.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I/I. Hai Mươi Ba Cộng Đoàn Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương II/I. Diễn Tiến Một Ơn Gọi Đi Tu Dòng Mến Thánh Giá

Chương III/I. Vài Hàng Tiểu Sử Giám Mục Lambert de La Motte

Chương IV/I. Năm 1670, Năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá

Chương V/I. Đặc Sủng hay Đoàn Sủng Ơn Gọi Cao Quí “Mến Thánh Giá”

Chương VI/I. Những Chặng Đường Mền Thánh Giá Việt Nam

Chương VII/I. Một Thí Dụ Về Sinh Hoạt Của Nữ Tu Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương VIII/I. Một Báo Cáo Tổng Kết Điển Hình

Phần Hai : Giới Thiệu Từng Hội Dòng

Chương X/II. Giáo Tình Huế

Chương XI/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương XII/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương Kết Luận

Một Số Tài Liệu Tham Khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
“Mến Thánh Giá” (1670-2008)
Tác giả: Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
PHẦN HAI : GIỚI THIỆU TỪNG HỘI DÒNG

 Theo Niên Đại Thành Lập Trong Mỗi Giáo Tỉnh 

Chương IX/II. Giáo Tỉnh Hà Nội

 1. Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao (1670, Nam Định, Bùi Chu),  

Nhà Thờ Kiên Lao, Nam Định

http://www.skyscrapercity.com/
showthread.php?t
=385996&page=40 

Trong lịch sử thành lập Đòng Mến Thánh Giá Việt Nam, Kiên Lao vẫn được coi là chiếc nôi sinh thành của các cộng đoàn Mến Thánh Giá ở từng giáo phận trên cả nước

Cơ sở đầu tiên được thiết lập ở Giáo Phận Đàng Ngoài năm 1670.

Trong những năm bách hại Công Giáo dưới thời Minh Mạng (1820-40) và Tự Đức (1847-1883), một số chị em Mến Thánh Giá Kiên Lao đã chịu hy sinh tử vì đạo. Các chị em lâm vào nhiều hoàn cảnh thiếu thốn, ngặt nghèo, bức bách về nhiều phương diện, nên việc tổ chức Dòng bị ngăn cản, đàn áp, cấm cách, không thể phát triển được, dù đây là ở chính giữa vùng có mật độ dân số tín đồ đông nhất vì được truyền đạo sớm nhất trong đồng bằng Bắc Kỳ.

Mãi đến năm 1951, Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã xin Tòa Thánh cải tổ Dòng Mến Thánh Giá có lời khấn theo giáo luật.

Nhưng năm 1954, một số chị em di cư vào Nam chuyển thành Dòng Trinh Vương. Năm 1969, khi dòng Trinh Vương được thành lập tại Bùi Chu, thì hầu như không còn Dòng Mến Thánh Giá ở Bùi Chu.

Ngày 2/3/1998, GM Giuse Maria Vũ Duy Nhất muốn tái lập Dòng Mến Thánh Giá trong giáo phận Bùi Chu. Một số nữ tu Dòng Trinh Vương, vốn gốc Dòng Mến Thánh Giá, được chuyển lời khấn, trở về với danh tính dòng Mến Thánh Giá.

Theo quyết định của Giám Mục, ai muốn trở về dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao, phải bỏ lại toàn thể tài sản cho dòng Trinh Vương. Vì thế Nhà Mẹ Dòng Mến Thánh Giá ở Kiên Lao vẫn chưa được phục hồi. Dòng hiện nay chỉ có một tu xá ở Ninh cường, do ông Trùm Ngọc dâng tặng, dành  cho một số nữ tu cao niên cư ngụ. Các nữ tu Mến Thánh Giá vẫn phân tán trong nhiều giáo xứ và tạm ngụ ở các nhà giáo dân có điều kiện thuận lợi.

Ngôi nhà của Dòng đã hơn 300 năm, hiện nay không thể sử dụng được nữa; vì vậy, các chị em đang được Giám mục Địa Phận cho đến ở nhờ Nhà Hưu Dưỡng của các Linh mục trong khuôn viên Tòa Giám Mục Bùi Chu. Các em Tập Sinh đượcgửi vào Miền Nam và được các nữ tu của 7 Hội Dòng Mến Thánh Giá nơi đó huấn luyện.

