn bị việc : 1- In lại và sáng tác các sách thiêng liêng công giáo cho nhu cầu giáo lý và phụng tự vào những năm 70, cũng như thoả mãn những đòi hỏi và hỗ trợ của Hội Ðồng mục Vụ từ năm 1983, 2- Hoàn tất những dự án bỏ dở của các linh mục 1991, 3- Dịp may qui tụ được một nhóm người viết đến từ Ban Báo chí 1984 và Ban Mục vụ Gia Ðình 1995. Từ những chuẩn bị ấy, 4- việc tu thư tập thể đã được thực hiện và 5- một phương pháp làm việc tập thể đã được tìm ra.

 

1. In lại và sáng tác các sách thiêng liêng dáp ứng nhu cầu mục vụ vào những năm cuối 70 và đáp ứng những nhu cầu của Hội đồng Mục Vụ được thành lập từ năm 1983 

Trong tập ‘Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris’, qua một bài vắn gọn, cha Mai Đức Vinh đã nói đến những nhu cầu mục vụ vào những năm cuối 70 và việc tái bản, in lại các sách công giáo cũ, cũng như việc sáng tác một số sách mới hầu đáp ứng những nhu cầu mục vụ ấy dưới tựa đề « Tủ sách Giáo Xứ ». Ngài viết : « Tủ sách tại Giáo Xứ bề ngoài cũng nghèo nàn và bé nhỏ như chính ngôi nhà Boissonade ! Tuy nhiên nó có ba ưu điểm :

1. Tủ sách Giáo Xứ được thành hình rất sớm, ngay từ 1978, với những tài liệu Giáo lý, Kinh nguyện và Thánh ca để đáp ứng kịp thời những nhu cầu mục vụ và sống đạo của đồng bào tị nạn ồ ạt tới Pháp...Hai cuốn sách mà Ủy Ban Mục Vụ Việt Nam tại Pháp đã có chương trình in lại từ 1979, cha Vinh phải quán xuyến, là cuốn ‘Sách Lễ Giáo Dân’ và cuốn ‘Tân Ước’ của cha Trần Đức Huân. Ông Jean Pinai đã giúp in lại 48 băng nhạc chủ đề Chúa, Đức Mẹ, Giáo Lý, Phụng vụ, cha Vinh soạn bộ Giáo Lý Sống Đức Tin, Sống Bí Tích, cuốn Kinh Nguyện Dân Chúa, bộ Hành Hương Lộ Đức, Fatima và Roma. Nữ tu Sophie Phú và cha Sách soạn in lại bộ 3 cuốn ‘Cùng Ngợi Khen’. Nhờ sự giúp đỡ của Caritas Đức, năm 1982, Giáo Xứ còn in lại cuốn Sách Lễ Giáo Dân (bớt những phần không cấn thiết) và cuốn Tân Ước của đức hồng y Trịnh Văn Căn. Ngoài ra, Giáo Xứ còn xuất vốn in lại nhiều sách đạo đức như Chúa Giêsu Vua Tình Yêu, Ý Nghĩa Sự Đau Khổ... Hàng năm chị Liên va cha Vinh lo soạn cuốn Lịch Phụng Vụ Thánh Kinh. Dĩ nhiên Giáo Xứ phải mua nhiều sách đạo từ Hoa Kỳ về cung ứng cho nhu cầu. Cũng có nhiều người gửi sách để bán.

2. Sau phần sách vở, còn các ảnh tượng cần thiết cho giáo dân. Nữ tu Têrêsa Liên là người có nhiều sáng kiến về phạm vi này : Mua ảnh, tràng hạt từ Roma về bán, làm các thiệp Giáng Sinh...

3. Tủ sách không chỉ dành riêng cho Giáo Xứ, nhưng cung cấp cho các cộng đoàn Việt Nam tại Pháp, Âu Châu và cả Mỹ Châu, đặc biệt từ 1978-1987. Quán xuyến tủ sách này một thời gian là công việc của nữ tu Têrêsa Kim Liên. Về sau là quý bà, quý chị làm tự nguyện như bà Mai Hương, chị Nguyễn Thị Hy
 [2]».

