.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

A1. Tâm Lý Vợ Chồng Trẻ - NHỮNG KHÁC BIỆT NƠI NGƯỜI VỢ

A2. NGƯỜI CHỒNG MUỐN ĐƯỢC LÀM ĐÀN ÔNG

A3. HIỂU VỢ VÀ CẢM THÔNG VỚI VỢ

A4. HIỂU CHỒNG VÀ CẢM THÔNG VỚI CHỒNG

A5. NHÌN NHẬN SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ

A6. CẦN HIỂU CHỒNG HƠN NỮA

A7. KIÊN NHẪN TÌM HIỂU THÊM VỀ VỢ MÌNH

A8. LÀM MẸ NHƯNG VẪN TIẾP TỤC LÀM VỢ

A9. COI VỢ NHƯ NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG

A10. CẦN CẢM THÔNG VÀ NÂNG ĐỠ CHỒNG HƠN NỮA

A11. NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA VỢ LÀ BỔ TÚC CẦN THIẾT CHO CHỒNG

A12. SỐNG TỐT MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHỒNG LÀ TỰ HOÀN HẢO HÓA BẢN THÂN

A13. NGHỆ THUẬT LÀM CHỒNG

A14. BÍ QUYẾT ĐỂ GIỮ CHỒNG

A15. CƯ XỬ VỚI VỢ NHƯ MỘT NGƯỜI CHỒNG TỐT

A16. BÍ QUYẾT CHINH PHỤC CHỒNG

A17. ĐỊA VỊ CỦA NGƯỜI CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

A18. GIỮ CHO TÌNH YÊU LUÔN TƯƠI THẮM

A19. NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TÌNH YÊU

A20. VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI VỢ TRONG HẠNH PHÚC HÔN NHÂN

A21. KHI THỬ THÁCH CHỚM NỞ HÃY NHỚ LỜI THỀ THỦY CHUNG

A22. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG: CHƯA ĐỦ TRƯỞNG THÀNH.

A23. KHỦNG HOẢNG CẦN CHO TRƯỞNG THÀNH

A24. NGUYÊN TẮC HÒA HỢP VÀ BỔ TÚC

A25. THỬ THÁCH CỦA GHEN TƯƠNG

A26.  VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG BẰNG CẢM THÔNG

B1. Linh Đạo Đời Hôn Nhân - MỘT NỀN TU ĐỨC CHO BẬC HÔN NHÂN

B2. YÊU NHAU: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA VỢ CHỒNG

B3. ƠN GỌI NÊN THÁNH CỦA BẬC HÔN NHÂN

B4. ĐỨC KHIẾT TỊNH CỦA BẬC HÔN NHÂN

B5. ĐỨC KHÓ NGHÈO TRONG BẬC HÔN NHÂN

B6. ĐỨC VÂNG PHỤC GIỮA VỢ CHỒNG

B7. SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

B8. MỤC ĐÍCH HÔN NHÂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

B9. Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI

B10. CON ĐƯỜNG KHỔ CHẾ VÀ THẦN BÍ CỦA BẬC HÔN NHÂN

B11. SỐNG NHƯ CHÚA KITÔ

B12. ĐỌC KINH THÁNH TRONG GIA ĐÌNH

B13. ĐỌC SÁCH VÀ SUY NIỆM

B14. QUAN NIỆM KITÔ GIÁO VỀ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

B15. YÊU THƯƠNG ĐÍCH THỰC

B16. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA TÌNH YÊU

B17. HỌC TẬP YÊU THƯƠNG

B18. QUAN HỆ VỢ CHỒNG TRONG LINH ĐẠO HÔN NHÂN

B19. QUAN HỆ TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN

B20. SỰ CAO CẢ CỦA TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

B21. VỢ CHỒNG GIÚP NHAU NÊN THÁNH

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Nguồn: D. WAHRHEIT
B11. SỐNG NHƯ CHÚA KITÔ

 

1. Kinh Thánh viết rằng, sau khi ký giao ước với dân Israel để yêu cầu họ giữ các giới răn Ngài đã ban bố, Thiên Chúa truyền dạy: “các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh”.

Nhưng thế nào là nên thánh và phải nên thánh như thế nào? Phải đợi cho tới khi Chúa Kitô đến, người Do Thái mới tìm được câu trả lời. Bởi vì Chúa Kitô là Đấng Thánh. Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. Chỉ trong Ngài, con người mới có thể thấy được sự thánh thiện của Thiên Chúa. Tuân giữ lời Ngài không những có thể nên thánh mà còn nên thánh cách trọn vẹn nhất.

