.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I/I. Hai Mươi Ba Cộng Đoàn Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương II/I. Diễn Tiến Một Ơn Gọi Đi Tu Dòng Mến Thánh Giá

Chương III/I. Vài Hàng Tiểu Sử Giám Mục Lambert de La Motte

Chương IV/I. Năm 1670, Năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá

Chương V/I. Đặc Sủng hay Đoàn Sủng Ơn Gọi Cao Quí “Mến Thánh Giá”

Chương VI/I. Những Chặng Đường Mền Thánh Giá Việt Nam

Chương VII/I. Một Thí Dụ Về Sinh Hoạt Của Nữ Tu Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương VIII/I. Một Báo Cáo Tổng Kết Điển Hình

Phần Hai : Giới Thiệu Từng Hội Dòng

Chương X/II. Giáo Tình Huế

Chương XI/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương XII/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương Kết Luận

Một Số Tài Liệu Tham Khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
“Mến Thánh Giá” (1670-2008)
Tác giả: Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
CHƯƠNG KẾT LUẬN

 Một trình bày tổng hợp nhanh về hai mươi ba Hội Dòng Mến Thánh Giá cho thấy nổi lên nhiều vấn để. Trước mắt, có thể hình dung một số nhận định sau đây. 

I. Có Nên Gọi Nữ Tu Mến Thánh Giá Là “Sơ” Mến Thánh Giá? 

Ngày nay, dường như người nữ tu Mến Thánh Giá muốn xưng mình là “sơ”, như nhiều Dòng Tu nữ xuất phát từ nước Pháp có mặt ở Việt Nam. Tiếng “sơ” (soeur) hay “phe” (frère), “cố” (prêtre missionaire de la MEP), tuy có phần đã quen, nhưng nhiều ghi gắn bó với một kỷ niệm không hay về thời kỳ người Pháp còn chiếm đóng và cai trị Việt Nam (1884-1945) và nhiều người muốn quên đi những mặt tiêu cực trong cuộc sống thời kỳ ấy.

 Trước mặt người đời thường trong xã hội hiện nay, người ta thấy thoải mái hơn nếu nghe tiếng “chị ” một danh hiệu bình dân hơn, Việt Nam hơn, độc lập hơn, dân tộc hơn, gần gũi hơn, thân mến hơn là dùng thuật ngữ “sơ”. Có vẻ một nữ tu Mến Thánh Giá có xu hướng tự xung mình như thế mà không hoàn toàn ý thức và cũng để yên cho người khác, dù người đó là ai, xưng hô vói một nữ tu Mến Thanh Giá là “sơ”như thế.

Dường như nữ tu nhiều dòng, kể cả nữ tu Mến Thanh Giá Việt Nam, thích đươc xưng hô là “sơ”, như có vẻ mang chút mặc cảm tự ti so vói các nữ tu của dòng tu khác vì hội dòng của mình “lép vế” so với nhiều hội dòng khác!

Thiết tưởng vì lòng khiêm tốn, vỉ ý thức dân tộc, hội nhập văn hóa, người nữ tu nên tự gọi mình là ”chị” hay “nữ tu” và để người khác cũng gọi mình như vậy là xứng hợp với hoàn cảnh ngày nay và văn hóa dân tộc.

Dứt khoát nên bỏ hẳn thuật ngữ “sơ”, tuy từ đó cũng chỉ có nghĩa là “chị em” trong tiếng Việt,  nhưng thuật ngữ “sơ” có những vấn đề tiêu cực hơn là tích cực thuộc lịch sử của từ ngữ này trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam ngày nay.

 

II. Một Linh Đạo Mến Thánh Giá, Đơn Giản, Thống Nhất 

Về linh đạo, Hội Dòng Mến Thánh Giá thống nhất với linh đạo Mến Thánh Giá của Đấng sáng lập. Giám Mục Pierre Lambert de la Motte đã vạch ra lý tưởng ấy cho Giáo Hội Việt Nam từ năm 1670. Mến Thánh Giá Chúa Kitô chịu Đóng Đinh trên Thập Giá là trung tâm đời sống cầu nguyện, chiêm niệm và hoạt động của các nữ tu Mến Thánh Giá, nhắm mục đích cao nhất là việc truyền giáo, cộng tác chặt chẽ với hàng giáo sĩ địa phương phục vụ trong mỗi giáo phận.

