.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I/I. Hai Mươi Ba Cộng Đoàn Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương II/I. Diễn Tiến Một Ơn Gọi Đi Tu Dòng Mến Thánh Giá

Chương III/I. Vài Hàng Tiểu Sử Giám Mục Lambert de La Motte

Chương IV/I. Năm 1670, Năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá

Chương V/I. Đặc Sủng hay Đoàn Sủng Ơn Gọi Cao Quí “Mến Thánh Giá”

Chương VI/I. Những Chặng Đường Mền Thánh Giá Việt Nam

Chương VII/I. Một Thí Dụ Về Sinh Hoạt Của Nữ Tu Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương VIII/I. Một Báo Cáo Tổng Kết Điển Hình

Phần Hai : Giới Thiệu Từng Hội Dòng

Chương X/II. Giáo Tình Huế

Chương XI/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương XII/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương Kết Luận

Một Số Tài Liệu Tham Khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
“Mến Thánh Giá” (1670-2008)
Tác giả: Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
CHƯƠNG VII/I. MỘT THÍ DỤ VỀ SINH HOẠT CỦA NỮ TU MẾN THÁNH GIÁ VIỆT NAM

 Cho đến nay, không có một Trung Tâm Huấn Luyện Liên Dòng Mến Thánh Giá. Nhưng trong quá trình nghiên cứu, có thể thấy một thi dụ trước mắt có thể là bao quát nhất về vấn đề liên hệ đến nhiều mặt sinh hoạtm hoạt động như huấn luyện của các hội dòng Mến Thánh Giá Việt Nam. Nhưng vấn đề đó có thể được tổng hợp chung nhất cho các hội dòng Mến Thánh Giá Việt Nam theo đuổi. 

Chúng ta đã nói đến con số các nữ tu Mến Thánh Giá theo số lương. Số lượng cũng quan trọng, nhưng quan trọng nhất là chất lượng, tức là trình độ tài đức của các nữ tu hiện có. Ta có thể hình dung nhưng con số đó như sau theo bức tranh của Niên Giám 2005: 

Về nhân sự, trong tổng số ngoài 4450 nữ tu, có 3059 khấn trọn, 1391 tạm khấn, 275 tập sinh I, 273 tập sinh II, 501 tiền tập, 2172 đệ tử.

Về độ tuổi , trong số khấn trọn và tạm khấn, 836 trên 65, 883 từ 50 đến 64, 993 từ 35 đến 49, 1573 dưới 35, 646 mất sức lao động

Về văn hóa, nữ tu khấn trọn, 1010 cấp II, 1225 cấp III, 337 đai học. Nữ tu tạm khấn va tập sinh, 26 cấp II, 1668 cấp III, 198 đại học.

Về hoạt động truyền giáo và đoàn thể, 1437 giáo lý trẻ em, 478 giáo lý tân tòng, 172 dạy dân tộc ít người, 682 lo ca đoàn, 281 lo các đoàn thể khác.

Về giáo dục mẫu giáo, nhà trẻ, 64 dậy cấp I, 3 dây cấp II. Có 1378 dậy trường Hội Dòng, 21 chị dạy trường nhà nước, 145 dậy các lớp tình thương.

Về xã hội, 99 nữ tu coi sóc phòng khám của Hội Dòng, 22 tại phòng khám nhà nước, 11 tại cơ sở người tàn tật, 11 ở trại phong, 6  phục vụ tại trại tâm thần, 18 tại trại câm điếc, 13 phục vụ tại trường mù, 6 lo chị em hoàn lương, 46 dạy nghề, 9 lo trẻ bụi đời. 

Các Hội dòng cũng tham dự vào việc đào luyện về Thần học, Linh Đạo, Thánh Kinh, Mục Vụ. Từ 1992, hằng năm mỗi hội dòng thường gửi hai nữ tu theo họ Lớp Thần Học Liên Dòng tại Đại Chủng Viện Giuse Sàigòn. Lớp Thần Học cơ bản thuộc 7 hôi dòng được mở tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán khai giàng ngày 4/9/1999 cho 70 nữ tu trẻ kéo dài ba năm, tương tự lớp Liên dòng ở đại chủng viện, có thể truyền đạt di sản tinh thần MTG. Các nữ tu MTG cũng được gửi học ở nước ngài đáp ứng điều kiện ngày nay. 

