.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I : Xác định Mức Độ Phát Triển hiện tại của trẻ em

Chương II : Nội Dung chi tiết của 174 tiết mục trong Bản Lượng Giá

Chương II : (Tiếp theo)

Chương II : (Tiếp theo)

Chương III : Thể thức tổ chức Công việc Lượng Giá

Chương III: (tiếp theo)

Chương IV: Thiết lập Dự Án Can Thiệp hay là Dạy Dỗ

Chương V: Những Hành Vi Rối Loạn

Chương VI: Định Lý của Douglas M. ARONE về Hội chúng Tự Kỷ

Sách Tham Khảo

Lời Nói Cuối : YÊU THƯƠNG là một Động Từ

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Nguy cơ Tự Kỷ (nơi trẻ em từ 0 đến 7 tuổi)
Tác giả: Gs. Nguyễn Văn Thành
CHƯƠNG II : NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA 174 TIẾT MỤC TRONG BẢN LƯỢNG GIÁ

Trong chương này, tất cả 174 Tiết Mục (TM) của Bản Lượng Giá sẽ được trình bày, với mọi chi tiết cần thiết 

Trong số đó, 43 Tiết Mục nhằm khảo sát địa hạt Hành Vi, đều có đánh dấu thị (*) ở trước (*TM). Và đằng sau là những ký hiệu xác định địa hạt của hành vi :

-     Qh : địa hạt Quan hệ và tiếp xúc xã hội,

-     Yt :  địa hạt Ý thích, vui thú, lưu tâm,

-     Nn : địa hạt sử dụng Ngôn ngữ,

-     Gq : địa hạt có liên hệ đến các sinh hoạt của Giác quan như Nhìn,        Nghe, Tiếp cận, Ngửi và Nếm.

 

TM số 1 :  Vặn náp chai : đóng và mở

Dụng cụ : Bình hay chai đựng nước xà phòng.

Cách làm :

-         Đặt chai nước xà phòng trên bàn, trước mặt trẻ em, và nói : « Chúng ta thổi bọt xà phòng ».

-         Xích chai nước lại gần trẻ em và quan sát. Đoạn nói với trẻ em : « Em vặn nắp ra đi ».

-         Nếu trẻ em vẫn không biết làm, chúng ta hãy trình bày cách làm. Trình bày xong, vặn nắp lại và bảo trẻ em hãy làm như vậy.

Địa hạt khảo sát : Vận động tinh.

Cách chấm điểm :

-         (+) Hiểu và làm được một mình,

-         (+/-) Thử làm nhưng không thành công, trẻ em có cử chỉ cầm nắp chai và tìm cách vặn ra,

-         (-) Không có cử chỉ và không thử làm.

 

TM số 2 : Thổi và làm ra bọt xà phòng

Dụng cụ : Đồ đựng nước xà phòng và chiếc vòng.

Cách làm :

-         Người lớn trình bày cách làm, 

-         Đưa chiếc vòng cho trẻ em, 

-         Bảo trẻ em: « Em làm đi ».

Địa hạt khảo sát: Vận động tinh.

Cách chấm điểm:

-         (+) Trẻ em hiểu và làm được,

-         (+/-) Không làm được, nhưng phác họa cử chỉ: đưa chiếc vòng lên miệng và thổi,

-         (-) Thất bại, không có cử chỉ cần thiết.

  

TM số 3: Đưa mắt nhìn theo bọt xà phòng di chuyển

Dụng cụ: vẫn như trong TM số 2

Cách làm : Khi trẻ em thực hiện TM số 2,

-         Quan sát trẻ em có đưa mắt nhìn theo bọt xà phòng bay hay không,

-         Nếu trẻ em không biết thổi, chúng ta hãy thổi trước mặt trẻ em. Đồng thời, chúng ta quan sát đôi mắt của trẻ em: có theo dõi bọt xà phòng di chuyển không?

Địa hạt: Nhận thức thị giác.

Chấm điểm:

-         (+) Trẻ em đưa mắt theo dõi,

-         (+/-) Có nhìn một cách sơ thoáng lúc ban đầu, rồi ngoảnh mặt qua chỗ khác,

-         (-) Không nhìn theo.

 

TM số 4: Liếc nhìn vượt qua đường ở giữa

Dụng cụ: dùng dụng cụ như trong các TM vừa qua, hay là dùng một trò chơi khác vui mắt.

Cách làm: di chuyển dụng cụ từ phía trái của trẻ em sang phải, làm thành một tam giác có gốc 90°, ở vị trí của trẻ em.

Địa hạt: Nhận thức thị giác.

Chấm điểm:

-         (+) Đưa mắt nhìn theo, từ trái qua phải,

-         (+/-) Dừng lại ở giữa hay là vượt quá một chút ít mà thôi, không làm thành một gốc 90°,

-         (-) Không nhìn theo.

 

*TM số 5: Tiếp cận những hình khối (Gq)

Dụng cụ: Ba hình khối lớn, có 3 loại bề mặt tạo nên những cảm xúc khác nhau.

Cách làm:

-         Đặt để 3 hình khối trên bàn, trước mặt trẻ em,

-         Quan sát và ghi nhận cách thức trẻ em tiếp cận các bề mặt khác nhau.

Địa hạt: Tiếp cận dụng cụ bằng các loại cảm giác.

Chấm điểm:

-         (+) Sắp chồng các khối lên nhau, nhìn, tiếp xúc, đưa ra nhận xét, đặt câu hỏi…

-         (+/-) Lưu tâm một cách khác thường hay là không chú ý.

-         (-) Cách tiếp cận không bình thường như: ngửi, liếm, gãi trên bề mặt…

  

TM số 6: Ống nhìn vạn sắc

Dụng cụ: Ống nhìn vạn sắc.