Nhưng cấn biên soạn và áp dụng một hiến chương thống nhất do các tiểu ban chuyên môn của đại hội liên dòng Mến Thánh Giá Việt Nam cử nhiệm, phân công.

 

III. Một Hiến Chương Mến Thánh Giá Thống Nhất Trong Một Tổ Chức Uyển Chuyển  

Về tố chức, dường như có một số vấn đề không hoàn toàn ổn định. Cấn có Một Cơ Cấu Phối Hợp, như Đại Hội Liên Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam Thồng Nhất có các cố vấn có thẩm quyền, và đấng bản quyền hay đại diện giáo phận liên hệ, để thảo luận các vấn đề nêu ra hiện đang có và suy nghĩ những đề nghị điều phối hài hòa các cộng đoàn Mến Thánh Giá trong mỗi giáo phận dựa theo một số nguyên tắc sau:.

Hiện trạng các cộng đoàn Mến Thánh Giá được phân phối theo mấy xu hướng như sau:

1. Nhiều hội dòng Mến Thánh Giá khác nhau qua nhiều cộng đoàn MTG hệ thuộc theo từng hội dòng ở nhiều nơi khác nhau, hoạt động trong phạm vi nhiều giáo phận ở miền Nam (VNCH cũ). Xu hương này bộc lộ trong các cộng đoàn MTG di cư cũng như ở địa phương miền Nam

2.  Một hội dòng MTG, qua nhiều cộng đoàn hệ thuộc ở nhiều nơi khác nhau, chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ một giáo phận. Xu hướng này thường chỉ thấy nhiều hơn trong các giáo phận tân lập ở miền kha981p cả nước

3. Có nhiều nữ tu thuộc nhiều hội dòng MTG đang phục vụ tại nhiều nơi thuộc nhiều giáo phận miền Nam (VNCH cũ), nhưng trong lúc không có nữ tu MTG nào phục vụ tại một số giáo phận miến Bắc, như Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn (VNDCCH cũ).

Dù đất nước thống nhất, việc này có thể có khó khăn trở ngại trong việc điều chuyển nhân sự vì chế độ quản lý hộ khẩu, tạm trú tạm vắng.  (thiết tưởng dưới điều kiện hòa bình và thống nhất lại cải tiến nhất định hệ thống quản lý như hiện nay, chế độ hộ khẩu này chỉ phù hợp và cần thiết cho thời kỳ quân quản vì có chiến tranh cần phân phối chặt chẽ các vật dụng và thực phẩm theo tem phiếu vì muốn bảo toàn an ninh và vì thực phẩm hạn chế phân phối cho quân dân liên hệ) hay do nhận thức về việc phân phối quan lý nhân sự của chính các hội dòng MTG hay giáo phận 

4. Một số hội dòng MTG miền Bắc quan hệ riêng, trực tiếp với một số hội dòng ở các giáo phận miền Nam hay Trung để nhờ các hội dòng này cho gửi các tu sinh đến tạm trú để dược huấn luyện, nhưng chưa có sự điều phối từ cấp quan lý cao hơn để định chế hóa viẹc này một cách lâu dài và ổn định

5. Do vị trí quan trọng của thành phố và mật độ dân số vùng chung quanh, nhiều hội dòng MTG có nhà hay văn phòng liên lạc hay đại diện tại TpHCM.