Chúa Giêsu vừa là mẫu mực, vừa là thầy dạy nên thánh; đồng thời Ngài là năng lực giúp con người nên thánh. Như vậy, nên thánh chính là sống như Chúa Kitô, là tham dự vào sự thánh thiện của Ngài và thể hiện sự thánh thiện ấy trong cuộc sống hằng ngày. Đó là ba chiều kích thiết yếu của đời sống Kitô hữu.

Theo ngôn ngữ thần học rút từ Kinh Thánh, ba chiều kích ấy thường được gọi là ba chức vụ: tiên tri, tư tế và vương giả.

Đây phải là ba chiều kích của con người nên thánh trong bậc hôn nhân. Chúng tôi xin gợi lên một vài suy tư về ba chiều kích này trong đời sống vợ chồng Kitô hữu.

2. vợ chồng Kitô hữu tham dự và thể hiện chức vụ tiên tri của Chúa Kitô như thế nào?

trước hết, chúng ta nên ôn lại ý nghĩa đích thực của hai tiếng “tiên tri” khi nói về Chúa Kitô, về Giáo Hội của Ngài và về vai trò của người tín hữu Kitô.

Theo đúng nghĩa trong Kinh Thánh, tiên tri không có nghĩa là người hay nói về tương lai mà là người được Thiên Chúa linh ứng và được sai đi để nói nhân Danh Ngài. Tất cả các tiên tri trong Cựu Ước đều thi hành chức vụ của họ theo ý nghĩa ấy, họ luôn nói bằng cách mở lời long trọng như sau: “Đây Chúa phán..., Đây là lời của Thiên Chúa…”.

Các tiên tri trong Cựu Ước cũng biến cả cuộc sống của họ thành một sứ điệp mà Thiên Chúa ngỏ với toàn dân. Tiên tri Giêrêmia đã đeo gông trên cổ và đi khắp phố chợ để nói lên cảnh nô lệ toàn dân phải gánh chịu vì tội lỗi của họ. Tiên tri Ôsê còn táo bạo hơn khi ông đi cưới một cô gái điếm để trở thành lời tố cáo sự phản bội của dân.

Nói nhân danh Chúa, trở thành lời của Thiên Chúa là sứ mệnh đích thực của tiên tri.

Khi Ngài đến, Chúa Giêsu đã thi hành sứ vụ tiên tri một cách trọn hảo. Ngài đã dùng cả cuộc sống, lời rao giảng và nhất là cái chết của Ngài như một lời yêu thương Thiên Chúa ngỏ với dân Ngài. Lời của Ngài chính là lời của Thiên Chúa, cả cuộc sống của Ngài là thể hiện sự thánh thiện và tình yêu của Thiên Chúa.

Nhờ phép rửa, mỗi Kitô hữu được nên một với Chúa Kitô, do đó, họ cũng lãnh nhận sứ vụ tiên tri, nghĩa là trở thành lời của Thiên Chúa.

Một cách đặc biệt, do bí tích Hôn Phối, các đôi vợ chồng lại càng cam kết trở nên lời của Thiên Chúa. Hơn nữa, bằng tình yêu của mình, vợ chồng Kitô hữu trở thành lời cho con cái cũng như cho môi trường trong đó họ đang sống.

Nên thánh trong bậc hôn nhân chính là biến đổi cuộc sống vợ chồng thành lời của Thiên Chúa ngỏ với con người.

3. Là lời của Thiên Chúa nói với con người, các đôi vợ chồng Kitô hữu cũng một trật tham dự vào chức vụ tư tế của Chúa Kitô.

Theo định nghĩa trong các tôn giáo, tư tế là người lo việc tế tự, là người hiến dâng của lễ. Dĩ nhiên không phải mọi người đều có thể là tư tế. Trong tất cả mọi tôn giáo, tư tế là một thành phần được tuyển chọn theo một số tiêu chuẩn đặc biệt. Trong Do Thái giáo, chỉ có những nam nhân thuộc dòng tộc Lêvi mới được chọn làm tư tế. Được chọn như thế, nên chỉ các tư tế mới được coi là trung gian giữa thần linh và loài người hay giữa Thiên Chúa và dân Ngài.