Cuộc sống vật chất chẳng có gì, ngoài 3 sào ruộng mỗi vụ lúa thu được khoảng 420 kg gạo, nên Bề Trên Phạm Thúy Cậy phải vào trong Miền Nam để vận động các ân nhân giúp đỡ phát triển các ơn gọi của Dòng.

Bên cạnh đó, dù cuộc sống Hội Dòng khó khăn thiếu thốn, trong khi đi phục vụ ở các cứ điểm truyền giáo, các nữ tu đã gặp rất nhiều trẻ mồ côi, khuyết tật, các cháu sơ sinh bị bỏ rơi tại Bệnh Viện, các cụ già không nơi nương tựa, các phụ nữ lầm lỡ bị xã hội đào thải! Những thành phần này Hội dòng đã đón rước và có khoảng 40 người được tiếp nhận. 

Về nhân sự, Hội Dòng hiện nay gồm 119 chị em (40 Khấn sinh, 11 Tập Sinh, 18 Tiền Tập Sinh,. 50 Đệ Tử).

Hội dòng chưa có trụ sở Nhà Mẹ, nhưng hoạt động tại ba địa điểm là Ninh Cường, Xuân Hà và An Bài với 14 địa điểm thuộc các xứ họ trong Giáo Phận, cùng với 2 điểm nuôi các cháu mồ côi khuyết tật, các cụ già không nơi nương tựa và các cháu nhỏ sơ sinh bỏ rơi tại Bệnh Viện.

Địa chỉ tạm thời là Hội Dòng Mến Thánh Giá Kiên Lao Bùi Chu
c/o Nhà Hưu Dưỡng Tòa Giám Mục Bùi Chu, Xã Xuân Ngọc, Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đt : 0350 874946
.
Dđ: 091.2559184
Email:
dongmtgkl03@yahoo.com .
Bề Trên đương nhiệm là Nữ tu
Hyacinta Phạm Thúy Cậy.

 

2. Dòng Mến Thánh Giá Bái Vàng (1670, Hà Nội)

Nhà Thờ Bái Vàng (Bái Xuyên) Hà Tây

http://www.skyscrapercity.com/
showthread.php?t=
385996&page=13

Khi đã đi kinh lược Đàng Ngoài, thay Giám Muc François Pallu, Giám mục lập Dòng nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên ở Kiên Lao.

Ngày thứ tư lễ Tro, 16/02/1670, Giám mục Lambert nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Anê và Phaolô tại Phố Hiến, trên chiếc thuyền neo trên sông Hồng, thuộc một chỗ trong tỉnh Hưng Yên, đối diện với làng Bái Vàng này. Làng Bái Vàng hay Bái Xuyên nay thuộc huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội chừng 45 km về phía Đông Nam.

Sau lễ khấn của hai chị, Giám mục vội vã lên tầu về Ayuthia. Lợi dụng thời giờ trên tầu, ngài đã biên soạn xong bản luật dòng Mến Thánh Giá và ký nhận ngày 26/02/1670.

Ngài gởi bản luật dòng này cho hai chị A và Phaolô, kèm theo một bức thơ, đặc biệt nhắn nhủ:

« Mục tiêu chính yếu của đời sống tu trì của chị em chúng con là tiếp tục đời sống thương khó của Chúa Giêsu Kitô, là cầu xin với Người cho lương dân và cho người công giáo tội lỗi được ăn năn trở lại, bằng những lời kinh nguyện của chúng con, bằng những việc ăn chay hãm mình, và bằng nước mắt đổ ra của chúng con. Nhưng đặc biệt, chúng con phải chú trọng điều này, là phải làm những việc thánh thiện đó, như là làm thay cho Chúa Giêsu Kitô ».

Đây chính là nội dung trở nên cương lĩnh linh đạo chung cho toàn thể Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam.

Từ khi thành lập, đến đầu thế kỷ XX, tại khắp địa phân Tây Đàng Ngoài sau này là Hà Nội, đã có nhiều cộng đoàn nữ tu Mến Thánh Giá được xây dựng (lúc đó cho đến đầu thế kỷ XX, ít nhất ở đồng bằng Bắc Kỳ, người bình dân vẫn gọi các nữ tu này là các bà mụ) :

Mười sáu (16) nhà (cộng đoàn) liên hệ của Hội Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội cụ thể lần lượt tại các lãnh thổ nay là:

 

Biểu Đồ 7. Mười Sáu Nhà Mến Thánh Giá Gp Hà Nội  

Thứ tự

Nhà (Cộng Đoàn)

    Chú thích

(1)

(2)

(3)

1

Bái Vàng

(Bái Xuyên, Phú Xuyên, Hà Tây)

2

Kẻ Tiên

( ?)