6. Một số Hội Dòng MTG có người di tản ra nước ngoài theo phong trào chung của cả nước, nên có cơ sở nhà dòng liên hệ tại một số nước như Hoa Kỷ, Pháp, và mấy nước Châu Âu

 

IV. Thử Tìm Ra Những Giải Pháp Đáp Ứng Tình Thế 

Trung thành với tổ chức uyển chuyển ban đầu, nhưng cần có tình có lý phù hợp với điều kiện khách quan thực tê

 

Phạm vị hoạt động 

Phân bố lành thổ của từng Hội Dòng Mến Thánh Giá phục vụ của trong một hay nhiều giáo phận mỗi Hội Dòng MTG mới theo đúng ý nghĩa ban đầu của Đấng Sáng Lập. Chỗ nào có cấu bộ ba, thì hàng giáo sĩ là chủ yếu, thì hai tổ chức phục vụ cộng tác với các hoạt động mục vụ truyền giáo của linh mục là thấy giảng (nay là các giáo lý viên) và các nữ tu Mền Thánh Giá trong phạm vi một hay nhiểu giáo phận, tuỳ theo quyết định của từng Hội Dòng là các Bản Quyến liên hệ..

Có thể trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, một hay nhiều hội dòng MTG nào đang hoạt động trải rộng ra nhiều nơi trong nhiều giáo phận thì nên tình nguyện đến phục vụ tại nhiều nơi trong phạm vi một giáo phận nào đang có nhu cầu phục vụ nhiều hơn hay không có các nữ tu MTG.

Nên quan niệm tính chất uyển chuyển trong các loại hoạt động và hình thức sống hội nhập xã hội, nhưng không khi nào để xã hội và điều kiện vật chất tác động đến mức hy sinh của bản thân người nữ tu. Điều này có thể ảnh hương ý nghĩa chân thực cao cả và chọn lựa của đời sống tận hiến

Giải pháp này vừa giúp cho việc quản lý, điều phối của từng Hội dòng MTG theo quyết định nôi bộ của từng hội dòng và giáo phận liên hệ. Tuy rằng theo tâm lý tự nhiên, tập thể giáo dân trong một giáo xứ thường dễ có những liên hệ nhân bản và xã hội với các nữ tu của hội dòng này mà không có đối với hội dòng khác.

 

Điều động phấn bố các nữ tu phục vụ 

Điều động phân bố các cộng đoàn nữ tu phục vụ trong những giáo phận có nhu cầu hiện nay để quân bình hóa các loại hoạt động, để tạo nên một mạng lưới phục vụ rộng khắp của các nữ tu MTG trong tất cả các giáo phận của Giáo Hội Việt Nam.

Nên tránh tình trạng nhiều nữ tu của một hội dòng trải rộng các loại hoạt động tại một hay nhiều giáo phận này mà bỏ trống những nơi khác trong các giáo phận tân lập hay tái lập. Chẳng hạn tại miền Bắc, tại phạm vi một hay nhiều giáo phận khác, thiếu hay không có dòng MTG nào thực sự hoạt đông.

Hiện nay, trong 26 giáo phận và có 23 hội dòng Mến Thánh Giá mà chỉ có mặt những Hội dòng Mến Thánh Giá trong 16 giáo phận. Còn nhu cầu và tình trạng truyền giáo trong 10 giáo phận kia diễn ra thế nào?

Trong chừng mực điều động nhân sự và phân bố lành thổ này, các vị lãnh đạo giáo hội liên hệ làm việc giải thích với chính quyền về mục đích hoán chuyển các thành viên của một hay nhiều hội dòng. Tốt hơn hết là có một cuộc họp liên dòng và các giáo phận liên hệ nhằm nêu ra các vấn đề và  giải quyết những vấn đề ấy của các Hội dòng Mến Thánh Giá Việt Nam liên hệ.

 

Thống nhất đanh hiệu các bậc tu trong quá trình hueấn luyện 

Cũng cần ấn định thống nhất các danh hiệu cho các bậc tu hành trong huấn luyện như các đệ tử, dự tu, thỉnh sinh (hay thanh tuyển viên), tiền tập, tập sinh, khấn sinh, nữ tu khấn tạm và nữ tu khấn trọn chính thức theo Giáo Luật trong nhóm một số cơ sở tu viện giống như một chủng tu viên cho từng hội dòng liên quan đến các giáo phận trong từng giáo tỉnh.