 

Thành lập vào năm 1983, Hội Dồng Mục Vụ hiện nay gồm 7 địa điểm mục vụ và 36 đơn vị hội đoàn, ban nhóm công giáo tiến hành khác nhau. Các địa điểm và đơn vị mục vụ này cần có những tài liệu để sinh hoạt : những tài liệu giáo lý, những tài liệu lịch sử, những tài liệu giáo hội. Ðó là lý do khiến Giáo Xứ đã cho phát hành các cuốn sách như « Giáo lý cho người trưởng thành » (1997), « Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới » (1997), « Hành trang sống thế kỷ XXI » (1999), « Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII » (2000), « Fatima, hoà bình – tình thương » (2000), « Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống) » (2001), « Sống đức tin trong thiên kỷ mới » (2001), « Tân lịch sử Giáo Hội », cuốn 1 (2002), cuốn 2 (2003), cuốn 3 (2004),….

Cuốn sách « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris » phát hành năm 1997 là nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về Giáo Xứ. Nhiều nhân viên trong các ban nhóm, hôi đoàn không biết rõ lịch sử của Giáo Xứ, không biết sinh hoạt của các đoàn nhóm khác, dẫu tất cả đêu sinh hoạt trong cùng một giáo xứ. Ý tưởng biên soạn một cuốn sách về lịch sử của giáo xứ đã  nhiều lần được nhiều người nói đến.

Cuốn « Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân) » (2000) là nhu cầu sinh hoạt của Nhóm Mục Vụ Gia Ðình ; vì đây là thủ bản cho các khoá sinh. Hai cuốn « Văn hoá và Đức tin » (2004) và « Văn hoá gia đình » (2006) đáp ứng nhu cầu văn hoá của người công giáo việt nam hôm nay.   


2. Trách nhiệm hoàn tất dự án dịch bị bỏ dở của Hội Liên Tu Sĩ vào năm 1991 

Trong bài ‘lời mở’ giới thiệu bộ ‘Tân Lịch Sử Giáo Hội’ gồm 10 tập, xuất bản vào năm 2002, cha Mai Ðức Vinh cắt nghĩa những lý do thúc đẩy việc phiên dịch một cuốn sách do một ‘nhóm linh mục, tu sĩ và giáo dân’, để hoàn tất công việc mà Cha Phạm Phúc Khánh đã bắt đầu từ năm 1969, và Hội Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp tiếp nối vào năm 1991, nhưng, vì nhiều lý do chính đáng khác nhau,  đều bị bỏ dở. Cha Vinh viết : « Cuốn thứ I của bộ lịch sử này ra đời năm 1963, và ấn bản Pháp ngữ của cuốn V năm phát hành năm 1975, thì ngay 1968, cha Giuse Phạm Phúc Khánh, bấy giờ làm việc tại Cannes đã viết thư xin phép phiên dịch ra tiếng việt. Trong thư phúc đáp, ngày 23.12.1969, nhà xuất bản Paul Brand, với tư cách điều hợp giữa các nhà xuất bản, đã viết những lời phấn khởi như sau :’Bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội là một phương án quốc tế giữa các nhà xuất bản sau đây... Chúng tôi chác chắn rằng mọi nhà xuất bản khác sẽ chấp nhận bản dịch Việt ngữ... Như vậy, không có gì cản trở việc cha tiếp tục phiên dịch. Chúng tôi cầu chúc cha gặt hái thành quả tốt đẹp và trong khi chờ đợi đọc bản dịch của cha, chúng tôi xin cha tin tưởng vào những tâm xảm nhiệt tình của chúng tôi’.

Dịch xong nội dung cuốn I, cha Phạm Phúc Khánh, phần vì bận rộn sinh hoạt mục vụ, phần vì cảm thấy đây « phải là việc làm chung của nhiều người », nên cha dừng bút và tâm niệm sẽ khởi sự lại một ngày nào đó.