3

Kẻ Báng

(Xuân Bảng hay Báng Già, Nam Định

4

Trình Xuyên

(Kẻ Trình, Nam Định)

5

Kẻ Sở

(Kẻ Sở, Hà Nam)

6

Bích Trì

(Kẻ Đầm, Hà Nam)

7

Kiện Khê

(Hà Nam)

8

Kẻ Tâng

(An Phú, Hà Nam)

9

Kẻ Non

(Cấm Sơn, Hà Nam)

10

Đạo Truyền

(Hà Nam)

11

Phú Đa

(Hà Nam)

12

Công Xá

(Hà Nam)

13

Bút Đông

(Trác Bút, Hà Nam)

14

Kẻ Sải

(Tụy Hiền, Hà Tây)

15

Kẻ Nghệ

(Phú Mỹ Hà Tây)

16

Kẻ Vồi

(Hà Hồi, Hà Tây)

  

Định chế dòng tu giáo phận này, sau nhiều thử thách, được xác nhận chính thức trong Công Đồng Đông Dương năm 1934. Tuy hoàn cảnh và nhu cầu lần lượt Dòng Mến Thánh Giá được thành lập ở các giáo phận tại Đàng Ngoài và Đàng Trong Việt Nam. 

Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội từ năm 1670 đến năm 1936 đã trải qua một đợt cải cách lần đầu tiên lớn lao. Giám Mục Chaize Thịnh cậy nhờ các nữ Kinh Sĩ Dòng Thánh Augustin giúp đào tạo các nữ tu Mến Thánh Giá để có thể khấn theo Giáo Luật. Nhưng Dòng mới chỉ chọn một số chị trẻ có khả năng trong các nhà.

Theo kế hoạch đó, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội  từ 1941 đã có hai thành phần: nữ tu được cải tổ có lới khấn theo giáo luật năm 1954 di cư vào Nam nay là dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm. Thành phần kia vẫn giữ hình thức giữ lời khấn riêng tư như trước.  

Năm 1954, Giám Mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Giáo phận Hà Nội, đã nhờ Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm giúp cải tổ đợt hai toàn dòng. Khi Giáo Phận Hà Nội xin phê chuẩn luật mới, Tòa Thánh đã xác định dòng đã cải tổ một lần, nếu cải tổ lần thứ hai thì phải lấy en c, Nhưng các nữ tu Mến Thánh Giá không muốn đổ tên, nên việc cải tổ lần hai chấm dứt.

Trước kia Dòng Mến Thái Giá Hà Nội chỉ hoạt động ở nông thôn do nhu cầu thực tế từ thời kỳ cấm đạo. Khi có biến cố Hiệp Định Genève 20/7/1954, các dòng tu khác về cơ bản cũng di cư vào Nam. Nhưng theo quyết định của Bề Trên, các thành phần được cải tổ cũng di cư vào Nam, các các thánh phần khác vẫn ở lại miền Bắc để phục vụ truyền giáo.. Vì thế hầu hết các nhà Mến Thánh Giá  Hà Nội vẫn còn, chỉ mất nhà Tiên và nhà Sải. Giám mục Hà Nội triệu tập ở rải rắc nhiều nơi trong địa phận về số 72 Nguyễn Thái Học và nhà số 31 Phố Nhà Chung. Nhà Nguyễn Thái Học trở thành nhà Mẹ. Nhưng năm 1960, nhà nước trưng dụng Nhà 72 Nguyễn Thái Học làm Bệnh viện, khiến tất cả các chị phải chuyển về sinh hoạt tại số 31, Phố Nhà Chung 

Năm 1965, nhà nước lại đi thêm một toan tính nữa là trưng dụng thâm một phần lớn tòa nhà này, chỉ dành chi các nữ tu Mến Thánh Giá. Bề Trên cho các nữ tu của hai nhà tại Hà Nội thành một Cộng Đoàn Thánh Giá. Nhà Thánh Giá trở nên nhà Mẹ của Hội Dòng Mến Thánh Giá của Giáo Phận Hà Nội. 

