.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Phần I: Cha Xứ Như Lòng Mong Ước

Phần II: Cha Phó Dễ THương

Phần III: Thầy Xứ Tuyệt Vời

Phần IV: Những Trông Đợi

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
LỚP THẦN HỌC BỔ TÚC (2006-2007)

LINH MỤC TỐT HAY KHÔNG ĐỀU DO CÁC TƯƠNG QUAN

TÒA GIÁM MỤC BÙI CHU

 

LỜI NÓI ĐẦU

Con người không phải là thiên thần, mà cũng chẳng phải là con vật, nhưng mang sẵn cả hai yếu tố đó, trong mọi chiều kích nhân bản và thiêng liêng. Tất cả mọi người đều được mời gọi nên thánh qua tiến trình làm người, làm người kitô hữu và làm người tông đồ, nghĩa là qua tiến trình thành nhân đã rồi mới thành thánh nhân. Người đi tu làm linh mục và tu sĩ vẫn không thôi là con người, khi đang nỗ lực nên thánh một cách đặc biệt theo bậc sống ơn gọi và sứ vụ của mình.

Vậy sự thánh thiện là gì?

Trước hết, sự thánh thiện không phải là hay không chỉ là:

·      Một cái gì trừu tượng.

·      Một cái gì chúng ta mặc vào mình.

·      Những việc đạo đức tốt lành nào đó trong đời mình.

·      Một vai trò chúng ta đảm nhận.

·      Một vấn đề luân thường đạo lý.

·      Một hệ thống tự hoàn hảo của con người.

·      Chỉ qui về đời sống bên trong của một người.

Sự thánh thiện là tất cả những cái đó ở trong một bối cảnh rộng lớn hơn, nghĩa là, đạt đến sự thánh thiện không chỉ là nỗ lực của con người, nhưng còn là công trình của ân sủng Chúa, qua các mối tương quan của cuộc sống.

Như thế, sự thánh thiện có liên quan đến các mối liên hệ, ở trong các mối liên hệ và nhờ các mối liên hệ: 

·      Đã có một thời người ta liên kết sự thánh thiện với việc đọc kinh, thực hành các bổn phận tôn giáo và những việc đạo đức.

·      Thực ra, sự thánh thiện được liên kết chặt chẽ với các mối liên hệ với Chúa, với bản thân, với tha nhân và với môi trường thiên nhiên, trong đó liên hệ với Chúa là nền tảng.

·      Các mối liên hệ này rất tương thuộc và tương tác lẫn nhau, nên nếu có cái gì “trục trặc” trong một liên hệ thì các liên hệ khác cũng bị ảnh hưởng.

·      Chính trong và qua các mối liên hệ này mà chúng ta được lớn lên trong sự thánh thiện.

·      Do đó, trong sự thánh thiện, các mối liên hệ này đều phải hòa nhập và giữ đúng vị trí, hài hòa, quân bình và trưởng thành. Có được các mối liên hệ như thế được coi là sự thánh thiện.

·      Như vậy, sự thánh thiện không được hiểu theo một cá nhân biệt lập, nhưng theo mối liên hệ toàn diện của cá nhân với Thiên Chúa, với tha nhân, với chính mình và với môi trường.

·      Sự thiếu trưởng thành thiêng liêng của chúng ta là do việc chúng ta thiếu những liên hệ đích thực, hay có những liên hệ không trưởng thành, những liên hệ sai lầm, những ngăn chặn và sợ hãi tâm lý của chúng ta trong những liên hệ.

·      Khi những liên hệ vắng mặt trong đời sống chúng ta thì sự thánh thiện cũng vắng mặt. Và khi những liên hệ bị ngăn cản trong đời sống chúng ta thì sự thánh thiện cũng bị ngăn cản.

Tiếp đến, chúng ta cũng cần nói đến mối tương quan giữa sự thánh thiện và tội lỗi.

Tội lỗi và sự thánh thiện nên được hiểu theo những liên hệ đích thực hay không đích thực. Nếu những liên hệ của chúng ta là những liên hệ tình yêu không chân chính hoặc thiếu tình yêu đích thực thì lúc đó có tội.

Trong Kinh Thánh, tội lỗi và sự thánh thiện được hiểu trong bối cảnh của những mối tương quan.

Trong Cựu Ước: tội của Ađam và Evà, tội của Israel, tội của Cain, tội của Vua Đavít… tất cả là những tội ở trong và bởi các mối tương quan.

Trong Tân Ước, tội cũng được hiểu theo sự không có hoặc thất bại không thiết lập được những tương quan, thiếu những tương quan tình thương hoặc có những tương quan tình thương sai lầm và đi xa khỏi những tương quan ngay chính.

Chúa Giêsu coi tội là tình trạng tha hóa phẩm giá con người hơn là chỉ những vô trật tự luân lý (ngày Sa-bat vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bat)

Chính những người Biệt phái và Luật sĩ cũng hiểu tội lỗi và sự thánh thiện trong bối cảnh lề luật và nghi thức.