Thống nhất như thê sẽ làm dễ dàng việc đào luyện các nữ tu Mến Thánh Giá dễ nhận thức linh đạo MTG thống nhất của mình, vận dụng tập trung lý tưởng, phương pháp, giáo trình, đề tài, nhân sự, phương tiện đào tạo cho một số chủng tu viện ấy ít nhất là cho các tập sinh hay các tu sinh ở kinh viện 

Hiện nay đã có một linh đạo thống nhất, theo một Hiến Chương thống nhất. Đại Hội Thường Niên Đại Biểu 23 Hội Dòng Mến Thánh Giá và các nhân vật liên hệ hiện đã hoạt động. Chỉ cần Đại Hội đó cố thảo luận và giái quyết những vấn đề đặt ra với những khó khăn và thuận lợi trong quá trình giải quyết là có thể ổn định tình trạng bất thường, nhất là các hội dòng gốc di cư, như hiện nay.

Trong lúc nhiều giáo phận chưa có hội Dòng này chưa có mặt phục vụ, nhất là tại Miền Bắc, thi một số Hội Dòng MTG có mặt tại nhiều Giáo Phận khác, nhất là có trụ sở tập trung tại TpHCM

Nhưng nhất quyết tuân hành những qui định và chỉ dẫn khôn ngoan của Giáo Luật đem áp dụng trong bối cảnh văn hóa Việt Nam.

 

Đặc tính của giới nữ trong đời sống tu trỉ

Điều tế nhị sau cùng là đời sống của các nữ tu có những vấn đề chung của giới nữ trong các lãnh vực tâm sinh lý và xã hội. Vì thế trong việc điều chuyển cũng cần xét đến hoàn cảnh và những đặc điểm ấy. Mỗi nơi cư trú và làm việc cần được chuẩn bị chu đáo hết sức có thể hội đủ các tiện ích tối thiểu so với hoàn cảnh chung quanh, dành cho giới nữ để các nữ tu yên tâm phục vụ.    

Tương quan giữa Hội Dòng Mến Thánh Giá Với Các Tổ Chức Tu Trì khác

Đấy là chưa xét đến những vấn đề riêng và chung, các thuận lợi và khó khăn của các tổ chức tu trì khác nhau. Các tổ chức đó cùng hoạt động trong giáo phận như các đan viện, dòng tu, tu hội, tu đoàn khác. Giữa các tổ chức tu trì với nhau, trong đó có các Hội dòng Mến Thánh Giá ở từng giáo phận, nhất là ở miền Bắc Việt Nam từ sau 30/4/1975 đến hiện nay trong viễ tượng một tổ chức thống nhất trong một đất nước thống nhất. 

Nói chung, trong những năm gần đây, các Dòng tu đặc biệt chú ý đến việc huấn luyện đào tạo các ứng sinh, tu sĩ. Như việc đào tạo các linh mục giáo phận, các tu sĩ không những nên được huấn luyện nâng cao về đời sống nhân bản, tu đức, trí thức theo ơn gọi của mỗi Hội Dòng, Các tu sĩ còn có nhu cầu được huấn luyện về khả năng chuyên môn như y tế hoặc theo học chương trình đại học, để sau này có thể đáp ứng được nhu cầu mục vụ trong các sinh hoạt ở xứ đạo cũng như nhu cầu của xã hội.

Số ơn gọi Dòng tu vẫn gia tăng hàng năm, không chỉ đối với các Dòng hiện đang phục vụ trong Giáo phận mà còn vươn đến các Dòng tu ngoài Giáo phận. Nhưng quan trọng nhất là động lực nghiêm chỉnh của những người chọn cuộc sống tận hiến, trung thành với một đặc sủng ơn gọi được cảm nghiệm thực tế

Hiện nay, hoạt động của các Dòng tu trong Giáo phận tuy khác linh đạo, vẫn  thường tham gia những việc giống nhau, như dạy Giáo lý, phụ trách các ca đoàn trong các Giáo xứ. Ngoài ra, các nữ tu còn mở các lớp nhà trẻ, mẫu giáo, rất được các bậc phụ huynh tin tưởng.

Về hoạt động giáo dục xã hội: các nữ tu Dòng Thánh Phaolô hiện đang phụ trách các lớp mẫu giáo tại Giáo xứ Quảng Thuận (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) và Dòng Thánh Giuse có một nhà tình thương "Hướng Dương" tại Nha Trang, chăm sóc các em thuộc các gia đình khó khăn hoặc mồ côi. Niên khoá 1993 - 1994 chỉ mới thu nhận 16 em vì thiếu cơ sở. Các em này đươc các mẹ, các dì là các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Tân Bình chăm sóc.  