Ngày đó là dịp Ðại Hội Liên Tu Sĩ 1991, do cha Mai Ðức Vinh triệu tập. Ðề tài trao đổi của Ðại Hội là « hướng về Giáo Hội Mẹ Việt Nam », được khai triển qua các khía cạnh : Chuâẩ n bị  bả n thâ n », « Chuẩn bị nhân sự », « Chuẩn bị phương tiện ». Trong phần chuẩn bị nhân sự, cha Trần Ðịnh đưa ra nhiều kế hoạch, trong đó có kế hoạch phiên dịch những sách cơ bản và trong số các sách được liệt kê, có bộ « Tân Lịch Sử Giáo Hội ». Thực ra trước Ðại Hội, cha Mai Ðức Vinh đã vận động xin được cha J.M. Aubert và nhà xuất bản Fleurus-Mame cho phép phiên dịch cuốn « Abrégé de la moarale catholique » và cũng được cha Ph. Ferlay và nhà xuất bản Desclée cho phép dịch cuốn « Abrégé de la foi catholique ». Và mọi người đều thấy là hai cuốn sách này cần thiết và vắn gọn hơn. Nhưng khi công việc vừa bắt đầu thì hay tin bên nhà đã có người dịch rồi. Do đó Ðại Hội Liên Tu Sĩ được cha Khánh nhường lại cho việc « tiếp tục phiên dịch bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội ». Công việc được bắt đầu ngay. Cha Phạm Phúc Khánh trách nhiệm cuốn II, cha Trần Ðịnh cuốn I I I, cha Mai Ðức Vinh cuốn IV, và cha Vũ mộng Thơ cuốn V. Và như vậy, việc phiên dịch bộ « Tân Lịch Sử Giáo Hội » chính thức là việc làm chung của Hội Liên Tu Sĩ Việt Nam tại Pháp.

Tiếc rằng bầu khí hăng say nồng nhiệt của Ðại Hội 1991 mau xuống cấp và việc phiên dịch bộ « Tân Lịch Sử Giáo Hội » bị chùng lại ; thêm vào đó, cha Trần Ðịnh, một người điều hợp hăng say, bị trông bệnh và không thể tiếp tục thêm nữa. Dự án được trao lại choc ha Mai Ðức Vinh tiếp tục điều động. Và từ đódự án phiên dịch bộ « Tân Lịch Sử Giáo Hội » trở thành « việc làm chung của « một nhóm linh mục, tu sĩ và giáo dân[3] ».
 

 

3. Dịp may qui tụ được một nhóm người viết từ Báo Giáo Xứ 1984 và Mục Vụ Hôn Nhân 1995 

Ngày thành lập, bốn người nhận viết bài cho báo Giáo Xứ Việt Nam[4] và vẫn viết thường xuyên cho đến ngày nay : Cha Mai Ðức Vinh, Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh. Quí vị này cũng sẽ là thành viên nòng cốt của Ban Mục Vụ Gia Ðình lập vào năm 1995. Họ rõ rệt có tư chất và năng khiếu viết, đã đóng góp nhiều vào việc tạo thành nhóm tu thư tập thể và đã góp phần tích cực vào những sáng tác tu thư từ 1997.

 

20 năm sau, vào năm 2004, trong số đặc biệt, số 200, phát hành ngày 01-02-2004, để kỷ niệm 20 năm tái bản báo « Giáo Xứ Việt Nam », 1984-2004,  bà Tạ Thanh Minh Khánh và Thi Chương đã ghi nhận được một sổ tương đối phong phú với 47 cây viết, đã cộng tác với báo Giáo Xứ Việt Nam và đã giới thiệu một cách rất đầy đủ những cây viết này : 1- Ðức Ông Mai Ðức Vinh, 2- Phó tế Phạm Bá Nha, 3- Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái, 4- Giáo Sư Trần Văn Cảnh, 5- Bà Tuyết Hằng, 6- Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, 7- Ông Phan Hữu Lộc, 8- Linh Mục Lê Xuân Mầng, 9- Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách, 10- Ông Nguyễn Văn Tài, 11- Phó tế Nguyễn Văn Thạch, 12- Tiến Sĩ Lê Đình Thông, 13- Linh Mục Trần Ðức Anh, 14- Bà Nennie Adele Ross, 15- Lm Nguyễn Văn Cẩn, 16- Nữ sĩ Minh Châu, 17- Phó tế Tạ Ðình Chung, 18- Chị Anne Ngọc Cương, 19- Ông Paul Diệp, 20- Lm Trần Anh Dũng, 21- Bs Nguyễn Ngọc Ðỉnh, 22- Lm Trần Ðịnh, 23- Bs Nguyễn Bá Hậu, 24- Ông Nguyễn Văn Hộ, 25- Bình Huyên, 26- Ông Bùi Trọng Khang, 27- Giáo Sư Hương Giang Thái Văn Kiểm, 28- Lm Nguyễn Tiến Lãng, 29- Nhà Văn Trà Lũ, 30- Bs Tạ Thanh Minh, 31- Ông Vũ Văn Nghi, 32- Lm Bùi Duy Nghiệp, 33- Chị Tuyết Nhung, 34- Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước, 35- Ông Phan Quang, 36- Anh Hà Minh Thảo, 37- Lm Bùi Châu Thi, 38- Lm Huỳnh Ngọc Tiên, 39- Huy Thanh, 40- Bà Valette Huyền Trang, 41- Gs Nguyễn Khắc Xuyên, 42- Ðức Ông Trần Ngọc Thụ, 43- Linh Mục Hoàng Quang Lượng, 44- Ông Nguyễn Tấn Hớn, 45- Sư Huynh Trần Văn Nghiêm, 46- Nữ tu Huỳnh Thị Na, 47- Nữ sỹ Công Toàn Mộng Liên. 

