.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

A1. Tâm Lý Vợ Chồng Trẻ - NHỮNG KHÁC BIỆT NƠI NGƯỜI VỢ

A2. NGƯỜI CHỒNG MUỐN ĐƯỢC LÀM ĐÀN ÔNG

A3. HIỂU VỢ VÀ CẢM THÔNG VỚI VỢ

A4. HIỂU CHỒNG VÀ CẢM THÔNG VỚI CHỒNG

A5. NHÌN NHẬN SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ

A6. CẦN HIỂU CHỒNG HƠN NỮA

A7. KIÊN NHẪN TÌM HIỂU THÊM VỀ VỢ MÌNH

A8. LÀM MẸ NHƯNG VẪN TIẾP TỤC LÀM VỢ

A9. COI VỢ NHƯ NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG

A10. CẦN CẢM THÔNG VÀ NÂNG ĐỠ CHỒNG HƠN NỮA

A11. NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA VỢ LÀ BỔ TÚC CẦN THIẾT CHO CHỒNG

A12. SỐNG TỐT MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHỒNG LÀ TỰ HOÀN HẢO HÓA BẢN THÂN

A13. NGHỆ THUẬT LÀM CHỒNG

A14. BÍ QUYẾT ĐỂ GIỮ CHỒNG

A15. CƯ XỬ VỚI VỢ NHƯ MỘT NGƯỜI CHỒNG TỐT

A16. BÍ QUYẾT CHINH PHỤC CHỒNG

A17. ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

A18. GIỮ CHO TÌNH YÊU LUÔN TƯƠI THẮM

A19. NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TÌNH YÊU

A20. VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI VỢ TRONG HẠNH PHÚC HÔN NHÂN

A21. KHI THỬ THÁCH CHỚM NỞ HÃY NHỚ LỜI THỀ THỦY CHUNG

A22. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG: CHƯA ĐỦ TRƯỞNG THÀNH.

A23. KHỦNG HOẢNG CẦN CHO TRƯỞNG THÀNH

A24. NGUYÊN TẮC HÒA HỢP VÀ BỔ TÚC

A25. THỬ THÁCH CỦA GHEN TƯƠNG

A26.  VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG BẰNG CẢM THÔNG

B1. Linh Đạo Đời Hôn Nhân - MỘT NỀN TU ĐỨC CHO BẬC HÔN NHÂN

B2. YÊU NHAU: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA VỢ CHỒNG

B3. ƠN GỌI NÊN THÁNH CỦA BẬC HÔN NHÂN

B4. ĐỨC KHIẾT TỊNH CỦA BẬC HÔN NHÂN

B5. ĐỨC KHÓ NGHÈO TRONG BẬC HÔN NHÂN

B6. ĐỨC VÂNG PHỤC GIỮA VỢ CHỒNG

B7. SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

B8. MỤC ĐÍCH HÔN NHÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

B9. Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI

B10. CON ĐƯỜNG KHỔ CHẾ VÀ THẦN BÍ CỦA BẬC HÔN NHÂN

B11. SỐNG NHƯ CHÚA KITÔ

B12. ĐỌC KINH THÁNH TRONG GIA ĐÌNH

B13. ĐỌC SÁCH VÀ SUY NIỆM

B14. QUAN NIỆM KITÔ GIÁO VỀ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

B15. YÊU THƯƠNG ĐÍCH THỰC

B16. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA TÌNH YÊU

B17. HỌC TẬP YÊU THƯƠNG

B18. QUAN HỆ VỢ CHỒNG TRONG LINH ĐẠO HÔN NHÂN

B19. QUAN HỆ TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

B20. SỰ CAO CẢ CỦA TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

B21. VỢ CHỒNG GIÚP NHAU NÊN THÁNH

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguồn: D. WAHRHEIT
A12. SỐNG TỐT MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHỒNG LÀ TỰ HOÀN HẢO HÓA BẢN THÂN

Người ta gán cho Đức Giáo Hoàng Sixto V vào thế kỷ XVI câu nói đáng suy nghĩ như sau: “Tôi sẽ phong thánh ngay tức khắc cho người đàn bà mà người chồng không bao giờ than phiền”.