Số Phận Một Hội Dòng Mang Tên Nhà Phước Mến Thánh Giá Tấn Tài (Dinh Thuỷ) 

Ngoài một số Hội Dòng có lời khấn trên đây còn phải kể đến. Nhà Phước Tấn Tài không biết được thành lập chính xác vào năm nào, nhưng theo lịch sử thì vào thời kỳ cha Mahot (1635 - 1684) giảng đạo tại Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hoà, ngài đã lập Nhà Phước Mến Thánh Giá tại Giáo xứ Chợ Mới vào khoảng những năm 1675 - 1685; sau đó Nhà Phước Mến Thánh Giá được lập tại Ninh Thuận. Và vào năm 1885 đã có những dì phước Mến Thánh Giá bị giặc Văn Thân chôn sống tại Nhà Phước Mến Thánh Giá Tấn Tài này.

Trước đây, công việc chính của các dì phước Mến Thánh Giá Tấn Tài là giúp các Linh mục và Tiểu Chủng Viện. Hiện nay hầu hết các dì đã lớn tuổi và đều qui tụ về Nhà Phước Tấn Tài tiếp tục đời hiến thân thầm lặng.

 

Các Hội Dòng Biến Thể Từ Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Các Dòng "Đức Mẹ" phát xuất từ Dòng Mến Thánh Giá gồm có:

1. Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm: 

Thành lập tại Phú Xuân, Huế, dưới thời Giám Mục Joseph Allys (Lý) sáng lập năm 1920. Ngài chọn 7 chị em Mến Thánh Giá làm đội tiên phong cho dòng mới.

2. Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi

Dòng này phát sinh từ Hội Dòng Mến Thánh Giá Bùi Chu. Năm 1946, Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn có ý thống nhất và cải cách Dòng Mến Thánh Giá nên lập ra dòng mới này, thâu nhận các chị em Mến Thánh Giá Bùi Chu. Linh Mục Vũ Ngọc Hoàn, rồi LM Phạm Châu Diên được cử làm Bề Trên. Di Cư vào Nam Năm 1954, Dòng thiết lập tại Chí Hòa (Saigon).

3. Dòng Nữ Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương

Khi Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn tập hợp các chị em Hội Dòng Mến Thánh Giá địa phận Bùi Chu vào Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi (1946), thì một số 9 chị thuộc dòng Mến Thánh Giá ở Liên Thượng xin được sống theo tổ chức cũ để duy trì sự có mặt của dòng Mến Thánh Giá tại Bùi Chu. Lời thỉnh cầu này được Giám Mục chấp thuận. Năm 1952, Dòng được thiết lập theo Giáo Luật, mang danh hiệu Mến Thánh Giá Bùi Chu.

Linh Mục Trần Đình Thủ được cử làm Bề Trên (lúc đó, LM Trần đình Thủ đang thành lập Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc). Di cư vào Nam, dòng tạm trú tại Quới Sơn, Mỹ Tho. Năm 1956, thiết lập cơ sở tại Bùi Môn do LM Vũ Ngọc Hoàn (Đồng Công) làm Bề Trên. Năm 1959, Giám Mục Phạm Ngọc Chi cho phép thí nghiệm một bản Hiến Pháp mới. Ngày 30-4-1960, Toà Thánh chấp thuận, và cho phép dòng đổi tên là Dòng Nữ Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương.

  

Một Số Vấn Đề Dòng Tu Công Giáo ở Việt Nam Từ 2004 đến 2008 

1.Đại hội Tu sĩ Toàn quốc lần thứ II đã diễn ra tại Hội trường Toà Giám mục Bùi Chu, Nam Định từ tối ngày 14 đến chiều ngày 16/4/2008, do Uỷ ban Tu sĩ (UBTS) thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) phối hợp với Liên hiệp Bề trên Thượng cấp (BTTC) tổ chức.