Trong số 47 cây viết đã cộng tác với Báo Giáo Xứ, tám vị sẽ đã cộng tác vào việc sáng tác tu  thư tập thể vì hiển nhiên họ có tư chất, có năng khiếu và thích viết. Ðó là các vị sau đây : Phó tế Phạm Bá Nha, Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái, Tiến sĩ Lê Ðình Thông, Phó tế Nguyễn Văn Thạch, Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh, Bác sĩ Tạ Thanh Minh và Bà Tuyết Hắng, Cha Trần Anh Dũng, Ông Bà Bình Huyên. 6 vị đầu đến từ nhóm Mục Vụ Hôn Nhân lập vào năm 1995. 

 

Như vậy, Ban biên tập của chương trình « Tu Thư Tập Thể », chính yếu gồm những cây viết sau đây : Ðức Ông Mai Ðức Vinh, Linh mục Ðinh Ðồng Thượng Sách, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh, Phó tế Phạm Bá Nha, Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái, Tiến Sĩ Lê Ðình Thông, Phó tế Nguyễn Văn Thạch, Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh, Bác Sĩ Tạ Thanh Minh, Bà Tuyết Hằng, Ông Nguyễn Văn Tài, Linh mục Trần Anh Dũng và Ông bà Bình Huyên. Trong những vị trên, chín vị đã được giới thiệu ở chương ba « Mục Vụ báo chí ». Sau đây, xin giới thiệu năm vị mới, đã cộng tác vào « Ban Tu Thư Tập Thể ». Ðó là Ptvv Nguyễn Văn Thạch, Bs Nguyễn Ngọc Ðỉnh, Bs Tạ Thanh Mnh, Lm Trần Anh Dũng và Ðồng Tác Giả Binh Huyên.

31. Phó Tế Nguyễn Văn Thạch

Thầy Thạch viết nhiều bài giá trị về Kinh Thánh.
- Được tuyển chọn (số 155. 7-1999),
- Ơn gọi Phó tế Vĩnh viễn phục vụ cộng đoàn (quyển Hội Ngộ Niềm Tin),
- Sống đạo trong gia đình (quyển Đường VàoTình Yêu).

Với Báo Giáo Xứ, thầy cố vấn bài vở, lưu giữ các bài trong CD, chọn lựa hình bìa chủ đề, trình bày hình ảnh bên trong. Ngoài ra, thầy còn phụ trách bài vở huấn luyện của Phong Trào Cursillo Âu Châu, trợ bút của báo Lời Chúa. Và là giảng viên về ‘‘Sống đạo trong gia đình’’ của Ban Mục Vụ Hôn Nhân và thành viên của Ban Tu Thư Giáo Xứ xuất bản sách chuyên đề.

32. Bác sỹ Nguyễn Ngọc Ðỉnh 

Bác sỹ Nguyễn Ngọc Đỉnh đã làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ của GXVN tất cả 14 năm, từ 1987 đến 2001, với chức vụ Thư ký, phó Chủ tịch và Chủ tịch. Trong khi làm chủ tịch HĐMV, ông đã tường trình trong hai kỳ đại hội về sinh hoạt cộng đoàn. Từ 1995, ông là giảng viên cho Khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân. Giảng khóa về ‘‘Vai trò người chồng’’ đăng trong cuốn ‘‘ Đường Vào Tình Yêu’’ (Paris. 1999)

