.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương 2. Lịch sử Giáo Xứ Việt Nam Paris

Chương 3. Hiện tại ở Giáo Xứ Việt Nam Paris

Chương 4. Cách làm việc ở Giáo Xứ Việt Nam Paris

Chương 5. Công việc của Ban Giám Đốc giáo xứ

Chương 6. Sứ mệnh của Hội Đồng Mục Vụ

Chương 7. Những liên hệ của Giáo Xứ Việt Nam Paris

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Giáo Xứ Việt Nam Paris 60 Năm Hiện Hữu
Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh
CHƯƠNG 3. HIỆN TẠI Ở GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

Lịch sử nối kết quá khứ với tương lai qua hiện tại. Từ 1997 đến hôm nay, 2007, 10 năm đã trôi qua, hiện tại cứ bình thản cuốn vào quá khứ và mở ra tương lai theo cùng một nhịp độ, cùng một chất lượng và cùng một phẩm tính. Giáo xứ, trên nền tảng đã được khai sinh và lớn lên trong 33 năm đầu (1947-1980), đã trưởng thành trong 17 năm tiếp theo (1980-1997) vẫn tiếp một nhịp phát triển tăng tiến cho 10 năm hiện tại vừa qua (1998-2007). Trong bài 3 mừng kỷ niệm « GIÁO XU VIỆT NAM PARIS : 60 NĂM HỒNG ÂN » này, mời bạn đọc xem HIỆN TẠI Ở GIÁO XỨ VI ỆT NAM PARIS qua hai cái nhìn. Cái nhìn tổng quát để xem phương tiện có tăng tiến và hoạt động có phát triển không. Cái nhìn cụ thể biên niên để xem phương tiện đã tăng tiến và hoạt động đã phát triển như thế  nào qua những hoạt động chính yếu từ 1998 đến 2007.

1. PHƯƠNG TIỆN TĂNG, HOẠT ÐỘNG TIẾN  

Năm 1998 đánh dấu một bước ngoặt không gian. Sau nhiều năm chật chội ở số 15, rue Boissonade, 75014 Paris, Giáo xứ đã được Toà Tổng Giám Mục Paris tặng một cơ sở khác rộng rãi và khang trang hơn.  Ngày 15.08.1998, Giáo xứ đã dọn về cơ sở mới, toạ lạc ở số 38, rue des Epinettes, 75017 Paris. Ba tháng sau, ngày 15.11.1998, Ðức Hồng Y Jean Marie LUSTIGER đã đến cơ sở mới cử hành thánh lễ chính thức trao nhượng quyền xử dụng cơ sở cho Giáo xứ và công bố quyết định ngày 12.11.1998 của Phủ Quốc Vụ Khanh ân thưởng tước vị ÐỨC ÔNG cho linh mục giám đốc MAI ÐỨC VINH. 

Cũng năm 1998, Ban Giám đốc giáo xứ đã được tăng cường với sự nhậm chức của hai thầy phó tế vĩnh viễn Phạm Bá Nha và Nguyễn Van Thạch. Năm 2000, nữ tu Nguyễn thị Kim Thoa nhận làm việc cho Giáo xứ, lo về các vấn đề xã hội và dậy tiếng pháp. Năm 2005 thêm thầy phó tế Tạ Ðình Chung. Tính ra, từ 1997, với sự làm việc toàn thời của cha Trần Anh Dũng, thêm với ba thầy phó tế và một nữ tu, vấn đề nhân sự của ban giám đốc đã được tăng cường rất nhiều. Rồi năm 2006, tân linh mục trẻ Nguyễn Thanh Ðiển đã được bổ nhiệm vào ban giám đốc giáo xứ, thay cha cố Nguyễn Văn Cẩn về hưu. Ban giám đốc như vậy rõ rệt quả là hùng hậu. Tất thảy sĩ số là 9 vị : Ðức Ông Mai Ðức Vinh, cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng, cha Nguyễn Thanh Ðiển, thầy Phạm Bá Nha, thầy Nguyễn Văn Thạch, thầy Tạ Ðình Chung, nữ tu Thân Kim Liên, nữ tu Nguyễn Thị Kim Thoa. 

Các sinh hoạt mục vụ nhờ vậy đã phát triền rõ rệt. Mục vụ văn hoá đã đặc biệt khởi sắc trông thấy qua bốn việc : Thầy Nha âm thầm mà kiên trì chăm chỉ cải tiến tờ báo Giáo Xứ cả về nội dung lẫn hình thức. Cha Vinh, rảnh tay hơn về việc quản trị tờ báo, dấn thân hơn trong ban tu thư viết và in sách. Thầy Chung can cường đảm trách việc lập và điều hành mạng lưới tin hoc www.giaoxuvnparis.org. Cha Sách gồng mình lèo lái Thư viện làm ngày văn hoá và thúc đẩy giới trẻ sinh hoạt sầm uất.