Tham dự Đại hội có 240 đại biểu, gồm các Linh mục đặc trách tu sĩ của 26 giáo phận, quý bề trên và các nhà đào tạo đại diện cho 134 dòng tu, tu hội và tu đoàn trên cả nước. 

2. Phần thuyết trình  

Khởi đầu ngày làm việc đầu tiên là phần trình bày v à thuyết trình  của các đại biểu:

Nữ tu Alexia Hồng Quỳ: Hiện trạng các tổ chức tu trì ở Giáo tỉnh Sài Gòn; 

Đức Viện phụ Stêphanô Huỳnh Quang Sanh: TGP. Huế;

LM Phêrô Nguyễn Văn Khải: Giáo tỉnh Hà Nội.

Giám Mục Giuse Hoàng Văn Tiệm: “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - Mẫu gương của người tu sĩ”;

Nữ tu Mai Trinh Nguyễn Mai Khanh, Giám tỉnh Dòng Đức Bà Truyền giáo: “Khơi dậy và nuôi dưỡng ơn gọi tu trì”;

LM Tôma Vũ Quang Trung, Giám tỉnh Dòng Tên: “Nhận định về ơn gọi tu trì”. 

3. Phần thảo luận

Nhiều Ơn Gọi Tu Trì, Nhưng Quan Trọng Nhất là Đào Tạo và Nhận rõ để thanh huyện và điều chỉnh động lực tu trì 

Một số đại biểu dòng tu mới vào Việt Nam đã giới thiệu về dòng mình trước Đại hội, chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của Hội dòng thuở đầu khi mới đến Việt Nam.

 3 giáo tỉnh giới thiệu hoặc bầu chọn một số người làm việc cho UBGM về Tu sĩ.

LM Micae Trần Minh Huy, PSS: “Đào tạo các nhà đào tạo

LM Tôma Vũ Quang Trung: “Nhận định về ơn gọi tu trì 

 

Thảo luận chung tại hội trường  

Những vấn đề không bình thường xuất hiện và tồn tại trong động lực tu trì của các ứng sinh:.

Nữ Tu: Alexia Hồng Quỳ, “các ứng sinh là sản phẩm của thời đại này cho nên các em có thang giá trị của các em; các em lớn lên trong một xã hội tham nhũng nên các em không thể có những chọn lựa khác; các em sống trong thời đại bùng nổ thông tin và các em khó có thể làm chủ được mình và tìm được sự thật”.

Những phương pháp và kinh nghiệm khác nhau đã được dùng để phân định ơn gọi của các ứng sinh, đồng thời giúp cho các ứng sinh có một động lực tu trì thuần khiết hơn.

Đồng hành thiêng liêng giữa nhà đào tạo với các ứng viên, nhấn mạnh sự cần thiết các nhà đào tạo phải khiêm tốn, khôn ngoan, sáng suốt, có một lối sống thân thiện, gần gũi với các ứng sinh và tạo được sự tín nhiệm nơi các ứng sinh.

LM Châu, Dòng Ngôi Lời: động lực thay đổi, ban đầu thì tốt mà về sau thì xấu, cho nên cái khao khát gắn bó với Chúa và đi theo Chúa đến cùng trong đời dấn thân phục vụ là một dấu chỉ tốt trong việc phân định ơn gọi tu trì. Ngài cũng cho biết, “các yếu tố phù hợp với ơn gọi của dòng là một dấu chỉ khá rõ cho biết ứng sinh có ơn gọi tu trì hay không”.

Các phương pháp trắc nghiệm tâm lý, phán đoán và tính dục trong việc phân định ơn gọi. Về vấn đề này, LM Micae Trần Minh Huy cho biết:

Những vấn đề tâm lý và những vấn đề thiêng liêng cần phải có sự phối hợp. Tiếp cận có tính cách tâm lý trong việc phân định và đào tạo ơn gọi tu trì không thể thay thế được các bước tiếp cận có tính cách thiêng liêng, tâm linh. Không được chỉ dựa trên tâm lý để áp dụng và quyết định về ơn gọi” (Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục Công giáo). LM Tôma Vũ Quang Trung cho rằng, các trắc nghiệm tâm lý chỉ có tính cách tham khảo. Còn Nữ tu Hồng Quỳ thì xác tín “ơn gọi là một hồng ân mà chúng ta phải đón nhận bằng đức tin”.