33. Bác sỹ Tạ Thanh Minh 

Bác sỹ Tạ Thanh Minh trước kia là đại diện của Ban Thần Học Giáo Dân. Từ 1995, Ông là giảng viên Khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân và phụ trách bài : ‘‘Sinh lý và dinh dưỡng trong đời sống vợ chồng’’. Giảng khóa này được in chung trong cuốn ‘‘Đường Vào Tình Yêu’’. Cuốn sách gồm 10 bài học căn bản để chuẩn bị đi vào đời sống lứa đôi. Một năm có 2 khóa CBHN mở vào Phục Sinh và Giáng Sinh. Hiện nay, Bác sỹ Minh là Trưởng Ban Mục Vụ Hôn Nhân của GXVN. Bác sỹ Minh cho độc giả hiểu về ‘‘Vài bệnh trạng nguy hiểm (số 34. 5-1987. ttr. 5-13). Ngày 29-6-2003, tại Giáo Xứ, trong khuôn khổ phục vụ và bảo vệ sức khỏe, do nhóm Chuyên Gia tổ chức, bác sỹ Minh đã thuyết trình về ‘‘Những điều cần biết về bệnh cao áp huyết’’. Một đề tài thiết thực.

34. Linh mục Trần Anh Dũng 

Như một hân hạnh, cha Trần Anh Dũng phụ trách trang Việt Nam Giáo Sử cho báo Giáo Xứ VN. Cha chuyên nghiên cứu về ‘‘Lịch sử Giáo Hội VN, tiểu sử các Thánh VN, Tổ chức hàng Giáo Sỹ VN’’. Như một số bài đăng trong Báo Giáo Xứ VN :
- Lược sử 117 Thánh Tử Đạo VN. (số 27. 10-1986. ttr. 6-10)
-Sự nghiệp tôn giáo và văn hóa của giáo sỹ Đắc Lộ. (số 78, 11-1999. tr. 5)
-Lược sử Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam. 1960-1995). và Danh sách các Giám Mục  VN (số 116. 7-1995. ttr. 13-18)
-Lịch sử Đức Mẹ La Vang. 1798-1998.(số 148. 12-1998. tr 4)
-Tòa Thánh ân thưởng tước hiệu Đức Ông. (số 149. 2-1999. tr. 17)
-Toàn xá và năm thánh trong lịch sử Giáo Hội. (số 161. 3-2000. tr; 4)
-Sơ lược Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. 1533-1933. (số 187;11-2002. ttr. 4-9)

Đặc biệt, với hình thức khác phục vụ độc giả lâu dài, Cha Trần Anh Dũng chủ trương viết và xuất bản sách về Giáo Hội VN mang tên nhà xuất bản ‘‘Đắc Lộ Tùng Thư’’. Các sách của Đắc Lộ Tùng Thư đã xuất bản :
-Sơ thảo thư mục công giáo VN. (1992).
-Hàng Giáo Phẩm Công Giáo VN. 1960-1995. (1996).
-Chân Phước Thầy Giảng Anrê Phú Yên. 1625-1644 (2000).
-Tiểu sử và Thư mục Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn. 1876-1948 (2000).
-Hội Đồng Giám Mục VN. 1980-2000. (2002).
-Lịch sử Giáo Phận Phát Diệm. 1901-2001.((2001).
-Tiểu sử và thư mục Thừa Sai Léopold Michel Cadière. 1869-1955. (2002).
-Thư mục Báo chí Công Giáo. (2002).
-Lịch sử Giáo Phận Thanh Hóa. 1932-2002 (2002).
-Giáo sỹ Đắc Lộ : Thân Thế và sự nghiệp. 1593-1660. (2003).
-Tiểu sử và thư mục Đức Cha Nguyễn Bá Tòng. 1868-1949. (2003)

35. Bình Huyên 

Bình Huyên là tên ghép của hai vợ chồng. Ông Nguyễn Trọng Bình và bà Nguyễn Thùy Huyên. Hai ông bà cùng viết Văn và viết Thơ. Bút hiệu được ghép tên hai người : Bình và Huyên. Bình Huyên là cây bút chủ yếu của bán nguyệt san Đại Chúng, xuất bản tại Maryland, MD ; Virginia, VA ; và Reseda, CA. Hoa Kỳ. Trong Đại Chúng, Bình Huyên viết cả tiếng Pháp, và tiếng Anh. Riêng với Báo GXVN, Bình Huyên đóng góp thơ và truyện ngắn. Thơ có bài : Mùa Đông má lạnh tình nồng (số 141. 2-1998. tr. 18). Tháp chuông cứu thế (số 143. 4-1998) Truyện ngắn có ‘‘Số hên’’ (số 188. 12-2002. tr. 21). ‘‘Bó hoa khô’’ (số 191. 3-2003. tr.19) 