Năm 1978, Khi Hồng Y Tổng Giám Mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn lên quản nhiệm giáo phận, ngài cho thực hiện ý định cải tổ từ lâu mong ước cho các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội. Ngày tiến hành soạn thảo luật mới và xin Tòa Thánh chấp nhận và cho phép thi hành. Đến năm 1983, Năm Thánh Cứu Độ, ngày 14/9/1983, lễ Tôn vinh Thánh Giá, 7 nữ tu lớp đầu tiên, tức là Ban Phụ Trách toàn thể nhà dòng Khóa I, đọc lời khấn trọn đời trước mặt Hồng Y chứng dám. Tiếp theo là lớp thứ hai ngày 29/9/1983 có 45 nữ tu và lớp thứ ba ngày 13/10/1983 với 15 nữ tu. Hiện nay, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội có 20 nhà khác nhau cho 106 nữ tu khấn trọn, 79 nữ tu khấn tạm, và 16 tập sinh, 16 tiền tập, 60 đệ tử.

Nhà Mẹ ở 31 Phố Nhà Chung, Hà Nội. Đt : 04 8287061 / 8248643.

Bế Trên đương nhiệm : Têrêxa Nguyễn Thị Ngọc Lâm (sinh 15/3/1935, khấn tư 8/12/1959, khấn trọn 14/8/1983

 

3. Dòng Mến Thánh Giá Vinh (1846) 

Tập Viện Xã Đoài

http://www.hbtog.org/tapvienXaDoai/index.htm 

Khi giáo phận Vinh thành lập trên đất Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình vào năm 1846, trong thực tế đã có 8 nhà phước Mến Thánh Giá với 220 nữ tu. Từ đó, số lượng các nữ tu thay đổi tùy theo tình hình thời cuộc. Năm 1892, có 175 nữ tu trong 8 tu xá.

Năm 1938, thống kê cho biết có 164 nữ tu trong bảy nhà.

Năm 1952, Hội dòng được cải tổ có lới khấn công khai theo giáo luật.

Sau năm 1954, tại giáo phận Vinh, chỉ có một hội dòng duy nhất là dòng Mến Thánh Giá Vinh

Năm 1959, Hội dòng có 324 nữ tu

Năm 1964, vì tình hình có chiến tranh ác liệt, và do đó có lệnh cấm tập trung, nên hai cộng đoàn ở Hà Tĩnh phải giải thể, khiến các nữ tu phải về tu tại gia.

Năm 1968, hai nữ tu bĩ tử thương vỉ bom đạn.

Nhà Mẹ Xã Đoài bị thiêu rụi, 14 nữ tu bị thương. Các nữ tu phải sơ tán vào các xóm giáo của giáo xứ Xã Đoài. Các nữ tu phải tản mạn luôn một năm sau mới có thể hồi cư. Trong thời gian này hội dòng gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt, khiến sinh hoạt hầu như ngưng chỉ.

Từ năm 1991, tuy vẫn còn khó khăn, nhưng hội dòng vẫn tiếp nhận nhiều ơn gọi và có điều kiện phát triển hơn. Hại cộng đoàn ở Hà Tĩnh được phục hồi. Hàng năm hội dòng gửi người đi học tại Saigòn, Hà Nội và Vinh.

 Từ năm 1993, tập viện được tái tục, và hằng năm đều có lễ khấn vao ngày 21/11. Hiện nay, Hội dòng có 14 nhà vói 180 nữ tu khấn trọn, 121 khấn tạm, 22 tập sinh, 50 tiền tập, và 257 đệ tử.

Địa chỉ nhà mẹ là Xã Đoài, Nghi Xuân, Nam Lộc, Nghệ An. Đt là: 038 861238. Bề Trên đương nhiệm là nữ tu Anna Đậu Thị Nhung, sinh 1946, khấn dòng ngày 21/11/1967.

 

4. Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm (1902) 

Từ năm 1902, Giám Mục Alexandre Marcou Thành đã lập dòng Mến Thánh Giá tại Lưu Phương, thuộc giáo phận Phát Diệm. Năm 1925, có lớp khấn đều tiên theo giáo luật. Năm 1931, nhiều chị đã khấn trọn đời theo giáo luật. Năm 1932, Địa phận Phát Diệm phân lập thêm thành hai địa phận: Phát Diệm tách biệt với Thanh Hóa.