Cách làm:

-         Trình bày cách xoay tròn,

-         Nhìn vào trong,

-         Bảo trẻ em cũng làm theo như vậy.

Địa hạt: Bắt chước làm và bắt chước nhìn.

Chấm điểm:

-         (+) Nhìn vào trong và biết xoay tròn, để thay đổi màu sắc và hình thể,

-         (+/-) Tìm cách nhìn, nhưng không tỏ ra thích thú…

-         (-) Không nhìn.

 

TM số 7: Phân biệt mắt Trái và mắt Phải

Dụng cụ: Ống nhìn vạn sắc giống như trong TM số 6.

Cách làm: Quan sát một cách kỹ càng,

-         Trẻ em nhìn với con mắt nào một cách ổn định?

-         Hay là nhìn một cách lộn xộn, khi bên mặt, khi bên trái.

-         Nếu cần, chứng minh lại thêm một lần.

Địa hạt: Nhận thức thị giác.

Chấm điểm:

-         (+) Phân biệt cách rõ ràng và ổn định mắt trái và mắt phải,

-         (+/-) Luôn luôn bắt đầu với một bên, nhưng lại chuyển qua bên kia. Cách phân biệt chưa hoàn toàn ổn cố,

-         (-) Khi thì dùng mắt nầy, khi thì dùng mắt khác, không có phân biệt trái và mặt.

 

TM số 8: Bấm hoặc rung chuông 2 lần

Dụng cụ: chuông nhỏ.

Cách làm:

-         Giới thiệu cách làm và bảo trẻ em làm theo,

-         Cố ý rung 2 lần,

-         Nếu trẻ em rung chỉ một lần, hay là nhiều hơn 2 lần, chúng ta chứng minh lại và bảo trẻ em làm giống như vậy.

Địa hạt: Bắt chước về mặt vận động.

Chấm điểm:

-         (+) Rung đúng 2 lần,

-         (+/-) Rung lộn xộn, không ghi nhận đúng 2 lần,

-         (-) Không làm, không bắt chước.

 

TM số 9: Đưa ngón tay ấn sâu vào đất sét

Dụng cụ: Đất sét công nghiệp.

Cách làm:

-         Trình bày trước một lần, cho trẻ em thấy: ấn sâu ngón tay vào đất sét,

-         Bảo trẻ em hãy làm giống như vậy.

Địa hạt: Vận động tinh.

Chấm điểm:

-         (+) Ấn mạnh, làm thành một lỗ,

-         (+/-) Có làm cử chỉ là đưa tay tiếp cận, nhưng không ấn mạnh, làm thành một lỗ,

-         (-) Không làm, không phác họa cử chỉ.

  

TM số 10: Cầm một que gỗ nhỏ

Dụng cụ : Đất sét công nghiệp và 6 que gỗ hay là đũa nhỏ.

Cách làm :

-         Trải đất sét thành một tấm bánh sinh nhật,

-         Bảo trẻ em thêm vào những cây nến,

-         Người lớn lấy một que gỗ cắm lên trên, và đưa cho trẻ em một que gỗ khác,

-         Nếu trẻ em vẫn không làm theo chúng ta, hãy lấy tất cả que gỗ còn lại và cắm lên trên mặt đất sét,

-         Bảo trẻ em hãy rút những que gỗ ra.

Địa hạt : Vận động tinh.

Chấm điểm :

-         (+) Cầm que gỗ với 2 hoặc 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa), để cắm vào hoặc rút ra,

-         (+/-) Cầm với cả bàn tay.

-         (-) Không làm.

 

TM số 11 : Vo tròn đất sét và làm một khúc dồi thịt

Dụng cụ : Đất sét.

Cách làm :

-         Phân chia đất sét thành 2 phần,

-         Đưa cho trẻ em một phần,

-         Người lớn vo tròn đất sét trên bàn, và làm thành một khúc dồi thịt,

-         Bảo trẻ em hãy làm y như chúng ta.

Địa hạt: Bắt chước hành vi, vận động.

Chấm điểm:

-         (+) Vo tròn đất sét thành một khúc dồi thịt,

-         (+/-) Cầm đất sét lên, nhưng không có cử chỉ vo tròn,

-         (-) Không làm.

 

TM số 12: Dùng đất sét làm một cái bát

Dụng cụ: Đất sét.

Cách làm: Chứng minh cách làm và bảo trẻ em làm theo.

Địa hạt: Vận động tinh.

Chấm điểm:

-         (+) Trẻ em làm được một kết quả tương tự,

-         (+/-) Làm được một kết quả, cho dù không giống một cái bát,

-         (-) Không làm.

 

TM số 13: Sử dụng con múa rối “găng tay”

Dụng cụ: Một con múa rối kiểu găng tay, như con mèo hoặc con chó.

Cách làm:

-         Người lớn mang vào tay đầu mèo,

-         Nói với trẻ em: “Tôi là con mèo, meo meo… tôi đến chơi với bạn…

-         Sau đó, đưa cho trẻ em con múa rối vả bảo: “Em làm con mèo đi…”

Địa hạt: Bắt chước về mặt vận động.

Chấm điểm:

-         (+) Mang vào tay con múa rối và tìm cách làm những cử động với đầu và chân mèo,

-         (+/-) Mang vào tay chiếc găng, nhưng không làm các cử động,

-         (-) Không mang vào tay con múa rối.

 

TM số 14: Bắt chước tiếng kêu của loài vật

Dụng cụ: Con múa rối chó hoặc mèo.

Cách làm:

-         Chứng minh trước, như trong TM số 13,

-         Nhưng trong TM số 14 nầy, khuyến khích trẻ em vừa chơi vừa phát âm “Meo meo” hay là “Vâu vâu”.