Chính với chiều hướng ấy, trong việc đào tạo tu đức, các Thầy lớp Thần Học Bổ Túc 2006-2007 được mời gọi viết theo Nhóm một bản dự phóng tương lai (ba nhóm viết với tư cách là một Cha Sở, ba nhóm viết với tư cách là một Cha Phó, và hai nhóm viết với tư cách là một Thầy Xứ) qua các mối tương quan:

“Với tư cách là một Cha Sở (Cha Phó hay Thầy Xứ), bạn sẽ ứng xử thế nào trong các mối tương quan, để trở nên một linh mục như lòng Chúa, Hội Thánh và Thế Giới mong đợi?      

·        Những gì nên cư xử, nên nói và nên làm.

·        Những gì không nên cư xử, không nên nói và không nên làm.”

 

I. TƯƠNG QUAN NỀN TẢNG

1.       Tương quan với Chúa Cha

2.       Tương quan với Chúa Giêsu, đặc biệt Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Chúa Giêsu Thánh Thể

3.       Tương quan với Chúa Thánh Thần

4.       Tương quan với Đức Mẹ

5.       Tương quan với thánh cả Giuse, thánh Quan Thầy và các thánh

II. TƯƠNG QUAN VỚI THA NHÂN

1.       Tương quan với Giám Mục Bản Quyền

2.       Tương quan với các linh mục đàn anh

3.       Tương quan với các linh mục đàn em

4.       Tương quan với các linh mục tương lai và các  mầm non ơn gọi giáo sĩ

5.       Tương quan với các tu sĩ nam nữ

6.       Tương quan với các nữ tu lớn tuổi và có trách nhiệm

7.       Tương quan với các nữ tu bằng tuổi và có trách nhiệm

8.       Tương quan với các nữ tu trẻ

9.       Tương quan với các mầm non ơn gọi tu sĩ

10.  Tương quan với giáo dân nói chung

11.  Tương quan với Ban Hành Giáo

12.  Tương quan với các đoàn thể

13.  Tương quan với những người già cả, bệnh tật và hấp hối

14.  Tương quan với các góa phụ, nhất là góa phụ trẻ

15.  Tương quan với giới trẻ

16.  Tương quan với giới thiếu nhi

17.  Tương quan với những người phục vụ trong nhà xứ, nhất là cô bếp

18.  Tương quan với Chính Quyền

19.  Tương quan với các tôn giáo bạn, nhất là các vị lãnh đạo

20.  Tương quan với lương dân.

21.  Tương quan với giới giàu có

22.  Tương quan với giới nghèo

 

III. TƯƠNG QUAN VỚI CHÍNH MÌNH

Trong những phương diện này, linh mục là:

1.    Người được Chúa Thánh Thần thánh hiến, chiếm hữu và hướng dẫn.

2.    Người của siêu nhiên và cầu nguyện.

3.    Người của linh thánh.

4.    Người có một nền tảng Kinh Thánh vững chắc.

5.    Người mở ra với hiệp thông.

6.    Người hăng say truyền giáo.

7.    Người cởi mở đối thoại.

8.    Người của truyền thông xã hội.

9.    Người nhạy cảm với các vấn đề xã hội.

10.  Người của sứ vụ tiên tri.

 

IV. TƯƠNG QUAN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THIÊN  NHIÊN

 

V. NHỮNG TRÔNG ĐỢI

Vì những chia sẻ quá phong phú, mà điều kiện có hạn, nên ở đây chúng tôi chỉ đúc kết phần Tương quan với tha nhân, là phần có nhiều thách đố và thực tế quan trọng, cũng như những cơ hội khả dĩ để thăng tiến đời sống và sứ vụ linh mục. Thêm vào đó là những trông đợi của các linh mục tương lai, cũng như của giáo dân, khởi đi từ những nhận định thực tế mà kỳ vọng ở tương lai.

Tôi xin chân thành cám ơn Chúa và Đức Cha Giuse Giáo phận Bùi Chu đã cho tôi cơ hội phục vụ. Qua việc phục vụ này, tôi học hỏi thêm được nhiều lắm. Do đó, tôi cũng cám ơn và biểu dương tinh thần hợp tác làm việc chung của các Thầy. Ước mong các Thầy duy trì và phát triển hơn nữa tinh thần tốt đẹp ấy với mọi thành phần Dân Chúa, trong suốt đời sống và sứ vụ linh mục. Xin Chúa tiếp tục cho đến hoàn thành tốt đẹp những gì Ngài đã khởi sự với chúng ta và cho chúng ta. 

Tòa Giám Mục Bùi Chu, Tháng Hoa 2007

Linh mục Micae-Phaolô TRẦN MINH HUY pss



Tác giả Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!