Ban báo chí thành lập từ năm 1983 gồm hai nhóm biên tập và in ấn phát hành, nhờ sự trì chí  chăm chỉ làm việc điều khiển và nhã nhặn bặt thiệp của Ðức Ông Mai Ðức Vinh, dẫu có những thiếu thốn và khó khăn, vẫn đều đặn xuất hiện và đến với Cộng Ðoàn. Ðến với tờ báo vào năm 1985 qua bài « Niềm Tin dâng cao », thầy sáu Phạm Bá Nha, từ ngày lãnh chức sáu, đã đảm lãnh trách nhiệm chủ bút. Nhờ thầy Nha, về nội dung, tờ báo tươi mát hơn với những chuyện cười nhẹ nhàng, và tông truyền hơn với những ý chỉ cầu nguyện trong tháng và lời cha chung. Về hình thức, tờ báo khang trang, tân tiến và hấp dẫn hơn với những hình ảnh, đôi khi có mầu. Phải chăng nhờ vậy mà số độc giả từ 800 vào năm 1997, đã tăng vọt lên 1000 vào năm 1998, năm mà thầy Nha nhận trách nhiện chủ bút, và lên tới 1350 từ năm 2004 ? 

Xuất thân từ Ban Báo Chí, Ban tu thư manh nha vào năm 1997 với việc làm văn hoá tập thể qua việc biên soạn và xuất bản cuốn « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris » đã dần dà mạnh bạo hơn trong việc sáng tác và dịch thuật. Trong 10 năm, từ 1997 đến 2007, gần 20 cuốn sách, hoặc kỷ yếu đã được biên soạn, dịch thuật và xuất bản.

1.      Kỷ yếu Giáo Xứ 50 năm ; 1997

2.      Giáo lý cho người trưởng thành ; 1997

3.      Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới ; 1997

4.      Hành trang sống thế kỷ XXI ; 1999

5.      Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII ; 2000

6.      Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân) ; 2000

7.      Fatima, hoà bình – tình thương ; 2000

8.      Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống) ; 2001

9.      Sống đức tin trong thiên kỷ mới ; 2001

10.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 1 ; 2002

11.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 2 ; 2003

12.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 3 ; 2004

13.  Văn hoá và Đức tin ; 2004

14.  Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Giáo Xứ Việt Nam số đặc biệt, 200, 01.02.2004

15.  Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 4 ; 2005

16.  Tặng cho nhau (Kỷ yếu 60 năm hội Liên Tu sĩ ); 2006

17.  Văn hoá gia đình ; 2006

18.  Kỷ yếu 40 năm thành lập Ðạo Binh Ðức Mẹ tại GXVN ; 2006

19.  Kỷ yếu 30 năm hành trình đức tin ; 2006

20.  Suy niệm tin mừng, bộ 1, 2007 

Mạng lưới tin hoc www.giaoxuvnparis.org đã được nhóm Chuyên gia đưa sáng kiến thành lập từ năm 2000 và thầy sáu vĩnh viễn Tạ Ðình Chung đã được ban giám đốc chỉ định đảm trách. Ngày 01.05.2002, đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ ba, mạng lưới đầu tiên cûa Giáo Xứ, sau hai năm cưu mang,  đã chào đời với tên gọi www.giaoxuvnparis.org. Thầy Chung vừa đưa ra một dự án cải tiến mạng lưới, dự tính sẽ thực hiện trong năm 2007 này.  

Sinh hoạt văn hoá thuyết trình đã được Ban Thần học Giáo dân tung ra từ năm 1981, được nhóm Emmau chia phần từ năm 1989, được Ban Mục Vụ Hôn nhân tiếp sức từ 1995, đã hầu như hoàn toàn được Ban Thư Viện đảm trách từ năm 1999 với tên gọi là « Ngày Văn Hoá Giáo Xứ », nhớ sự lèo lái khéo léo của cha Sách. Ngày Văn hoá đã được Ban Thư Viện thực hiện với thuyết trình văn hoá và trình diễn văn nghệ, qui tụ đông đảo giới văn hoá và nghệ sĩ lương giáo ở thủ đô Paris. Ngày Văn hoá kỷ niệm sinh nhật 16 năm của Thư viện vào ngày 23.04.2006 để nói chuyện về « Truyện Thầy Lazarô Phiền » của Nguyễn Trọng Quản và về « Hồi ký của nhạc sĩ Phạm XuÂn Lôi », có trình diễn văn nghệ với sự tham gia của nữ nghệ sĩ Bích Thuận, đã qui tụ tới 300 quan khách. Sự sầm uất văn hoá này kéo theo sự sầm uất sinh hoạt giới trẻ và sinh viên, khởi sắc mạnh từ vài năm nay dưới sự dìu dắt và thúc đẩy tài tình của cha Sách. Hàng tháng, cứ vào chủ nhật đầu tháng, một thánh lễ giới trẻ đã được tổ chức, qui tụ trung bình vài trăm thanh thiếu niên đến cầu nguyện và sinh hoạt với nhau. Giáo xứ như thấy trẻ hẳn lại.  

Mục Vụ xã hội cũng đã được tăng cường với việc thành lập Phong trào Liên đới nghề nghiệp vào năm 2000. Tất cả các nhân viên trong ban giám đốc đều đã rất tích cực trong công việc này. Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách, thầy Nguyễn Văn Thạch và Thầy Tạ Ðình Chung làm đồng hành cho nhóm Chuyên gia. Cha Trần Anh Dũng và cha Mai Ðức Vinh đồng hành với nhóm Xây Ðựng. Cha Nguyễn Thanh Ðiển và nữ tu Nguyễn Thi Kim Thoa đồng hành với nhóm Dịch Vụ. Thầy Phạm Bá Nha đồng hành với nhóm Thương Gia. Cha Mai Ðức Vinh và thầy Tạ Ðình Chung đồng hành với nhóm Liên đới Taxi.