Năm 1954, một số đông chị em di cư vào Nam. Hội dòng Phát Diệm đã trải qua biết bào khó nhạc, nhưng nay vẫn phát triển.

Hiện hội dòng có ba cộng đoàn chính và bốn cộng đoàn giáo xứ. Số các nữ tu được chia ra như sau: 41 nữ tu khấn trọn, 42 khấn tạm, 28 tập sinh, 88  tiến tập và 55 đệ tử.

Địa chỉ Nhà Mẹ là Tu Viện Mến Thánh Giá Phát Diệm, xóm 5, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đt: 030 862321. Bề Trên đương nhiệm là nữ tu Têrêxa Trần Thị Hường, sinh 1/10/1943, khấn ngày 1/1/1963.

 

5. Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa (1932)

 

Khi giáo phận Thánh Hóa được tách lập với giáo phận Phát Diệm năm 1932, thì đã có sẵn bốn nhà nữ tu Mến Thánh Giá là Bền, Hữu Lễ, Nhân Lộ và Ba Làng nhưng vẫn thuộc nhà mẹ ở Phát Diệm

Ngày 9/11/1932 Tòa Thánh cho lập Dòng Mến Thánh Giá riêng cho giáo phận mới tách biệt với giáo phận Phát Diệm. Giám Mục Louis de Cooman công bố Sắc Lệnh ngày 13/11/1935, chuẩn bị cho năm 1936, dòng mới chính thức tách biệt khỏi địa phận Phát Diệm. Nữ tu Trần Thị Hiệp được chọn làm Bề Trên tiên khởi.

Lúc đó, Hội Dòng chỉ có 4 Cộng đoàn với 45 nữ tu.

Thưc sự, từ năm 1935, một cơ sở mới đã được xây dựng cho nhà dòng cùng với nhà nguyện và tập viện, trên khu đất rộng hơn hai hécta, ngay trong thành phố Thanh Hóa, cách Tòa Giám Mục chừng nửa cây số. Cơ sở này lại có thêm nhiều đệ tử năm 1942.

Lễ khấn đầu tiên của hội dòng được tổ chức ngày 2/2/1937 cho ba nữ tu.

Trong thời gian từ 1935đến 1942, Giám Mục địa phận lại thiết lập thêm các tu xá Phúc Địa, Tân Hải, Liên Qùy, Quần Xá và Kẻ Láng. Trong hai mươi hai năm hoạt động, từ 1935 đến 1954, dòng đã tiến triển rõ rệt, từ bốn tu viện chỉ cho 45 nữ tu, đã có 11 nhà cho 125 nữ tu.

Đến năm 1954, số Cộng đoàn từ 4 đã lên tới 10 và số nữ tu cũng tăng từ 45 đến 125.

Cuộc tản cư năm 1954 đã làm xáo trộn qui mô tổ chức.Trong biến cố ấy có 112 chị em đã di cư vào Nam, định cư tại Bảo Lộc Lâm Đồng, lập nên hội dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt. Thanh Hoá còn lại 13 chị già yếu và 5 cộng đoàn. Tuy nhiên các nữ tu ở lại vẫn phân công qua lại giữa các tu xá: Thanh Hóa, Bền, Nhân Lộ, Quần Xá, Hữu Lễ và Phúc Địa để trông coi nhà cửa, chăm sóc các trẻ em và người tàn tật. Từ 13 chị già ốm đó, đến năm 1965 đã lên 72.

Cuối năm 1955, tình hình xã hội ở Thanh Hóa có phần ổn định hơn, LM GB Lưu Văn Khuất thấy có thể qui tụ các nữ tu lại. Ngài bàn tính với các nữ tu thi hành phương án triệu tập các tập sinh, thỉnh sinh và đệ tử cũ về, để tiếp tục tu trở lại. Hấu hết các em đã trở lại.

Từ khi LM tồng quản Phêrô Phạm Tần trở thành Giám Mục giáo phận Thanh Hóa, thì ngài mới chấn chỉnh và củng cố nhà dòng. Ngày 1/1/1957, có bốn tập sinh được khấn dòng. Từ đó, hội dòng tiến triển thêm, với số nữ tu từ 12 thêm lên 72.