Chúa Giêsu Kitô đã được Thiên Chúa xức dầu tấn phong làm tư tế cao cả và muôn đời. Ngài là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại. Chỉ có Ngài mới hiến dâng một của lễ đẹp lòng Thiên Chúa. Bởi vì của lễ ấy chính là sự sống, là bản thân Ngài. Ngày nay, chỉ có một của lễ được Thiên Chúa ưng nhận, đó là Chúa Giêsu Kitô. Qua các linh mục được tuyển chọn, Giáo Hội tiếp tục dâng lên Thiên Chúa của lễ duy nhất là chính Chúa Giêsu; nhưng là thành phần của Giáo Hội, tất cả mọi tín hữu đều hợp dâng của lễ ấy vì được tham dự vào điều mà Giáo Hội gọi là chức tư tế chung, tư tế cộng đồng. Một cách nào đó, hợp với các linh mục thừa tác, mọi tín hữu cùng dâng của lễ lên Thiên Chúa. Một cách nào đó, họ cũng là những tư tế.

Chính vì gia đình là một Giáo Hội nhỏ, một Giáo Hội thu hẹp, nên các thành phần của gia đình cũng là tư tế được mời gọi dâng lên Thiên Chúa của lễ đẹp lòng Ngài. Với tư cách là thành phần xây dựng nên gia đình, các người làm vợ làm chồng cũng xứng đáng được gọi là những tư tế.

4. cuối cùng, bằng cuộc sống yêu thương và bác ái của mình, các đôi vợ chồng tham dự vào chức vụ vương giả của Chúa Kitô.

Chúa Kitô được xức dầu tấn phong làm vua. Ngài đích thực là vua ngự trị trong các tâm hồn. nhưng Chúa Giêsu chỉ thể hiện tư cách vương giả ấy bằng hy sinh phục vụ mà thôi. Theo quan niệm thông thường, làm vua tức là cai trị; cai trị cũng hàm ý thống trị, sai khiến. Chúa Giêsu đã đảo lộn quan niệm ấy. trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Ngài đã làm công việc của một đầy tớ khi quỳ xuống rửa chân cho các ông.

Ngài nói, “các thủ lãnh và những người có quyền trên thế gian này thì sai khiến và bắt người khác hầu hạ. Với các con thì không như thế. Trong các con ai muốn làm lớn thì hãy hầu hạ người khác”. ngài đã nói về mình, “Con Người đến không phải để được hầu hạ, nhưng để hầu hạ”.

Như vậy, theo ý nghĩa Kitô giáo, làm vua chính là phục vụ. Các đôi vợ chồng Kitô hữu tham dự vào chức vụ vương giả của Chúa Kitô theo nghĩa họ hiến thân phục vụ. Trước tiên là phục vụ con cái mà Thiên Chúa uỷ thác cho họ. Chính khi duy trì, kính trọng và nuôi dưỡng sự sống nơi con cái mà vợ chồng Kitô hữu tham dự vào chức vụ vương giả của Chúa Kitô. Ngoài ra, sự phục vụ nhau giữa hai vợ chồng và phục vụ những người khác cũng là thể hiện chức vụ vương giả ấy.

Nếu gia đình là tế bào nguyên thuỷ của xã hội thì chính từ gia đình mà tinh thần phục vụ được đào luyện trước tiên. Người xưa đã có lý khi nói: từ vua quan cho đến thứ dân, phải lấy sự tu thân làm nền  tảng. Có tu thân mới tề gia được, có tề gia mới trị quốc được, có trị quốc mới bình thiên hạ được.

Người tín hữu là sự nối dài và hiện thực hóa của Chúa Kitô trên trần gian. Để kết thúc chúng ta hãy lắng nghe giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II trong số 38 Hiến Chế về Mầu nhiệm Giáo Hội.

“Trước mặt nhân loại, mỗi tín hữu phải là chứng nhân của sự phục sinh và sự sống của Chúa Giêsu, đồng thời là dấu hiệu của Thiên Chúa hằng sống. tất cả và mỗi người phải góp phần nuôi dưỡng thế giới bằng những hoa trái thiêng liêng và truyền bá trên thế gian tinh thần của những con người nghèo khó, hiền lành và hiếu hoà, những người được phúc âm tuyên bố là có phúc. Tóm lại, người Kitô hữu phải làm cho thế giới sống như linh hồn làm cho thân xác sống vậy”.

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (Nguồn: D. WAHRHEIT)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!