Địa hạt: Bắt chước phát âm.

Chấm điểm:

-         (+) Phát âm Meo meo hay Vâu vâu một cách rõ ràng,

-         (+/-) Có bắt chước phát âm, nhưng âm thanh phát ra không phải là Meo hay Vâu,

-         (-) Không làm, không thử phát âm.

 

TM số 15: Bắt chước sử dụng 4 đồ vật thường ngày

Dụng cụ:

-         Một con múa rối,

-         Bốn đồ dùng quen thuộc như muỗng (thìa), cốc nhựa, bàn chải đánh răng, khăn lau bằng giấy.

Cách làm:

-         Người lớn chứng minh cách làm: mang con múa rối vào một tay, dùng tay kia để đút sữa, đánh răng, cho uống, lau miệng con múa rối,

-         Sau đó, người lớn vẫn giữ con múa rối trên tay mình, và lần lượt đưa cho trẻ một trong 4 dụng cụ trên đây,

-         Quan sát và ghi nhận cách làm của trẻ em.

Địa hạt: Bắt chước hành động của kẻ khác.

Chấm điểm:

-         (+) Biết dùng 3 vật dụng,

-         (+/-) Chỉ biết dùng 1 trong 4 vật dụng,

-         (-) Không làm được gì.

 

TM số 16: Đưa tay chỉ những phần thân thể của con múa rối

Dụng cụ: Con múa rối chó hoặc mèo.

Cách làm:

-         Chính người lớn mang chiếc găng múa rối vào tay mình,

-         Đưa tay có mang găng lại gần trẻ em,

-         Yêu cầu trẻ em chỉ hay là đụng đến các phần thân thể của con múa rối như: tay, mắt, mũi, tai và miệng.

Địa hạt: Tư duy và Hiểu biết.

Chấm điểm:

-         (+) Chỉ đúng 3 phần,

-         (+/-) Chỉ đúng hay là có cử chỉ đưa tay hướng đến bất kỳ 1 phần nào,

-         (-) Không làm một cử động nào cả.

 

TM số 17: Đưa tay chỉ những phần thân thể của chính mình

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Không chứng minh trước,

-         Chỉ yêu cầu trẻ em đưa tay sờ: Mắt, Mũi, Tai, Miệng của mình.

Địa hạt: Kỹ năng tư duy và hiểu biết.

Chấm điểm:

-         (+) Chỉ hay là đụng đến 3 phần,

-         (+/-) Chỉ hay là đụng đến 1 phần mà thôi,

-         (-) Không làm gì cả.

 

TM số 18: Trò chơi “Thiết lập quan hệ hai chiều”

Dụng cụ:

Hai con múa rối chó và mèo.

Cách làm:

-         Trao cho trẻ em một con múa rối,

-         Người lớn mang vào tay con kia,

-         Bạn bảo: “Bây giờ chó và mèo chơi với nhau”,

-         Nếu trẻ em không biết làm gì, bạn đề nghị: ăn với nhau, nhảy với nhau…

Địa hạt: Kỹ năng tư duy và hiểu biết.

Chấm điểm:

-         (+) Hai con múa rối trao đổi qua lại,

-         (+/-) Trẻ em tìm cách chơi với con múa rối của mình hay là với con múa rối trong tay của người lớn, nhưng hai con múa rối không chơi với nhau,

-         (-) Không chơi, không làm gì cả.

 

TM số 19 và 20 : Kết ráp các hình thể vào bản « khuôn »

Dụng cụ :

-         Ba hình Tròn, Vuông và Tam giác

-         Một bản gỗ có khoét lõm 3 hình tương tự.

Cách làm :

-         Đặt bản « khuôn » hay là « khung » trước mặt trẻ em,

-         Phía bên mặt của trẻ em, để lẫn lộn 3 hình tròn, vuông và tam giác, không theo thứ tự như trên bản khuôn,

-         Bảo trẻ em : « Tìm hình và ráp vào cho đúng ».

Địa hạt :

-         TM số 19 : Nhận thức thị giác,

-         TM số 20 : Phối hợp mắt và tay.

Chấm điểm :

-         (+) Kết ráp đúng hình nào vào khuôn nấy,

-         (+/-) Có làm và thử làm, nhưng không có kết quả,

-         (-) Không làm và không thử.

 

TM số 21 : Gọi tên 3 loại hình thể

Dụng cụ :

Dùng lại 3 loại hình trong TM số 19 và 20.

Cách làm :

-         Để 3 hình tròn, vuông và tam giác trên bàn,

-         Đưa tay chỉ hình tròn, và hỏi trẻ em : « Cái gì đây ? Hình nầy là hình gì ? »,

-         Lặp lại câu hỏi với 2 hình kia.

Địa hạt : Khả năng ngôn ngữ.

 

Chấm điểm :

-         (+) Gọi tên cả 3 hình,

-         (+/-) Chỉ gọi đúng một hình, hay là dùng một tên gọi duy nhất cho cả 3 hình,

-         (-) Không tìm cách phát âm gì cả.

 

TM số 22 : Biết nhận ra tên gọi của 3 hình

Dụng cụ : Dùng lại 3 hình : tròn, vuông và tam giác.

Cách làm : bảo trẻ em :

-         Hãy đưa cho thầy hình tròn…

-         Hay là : Em cầm lấy hình vuông…

-         Hay là : Hình tam giác ở đâu ?...

Địa hạt : Tư duy và Hiểu biết.

Chấm điểm :

-         (+) Chỉ, cầm hay là đưa đúng 3 hình,

-         (+/-) Chỉ làm đúng 1 hình mà thôi,

-         (-) Không làm gì cả.