Có những người đàn ông hay than phiền về vợ. Nhưng có lẽ người vợ cũng nên tự vấn tại sao người chồng hay than phiền về mình. Biết mình thật sự là biết rõ những khuyết điểm của mình. Nhưng người vợ có sẵn sàng muốn biết rõ về mình để cải thiện mối quan hệ với chồng mình không?

Đời sống hôn nhân là lò đào luyện nhân cách. Người chồng không chỉ là một bổ túc cho những thiếu sót của người vợ mà còn là trường đào luyện nhân cách cho người vợ. Sự gặp gỡ trao đổi giữa hai người sẽ giúp họ khám phá được chính bản thân và làm cho mỗi người được thêm phong phú hơn. Đó là ý thức mà chúng tôi xin được gợi lên cho những người vợ trẻ, để mời gọi họ luôn có một cái nhìn lạc quan về đời sống vợ chồng.

1. Biết mình thực sự là biết rõ những khuyết điểm của mình. Nếu người vợ chợt nhận ra những lời than phiền của chồng về mình thì có lẽ họ nên bình tĩnh để tự vấn lương tâm và tìm ra những khuyết điểm của mình. Một nhật báo xuất bản bằng tiếng Pháp đã kê khai 10 sai lầm mà bất cứ một người đàn bà bình thường nào cũng có thể mắc phải như sau:

1) Chểnh mảng trong việc trang sức. Đa số nghĩ rằng, đã có chồng, nghĩa là đã chinh phục được người đàn ông, thì còn động lực nào để làm đẹp nữa. Thực ra người đàn bà phải nghĩ rằng, làm đẹp là yêu thương và tôn trọng chồng mình.

2) Khuyết điểm thứ hai mà dường như không có người đàn bà nào mà không mắc phải: đó là tính ghen tương.

3) Khuyết điểm thứ ba mà nhiều người vợ thường coi đó là điều mà người ta gọi là mặc cảm bị bách hại. Nhiều người vợ xem mình như là nạn nhân của không biết bao nhiêu đàn áp và hà hiếp của chồng.

4) Nhiều người vợ dành mọi săn sóc và âu yếm cho con cái mà quên những bổn phận đối với chồng. Đôi khi sự thay đổi tình cảm này tạo ra thảm trạng trong gia đình mà người vợ không hay biết.

5) Chính sách bế quan tỏa cảng, nghĩa là người vợ tìm cách cắt đứt mọi quan hệ mà người chồng có trước khi cưới vợ.

6) Tính ngăn nắp và sạch sẽ quá đáng. Dĩ nhiên đây là điều tốt. Nhưng nếu người vợ cốt yếu giữ cho ngôi nhà của họ sạch sẽ và ngăn nắp đến độ không còn ai dám bước chân vào nhà, thì không gì làm cho người chồng cảm thấy phiền lòng hơn.

7) Cắt đứt mọi quan hệ họ hàng, ngay cả với chính gia đình thân thuộc của mình.

8) Nhai lại những lỗi lầm quá khứ. Nhiều người đàn bà thường moi móc lại những lầm lỗi trong quá khứ của chồng để hù doạ và bắt chẹt chồng.

9) Cằn nhằn về những phiền toái xảy ra trong ngày, nhất là trong bàn ăn.

10) Khuynh hướng muốn đảo lộn lại câu châm ngôn “Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm cho họ”. Có biết bao người đàn bà hành động ngược lại với lời khuyên ấy. Họ không muốn ai làm phiền mình nhưng lại sẵn sàng làm phiền người khác mà không hề hay biết.

2. Để biết chồng mình có than phiền hay không, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie đã khuyến cáo các bà vợ hãy tự vấn lương tâm theo bản xét mình sau đây:

-   Tôi có cố gắng hết sức để làm vừa lòng chồng lúc chồng tôi có mặt ở nhà không?

-   Tôi có cố gắng thay đổi món ăn đến độ chồng tôi sẽ không thể đoán trước được không?