Nữ tu Oanh, Dòng Đa Minh: “Qua các việc giúp tĩnh tâm trong các kỳ khấn lần đầu và khấn trọn, các em rất xác tín với ơn gọi và việc phục vụ của mình. Thế nhưng khi đi về các cộng đoàn thì lại nghe phản ảnh các em có tình trạng này khác. Vì vậy, cần phải đặt lại vấn đề về việc đào tạo ở các cộng đoàn địa phương”.

Nữ tu Yên, Dòng MTG Tân Lập:Qua việc đào tạo, chúng con cũng học hỏi được nhiều nơi các em, nhất là học hỏi ở các ứng sinh đến từ miền Bắc về văn hoá và đức tin. Có người cho rằng các ứng sinh miền Bắc không tốt; như thế là không công bằng”.

Thực trạng thiếu thốn các nhà đào tạo, có ý kiến cho rằng cần phải gia tăng các nhà đào tạo trong các cơ sở đào tạo và gửi người đi đào tạo từ nhiều nơi khác nhau. Về mặt này,LM Micae Trịnh Minh Huy cho rằng:

Có nhiều nhà đào tạo thì tốt. Nhưng đào tạo các nhà đạo tạo từ nhiều nguồn khác nhau, khi trở về có thể sẽ thiếu sự hiệp nhất. Nếu thiếu sự hiệp nhất thì càng khó làm việc”.

LM Giuse Ngô Sĩ Đình, Giám tỉnh Dòng Đa Minh: “Nhiều hội dòng rất thiếu các khoá huấn luyện về các nhà đào tạo, trong khi ở Việt Nam không thiếu những nhà đào tạo có kinh nghiệm”.

Nhu cầu đào tạo các nhà đào tạo là cấp thiết và đó là mong mỏi của chính các nhà đào tạo.

 

4. Phần Tổng Kết Đại Hội  

LM Phêrô Nguyễn Văn Khải: Các đề tài thuyết trình trong kỳ Đại hội lần này được chuẩn bị công phu, có nội dung sâu sắc, được trình bày rất khoa học, được trình chiếu sinh động và hấp dẫn kèm theo những bảng biểu, hình ảnh…

70 lượt ý kiến trao đổi và đóng góp chính thức chưa kể việc gặp gỡ giao lưu giữa các đại diện của các dòng tu các giáo phận xung quanh đại hội. Bên cạnh những hiểu biết chuyên môn qua các đề tài thuyết trình. Đại hội cũng đã đạt được mục đích giao lưu, sống tình huynh đệ hiệp thông một cách vui tươi giữa các dòng tu của 3 miền Bắc - Trung - Nam.

Đúng 12 giờ, Giám Mục Giuse Hoàng Văn Tiệm, Chủ tịch UBTS, tuyên bố bế mạc Đại hội và ban phép lành cho các đại biểu. LM Tôma Vũ Quang Trung, thay mặt cho 134 đại diện các dòng tu, tu hội và 26 vị đặc trách tu sĩ của các giáo phận, cám ơn cám ơn Giám Mục Chủ tịch UBTS, Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Phụ tá, Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội, Nguyên Tổng Thư ký UBTS, cùng các cộng tác viên đã tổ chức đại hội. Ngay sau khi ăn trưa, các đại biểu đã đi tham quan Phát Diệm và Thái Bình. Một số đại biểu phần lớn thuộc Liên hiệp MTG thì đi thăm nhà tổ ở Kiên Lao. Một số đại biểu khác còn tiếp tục toả đi thăm các giáo phận và các dòng tu khác nhau ở Miền Bắc như Phái Diệm, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hưng Hoá, Hà Nội, Thanh Hoá.

(Tam Châu: Theo bản tin của Ủy Ban Tu Sĩ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

http://www.liendoanconggiao.org/news.asp?aid=1425

(http://gpnt.net/files/dongtu.htm)

Tác giả Gs. Đỗ Hữu Nghiêm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!