 

TM số 23 : Kết ráp vào khung lõm 4 vật dụng

Dụng cụ :

-         Một tấm khung,

-         Bốn tấm hình : cái dù, con gà con, con bướm, trái lê.

Cách làm :

-         Đặt tấm khung trước mặt trẻ em,

-         Trao cho trẻ em một tấm hình, không cần theo một thứ tự nào. Bảo : « Em hãy lắp ráp vào đúng chỗ »,

-         Lặp lại lời yêu cầu với 3 tấm hình kia,

-         Nếu trẻ em bất động và tỏ ra không hiểu, hãy trình bày và chứng minh cách làm một cách cụ thể,

-         Sau đó, lấy ra khỏi tấm khung, tất cả 4 hình và bảo : « Bây giờ em làm đi ».

Địa hạt : Nhận thức bằng thị giác.

Chấm điểm :

-         (+) Làm đúng với tất cả 4 tấm hình,

-         (+/-) Làm đúng một tấm và cần có chứng minh,

-         (-) Không biết làm, dù được hướng dẫn.

 

TM số 24 : Vượt qua đường ở giữa 

Dụng cụ :

-         Dùng lại 4 tấm hình và khung lắp ráp trong TM số 23.

-         Nếu trẻ em thất bại trong TM 23, hãy sáng tạo cách làm tương tự sau đây, với một dụng cụ khác.

Cách làm :

-         Để 2 hình cái dù và con gà con, phía bên tay trái của trẻ em, để trẻ em đưa tay qua bên trái lấy hình và lắp ráp ở bên mặt,

-         Để 2 hình con bướm và trái lê ở bên mặt.

Địa hạt : Vận động thô.

Chấm điểm :

-         (+) Vượt qua đường ở giữa nhiều lần,

-         (+/-) Chỉ vượt qua 1 lần,

-         (-) Không vượt qua được.

 

TM số 25 và 26 : Lắp ráp ba hình giống nhau, nhưng có 3 cỡ lớn nhỏ khác nhau

Dụng cụ :

-         Một khung lắp ráp,

-         Hình của 3 chiếc găng tay có 3 cỡ khác nhau.

Cách làm :

-         Đặt trước mặt trẻ em một tấm khung và 3 hình bao tay có 3 cỡ khác nhau,

-         Tránh để gần nhau một hình thể với vị trí thích hợp của nó, trên bản khung,

-         Nếu sau một lúc, trẻ em không biết phải làm gì, người lớn có thể chứng minh cho trẻ em thấy cách làm,

-         Sau khi trình bày xong, lấy các hình thể ra khỏi bản khung và đặt lại chỗ cũ,

-         Bảo trẻ em :  « Hãy làm như thầy (cô) vừa mới làm ».

Địa hạt :

-         TM số 25 : Nhận thức thị giác,

-         TM số 26 : Phối hợp mắt và tay.

Chấm điểm : 2 lần khác nhau cho 2 số 25 và 26,

-         (+) Dùng tay chỉ đúng cả 3 vị trí cho 3 hình khác nhau, mặc dù không lắp ráp (TM số 25 : Nhận thức thị giác),

-         (+) Lắp ráp đúng cả 3 hình vào vị trí thích hợp (TM số 26 : Phối hợp mắt và tay),

-         (+/-) Đưa tay chỉ đúng hay là lắp ráp đúng một hình mà thôi, sau khi có chứng minh,

-         (-) Không chỉ, không làm, mặc dù người lớn đã chứng minh cách làm.

 

TM số 27 : Biết dùng 2 từ Lớn và Nhỏ (gọi tên)

Dụng cụ :

Dùng lại 2 bao tay lớn và nhỏ trong TM số 25 và 26.

Cách làm :

-         Để bao tay nhỏ bên tay trái, và bao tay lớn bên tay mặt của trẻ em,

-         Nói với trẻ em : « Hãy nhìn kỹ hai bao tay trước mặt em »,

-         Hai bao tay không giống nhau, tại sao ? Không giống nhau ở chỗ nào ?

-         Bạn cầm lên cái bao lớn và hỏi : « Cái bao tay nầy thế nào ? »,

-         Sau đó, cầm lên cái bao tay nhỏ và hỏi : « Cái bao tay nầy thế nào ? ».

Địa hạt : Khả năng ngôn ngữ.

Chấm điểm :

-         (+) Biết dùng từ Lớn và Nhỏ để trả lời,

-         (+/-) Biết trả lời 1 lần đúng mà thôi, trong bốn lần đặt câu hỏi,

-         (-) Không trả lời và không tìm cách trả lời.

 

TM số 28 : Biết phân biệt Lớn và Nhỏ, thay vì dùng ngôn ngữ

Dụng cụ : Như trong TM số 27.

Cách làm:

-         Để 2 bao tay trước mặt trẻ em,

-         Bảo trẻ em lần thứ I: “Lấy đưa cho thầy chiếc bao tay nhỏ”,

-         Sau khi để bao tay lại chỗ cũ, yêu cầu trẻ em: “Lấy đưa cho thầy bao tay lớn”,

-         Lặp lại lần thứ II, những lời yêu cầu như trước đây.

Địa hạt: Khả năng tư duy và hiểu biết.

Chấm điểm:

-         (+) Biết làm đúng trong cả 2 lần,

-         (+/-) Trong 4 lần yêu cầu, chỉ biết làm đúng 1 lần,

-         (-) Không làm hay là làm không đúng lần nào cả.

 

TM số 29 và 30: Lắp ráp hình con mèo

Dụng cụ: Hình con mèo có 4 mảnh khác nhau.