Nhờ sự tận tình của các thành viên ban giám đốc, Liên đới nghề nghiệp đã đưa lại cho giáo xứ một sự tươi mát bác ái và một sự náo nhiệt tin cậy hơn. Đại Hội 01.05.2000, qua sự hiện diện của khoảng 150 người, đả lấy một quyết định lớn là thành lập 5 nhóm Liên Đới Nghề Nghiệp : Xây Dựng, Doanh thương, Dịch Vụ, Thân hữu Taxi và Chuyên gia. Năm 2001, LĐNN đã gây quĩ giúp Giáo Xứ mua một máy chụp hình, chiếu hình và in điện tử, tự động. Nhờ đó, tờ báo Giáo Xứ đã được trình bày hấp dẫn hơn. Năm 2002, LĐNN đã giúp Giáo xứ lập đươc một mạng tin học www.giaoxuvnparis.org và từ đó hiện diện, cải tiến và khoe sắc cùng muôn ngàn mạng tin khác. Năm 2003, LĐNN đã ấn hành được một cuốn NIÊN GIÁM LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP, nhờ đó các thành phần liên đới và đồng bào biết đến và xử dụng được những dịch vụ của các nhóm Liên Đới nhiều hơn. Nam 2004, 2005 và 2006, LĐNN dặc biệt hướng về Việt Nam, trong chiều hướng liên đới truyền giáo. Một ngân khoản quan trọng, 4000€ cho 2005 và 2500€ cho 2006, đã được gởi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để giúp quĩ truyền giáo.

Ngoài những sinh hoạt liên ngành còn có những sinh hoạt từng ngành. Tổng cộng hai nhóm công việc sinh hoạt ấy, LĐNN đã làm được nhiều việc tích cực cho Cộng đoàn Giáo Xứ nói riêng và Cộng đoàn Việt Nam nói chung. Ta có thể kể ra một vài việc tiêu biểu. Nhờ LĐNN, một luồng gió bác ái mới đã thổi vào Giáo Xứ khiến các sinh hoạt thường nhật được khởi sắc hơn và hương thơm của Giáo Xứ được lan tỏa xa rộng hơn. Các phương tiện truyền thông đã đề cập nhiều hơn đến Giáo Xứ, từ đài Internet Vietcatholic, qua đài truyền hình A2, đến báo chí công giáo ở Việt Nam và ở Pháp. Cũng nhờ LĐNN, quĩ truyền giáo do Hội Yểm trợ ơn gọi thiết lập đã được tăng cường, nhờ vậy, các Đại Chủng Viện ở Việt Nam  đã nhận được một khoản trợ cấp rộng lượng hơn. LĐNN cũng đã không quên giúp đỡ các tổ chức xã hội ở Việt Nam, nhờ vậy, họ đã giúp được nhiều người khốn khó hơn, đặc biệt là các cô nhi và những người khuyết tật, phong cùi. Ngoài ra, phổ thông hoá những kiến thức thường thức về y học, về văn hoá Việt Nam, về tâm sinh lý và nhận làm tư vấn luật pháp cho đồng bào Việt Nam không phân biệt lương giáo cũng là những hành động liên đới khác mà LĐNN đã thực hiện trong Giáo Xứ. Cộng Đoàn cũng nhiệt liệt tán thưởng những hoạt động tu sửa cơ sở Giáo Xứ do nhóm Xây Dựng thực hiện, hoặc kế hoạch chuyên chở miễn phí cho các vị cao niên hay bệnh nhân do nhóm Taxi đưa ra.

Trong tinh thần bác ái mở ra, vào mùa Vu Lan 2005, Giáo Xứ đã cùng các tôn giáo Việt Nam khác, như Phật Giáo, Hoà Hảo, tổ chức ngày lễ liên tôn, ngày 10/09/2005 tại nghĩa trang Père Lachaise, cầu cho tổ tiên. Cũng trong tâm tình mở ra này, Giáo xứ đã cùng với gia đình Ðức cựu hoàng Bảo Ðại, và các tôn giáo Việt Nam có mặt tại Pháp, Phật giáo, Hoà Hảo, Cao Ðài, tham gia lễ làm phép mồ cho Ðức Cựu hoàng tại Nghĩa trang Passy Paris 16 vào ngày 20.05.2006. Có thể bảo rằng mục vụ phụng tự đang hội nhập vào lòng dân tộc qua những hình thái và khuôn khổ văn hoá hơn, xã hội hơn. Phụng tự không chỉ là những hành động tôn giáo dành riêng cho tín hữu kytô, nhưng có thể được cử hành trong đám đông không công giáo, trước những người chưa biết đến hoặc chưa có lòng tin vào Ðức Kytô.

Cùng trong chiều hướng truyền giáo mở ra này, các sinh hoạt phụng tự đang dần dà mặc lấy những hình thức văn hoá và xã hội Việt Nam, như Lễ Mừng Thượng thọ, Thi Hang đá, Hội diễn thánh ca.