 

4. Thực hiện việc tu thư tập thể từ năm 1997

Xuất thân từ Ban Báo Chí, và được tăng cường bởi Ban Mục Vụ Hôn Nhân, Ban tu thư manh nha vào năm 1997 với việc làm văn hoá tập thể qua việc biên soạn và xuất bản cuốn « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris » đã dần dà mạnh bạo hơn trong việc sáng tác và dịch thuật. Trong 10 năm, từ 1997 đến 2007, 20 cuốn sách, hoặc kỷ yếu đã được biên soạn, dịch thuật và xuất bản[5].

1.      Kỷ yếu Giáo Xứ 50 năm ; 1997

2.      Giáo lý cho người trưởng thành ; 1997

3.      Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới ; 1997

4.      Hành trang sống thế kỷ XXI ; 1999

5.      Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII ; 2000

6.      Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân) ; 2000

7.      Fatima, hoà bình – tình thương ; 2000

8.      Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống) ; 2001

9.      Sống đức tin trong thiên kỷ mới ; 2001

10.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 1 ; 2002

11.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 2 ; 2003

12.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 3 ; 2004

13.  Văn hoá và Đức tin ; 2004

14.  Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Giáo Xứ Việt Nam số đặc biệt, 200, 01.02.2004

15.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 4 ; 2005

16.  Tặng cho nhau (Kỷ yếu 60 năm hội Liên Tu sĩ ); 2006

17.  Văn hoá gia đình ; 2006

18.  Kỷ yếu 40 năm thành lập Ðạo Binh Ðức Mẹ tại GXVN ; 2006

19.  Kỷ yếu 30 năm hành trình đức tin ; 2006

20.  Suy niệm tin mừng, bộ 1, 2007

 

2 cuốn vừa được xuất bản vào tháng chạp 2007 và tháng giêng năm 2008 :

21.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 5 ; tháng chạp 2007 ; 916 trang

22.  Kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Ðồng Mục Vụ 1983-2008, , Giáo Xứ Việt Nam số đặc biệt, n° 239, giêng 2008 ; 96 trang

 

Dự kiến sẽ ra

23.  Giáo Xứ Việt Nam Paris 1947-2007 

 

5. Một phương pháp làm việc tu thư tập thể

 

Qua việc sáng tác tập thể, một kinh nghiệm làm việc chung đã dần dà được khám phá ra, đưa đến một phương pháp chung, được áp dụng cho hầu hết các tác phẩm. Phương pháp này có thể tóm gọn vào 8 giai đoạn sau đây. Ðể trình bày phương pháp 8 giai đoạn làm việc tu thư tập thể này, tôi xin xen vào những câu chuyện cụ thể sống.

 

1.      Hình thành ý đồ sáng tác. Ðơn giản đây là sự phát sinh ra ý tưởng viết một cuốn sách về một đề tài. Ý tưởng tiên khởi này có thể đến từ một ban, nhóm, hay từ một cá nhân, có thể đến từ một thành phần của Ban giám đốc, hay một bạch diện giáo dân. Cuốn « Kỷ yếu 50 năm Giáo Xứ » là do sáng kiến của cha Mai Ðức Vinh, cuốn « Ðường vào tình yêu » là do sáng kiến của Ban Mục Vụ Hôn Nhân, cuốn « Văn hoá gia đình » là do giáo sư Trần Văn Cảnh đề nghị, cuốn « Giáo xứ Việt Nam Paris » đang viết và sẽ phát hành vào tháng sáu năm 2007 này là do sáng kiến của cha Trần Anh Dũng và giáo sư Trần Văn Cảnh.