Cách làm:

-         Để 4 mảnh hình con mèo một cách lộn xộn, tách rời khỏi nhau ở 4 vị trí, trước mặt trẻ em,

-         Bảo trẻ em: “Em hãy ghép lại với nhau”,

-         Sau một lúc, nếu trẻ em vẫn bất động, người lớn chứng minh cho trẻ em cách làm,

-         Đoạn bảo trẻ em: “Hãy làm giống như thầy vừa làm”.

Địa hạt:

-         TM số 29: Khả năng Tư duy,

-         TM số 30: Phối hợp mắt và tay.

Chấm điểm:

-         (+) Biết ghép lại 4 mảnh thành hình con mèo, không cần người lớn chứng minh trước,

-         (+/-) Ghép lại 2 hình với nhau, hay là cần có người lớn chỉ bày cách làm, mới làm,

-         (-) Không làm và không thử làm.

 

TM số 31: Lắp ráp lại hình con bò

Dụng cụ: Hình con bò được chia cắt ra thành 6 mảnh khác nhau.

Cách làm:

-         Để hình con bò trước mặt trẻ em, với 6 mảnh khác nhau được trình bày một cách lộn xộn,

-         Nói với trẻ em: “Đây là hình con bò, em hãy ghép các mảnh lại với nhau”,

-         Chứng minh cách làm một lần, sau một lúc chờ đợi, nếu trẻ em không biết phải làm thế nào.

Địa hạt: Khả năng Tư duy.

Chấm điểm:

-         (+) Làm đúng hoàn toàn,

-         (+/-) Chỉ ghép đúng 2 mảnh, hay là phải chờ có chứng minh cách làm,

-         (-) Không làm hay là làm không được, mặc dù có chứng minh.

 

TM số 32: Xếp lại với nhau theo tiêu chuẩn Màu Sắc, hai vật thể khác nhau như hình khối và đĩa

Dụng cụ:

-         Năm hình khối có 5 màu khác nhau như: vàng, đỏ, xanh da trời, xanh lá cây, trắng,

-         Năm đĩa tròn bằng giấy cứng, cũng có 5 màu tương tự như trên.

Cách làm:

-         Khởi đầu với 3 khối và 3 đĩa. Để các đĩa trước mặt trẻ em,

-         Chỉ trao cho trẻ em một hình khối mà thôi, và bảo: “Hãy đặt để hình khối trên đĩa nào thích hợp”,

-         Nếu trẻ em tỏ ra không hiểu, hãy chứng minh cách làm, một lần, với 3 khối,

-         Sau đó, làm lại như từ đầu với trẻ em. Mỗi lần, chỉ trao cho trẻ em một khối vuông mà thôi,

-         Khi trẻ em đã làm xong với 3 khối, chỉ giữ lại 1 đĩa và 1 khối đã dùng,

-         Cất 2 khối và 2 đĩa kia đi,

-         Đem ra 2 đĩa và 2 màu khác chưa dùng,

-         Lần nầy cũng vậy, đưa cho trẻ em một khối, và yêu cầu trẻ em đặt khối vuông lên trên đĩa tròn nào thích hợp.

Địa hạt: Nhận thức về thị giác.

Chấm điểm:

-         (+) Làm đúng với 5 khối, không cần chứng minh trước,

-         (+/-) Làm được với 1 khối, hay là làm được, sau khi có chứng minh, mặc dù không thành tựu hoàn toàn,

-         (-) Không làm hay là không thử làm.

 

TM số 33: Gọi tên 5 màu sắc

Dụng cụ: Dùng lại 5 khối có 5 màu khác nhau,

Cách làm:

-         Để cả 5 khối trước mặt trẻ em,

-         Bạn cầm lên chỉ 1 khối và hỏi: “Màu gì đây?”,

-         Đặt câu hỏi như vậy, lần lượt với cả 5 khối.

Địa hạt: Kỹ năng ngôn ngữ.

Chấm điểm:

-         (+) Gọi đúng 5 màu,

-         (+/-) Gọi đúng chỉ một màu, cho dù trẻ em chỉ dùng một tên gọi mà thôi, với cả 5 màu,

-         (-) Không gọi được.

 

TM số 34: Biết phân biệt các màu

Dụng cụ: Năm đĩa có 5 màu.

Cách làm:

-         Đặt để trên bàn, trước mặt trẻ em, 5 đĩa tròn bằng giấy, có 5 màu khác nhau,

-         Yêu cầu trẻ em: “Hãy lấy đưa cho thầy đĩa màu đỏ”,

-         Có thể dùng những cách nói tương đương: “Ở đâu? Chỉ cho thầy màu…”,

-         Để lại trên bàn vào chỗ cũ chiếc đĩa, và tiếp tục đặt câu hỏi về những màu khác.

Địa hạt: Kỹ năng Tư duy.

Chấm điểm:

-         (+) Biết đưa tay chỉ đúng 5 màu,

-         (+/-) Biết chỉ đúng 1 màu,

-         (-) Không làm được.

 

TM số 35 và 36: Tiếng “Phách gõ nhịp”

Dụng cụ: Một cái “phách”, dùng để gõ nhịp và phát ra âm thanh “lách cách” (claquette trong tiếng Pháp, và clack trong tiếng Anh).

Cách làm:

-         Trẻ em đang chơi hay là còn chăm chú vào một chuyện riêng tư,

-         Người lớn cầm cái lách, giấu ở dưới bàn làm việc, và gây ra âm thanh lách cách khá mạnh,

-         Trong khi làm như vậy, quan sát thái độ và ghi nhận phản ứng bên ngoài của trẻ em.

Địa hạt:

-         TM số 35: Nhận thức thính giác,

-         *TM số 36: Hành vi, phản ứng xúc động của trẻ em đối với kích thích giác quan (Gq).