Theo thuyền thống hiếu thảo Việt Nam, con cháu thường tổ chức lễ mừng thọ cho các bậc cha mẹ ông bà, thường là vào tuổi 60 trở lên. Có gia đình tổ chức mừng từ 40, 50. Những vị thượng thọ, từ 70 tuổi trở lên, nhất là từ 80, và đặc biệt được 100 tuổi, thì lễ mừng rất lớn. Ở Việt Nam ta, người cao tuổi rất được kính trọng, nhất là ở thôn quê. « Triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ » (Ơ triều đình quí trọng chức tước, ở nhà quê trọng người rụng răng cao tuổi). Nhà thơ Tam Nguyên Yên Ðổ, làm quan đến chức Tổng Ðốc, khi về làng vẫn đến quì lậy cụ già 80 tuổi không có chức tước gì. Giáo Xứ Việt Nam Paris tiếp tục truyền thống hiếu thảo và tôn kính các bậc cao tuổi. Thánh lễ mừng thượng thọ các bậc cao niên đã thành thói quen. Trước đây 7 năm, ngày 31.12.1999 hơn 150 vị cao niên đã đến tham dự thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ. Năm nay, ngày 31.12.2006, khoảng 200 vị cao niên, từ 70 tuổi trở lên, đã đáp lời mời của Ban Giám Ðốc Giáo Xứ, đến dự lễ mừng kính thượng thọ.  

Từ năm 1999, Ban Thường Vụ của Hội Ðồng Mục Vụ đã đưa ra sáng kiến  tổ Chức Thi Hang Ðá vào lễ Giáng Sinh. Lần thứ nhất vào năm 1999 có 16 hang đá dự thi, lần thứ hai vào năm 2003, có 18 hang đá dị thi. Giáng sinh 2006, dể kỷ niệm sinh nhật thứ 60 của Giáo xứ 1947-2007 và sinh nhật thứ 25 của Hội Ðồng Mục Vụ Giáo Xứ 1983-2007, một Ban Trách Nhiệm Thi Hang Ðá đã được bổ nhiệm gồm ông Bùi Trọng Khang và Nguyễn Văn Thơm. Sau đó, việc thi hang đá đã được phổ biến rộng rãi trong Giáo Xứ, qua các thông cáo đọc vào mỗi Chúa Nhật, niêm yết trong Cơ Sở Giáo xứ và đăng tải trên báo và mạng tin hoc GXVN. Kể từ khi việc thi hang đá được phổ biến, các địa điểm và đơn vị mục vụ cũng như các gia đình tư nhân đã tích cực hưởng ứng nhiệt tình. 19 hang đá dự thi, gồm 5 của các Ðịa Ðiểm Mục Vụ, 8 của các đơn vị mục vụ và 6 của các gia đình tư nhân. Kết quả cuộc thi đã được tuyên bố trước toàn thể cộng đoàn vào ngày lễ BA VUA, 07.01.2007. 

Ngày 17.12.2000, Hội diễn thánh ca đầu tiên đã được tổ chức vói sự tham dự của tất cả các ca đoàn và nghệ sĩ của Giáo Xứ. Từ 2004, đơn giản hơn, nhưng thân mật và có phần học hỏi nhiều hơn, Ban Thường Vụ đã lấy sáng kiến tổ chức buổi họp mặt các ca đoàn trong giáo xứ. Ngày họp mặt mới nhất của các ca đoàn, ngày 29/04/2006 tại Giáo xứ Việt Nam Paris, được tổ chức với mục tiêu “gây tình thân học hỏi, trao đổi  kinh nghiệm hát thánh ca phụng vụ giữa các Ca đoàn, đã qui tụ 12 ca đoàn của Giáo xứ : Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh, Ca đoàn Antony, Ca đoàn Bảo lộc Cergy Pontoise, Ca đoàn Ermont, Ca đoàn Giáo xứ, Ca doàn Sarcelles, Ca đoàn Thiếu Nhi, Ca đoàn Triều Dâng, Ca đoàn Trinh Vương, Ca đoàn Vào Ðời Marne-La-Vallée, Ca đoàn Villiers-Le-Bel, nhóm Nhạc dân tộc. Buổi họp mặt đã được cô Anh Thư, ủy viên Phụng Vụ của Hội Ðồng Mục Vụ tổ chức và điều hành, với sụ tham dự của Ðức Ông Mai Ðức Vinh, Cha Nguyễn Thanh Sang, cha Nguyễn Thanh Ðiển. Buổi sáng, các ca đoàn cùng hát cho nhau nghe. Trên dưới  tám chín chục ca viên tham dự, cùng dùng cơm trưa. Sau trưa, cha Nguyễn Thanh Sang cùng các ca viên trao đổi thêm về hát thánh ca phụng vụ, rồi cùng kết thúc qua một thánh lễ. 

Ðể kết thúc việc tóm lược những sinh hoạt mới thành hình trong quá khứ gần của hiện tại ở Giáo xứ, ta không thể không kể đến hai hoạt động quan trọng khác đã đang được thực hiện. Từ năm 2004 Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh, từ vấn đề bạo trì cơ sở, chi phí điều hành các sinh hoạt, đến lương bổng nhân sự cho ban giám đốc và các các nhân viên làm việc cho giáo xứ. Năm 2006 đánh dấu việc lãnh thổ hoạt động của giáo xứ đã được nới rộng hơn với việc lập địa điểm Antony, do cha Nguyễn Thanh Diển làm tuyên úy. 

2. BIÊN NIÊN NHỮNG HOẠT ÐỘNG CHÍNH YẾU 1998-2007 

1998

· Đại hội hành hương Lộ Đức từ 06 đến 10.08.1998

· Đến cơ sở mới và dâng thánh lễ đầu tiên tại cơ sở mới vào ngày lễ Đức Mẹ lên trời, 15.08.1998 và chuyển giao cơ sở Boissonade cho cộng đoàn công giáo Triều Tiên ngày 31.08.1998.

· Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh được Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ qua quyết định ngày 12.11.1998 của phủ quốc vụ khanh đích thân Đức Hòng Y Jean Marie Lustiger đã đến địa điểm mới của Giáo Xứ và công bố vào lễ Các Thánh Tử Đạo cử hành tại cơ sở mới vào ngày 15.11.1998.

1999

· Ban thường vụ nhiệm kỳ VII ; lưu nhiệm thêm một nhiệm kỳ 2 năm, do Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh làm chủ tịch, từ 1997.

· Sr Anna Huỳnh thị Na qua đời ngày 11.12.1999

· 16 hang đá dự thi triển lãm vào giáng sinh 25.12.1999

· Xuất bản cuốn ‘Hành trang sống thế kỷ XXI’

2000

·        Nhóm Chuyên Gia Đại Hội ra mắt vào chủ nhật 16.01.2000

·        Ngày năm thánh của cộng đoàn để lãnh ân toán xá, cử hành ngày 12.03.2000 tại Vương Cung Thánh Đường Sacré Coeur, Montmartre.

·        Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ nhất 01.05.2000 với năm nhóm chuyên gia, dịch vụ, doanh thương, thân hữu Taxi và xây dựng.

·        Hội diễn thánh ca ngày 17.12.2000 vói sự tham dự của tất cả các ca đoàn và nghệ sĩ của Giáo Xứ

·        Xuất bản 3 cuốn sách ‘Fatima, hòa bình và tình thương’, ‘Đường vào tình yêu’ và ‘Chân phước Giáo hoàng XXIII’.

2001

·        Sư huynh Trần Văn Nghiêm, người đã đóng góp rất nhiều cho Giáo Xứ qua đời ngày 05.04.2001, thọ 93 tuổi.

·        Ban thường vụ HĐMV - GXVN, nhiệm kỳ IX, 2001-2003, do luật sư Lê Ðình Thông làm chủ tịch.

·        Ban Mục vụ Hôn nhân cho ra đời ngày (bồi dưỡng) gia đình tổ chức vào hai ngày 27 và 28.10.2001

·        Nhóm chuyên gia bắt đầu mở phòng trực vào mỗi chiều chủ nhật thứ tư, nha y dược, bắt đầu từ 23.09.2001.

·        Cha Dũng thay cha Cẩn lo việc quản lý.

·        Tu chính lần thứ tư Bản nội quy HĐMV, qua ĐHMV ngày 09/12/2001, đặc biệt tăng nhiệm ky của các thành phần trong BTV lên 3 năm (thay vì 2 năm, như trước đây)

2002

·        Đại hội công giáo vùng Âu Châu từ 02 đến 04.08.2002 tại Lộ Đức.

·        Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 3, ngày 01.05.2002, mạng lưới đầu tiên của Giáo Xứ (sau hai năm cưu mang). Chào đời với tên gọi www.giaoxuvnparis.org

·        Cộng đoàn Giáo Xứ đón Đức Mẹ Lavang vào Giáo Xứ trong hai ngày 12 và 13.10.2002.

·        Ra mắt cuốn I trong bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội (gồm 5 cuốn và 10 quyển sách)

2003

·        Tiếp đón 130 bạn trẻ trên tổng số 90.000 bạn trẻ thế giới về họp tại Paris từ 28.12.2002 đến 01.01.2003.

·        Thánh lễ tại Giáo Xứ được trực tiếp truyền hình trên đài F2 vào chủ nhật 23.03.2003.

·        Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 4, ngày 01.05.2003, Ấn hành cuốn ‘Kỷ yếu Liên Đới Nghề Nghiệp 2003’

·        Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hộĩ’

·        Giáo xứ tích cực tham gia đại hội « Hội Ngộ niềm tin » tổ chức tại Rôma, từ 24 đến 28.07.2003, và góp phần thành hình tập sách « Hội Ðồng Mục Vụ »

·        Cha Ðinh Ðồng Thượng Sách thau cha Trần Anh Dũng lo mục vụ giới trẻ, có thầy sáu vinh viễn Ta Ðình Chung phụ ta. Thánh lễ giới trẻ tổ chức vào chủ nhật 01.11.2003 qui tụ trên 300 người tham dự.

·        Thầ sáu Tạ Ðình Chung chịu chức ngày thứ bảy 04.10.2003

·        Cha Dũng lo mục vụ cộng đoàn Sarcelles, thay cha Nguyễn Văn Cẩn và làm tuyên úu hội yểm trợ ơn gọi. Hội đã tu chính nội qui và bầu Ban Chấp Hành mới vào ngày 05.10.2003

·        Tiếp dón Dức Tân Hồng Y  Phạm Minh Mẫn, và cùng Ngài cử hành thánh lễ kỷ niệm Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày chủ nhật 16.11.2003.

·        16.12.2003, thiết trí hệ thống âm thanh  mới trong nhà nguyện và hội trường chung với kinh phí  22 000€. Ngoài ra một hệ thống tân trang mới cũng đã được thiết bị : đàn pioano numérique, máy chiếu điện tử (vidéo projecteur).

·        Thi hang đá mừng Giáng Sinh. 18 hang đá đạ dự thi từ lễ Giáng Sinh 25.12.2003 đến lễ Thánh Gia 28.12.03. Giải nhất về Marne-La-Vallée.

·        Khánh nhật Hôn nhân tổ chức vào ngày lễ thánh gia 28.12. 03, có 14 dôi tham dự, kỷ niệm 15 năm, 20 năm, 25 năm, 30 năm, 42 năm và 60 năm hôn nhân.