Năm 1965, dòng thi hành lệnh di tản của nhà nước. Vì thế, 18 nữ tu trong trụ sở chính ở Thanh Hóa phân tán đến ba nhà địa phương ở Quần Xá, Nhân Lộ và Phúc Địa. Cơ sở nhà mẹ bị ba lần trúng bom. với tình hình chiến sự chị em di tản về miền quê vì cơ sở Nhà Mẹ hầu như bị bom phá hoàn toàn, kể từ đó Hội Dòng ngưng hoạt động, âm thầm với thời gian trong khuôn viên tu viện.Toàn thể nhà đệ tử, và quá nữa khu tập thể bị tàn phá. Tuy vậy Bề Trên Mừng và 5 nữ tu khác vẫn bám trụ quản lý Nhà Chính, âm thầm, hy sinh cầu nguyện giúp đỡ những người nghèo đói.

Trong giai đoạn 1990 đến 1992, đệ tử viện chuyên lo may mặc để kiềm sống đã dần dần phục hồi. Hội Dòng cũng mở lớp dạy may miễn phí, thâu nạp ơn gọi. Năm 1992, các nữ tu có thể tham gia học văn hóa thêm theo chương trình của nhà nước

Trong giai đoạn 1993 đến 1999, với chăm lo của Giám mục giáo phần, nhà dòng lo trùng tu và xấy cất thêm hội trường, bệnh xá và nhà dạy may.

Năm 1994, tập viện được hồi phục. Trong suốt thời k ỳ 29 năm chiến tranh đã không có ơn gôi và lời khấn.

Ngày 2/2/1996, mới có 8 chị em tuyên khấn lần đầu. 

VNhân sự, hiện Dòng có  99 Chị Khấn trọn đời, 88 Chị Khấn tạm, 15 em Tập sinh, 18 em Tiền tập năm I, 17 em Tiền tập năm II, 132 em Đệ tử

Hiện nay, Hội dòng có 5 tu xá: Thanh Hóa, Bền, Nhân Lộ, Hữu Lễ và Phúc Địa cho 134 nữ tu, 10 tập sinh, 19 tiên tập, 65 đệ tử và 15 dự tu.

Địa chỉ hiện nay là 10/626 Bà Triệu, Phường Trường Thi, Tp Thanh Hóa. Đt: 037 855610. Email: dmtgth@hotmail.com . Nữ tu Bề Trên: Maria Nguyễn Thị Chuộng.

 

6. Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa (1943)

 

Tổng lược về quá trình thành lập

Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hóa được thành lập ngày 15 tháng 01 năm 1943.

Tại thị xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái, nay là Tổ 38 phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Đấng bản quyền Giáo phận lúc đó là : Giám Mục Vandale Vạn

Năm 1945 khi Nhật đánh chiếm thị xã Yên Bái, chị em phải tản cư vào Vật Lẩm, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Năm 1946 để tránh sự đàn áp của Quốc Dân Đảng, các chị rời chỗ sang Họ Giáo Bảo Long, Bảo Hưng, Yên Bái.

Ngày 18 tháng 01 Năm 1957, được sự chấp thuận của Giám Mục Maze Kim các chị em về định cư tại thị xã Sơn Tây, làm thành Cộng đoàn Nhà Mẹ ngày nay.

Năm 1967 đến 1991: vì những khó khăn của thời cuộc buộc Hội Dòng phải tạm ngưng việc tiếp nhận và đào tạo ơn gọi trong một thời gian dài. Trong thời gian khó khăn này Hội Dòng đã được Cha Vũ Ngọc Bích Dòng Chúa Cứu Thế giúp đỡ Hội Dòng cả tinh thần lẫn vật chất.
Năm 1976, Giám mục Phó Giuse Phan Thế Hinh được bổ nhiệm làm Bề trên Hội Dòng. Ngài lưu tâm đặc biệt tới việc nâng cao trình độ văn hoá và tăng cường việc học hỏi tu đức, luân lý và giáo lý cho chị em.

Từ Năm 1985 đến nay.

Việc đào tạo, huấn luyện từ sau năm 1985 đã có nhiều đổi mới. Hội Dòng đã gửi một số các chị em trẻ vào Miền Nam theo học, Thần học, âm nhạc... để sau này các chị em có thể phục vụ cách hữu hiệu hơn.
Về phần đời: Hội Dòng cho các chị em đi học các khoa: xã hội nhân văn, y tế,, sư phạm, ngoại ngữ, âm nhạc tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Ngày 01 tháng 10 năm 2003 Giáo Phận vui mừng dâng Thánh Lễ phong chức Tân Giám Mục mới Antôn Vũ Huy Chương sau 12 năm trống toà. Đây cũng là một biến cố Chúa quan phòng ban cách riêng cho Hội Dòng, vì năm 2003 cũng là năm Hội Dòng mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Dòng và ban hành Hiến Chương mới.