Chấm điểm:

TM số 35

-         (+) Lắng nghe, quay về hướng của âm thanh,

-         (+/-) Có dấu hiệu nghe, nhưng không có thái độ hướng quay về phía âm thanh,

-         (-) Không có phản ứng khách quan bên ngoài.

*TM số 36 (Gq)

-         (+) Có phản ứng thích hợp,

-         (+/-) Chỉ có phản ứng thoáng qua,

-         (-) Phản ứng xúc động thiếu thích nghi hoàn toàn như lo sợ, hoảng hốt hay là hoàn toàn bất động.

TM số 37: Biết bước đi một mình (dành cho trẻ nhỏ)

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Đặt trẻ em ở thế đứng,

-         Khích lệ trẻ em bước tới một mình, không bám víu, không dựa vào vào một điểm tựa.

Địa hạt: Vận động thô.

Chấm điểm:

-         (+) Đi một mình, không vịn tay vào đâu cả,

-         (+/-) Đi nhưng cần nắm tay người khác,

-         (-) Không đi, hay chỉ đi khi được người lớn cầm cả 2 tay.

 

TM số 38: Vỗ tay

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Bạn vỗ tay nhiều lần trước mặt trẻ em,

-         Tìm cách gây chú ý, để trẻ em nhìn vào bạn,

-         Bảo trẻ em cùng làm.

Địa hạt: Vận động thô.

Chấm điểm:

-         (+) Trẻ em vỗ tay nhiều lần,

-         (+/-) Chỉ phác họa cử chỉ,

-         (-) Không làm gì cả.

 

TM số 39: Đứng vững trên một chân

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Người lớn làm mẫu trước cho trẻ em thấy,

-         Yêu cầu trẻ em: “Hãy làm giống hệt như thầy”,

-         Nếu trẻ em mất quân bình, sẵn sàng đưa tay nâng đỡ.

Địa hạt: Vận động thô.

Chấm điểm:

-         (+) Đứng vững trên một chân, trong vòng 2 giây,

-         (+/-) Tìm cách đưa chân lên, nhưng cần tay bạn nâng đỡ, để khỏi té ngã,

-         (-) Không đưa chân lên, không hiểu.

 

TM số 40: Chụm hai chân lại và nhảy tới trước

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Chứng minh cách làm cho trẻ em thấy,

-         Bảo trẻ em hãy làm giống như bạn vừa làm.

Địa hạt: Vận động thô.

Chấm điểm:

-         (+) Vừa biết chụm 2 chân lại với nhau, vừa biết nhảy tới trước, không tách hai chân ra,

-         (+/-) Tìm cách bắt chước, nhưng không biết nhảy, hay là nhảy mà không chụm chân lại,

-         (-) Không nhảy và không dám nhảy.

 

TM số 41: Bắt chước một số cử động

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Yêu cầu trẻ em nhìn: “Em hãy nhìn kỹ những điều thầy sắp làm",

-         Bạn thực hiện một số động tác như sau: ° Đưa thẳng một cánh tay lên quá đầu, °° Đưa tay sờ và đụng lỗ mũi, °°° Một tay đưa lên quá đầu, tay kia đụng lỗ mũi,

-         Sau mỗi một trong 3 động tác vừa được liệt kê, bảo trẻ em: “Hãy làm y như thầy vừa làm”.

Địa hạt: Bắt chước về mặt vận động.

Chấm điểm:

-         (+) Biết bắt chước cả 3 động tác,

-         (+/-) Bắt chước chỉ một động tác, và không làm hoàn toàn đúng hẳn.

-         (-) Không làm gì cả.

 

TM số 42: Dùng ngón tay cái đụng đến đầu 4 ngón tay khác thuộc cùng một bàn ta 

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Đứng bên cạnh trẻ em và cùng nhìn về một hướng như trẻ em,

-         Yêu cầu trẻ em chú ý nhìn kỹ cách bạn làm,

-         Bạn đưa tay lên phía trước trẻ em, lòng bàn tay quay về phía trẻ em,

-         Tách rời 5 ngón tay ra và tạo ra những khoảng cách rõ ràng giữa từng 2 ngón,

-         Lấy ngón tay cái đụng đến đầu của 4 ngón kia,

-         Làm theo thứ tự: ngón tay trỏ, ngón tay giữa, ngón tay đeo nhẫn, ngón tay út.

Địa hạt: Vận động tinh.

Chấm điểm:

-         (+) Làm được tất cả theo thứ tự,

-         (+/-) Dùng ngón tay cái đụng được 1 trong 4 ngón kia,

-         (-) Có nhúc nhích các ngón tay, nhưng không đụng đến ngón nào. Hay là không làm gì cả.

 

TM số 43: Đón bắt quả banh nhẹ có đường kính 20-25 cm

Dụng cụ: Quả banh.

Cách làm:

-         Yêu cầu trẻ em cùng đứng lên với bạn,

-         Bạn làm dấu sẽ ném quả banh qua cho trẻ em,

-         Bạn đi xa một khoảng cách chừng 1 mét và ném trái banh cho trẻ em,

-         Quan sát trẻ em đón bắt trái banh làm sao,

-         Yêu cầu trẻ em ném trái banh lại cho bạn,

-         Ném qua ném lại 3 lần.

Địa hạt : Vận động thô.

Chấm điểm :

-         (+) Đón bắt được quả banh, 1 trong 3 lần,

-         (+/-) Có cử chỉ đón bắt, nhưng để banh rơi khỏi tay,

-         (-) Không tìm cách đón bắt.

 

TM số 44 : Ném banh trả lại 

Dụng cụ :

Một trái banh nhẹ như trong TM số 43.

Cách làm : Trong TM 43, quan sát cách thức trẻ em ném trái banh trả lại cho người lớn.