·        Tổng kết mục vụ năm 2003 ở Giáo xứ có 49 em bé rửa tội, 26 người lớn gia nhập giáop hội, 21 trẻ em rước lễ lần đầu, 26 người lớn và 28 trẻ em chịu phép thêm sức, 14 đôi bạn trẻ lãnh bí tích Hôn Phối 10 đôi khác hjọc khoá chuẩn bị hôn phối tại Giáo xứ, nhưng làm lễ nơi khác), 256 ấu thiếu nhi và kha tráng, từ 5 đến 17 tuổi đi học giáo lý và tiếng việt tại giáo xứ, 58 000 người rước lễ chủ nhật.

2004

·        Xuất bản 2 cuốn sách : Tân lịch sử Giáo hội cuốn 3, và 20 năm xuất bản báo Giáo xứ.

·        Lễ thánh Giuse, quan thầy Giáo HộI VN, 19.03.2004, Ban tu thư giáo xứ phát hành cuốn sách thứ 11 : VĂN HOÁ VA ĐỨC TIN, 640 trang, giá bán 20 euros.

·        Ngày gia đình thảo luận về « Trao truyền văn hoá và đức tin cho con cái » đã được các phụ huynh trẻ tổ chức vào ng0y chủ nhật 28.03.2004, qua 2 nhóm thảo luận về 2 đề tài : 1- Trao truyền văn hoá gia đình Việt Nam cho con cái, 2-Trao truyền đức tin gia đình cho con cái.

·        Ngày chủ nhật 18.04.2004 nữ nghệ sĩ Bích Thuận nói truyện  và ra mắt cuốn hồi ký « Từ làng Vân hồ đến Unesco ».

·        Cha Huỳnh Ngọc Tiên tạ thế ngày 18.04.2004. Rấ nhiều tu sĩ và giáo dân đã đén dụ thánh lễ an táng do Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn chủ tế tại Giáo Xứ, lúc 10 giờ, ngày 24.04.2004

·        Ðại hội kỳ 5 của Liên Ðới Nghề nghiệp vào 01.05 tại giáo xứ từ 14 giờ và tiệc thân hữu tại Asia Palace từ 20 giờ, thâu được 3774€, để giúp quĩ truyền giáo tại Việt Nam.

·        Hai ngày Giáo xứ thứ bảy và chủ nhật 15-16.05.2004 năm nay có sư tham gia đông đảo hơn của các đơn vị mục vụ và các hộ đoàn.

·        Ðại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ, Ls Lê Dình Thông và chị Ðào Kim Phượng tham dự các buổi hội thảo của Tổng Ðịa phận Paris về Năm Truyền giáo, đặc biệt trong ngày Ðại Hội 15.05.2004, và các cuộc Hội Luận trong tuần lễ 25-28.10.2004

·        Trong đại Hội Mục Vụ ngày 13.06.2004, một Ban Thường Vụ mới đã được bầu cho nhiệm kỳ X, 2004-2007, với Ls Lê Ðình Thông là Chủ Tịch

·        Triển lãm kết thúc năm Truyền Giáo trong 2 tháng, từ 03.10 đến 28.11.2004 với chủ đề « Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc » (Tv 4,7), qua 4 ngăn : hiện tình truyền giáo trên thế giới, Công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, Giáo xứ Việt Nam thể hiện tinh thần truyền giáo và Phim về truyền giáo.

·Ðể mở đầu năm Thánh Thể (tháng 10.2004*tháng 10-2005), Giáo xứ đã khai trương « Chương trình học hỏi về thánh lễ » 3 phút, kể từ chủ nhật 28.11.2004.  

2005

·        Từ ngày 23.01.2005, Giáo Xứ phát hành “Phiếu Giáo Xứ về Suy niệm Lời Chúa” qua các bài dọc, đáp ca và Tin mừng của mỗi Chủ Nhật, theo bố cục : Chủ yếu, Suy niệm và Cầu nguyện. Thêm trang 4 để ghi những Thông báo mục vụ.

·        Mùa đông 2004-2005 lạnh, các huynh trưởng và nghĩa sĩ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tổ chức nhiều ngày “Chủ nhật công tác xã hội, mang cháo, cà phê nóng cho và thức ăn cho những kẻ không cửa không nhà tại các khu phố nghèo ở Paris.

·        Cha Trần Ðịnh, sinh hoạt tích cực với Giáo Xứ trong những năm thập niên 80, đặc biệt trong nhóm Thần Học Giáo Dân, đã qua đời ngày 14.02.2005, hương thọ 63 tuổi

·        Hai ngày công quả 28.02 và 17.03.2005 đã được ủy viên xây dựng tổ chức để trùng tu cơ sở Giáo Xứ. Trên dưới 20 thành viên trong nhóm Liên đới Xây dựng đã đáp lời mời của Ông Thơm, để đến làm việc công quả này.

·        Ngày Gia đình cho các gia đình trẻ đã được tổ chức vào ngày 13.03.2005. Gs Tạ Thanh Minh Khánh nói lời dẫn nhập vào đề tài “Hạnh phúc gia đình”, để 4 nhóm thảo luận về: 1-Hạnh phúc vợ chồng : tiền bạc ? 2-Hạnh phúc vợ chồng : sức khoẻ và sinh lý ? 3- Hạnh phúc vợ chồng : danh vọng, nghề nghiệp, đam mê cá nhân ? ‘- Hạnh phức vợ chồng : tôn giáo ?