-   Tôi có cố gắng theo dõi để hiểu biết công việc của chồng, hầu có thể thảo luận và nếu cần đưa ra một vài lời khuyên hữu ích và đúng lúc không?

-   Tôi có đủ can đảm và bình tĩnh để không trách móc chồng vì những thiếu hụt kinh tế trong gia đình; và nhất là không so sánh chồng với những người đàn ông khác may mắn và giàu có hơn không?

-   Khi có dịp sắm sửa quần áo hoặc chọn quần áo để mặc, tôi có nghĩ đến sở thích của chồng tôi về thời trang và màu sắc không?

-   Tôi có cố gắng tìm hiểu và học hỏi những sở thích của chồng tôi để có thể chia sẻ với chồng trong những giờ nhàn rỗi không?

-   Tôi có theo dõi những vấn đề chính trị, sách báo mới, những trào lưu mới để có thể chia sẻ đời sống trí thức của chồng không?

3. Để được nên thánh trong bậc vợ chồng, để được phong thánh như lời Đức Giáo Hoàng Sixtô V đã đề nghị, thiết tưởng chìa khóa mà một người vợ phải nắm vững, đó là luôn sống vui tươi, linh hoạt và có đời sống tinh thần sâu sắc. Biết lắng nghe một cách nghiêm chỉnh và thích thú khi chồng nói đến những vấn đề chính trị, triết học hay bất cứ những gì mà chồng cho là quan trọng và lý thú. Thỉnh thoảng, nên đọc một quyển sách hay và trao đổi nội dung cuốn sách với chồng.

Ít nhất mỗi tuần một lần, dành trọn thời giờ cho chồng, để cho chồng thấy rằng: chồng là nơi nương tựa cần thiết của mình. Quên đi những phiền toái hằng ngày để luôn tạo ra cho chồng bầu khí vui tươi, lành mạnh. Luôn đề cao chồng trước mặt con cái. Sống và hành động như thế nào để không có gì phải giấu diếm với chồng. Nếu trong một đám đông hoặc trong một bữa tiệc, thấy chồng được nhiều người đàn bà khác chú ý thì hãnh diện hơn là tỏ dấu ghen tương. Người đàn ông hãnh diện vì một chút ghen tương của vợ, nhưng sẽ vô cùng đau khổ khi bị vợ làm mất mặt trước đám đông.

Hãy tránh hạch hỏi chồng. Người chồng nào cũng luôn muốn được sống trong bầu khí tin tưởng. Trước và trong bữa ăn đừng bao giờ có những lời cay chua với chồng. Đừng bao giờ nói về chồng rằng: Anh ấy quá già để có thể làm việc nọ hoặc việc kia. Thỉnh thoảng, nên lặp lại cho chồng nghe những lời dịu ngọt, những kỷ niệm của thời mới quen nhau hay đính hôn với nhau. Đừng quá thường xuyên hỏi chồng có còn yêu mình nữa không. Đừng lặp đi lặp lại với chồng về những hy sinh của mình cho gia đình.

4. Kể từ sau Công Đồng Vaticanô II, nên thánh không còn là độc quyền của một số người ưu tuyển mà là ơn gọi chung của mọi tín hữu. Điều đó có ý nghĩa, là mọi người phải nên thánh ngay trong bậc sống của mình. Đời sống gia đình là con đường nên thánh cho những người ở bậc vợ chồng. Chính do mối tương quan với người phối ngẫu và con cái mà người sống trong bậc vợ chồng tìm thấy và thực thi ý Chúa.

Một trong những việc thường làm của các vị thánh là không ngừng nhìn lại bản thân dưới ánh mắt từ nhân của Chúa. Thiết tưởng đó cũng là việc làm thường xuyên của các đôi vợ chồng tín hữu. Nhìn lại những thiếu sót và sai trái của mình để không ngừng cải tạo quan hệ với người phối ngẫu, đó không phải là bí quyết của hạnh phúc gia đình?

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguồn: D. WAHRHEIT)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!