 

2.      Chuẩn bị và quyết định sáng tác. Người có sáng kiến phải trình sáng kiến mình lên Ban giám đốc, với những yếu tố tối thiểu về chủ đề, lý do viết và cấu trúc tổng quát. Trong điện thư ngày 13.08.2006, gởi cho cha Mai Ðức Vinh và hai thành viên khác trong ban tu thư là luật Lê Ðình Thông và giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh, tôi đã vìết như sau :

 

Date:

Sun, 13 Aug 2006 06:50:36 +0200 (CEST)

De:

"Tran Van Canh"

Objet:

Giao xu Việt Nam Paris 60 tuoi vào năm 2007

À:

"Duc Vinh MAI"

Cc:

"Dinh Thong -btv LE" , "Minh Khanh"

Kính Cha, 

Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ hẳn đã có một chương trình mục vụ cho năm 2007. 

Con không biết nội dung của chương trình này. Nhưng xin mạo muội nêu thêm ra một đề nghị. Con xin đề nghị Ban Tu Thư soạn một cuốn sách để kỷ niệm biến cố "60 năm hội nhập đức tin và văn hoá ở Giáo Xứ Việt Nam Paris" và in vào năm 2007.

 

Nội dung có thể xoay quanh 3 phần :

·         Phần 1 : Lịch sử (chi tiết hơn kỷ yếu 97).

·         Phần 2 : Tổ chức và sinh hoạt (cập nhật hơn).

·         Phần 3 : Hội nhập văn hoá và Ðức Tin

o   31. Giáo Xứ nhận lãnh từ và đóng góp cho Cộng đoàn Việt Nam tại Pháp

o   32. Giáo Xứ nhận lãnh từ và đóng góp cho Giáo Hội và Xã Hội Việt Nam

o   31. Giáo Xứ nhận lãnh từ và đóng góp cho Giáo Hội và Xã Hội Pháp

 

Trên đây chỉ là một gợi ý. Nếu Cha, BGÐ và BTV đồng ý đề nghị này, thì trong một buổi họp, mình sẽ chi tiết chương trình ra cho rõ ràng hơn.

 

Kính trình

Trần Văn Cảnh

 

Trong một buổi họp hàng tuần của Ban Giám Ðốc, cha Mai Ðức Vinh đã trình bày đề nghị này. Ban Giám Ðốc đã chấp nhận đề nghị này và đã quyết định cho thực hiện. Quyết định này sau đó, đã được thông qua trong một phiên họp hàng tháng của Ban Thường Vụ của Hội Ðồng Mục Vụ.  

3.      Lập trình kết cấu. Cha Mai Ðức Vinh đề nghị cha Trần Anh Dũng lo việc điều hợp chung cho việc soạn thảo cuốn sách, đưa một đề nghị về cấu trúc. Cha Dũng đã nhận lời điều hợp chung, đưa ra một dự án phác thảo cấu trúc, được chi tiết thành 17 bài khác nhau, đề nghị những người viết, những nguyên tắc tổng quát về văn phong, số trang, khổ sách, khổ chữ, …  

4.      Phân chia công việc và viết bài. Từ dự án của Cha Dũng, cha Vinh làm một thơ mời những người viết tham dụ buổi họp khai phóng ban bien tập, vào ngày 04.11.2006. Trên danh sách 33 người được mời, 20 người đã đến dụ buổi họp. 13 người mắc bận không đến được, nhưng hoàn toàn chấp nhận công tác biên soạn. Ba điểm đã được đề cập đến trong buổi họp. 1-Về các nguyên tắc tổng quát biên soạn ; 2- Về cấu trúc tổng quát và chi tiết của nội dung cuốn sách ; 3- Về phân chia công việc, phân chia bài cho mỗi người với số trang đề nghị. Kết thúc buổi họp, mọi người đồng ý họp lại một lần nữa vào ngày 13.01.2007. Cha Dũng đã làm một biên bản và đã gởi cho từng ngừời.  

5.      Diều hợp việc viết và bổ xung, cải tiến. Trong lần họp thứ hai này, ngày 13.01.2007, mục đích là điều hợp, phối kiểm và cải tiến. Ai có thắc mắc tồn đọng gì, đều có thể nêu ra. Sau một tháng phân chia công việc, có người đã viết xong bài và đưa đến trao cho cha Dũng. Nhiều người chưa khai bút. Cha Dũng lợi dụng dịp này, nhắc lại những nguyên tắc tổng quát đã được xác định trong phiên họp khai phóng vào tháng 12.2006 trước đây. Ðặc biệt ngài nhắc lại hạn chót nộp bài là 30.04.2007, để kịp đọc lại, sửa chữa, lên khuôn bản in và in. 