·        Cha Lê Xuân Mừng, trợ bút tích cực của báo Giáo Xứ đã từ trần ngày 27.03.2005, hưởng thọ 94 tuổi.

·        17.04.2005 là ngày sinh nhật thứ 15 của Thư Viện. Luật Sư Lê Trọng Quát và Giáo sư Vũ Quốc Thúc đã thuyết trình về Quận Công Nguyễn Hữu Bài.

·        Tiếp tục truyền thống ngày hội thánh ca của các ca đoàn trong giáo Xứ, ngày 30.04.2005, ngày ca đoàn lần thứ hai đã được tổ chức.

·        01.05.2005, Ðại Hội Lìên Ðới Nghề nghiệp kỳ VI, hội thảo về kinh nghier6m của các nghiệp đoàn. Gs Trần Văn Cảnh đã thuyết trình về đề tài “Từ quan niệm về liên đới trong hiến chương Âu Châu đến kinh nghiệm Liên đới Nghề nghiệp của các nghiệp đoàn chủ”. Ls Lê Ðình Thông thuyết trình về đề tài ”Từ liên đoàn Lao Ðộng đến Liên Ðới Nghề nghiệp”. Ðức Ông Mai Ðức Vinh bổ nhiệm thầy sáu Tạ Ðình Chung và Giáo sư Trần Văn Cảnh làm đại diện cho năm ngành liên đới.

·        Qua lá thơ đề ngày 29.06.2005, Ðức Ông Giám Ðốc Mai Ðức Vinh đã chính thức loan báo với cộng Ðoàn việc thành lập điạ điểm mục vụ mới ở Antony.

·        11.08.2995, 36 bạn trẻ Giáo Xứ Việt Nam lên đường tham dự Ngày Thế giới Giới trẻ lần thứ 20 tại Colohne, nước Ðức, về đề tài “Chúng ta cùng đến thờ lậy Ngài”

·        Thứ bảy 10.09.2005, cùng với các tôn giáo Việt nam khác, Phật giáo, Cao đài, Hoà Hảo, GXVN đã cử hành lễ cầu nguyện liên tôn cho các linh hồn tổ tiên tại crématorium nghĩa trang Père Lachaise Paris. Gs Trần Văn Cảnh điều khiển buổI lễ. Ls Lê Dình Thông cắt nghĩa ý nghĩa của buổI lễ.

·        Thầy Giuse Nguyễn Thanh Ðiển lãnh nhận chức linh mục ngày 01.10.2005 và đã dâng lễ tạ ơn tại Giáo xứ. Tân linh mục sẽ về phục vụ giáo xứ, thay cha Nguyễn Văn Cẩn về hưu.

·        Nữ tu Marie Nguyễn thị Kim Thoa đã làm lễ khấn trọn đời trong tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu theo bậc giáo dân tận hiến ngày 02.10.2005 tại nhà nguyện Giáo Xứ. Chi Thoa là thành viên trong Ban Giám Ðốc Giáo Xứ và phụ trách Lớp Pháp Văn từ nhiều năm nay.

·        Cha Trần Anh Dũng thay thế cha Cẩn lo sổ sách tiền bạc của Giáo Xứ.

·        Chủ nhật 16.10.2005, Giáo xứ cử hành thánh lễ tạ ơn, vinh danh cha Nguyễn văn Cẩn, đã làm việc cho Giáo xứ gần 20 năm, từ 1988 và nay ngài về nghỉ hưu.

·        Trong chương trình hướng đi mục vụ LIÊN ÐỚI TIN MỪNG, ngày 26.11.2005, Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ đã đồng ý đề nghi với cộng đoàn 3 việc cho năm 2006 : 1-Phổ biến và học hỏi hai văn kiện “Tông đồ giáo dân” và “Truyền giáo”, 2-Tiếp tục cây thông truyền giáo trong mùa vọng và mùa giáng sinh, 3-Cầu nguyện và đọc kinh truyền giáo.

2006

·        Phục Sinh 16.04.2006 ra mắt cuốn sách thứ 12 của Ban Tu Thư GXVN : VĂN HOÁ GIA ĐÌNH, 552 trang, giá bán 20 euros.

·        23.04.2006, Ngày Văn Hoá Giáo Xứ do nhóm Thư Viện tổ chức để mừng sinh nhật thứ 20 của thư viện. Khoảng 300 ngườI tham dự. Gs Lê Đình Thông thuyết trình về đề tài ‘Thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản (1865-1911)’. Phần hai nhóm thư viện giớI thiệu Cuốn Hồi ký của nhạc sĩ Phạm Xuân Lôi.

·        29.04.2006, họp mặt của 12 ca đoàn để hát cho nhau nghe và trao đổI về thánh ca và phụng vụ dướI sự hướng dẫn của cha Nguyễn Thanh Sang.

·        01.05.2006, Đại HộI LĐNN lần thứ 7. Khoảng 100 người thuộc 5 nhóm LĐNN đã về tham dự. Bà chưởng khế Mỹ Linh đã thuyết trình về đề tài ‘thừa kế’ rất hấp dẫn.

·        20.05.2006, Ðức Ông Mai Ðức Vinh và một nhóm giáo dân đại diện Giáo Xứ Việt Nam đến dự Lễ tưởng niệm và làm phép mộ cho Ðức Cựu Hoàng Bảo Ðại tại nghĩa trang Passy Paris. Trong diễn văn tưởng niệm, hoàng phi Monique đã nhắc lại rằng Ðức cựu Hoàng đã trở lại đạo công giáo vào năm 1996 với tên thánh là Gioan Roberto.