Chị em là trung gian chuyển cầu nơi Nguyện đường và phục vụ đồng loại trong các lãnh vực cụ thể như: dạy Giáo lý, mở các lớp cầu nguyện theo Tin Mừng, dạy hát ca đoàn, dạy nhạc, đàn, giúp các hội đoàn, giúp giới trẻ, dạy mần non, mở 2 trung tâm để phục vụ các bệnh nhân nghèo, đi phát thuốc trong các Xứ, Họ...v.v...

 

- Có 9 Cộng đoàn: Sơn Tây, Vĩnh Lộc, Tình Lam, Bách Lộc, Nỗ Lực, Hà Thạch, Chiêu Ứng, Yên Bái, Nhân Nghĩa.

- Có 5 địa điểm truyền giáo: Dị Nậu, Tiên Kiên, Ngô Xá, Làng Lang, Phù Lỗ.

- Có 1 địa điểm để các Chị em đi học tại TP. HCM là trụ sở Hưng Hoá.
 Tình Hình thời gian gần đây ở

Bách Lộc, do Nữ tu phụ trách Têrêxa Nguyễn Thị Đường, sinh 1940, khấn 1960 tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.

Vĩnh Lộc: do Nữ tu phu trách Anna Nguyễn Thị Nên, sinh 1941, khấn 1961, tại Xóm 8, thôn Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tậy. Đt: 034 673450

Nỗ Lực, do nữ tu phụ trách Maria Nguyễn Thị Ưa, sinh 1940, khấn 1961 tại xã Thụy Văn, Tp Việt Trì, tỉnh Phú thọ.

Chiêu Ứng, do nữ tu phụ trách Maria Nguyễn Thị Nhiệm, sinh 1943, khấn 1985 tại xã Sơn Cương, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Yên Bái, do nữ tu phụ trách Anna Đỗ Thị Tám, snh 1928, khấn 1949 tại phường Hồng Hà, thị xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Nhân Nghĩa, do nữ tu phụ trách Maria Nguyễn Thị Vĩnh, sinh 1960, khấn 1991, tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Hà Thạch, do nữ tu phụ trách Têrêxa Phạm Thị Phụ, sinh 1941, khấn 1960 tại xã Hà Thạch, huyên Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

Các cơ sở của Hội Dòng vừa thiếu thốn, vừa lâm vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Vì thế, một trong những phương diện Hội Dòng phải tiến hành gấp rút là xây dựng cơ sở vật chất.

Hội Dòng thấy trước nhất phải xây dựng lại nhà cửa tại Cộng đoàn Nhà Mẹ để nhằm bảo đảm cho công cuộc đào tạo và công cuộc tông đồ của Hội Dòng.

Hội Dòng đang bắt đầu xin phép nhà nước để xây dựng Cộng đoàn Nhà Mẹ tại Giáo xứ Sơn Lộc, niềm vui đó giúp các chị em tin tưởng hơn vào tình thương quan phòng của Chúa, tình thương mục tử của Đức Cha, và tình thương của các quý vị ân nhân xa gần.

Hiện nay tổng số các chị em đã khấn là 145, số nữ tu khấn trọn đời 86, 59 khấn tạm. 40 Tập sinh  (19 em Tập năm I và 21 em Tập năm II), 54 Tiền Tập, 107Đệ tử.

So với trước kia, Dòng có 54 nữ tu khấn trọn, 50 khấn tạm, 25 tập sinh, 28 tiền tập, 92 đệ tử.

Tồng phụ trách là Nữ tu Maria Đỗ Thị Hảo.

Nhà Mẹ nay ở thị xã Sơn Tây do nữ tu Cêcilia Nguyễn Thị Anh phụ trách, Chị sinh năm 1937 và khấn năm 1958, Hiện chị ở tại địa chỉ: 15/2 Phường Lê Lợi, Thị Xã Sơn Tây, Tỉnh Hà Tây. Đt: 034 834793

Tác giả Gs. Đỗ Hữu Nghiêm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!