Địa hạt : Vận động thô.

Chấm điểm :

-         (+) Ném trả lại được 1 lần,

-         (+/-) Ném qua chỗ khác, hay là làm rơi khỏi tay,

-         (-) Không tìm cách ném trả lại.

 

TM số 45 : Đưa chân đá mạnh vào quả banh

Dụng cụ : Quả banh loại nhẹ.

Cách làm :

-         Bảo trẻ em hãy nhìn kỹ cách làm của bạn,

-   Bạn đưa chân đá mạnh quả banh,

-         Chuyền quả banh qua cho trẻ em, và bảo trẻ em làm y như bạn,

-          Yêu cầu trẻ em làm lui tới 3 lần.

Địa hạt : Vận động thô.

Chấm điểm :

-         (+) Làm được 1 lần trong 3,

-         (+/-) Có thử làm, nhưng chỉ đưa chân đụng nhẹ, thay vì đá mạnh,

-         (-) Không thử làm.

 

TM số 46 : Dùng chân phải hay trái ? 

Dụng cụ :

-         Quả banh loại nhẹ,

-         Hay là cầu thang.

Cách làm :

-         Trong TM số 45, quan sát trẻ em luôn luôn dùng chân nào để đá mạnh vào quả banh,

-         Hay là khi bước lên cầu thang, trẻ em bắt đầu dùng chân nào ?

Địa hạt : Vận động thô.

Chấm điểm :

-         (+) Phân biệt một cách rõ ràng chân nào mạnh, chân nào yếu,

-         (+/-) Bắt đầu phân biệt nhưng chưa ổn định,

-         (-) Không phân biệt.

 

TM số 47 : Cầm trái banh trong 2 tay và bước tới

Dụng cụ : Trái banh loại nhẹ.

Cách làm :

-         Giữa lúc trẻ em đang chơi, người lớn yêu cầu trẻ em mang trái banh đến cho mình,

-         Hay là bảo trẻ em mang trái banh bỏ vào giỏ,

-         Quan sát cách trẻ em cầm trái banh và đi.

Địa hạt : Vận động thô.

Chấm điểm :

-         (+) Cầm trái banh trong 2 tay và đi tới được 4 bước, mà không làm rơi xuống đất,

-         (+/-) Đi được chừng 2 bước và đánh rơi quả banh xuống đất,

-         (-) Không thể vừa cầm trái banh vừa đi tới.

-         N.B. Trong TM số 37, nếu đã chấm điểm (-) không đi được một mình, thì trong TM số 47 nầy, cũng chấm điểm (-).

 

TM số 48: Đưa tay đẩy trái banh lăn tới một hướng

Dụng cụ: Một trái banh loại nhẹ.

Cách làm:

-         Cùng ngồi trệt xuống trên sàn nhà với trẻ em,

-         Yêu cầu trẻ em đưa tay đẩy quả banh lăn tới một hướng nhất định.

Địa hạt: Vận động thô.

Chấm điểm:

-         (+) Cố ý đẩy lăn trái banh về một hướng và thành tựu,

-         (+/-) Chỉ biết đẩy tới, nhưng không theo đúng hướng,

-         (-) Không làm được.

-         N.B. Nếu trong TM số 44 có điểm (+), ở trong TM số 48 nầy cũng tự nhiên sẽ có điểm (+).

 

TM số 49: Đi lên cầu thang, bước mỗi chân một cấp

Dụng cụ: Cầu thang không có tay vịn.

Cách làm:

-         Dẫn trẻ em đến trước một cầu thang,

-         Trình bày cho trẻ em thấy phải đi lên như thế nào,

-         Yêu cầu trẻ em: “Hãy làm y như thầy đã bảo”,

-         Nếu trẻ em gặp khó khăn, đưa tay ra nâng đỡ, để trẻ em khỏi té nhào lui đằng sau.

Địa hạt: Vận động thô.

Chấm điểm:

-         (+)  Đi lên cầu thang và đặt mỗi chân trên một cấp,

-         (+/-) Đi lên, nhưng đưa tay cầm lấy tay người lớn, hay là đặt cả 2 chân lên từng mỗi cấp,

-         (-) Không làm được hay là bò lên.

-         N.B. Nếu trong TM số 37, chấm điểm (-) không thể bước đi một mình, thì ở đây, trong TM số 49, cũng chấm điểm (-).

 

TM số 50: Ngồi trên một ghế dựa

Dụng cụ: Ghế dựa có chiều cao thích hợp với tầm của trẻ em.

Cách làm: Quan sát cách trẻ em ngồi, trong suốt thời gian lượng giá.

Địa hạt: Vận động thô.

Chấm điểm:

-         (+) Ngồi không cần có người giúp,

-         (+/-) Cần có người giúp,

-         (-) Không ngồi được.

 

TM số 51: Ngồi và di chuyển trên một chiếc ghế trệt có 4 bánh xe nhỏ 

Dụng cụ: Chiếc ghế trệt có 4 bánh xe.

Cách làm:Yêu cầu trẻ em ngồi và dùng chân đẩy mạnh, để di chuyển từ chỗ nầy qua chỗ khác.

Địa hạt: Vận động thô.

Chấm điểm:

-         (+) Biết dùng chân để di chuyển, đẩy lui đẩy tới, đẩy qua bên nầy bên kia,

-         (+/-) Biết dùng chân đẩy lui tới, nhưng không biết vừa ngồi, vừa di chuyển,

-         (-) Không ngồi và không làm cử động đưa chân đẩy mạnh.

 

TM số 52: Trò chơi “Cúc cù” hay là “Con kiến bò lên”

 Dụng cụ: Một chiếc khăn lớn.