·        Chủ nhật 28.05.2006, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể cấm trại ở Dourdan, mừng sinh nhật thứ 20 của đoàn.

·        Từ 03 đến 07.08.2006, cùng với 46 Cộng Đoàn Cộng Giáo Việt Nam khác tại Pháp đã trở về Lộ Đức họp mặt kỷ niệm ’30 năm hành trình đức tin của các Cộng Đoàn Cộng Giáo Việt Nam tại Pháp 1976-2006’. Gs Trần Văn Cảnh đã thuyết trình về đề tài ‘Những thách đố đức tin’ và Gs Tạ Thanh Minh Khánh về đề tài ‘Nhiện vụ làm tông đồ của giáo dân’.

·        08.10.2006, HộI Đồng Mục Vụ tĩnh tâm tại nhà dòng các Soeurs Bénédictines trên đòi Montmartre ở quận 18 Paris và học hỏi về đề tài ‘Làm chứng cho tin mừng theo gương các thánh tử đạo Việt Nam’

·        Thi Hang đá kỳ 3, 25.12.2006, với 19 hang đá dự thi. Giải nhất 500 euros đã được trao cho Cộng Đoàn Cergy Pontoise ngày lễ Ba Vua 07.01.2007

·        31.12.2006, lễ Thánh Gia, Giáo Xứ đã tổ chức LỄ MỪNG THƯỢNG THỌ cho các bậc cao niên trên 70 tuổi của Cộng Đoàn. Khoảng 200 vị đã đến tham dự .

2007

·        « Ngày Bệnh Nhân » được thực hiện trong 10 ngày, từ 26/01/06 đến 04/02/06, qua ba việc : bó hoa thiêng cầu nguyện, lần hạt, xin lễ, xem lễ, rước lễ, làm phúc chỉ cho các bệnh nhân ; thánh lễ đặc biệt vào chủ nhật 04/02/2007 cầu cho các bệnh nhân ; và thăm viếng, tặng quà cho các bệnh nhân của Cộng Ðoàn.

·        THÂN HỮU TAXI MỞ TIỆC XUÂN GIÚP CÁC EM MỒ CÔI VÀ KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM Paris, tối 10.02.2007

·        Tết Ðinh Hợi, Tiệc xuân chung cho toàn Giáo Xứ được tổ chức vào trưa chủ nhật 11-02-2007.

·        Giao thừaTết Ðinh Hợi 2007 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris : 20 giờ, tối thứ bảy 17.02.2007, tất cả các giáo hữu tụ họp tại giáo xứ, khởi đầu bằng phần canh thức.

  

LỜI KẾT 

Qua những dòng trên đây, điều hiển nhiên mà ai cũng nhận thấy là những hoạt động ở Giáo Xứ Việt Nam Paris đã được phát triển rất nhiều, từ 1980, và nhất là từ 1998, từ khi mà Giáo Xứ dời về trụ sở mới ở quận 17 Paris. Trong quá khứ cũng như ở hiện tại, động lực chính yếu làm cho một đoàn thể, một tổ chức phát triển là nhân sự lãnh đạo. Tôn tử đã đưa ra 5 yếu tố quyết định thành công thất bại, trong đó chủ tướng, tức là người lãnh đạo, giữ một chỗ quan trọng. Linh mục là người được Chúa tuyển chọn để làm tư tế, làm thầy dậy và làm lãnh đạo. Trong giáo hội, một giai cấp đặc biệt đã được tuyển chọn để lãnh đạo, mà khởi đầu là linh mục, lãnh đạo trong đơn vị « hành chánh » căn bản của Giáo Hội, là giáo xứ. Tất cả các linh mục trên thế giới, triều hay dòng, đều được đào tạo theo một tinh thần, một chương trình, dài vắn có khác, nhưng các điều căn bản đều giống nhau. Giáo xứ Việt Nam Paris, từ khởi đầu đã được lãnh đạo bởi những linh mục ưu tú của Giáo Hội Việt Nam. Truyền thống ấy vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Thêm vào đó, những người cộng tác trực tiếp với các linh mục, đặc biệt những thành viên trong Hội Ðồng Mục Vụ và trong Ban Thường Vụ đều là những người có lòng đạo và có tài lực. Từ bốn nhiệm kỳ vừa qua, Hội Ðồng mục vụ đã được điều khiển bởi một bác sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Ðỉnh và một luật sư, luật sư Lê Ðình Thông. Và giữa các tín hữu với nhau, dẫu là giáo sĩ hay giáo dân, trẻ hay già, giầu hay nghèo, có học nhiều hay có học ít, luôn luôn có sự tôn kính lẫn nhau, có sự tương trợ lẫn nhau. Các công việc, nhờ vậy, nhiều hay ít, ai làm được gì thì tuỳ phương tiện và trách nhiệm của mình mà làm, có tính cách tích cực nhiều hơn. Nhờ đâu mà có những kết quả tốt đẹp ấy ? Dĩ nhiên là nhờ Hồng Ân của Chúa. Nhưng về phía nhân tính, ta cũng có thể hỏi rằng có phải là do cách làm việc đúng đường, hợp với lòng dân, thuận với ý trời, có nguyên tắc, có phương pháp, có đức độ của các cha, những người đã được đào luyện trong sứ mệnh lãnh đạo chăng ?

Paris, ngày 01.03.2007

Tác giả Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!