6.      Ðọc lại và sửa chữa. Không kể Cha Dũng là Ðiều Hợp Viên tổng quát chung của cuốn sách, Bốn người được đề nghị đọc lại các bản viết của 33 tác giả khác nhau là Cha Vinh, thầy Nha, gs Cảnh và ls Thông. Nếu cần, họ có thể sửa chữa.  

7.      In ấn. Về vấn đề kỹ thuật điện toán, anh Hiền nhận giúp cha Dũng. Về việc trình bày bìa và hình ảnh nội dung, họa sĩ Khiêm nhận giúp đỡ. Việc lên khuôn, sơ Liên là chuyên viên của Giáo Xứ. Nhà in do cha Vinh và so Liên lo. 

8.      Phát hành, quảng cáo, phân phối và bán. Ðây có lẽ là điểm yếu của Giáo xứ. Giáo xứ phát hành, để bán ở tiệm sách của giáo xứ, mở cửa vào mỗi chủ nhật. Nhưng giáo xứ không biết làm quảng cáo, cũng chưa biết phân phối để bán ở những nơi khác.

 

LỜI KẾT 

Trong những lãnh vực khác nhau của mục vụ văn hoá, có lẽ việc sáng tác tu thư tập thể là một trong những việc cam go. Năm nguyên tắc của chính sách mục vụ[6] đã được áp dụng một cách chỉnh tề : Ðạo Nghĩa, Thiên thời, Ðịa lợi, Tướng tốt và Pháp chế.

Một sự chú ý đặc biệt cho nguyên tắc thứ tư « Tướng tốt » liên hệ đến việc quản lý nhân viên, theo đó, mỗi người làm việc trên nền tảng năm đức tính « trí, tín, nhân, dũng, nghĩa » ; đồng thời nhấn mạnh đến bốn điều căn bản là 1- sự lãnh đạo và gương sáng của Ban Giám Ðốc ; 2- sự cộng tác của mọi người tín hữu, giáo sĩ và giáo dân ; 3- bàn hỏi và quyết định tập thể và 4- tin tưởng vào khả năng và trách nhiệm của mỗi một cộng tác viên.

Và một sự áp dụng nghiêm chỉnh cho nguyên tắc thứ năm « Pháp chế », qui định  tám nguyên tắc tổng quát làm việc là 1- vì nhu cầu mục vụ, 2- gương lãnh đạo của ban giám đốc, 3- sự cộng tác của toàn giáo dân, 4- qui tắc tiến trình, 5- tổ chức hệ thống, 6- cải thiện và cầu tiến liên tục, 7- quyết định theo dữ kiện khách quan, 8- chia phần kết quả cho mọi người tham gia, mà không quên chức vụ của mình trong sơ đồ tổ chức chung của Giáo Xứ, áp dụng cho mọi lãnh vực mục vụ. Sơ đồ này vẽ theo hình hành tinh vũ trụ : ở trung ương có Ban Giám Ðốc và Hội Ðồng mục vụ, vòng nhất có 7 địa điểm mục vụ, vòng hai có khoảng 10 hội đoàn và phong trào, vòng ba gồm trên 20 ban, nhóm, lớp,..trong đó có các đơn vị mục vụ văn hoá ».

Bao lâu mà những nguyên tắc này còn được áp dụng, thì bấy lâu những kết quả tốt đẹp sẽ vẫn còn hy vọng gặt hái được. 10 năm sinh hoạt 1997-2007, Ban Tu Thư đã sản xuất được 20 cuốn sách. Từ nay, dần dà, những tác phẩm của Ban Tu Thư sẽ được giới thiệu và phổ biến trên mạng Internet  của giáo xứ :  http://www.giaoxuvnparis.org/index2.html 


 

[2] Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Pháp 1947-1997, Paris, GXVN : 1997, tr. 54

[3] Tân Lịch Sủ Giáo Hội, cuốn 1A, Giáo Xứ Việt Nam Paris : 2002, tr. 11-13

[5] Hai tác phẩm mới đã được ấn hành. Như vậy, vào tháng giêng 2008, 22 cuốn sách đã được xuất bản.

·         Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 5 ; tháng chạp 2007 ; 916 trang

·         Kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Ðồng Mục Vụ 1983-2008, , Giáo Xứ Việt Nam số đặc biệt, n° 239, giêng 2008 ; 96 trang

Tác giả Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!