 “Chính Chúa Thánh Thần, thay vì đem những kẻ được Chúa Cha mời gọi khỏi dòng đời, lại để họ phục vụ các người anh em theo những phương thức riêng cho từng bậc sống, đồng thời thúc dục họ hoàn thành nhiều sứ mệnh đặc biệt, phù hợp với những nhu cầu của Giáo Hội dòng, nhờ đó Giáo Hội được trang điểm bằng những ân ban khác nhau từ những con cái của mình như tân nương trang điểm để đón tân lang, (Kh 21,2) và nhờ đó Giáo hội được trang bị nhiều phương tiện khác nhau để hoàn thành sứ mệnh của mình trên trần gian (Vita consecrata 19) 

I. Các Hoạt Động Xã Hội,

1. Theo tinh thần Công đồng Vatican II sứ mạng của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng cho các dân tộc, với bản chất của Giáo Hội là truyền giáo.  

Theo đường lối của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 người nữ tu MTG “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”, vì thế các Hội Dòng đều đã có những công tác xã hội, bác ái giúp đỡ phục vụ mọi người qua các hoạt động Người tu sĩ không ngồi để chờ người khác đến với mình, nhưng noi gương Chúa Giêsu mà “đến với anh chị em”. 

Theo tinh thần Đấng Sáng Lập người nữ tu MTG theo sát tinh thần Phúc Âm, đến với mọi người trong thái độ kính trọng, hiền hòa và rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những công việc phục vụ thiết thực”.   

2. Mở các lớp huấn nghệ như may mặc, thêu đan. Hai ngành này trong mỗi hội dòng thường có một số nữ tu được đào tạo tay nghề nhiều năm hay có nhiều kinh nghiệm, chuyên trách.

Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho những người nghèo, neo đơn.  Các Hội dòng có một hay nhiều phòng thuốc thường trực do Nữ tu Y sĩ về lãnh vực Đông và Tây Y. 

Chương trình giúp vốn tín dụng tiết kiệm cho người nghèo và chương trình học bổng di dân Thành phố và các Tỉnh.  Xây nhà tình thương và  cung cấp nước sạch cho những gia đình nghèo. 

Nuôi dưỡng cô nhi, góa phụ, người già neo đơn:  như năm 2002 tại Cái Nhum Hội Têrêxa đã giúp xây một nhà hưu dưỡng để nuôi những người già neo đơn.  Ngoài ra tại Nhà Dòng có 3 Chị Em cùng với các Linh mục cộng tác. Nhiều nữ tu ở trên 30 họ đạo cũng đi thăm viếng chăm sóc trên 3.000 cụ già tại cộng đồng địa phương cũng như trên toàn quốc.  

3. Tại nhiều cơ sở của các Hội Dòng cũng đã mở thêm những điểm tại cộng đoàn địa phương để giúp người nghèo và người Dân tộc:                            

Có nơi Hội Dòng có tổ chức nuôi Tôm, Cua biển và Dê để giúp cho những người nghèo, như: đào giếng nước, giúp ghe chài lưới, vốn nuôi dê, thuốc men, quần áo tập sách và học bổng cho học sinh nghèo.

 Có Hội dòng giúp vốn cho dân tộc nuôi bò, trồng trọt, giúp học bổng, đào giếng nước và thuốc men, quần áo cho người dân tộc.

Ngoài các việc làm tại các cơ sở chị em cũng được nhà nước mời tham gia vào các ban ngành đoàn thể như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội bảo trợ người tàn tật, Ban vận động đời sống văn hoá xã, huyện.

 

II. Hoạt Động Tông Đồ Mục Vụ 

Các Hội Dòng cũng thi hành các hoạt động tông đồ truyền giáo qua các công tác như:

Thăm viếng, ủy lạo những người nghèo khổ, neo đơn, những người già, bệnh tật và những người bị gia đình hay xã hội bỏ rơi.

Đem Mình Thánh Chúa cho những người già, người bệnh, không đến nhà thờ được.

Giúp chưng dọn trong nhà thờ, làm cho Nhà Chúa nên trang nghiêm sạch đẹp hơn, cộng tác với quý linh mục giúp để việc phụng thờ Chúa được tốt đẹp hơn.

Giúp các linh mục trong việc dạy giáo lý hôn nhân, thêm sức rước lễ, tân tòng cũng như trong các trường hợp cần thiết khác.

Giúp việc đàn hát trong nhà thờ, sinh hoạt thiếu nhi, cũng như giúp giữ trẻ, là nhịp cầu để các trẻ giao lưu học hỏi những nguyên tắc sống cơ bản trong xã hội

 

III. Các Bậc Huấn Luyện  

Các Hội dòng đặc biệt lưu tâm và nỗ lực chiêu mộ ơn gọi cũng như đào tạo trong các nhà huấn luyện, nơi mà các nữ tu MTG từng được luyện tập và trao dồi, để có khả năng sống đức tin trong chiều kích chiêm niệm và tông đồ như ý định của Đấng Sáng Lập. Tuy chưa hoàn toàn thống nhất, nhưng các hội dòng Mến Thánh Giá nói chung tiến theo các qiai đoạn như sau:   

