.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

1. Một “thái độ”

2. Bài giảng là gì?

3. Không phải là bài giảng

4. Phần mở đầu bài giảng

5. Phần kết bài giảng

6. Chuẩn bị bài giảng: Vài ý tưởng sơ khởi

7. Chuẩn bị bài giảng: Các bài đọc Thánh Kinh

8. Chuẩn bị bài giảng: Chỉ một hạt ngọc... nhưng đắt giá!

9. Chuẩn bị bài giảng: Viết ra

10. Chuẩn bị bài giảng: Sửa chữa

11. Chuẩn bị bài giảng: Nắm vững tư tưởng của mình

12. Chiều sâu

13. Nối kết với đời sống thực tế

14. Những câu chuyện

15. Nên giảng dài hay ngắn?

16. Thông tin bên lề

17. Dùng từ

18. Bài giảng của tôi! Nhưng không qui về “tôi”!

19. Trân trọng các đánh giá phản hồi

20. Rút kinh nghiệm từ những bài giảng lễ ngày thường

21. Dùng các vật minh hoạ

22. Đừng quá ôm đồm, đừng nói hết những gì phải nói trong bài giảng

23. Sự tham dự của cộng đoàn vào bài giảng

24. Bài giảng đem lại niềm an ủi

25. Giảng về tội

26. Mười con quỉ

27. Một bài giảng cho các nhà giảng thuyết

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Để Giảng Lễ Tốt Hơn
Tác giả: Lê Công Đức, Lm. (Nguyên tác: Ken Untener, Giám Mục Saginaw)
20. RÚT KINH NGHIỆM TỪ NHỮNG BÀI GIẢNG LỄ NGÀY THƯỜNG

“Giá mà ngài giảng ngày Chủ Nhật theo như cách ngài giảng trong các ngày thường.”[1]

 

Bài giảng ngày thường cũng khác với bài giảng ngày Chủ Nhật, tựa như Thánh Lễ ngày thường khác với Thánh Lễ ngày Chủ Nhật vậy. Tiến trình chuẩn bị bài giảng nêu trong sách này sẽ là điều không thể làm được cho bài giảng của mọi ngày trong tuần. 

Đàng khác, khi chuẩn bị và khi giảng lễ ngày thường, chúng ta theo trực giác nhiều hơn. Từ đó có thể rút kinh nghiệm cho bài giảng của ngày Chủ Nhật.

Một ý kiến thường xuyên của dân chúng, đó là ta sẽ giảng tốt hơn nếu ta giảng lễ ngày Chủ Nhật giống như giảng lễ ngày thường vậy. Tôi ngạc nhiên vô cùng vì người ta phát biểu một cách nhất quán như thế.

Tò mò, tôi gặp một số trong họ để hỏi thêm. Có phải họ muốn nói rằng bài giảng ngày thường thì ngắn? Họ nói không phải thế, và còn nhận xét thêm rằng một số bài giảng ngày thường cũng dài không kém ngày Chủ Nhật - ví dụ, một Thánh Lễ cho học sinh trong đó bài giảng có bao hàm một số đối thoại với các bạn trẻ.

Sau khi suy nghĩ nhiều, đặt thêm câu hỏi phỏng vấn người ta, và thảo luận với các nhà giảng thuyết khác, tôi đã rút ra được những ghi nhận sau đây:

 

  • Các bài giảng ngày thường hầu như luôn luôn chỉ gồm có một ý.
  • Khi chuẩn bị bài giảng ngày thường, chúng ta không tưởng tượng đó là một cái gì vĩ đại. Điều này giúp bài giảng tập trung vào một tiêu điểm rõ hơn.
  • Các bài giảng ngày thường hầu như luôn xuất phát từ các bài đọc Thánh Kinh.
  • Đức tin của chúng ta bộc lộ dễ hơn trong các bài giảng ngày thường. Chúng ta giảng với nhiều suy tư và nhiều bản sắc riêng hơn trong Thánh Lễ ngày thường, có lẽ nhờ ở kích thước nhỏ và sự quen thuộc nhau của cộng đoàn Thánh Lễ ngày thường. 
  • Vào ngày thường, chúng ta sẵn sàng dám ‘liều’, dám sáng tạo, dám thử một cái gì đó mới (chẳng hạn, dùng một đồ vật minh hoạ). Chúng ta biết và tin tưởng những người có mặt ở đó.[2]
  • Trong các bài giảng ngày thường, chúng ta thường xuyên liên can cộng đoàn vào bài giảng hơn.
  • Những phần bắt đầu và kết thúc của bài giảng ngày thường thì tốt hơn. Chúng ta vào đề ngay, mà không cần có phần bắt đầu dài; và chúng ta kết thúc cách gọn gàng hơn, mà không lặp đi lặp lại...
  • (Tôi cho đây là ghi nhận rất quan trọng.) Vào ngày thường, chúng ta không bận tâm nhiều về chuyện mình phải giảng hay. Còn vào các ngày Chủ Nhật, nhất là vào các lễ hay sự kiện lớn, cái tôi của chúng ta luôn nhảy vào chi phối. Tôi muốn người ta bị ấn tượng bởi một bài giảng hay, và khi tôi cố gắng để đạt được điều đó, điều xảy ra lại thường là một bài giảng ít có tâm tình. Sự thật là trong các bài giảng ngày thường, chúng ta ít bận tâm tới hình thức, ít bận tâm về chuyện người ta nghĩ gì về bài giảng. Quan tâm duy nhất của chúng ta là cái cốt ý mà mình muốn chuyển tải.

 

-----------------------------------------------

 

Nếu tất cả hay phần lớn trong những ghi nhận trên là đúng, tại sao chúng ta không làm vào ngày Chủ Nhật những gì mà mình vẫn làm trong các ngày thường? Có lẽ chúng ta thiếu dũng cảm? Tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ chúng ta nên biết.

 

 
[1] Một ý kiến phản hồi từ dân chúng.
[2] Đành rằng chúng ta không nên luôn luôn thí nghiệm, nhưng khi này khi khác chúng ta cũng nên thử một cái gì đó mới – giống như các văn sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ... Tôi cho rằng đa số những người giảng thuyết kém cỏi đều giảng trước sau y chang một kiểu: Họ không bao giờ cảm thấy nhu cầu thay đổi hay không bao giờ nghĩ rằng mình có thể thay đổi.

Tác giả: Lê Công Đức, Lm. (Nguyên tác: Ken Untener, Giám Mục Saginaw)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!