Cách làm:

-         Lấy chiếc khăn lớn che lúp mặt trẻ em vả hỏi “Em H ở đâu rồi?”,

-         Khi trẻ em tự tay rút tấm khăn khỏi mặt mình, hay là chính bạn cất chiếc khăn, bạn vui cười nói lớn: “Cúc cù, em H lại hiện ra đây nè”,

-         Lặp lại trò chơi và chờ xem trẻ em có tự tay rút khăn khỏi đầu và mặt của mình không?

-         Lặp lại thêm vài lần, nếu trẻ em chia sẻ niềm vui và hợp tác,

-         Cách thứ hai là dùng 2 ngón tay trỏ và giữa làm con kiến, bò từ từ lên vai và cổ của trẻ em. Vừa kích thích, vừa chọc cười, vừa phát âm “ki li, ki li”,

-         Lặp lại và chờ xem trẻ em có tham dự vào trò chơi, bằng cách vui đùa và bắt chước phát âm “ki li, ki li”, giống như bạn không?

Địa hạt: Bắt chước về vận động.

Chấm điểm:

-         (+) Trẻ em tham dự ít nhất một lần, bằng cách vỗ tay, rút chiếc khăn, hay là bắt chước phát âm.

-         (+/-) Hiểu, vui thích, tươi cười, nhưng không lặp lại…

-         (-) Không tỏ ra vui thích, hợp tác.

 

TM số 53: Tìm ra đồ vật được cất giấu

Dụng cụ:

-         Một ly nhựa không trong suốt (không để thấy vật ở bên trong),

-         Hay là một chiếc khăn dày,

-         Một đồ chơi mà trẻ em rất thích.

Cách làm:

-         Bạn làm những cử động cất giấu trước mặt trẻ em,

-         Lấy đồ chơi cất giấu ở dưới chiếc khăn, hay là dưới cái ly lật ngược,

-         Bảo trẻ em tìm lại đồ chơi,

-         Nếu trẻ em không tìm, bạn lấy khăn hoặc ly nhựa che lại một phần nửa đồ chơi mà thôi.

Địa hạt: Kỹ năng Tư duy và hiểu biết.

Chấm điểm:

-         (+) Tìm ra đồ chơi, một cách dễ dàng,

-         (+/-) Tìm 2 lần hay là chỉ tìm ra, khi đồ chơi được che giấu một nửa,

-         (-) Không tìm.

 

*TM số 54: Nhận ra bóng hình của mình trong tấm gương soi (Qh)

Dụng cụ: Tấm gương soi.

Cách làm:

-         Bảo trẻ em nhìn vào tấm gương,

-         Đặt câu hỏi: “Ai trong đó?”,

-         Quan sát phản ứng và ghi nhận cách trả lời của trẻ em.

Địa hạt: Quan hệ và xúc động.

Chấm điểm:

-         (+) Trẻ em nhận biết mình, làm điệu bộ để quan sát mình, đưa tay đụng nhẹ hình ảnh trong gương,

-         (+/-) Phác họa phản ứng một cách rụt rè,

-         (-) Phản ứng một cách không thích hợp như: ngoảnh mặt qua chỗ khác, đưa tay đánh, hay là cười một cách căng thẳng, bị kích động…

 

*TM số 55: Phản ứng trước những cảm xúc va chạm thể lý (Qh)

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Bảo trẻ em: “Thầy sẽ nâng em lên, đu đưa qua lại”. Sau đó, bạn chơi đu đưa với trẻ em,

-         Nếu trẻ em quá nặng, chỉ cần cầm tay trẻ em và phác họa một vài vũ điệu nhún qua nhún lại với trẻ em.

Địa hạt: Quan hệ và Xúc động.

Chấm điểm:

-         (+) Trẻ em tỏ ra vui thích, tươi cười,

-         (+/-) Chấp nhận nhưng có thái độ thiếu thích nghi, gượng ép…

-         (-) La lối, từ chối, sợ, khóc, bị động hoàn toàn…

 

*TM số 56: Chọc cười hay là ghẹo trẻ em (Gq)

Dụng cụ: Không có.

Cách làm:

-         Chọc cười,

-         Kích thích nhẹ nhàng,

-         Quan sát phản ứng của trẻ em: đón nhận, từ chối, khó chịu, căng thẳng…

Địa hạt: Quan hệ và phản ứng Xúc động đối với những kích thích thuộc giác quan

Chấm điểm:

-         (+) Vui thích, đón nhận,

-         (+/-) Phản ứng hơi căng thẳng, khó chịu…

-         (-) Phản ứng quá đáng, như la lối, sợ sệt, từ chối, mất bình tĩnh hay là thụ động hoàn toàn…

 

TM số 57 và 58: Khi nghe tiếng còi một cách bất ngờ

Dụng cụ: Còi hay là dụng cụ tương tự.

Cách làm:

-         Khi trẻ em đang bận làm một điều gì, một cách kín đáo, người lớn thổi mạnh và làm một tiếng còi lớn,

-         Đồng thời quan sát phản ứng của trẻ em.

Địa hạt:

-         TM số 57: Nhận thức về thính giác,

-         *TM số 58: Quan hệ và Xúc động đối với những kích thích giác quan (Gq).

Chấm điểm:

   TM số 57

-         (+) Quay mặt về nơi có tiếng còi, đặt câu hỏi…

-         (+/-) Tỏ ra có nghe, nhưng quay nhìn nơi khác,

-         (-) Bất động, không có phản ứng.

 

*TM số 58 (Gq)

-         (+) Lưu ý, quay đúng hướng,

-         (+/-) Phản ứng chậm, sau một khoảng thời gian, sợ, bực bội một cách sơ thoáng,

-         (-) Hoặc quá nhạy cảm hoặc bất động hoàn toàn.

Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!