1. Đệ Tử Viện:  Giai đoạn đệ tử là một giai đoạn chưa được ấn định rõ rệt và có qui củ trong chương trình huấn luyện.  Nhưng được đặt ra để nâng đỡ ơn gọi ở vùng quê xa xôi, nơi không có điều kiện học hành, cũng như để chuẩn bị cho ứng sinh vào giai đoạn huấn luyện khởi đầu.  Các em được nhận vào học ở các cấp 2 và cấp 3 tại các nơi thuận tiện cho việc học của các em.  Thời gian chuẩn bị nầy tùy vào trình độ văn hóa và đời sống tâm linh của từng ứng sinh.

2. Thỉnh Viện:  Các em hoàn tất chương trình phổ thông cấp III hoặc các chương trình chuyên môn với những điều kiện căn bản được nhận vào thỉnh viện. Trong giai đoạn nầy các em được học hỏi về giáo dục nhân bản, giáo lý, tiểu sử Đấng Sáng Lập và lịch sử Dòng để hiểu biết và mộ mến ơn gọi đời tu Mến Thánh Giá nơi Hội Dòng.

3. Tiền Tập Viện: Đây là thời gian giúp ứng sinh nhận biết, nhận ra ơn gọi của mình và làm quen với nếp sống của Hội dòng.  Đồng thời giúp Hội dòng tìm hiểu khả năng sống đời tu của ứng sinh nhờ việc đồng hành thiêng liêng, và chia sẻ cuộc sống trong sinh hoạt hằng ngày.

4. Tập Viện:  Dù đã có thời gian chuẩn bị ở Tiền Tập viện, nhưng Tập viện mới thực sự là giai đoạn khởi đầu đời sống trong Hội dòng, là thời gian quan trọng nhất trong hành trình huấn luyện, thời gian nầy là hai năm.  Đây là giai đoạn nhằm giúp ứng sinh nhận biết chắc chắn, rõ ràng hơn ơn gọi của mình và Dòng Mến Thánh Giá.  Đây là lúc ứng sinh thực nghiệm lối sống của Hội dòng, rèn luyện trí tuệ và trái tim theo tinh thần Dòng.

5. Kinh Viện: Đây là giai đoạn sau khi khấn tạm, là giai đoạn phối hợp giữa việc tông đồ và việc học hỏi thêm về tu đức cũng như các ngành chuyên môn cần thiết cho đời sống tu trì và phục vụ. 

 

IV. Sinh Hoạt Nội Bộ Trong Các Cơ Sở Huấn Luyện

Các giai đoạn huấn luyện với chương trình học tiếp nối: giáo dục nhân bản, nuôi dưỡng đức tin qua việc tập sống cầu nguyện, dâng thánh lễ,  học hỏi giáo lý, tu đức, chia sẻ và suy niệm Lời Chúa, đồng hành thiêng liêng.  Đời sống tâm linh được chú trọng và đào sâu vì đây là nền tảng cho cuộc đời tận hiến. 

 Tùy vào khả năng, ứng sinh sẽ được học các môn năng khiếu: vi tính, đàn, nhạc, điều khiển ca đoàn, thêu, may, nữ công gia chánh v.v.., để các em có thể là những người thiếu nữ Việt nam với tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh trước khi là một nữ tu hữu hiệu hầu giúp cho việc tông đồ sau nầy.

Ngoài việc học theo chương trình ấn định như vừa kể trên, các em thực tập các điều đã học qua công việc hằng ngày, và có giờ lao động nhất định như phương thế sinh sống. Có của nuôi hồn cũng như nuôi xác, cùng nhau dùng bữa để chia sẻ và thắt chặt tình tương thân tương ái.  Những trò chơi, giải trí, sinh hoạt để phát triển thể xác cũng như trí tuệ cũng được chú trọng trong chương trình huấn luyện cho các em.

Các ứng sinh cũng có cơ hội đi tham quan để mở mang kiến thức, hành hương để phát triển lòng đạo đức, mộ mến các vị thánh, những nơi thánh và di tích thánh, đi tắm biển, giải trí... 

Tất cả sinh hoạt đều hướng tới việc giúp ứng sinh xác tín mình được Chúa kêu gọi và muốn đáp trả lại tiếng gọi của Chúa cách chân thành, dựa trên tinh thần siêu nhiên, lòng ham thích cầu nguyện và sẵn sàng phục vụ. 

 

V. Vấn Đề Huấn Luyện Trong Kinh Viện 

Chương trình kinh viện nhằm kiện toàn việc huấn luyện khởi đầu và hướng dẫn chị em tiến đến sự dâng hiến trọn vẹn và dứt khoát cho Chúa Kitô trong đời sống tu trì.  Tông Huấn “Giáo Hội tại Châu Á” mở ra cho người nữ tu Mến Thánh Giá hướng đi rất phù hợp. 

Đó là khả năng thích ứng và hội nhập, đối thoại và lắng nghe, âm thầm nhẫn nại trước những khó khăn, nhạy bén và linh động trước những vấn đề của con người hôm nay, bình tĩnh hơn khi va chạm giữa người với người và giữa người với cuộc sống.  Nhờ vậy, đời sống trở nên thâm trầm và phong phú về nhiều mặt, nhất là trên bình diện ân sủng, chị em biết mình sâu sắc và nhận được nguồn trợ lực, để làm việc hăng say, tận tụy hơn. 

 

VI.  Thường Huấn Cho Các Đối Tượng 

Theo Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến:

 “thường huấn là một đòi hỏi của việc thánh hiến tu dòng.  Tiến trình đào tạo, không bị giới hạn vào giai đoạn sơ khởi; do các giới hạn của con người, người được thánh hiến không bao giờ có thể coi là đã hoàn tất nơi mình, việc thai nghén con người mới, con người mà trong mọi hoàn cảnh sống, đều có những tâm tình của Chúa Giêsu.  Do đó, việc đào tạo sơ khởi phải được củng cố bằng việc thường huấn, đặt người tu sĩ trong thế sẵn sàng để được đào tạo mỗi ngày trong đời mình.” (VC 69) 

Vì thế các nữ tu trong Hội Dòng, sau giai đoạn sơ khởi, được tiếp tục huấn luyện qua các khóa bồi dưỡng định kỳ, đặc biệt, và chuyên môn cùng với các chương trình tĩnh tâm tháng và năm.  Việc huấn luyện nầy nhằm để giúp cho các nữ tu ngày càng trưởng thành hơn trong ơn Chúa và hữu hiệu hơn trong việc phục vụ cho Nước Trời. 

 

VII. Cảm Nhận Hạnh Phúc Tu Trì Dòng Mến Thánh Giá               

Chúa đã chọn gọi và Người lại sai đi, hạnh phúc được nhận lãnh cũng là hạnh phúc được trao hiến.  Người nữ tu Mến Thánh Giá đã cảm nhận được tình Chúa ban cho mình và cũng mong muốn cho mọi người cũng cảm nhận được tình yêu đó nên đã vâng lời Chúa “lên đường” để  loan báo cho các loài thụ tạo biết rằng Thiên Chúa Yêu Thương Loài Người.  

Người nữ tu Mến Thánh Giá phải lên đường mỗi ngày tức là mỗi ngày làm cho sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chính mình ngày càng rõ nét, mỗi ngày càng nên đồng hính dạng với Bạn Chí Thánh của mình, mỗi ngày làm cho tình yêu Chúa ban cho mình được phản ánh đầy đủ hơn nơi những thụ tạo mình giao tiếp … Đó là những gì mà Chị Em Hội Dòng Mến Thánh Giá đang cố gắng đạt tới …

 

VIII. Muốn Tìm Hiểu Thêm Hội Dòng Mến Thanh Giá  

Tồn Chỉ Lý Tưởng

Yêu mến Chúa Giêsu Thánh giá, đối tượng duy nhất.

Giúp hàng giáo sĩ.  Lo cho giới nữ, giới trẻ, lương dân, nhất là người nghèo, giáo dục trẻ em.

Tinh thần cũng gọi là Linh Đạo của Dòng, theo 3 chiều kích: Khổ Chế, Chiêm niệm và Tông Đồ. 

Điều Kiện Gia Nhập 

Thiếu nữ từ 15 đến 25 tuổi.

Tốt nghiệp phổ thông trung học cấp II hoặc cấp III, hoặc có nghề nghiệp chuyên môn.

Có sức khỏe, thể lý và tâm lý bình thường.

Giấy giới thiệu của Cha xứ hay của chị phụ trách cộng đoàn.

Chứng thư Rửa Tội, Thêm Sức và chứng thư Hôn Phối của Cha mẹ. 

Thời biểu các Giai Đoạn Huấn Luyện

Thời gian tìm hiểu và đệ tử: 1 - 3 năm. Thỉnh viện (sau khi tốt nghiệp cấp III) : 1 - 3 năm. Tiền Tập Viện: 6 tháng – 1 năm. Nhà Tập năm I: 12 tháng. Nhà Tập năm II: 1 năm. Khấn tạm: 6 năm. Khấn trọn.

Đời người có ý nghĩa khi người ta hiến đời mình cho một lý tưởng chính đáng và cao đẹp,

Tác giả Gs. Đỗ Hữu Nghiêm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!