.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Vai trò chủ động của trẻ em trong tiến trình phát triển

PHẦN II: Thể thức phát hiện những trẻ em có nguy cơ

PHẦN III: Can thiệp và đề phòng

PHẦN IV: Những khó khăn tiếp xúc nơi bà mẹ

PHẦN V: Kết luận - Bốn kỹ năng của bà mẹ

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
QUAN HỆ MẸ CON : BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CỦA CUỘC SỐNG

Tủ Sách Tình Người

Lausanne – Thụy Sĩ

Xuân 2000

© NGUYỄN VĂN THÀNH

ISBN 2-9700137-8-9

-----------------------------------

LỜI MỞ ĐƯỜNG

Chủ đề được khảo sát và nghiên cứu ở đây là “Quan hệ mẹ con : những bài học đầu tiên của cuộc sống”. Công việc này bắt đầu cách đây 20 năm. Ngày ngày tiếp xúc với những trẻ em chậm phát triển, thuộc mọi thể loại, tự nhiên tôi phải đối diện nhiều câu hỏi trong vai trò làm người giáo viên đặc biệt:

Câu hỏi thứ 1 : Tôi phải làm gì cụ thể ngày hôm nay để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc học tập của trẻ em ?

Câu hỏi thứ 2 : Chậm phát triển có nghĩa là gì ? Sau nhiều năm tìm tòi, tiếp xúc, nghiên cứu, học hỏi, tôi chỉ giữ lại một định nghĩa cụ thể duy nhất : Bất kỳ nguồn gốc thuộc thể loại nào, tất cả những trẻ em chậm phát triển đều nhất loạt có những vấn đề trong lãnh vực học tập: tốc độ học tập chậm chạp, số lượng học tập có giới hạn, chất lượng học tập rất là mong manh dễ bị tổn hại, mất mát, thoái hoá.

Câu hỏi thứ 3 : Mặc dù những nổ lực lớn lao của bao nhiêu thầy, cô... nhiều trẻ em cho tôi một cảm tưởng là cac em dẫm chân tại chổ. Công khó của thầy cô chỉ là “nước rơi đầu vịt”. Hay là “Tiếc công đan giỏ bỏ cà, giỏ thưa cà lọt, công đà uổng công”.

Cho nên giả thuyết của tôi : là thể thức dạy dỗ của chúng ta trong các lớp đặc biệt không thích ứng với mức độ và điều kiện học tập của trẻ em chậm phát triển. Cho nên trong công việc hằng ngày, tôi đã phải xét lại điều dạy, cách dạy, thời lượng dạy...

Câu hỏi thứ 4 : Sau khi xét lại và thay đổi thể thức dạy dỗ, tôi nhận thấy và đánh giá một cách khách quan và khoa học nhiều thay đổi và tiến bộ nơi trẻ em. Đồng thời, trong chính bản thân tôi, sau một ngày làm việc, tôi cảm thấy an toàn nội tâm, vì tôi cảm thấy rõ rệt tôi đã đi một chặng đường nho nhỏ với các em học sinh. Chặng đường còn rất ngắn ngủi. Còn lầy lội bùn nhơ. Tuy nhiên thầy và trò chúng tôi đã hái được một vài bông hoa nhỏ mọn.

Tuy nhiên, mỗi năm khi tiếp đón một trẻ em mới vào lớp học, tôi càng ngày càng xác tín : Công việc dạy dỗ phải bắt đầu sớm hơn. Có một cái gì đã đổ vở, trước khi chúng ta bắt đầu xây dựng.

Nhiều trẻ em “phải quên” một số tác phong đã tạo trở ngại, trước khi “học tập” một tác phong mới. Tuy nhiên kinh nghiệm dạy dổ cho tôi thấy : Nhổ cỏ dại đòi hỏi nhiều lao lực hơn là trồng cây ăn trái.

Và cứ như vậy, từ câu hỏi này đến câu hỏi khác, tôi lần mò mù loà tìm đến với những quan hệ tiếp xúc mẹ con. Trong vòng 20 năm qua, nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng chúng ta có thể xếp loại thành hai khuynh hướng :

Khuynh hướng 1 nêu lên những trọng trách của bà mẹ trong vấn đề dạy con. Vô tình hay hữu ý, khi quá đề cao vai trò và ảnh hưởng lớn lao của người mẹ, những tác giả thuộc khuynh hướng này đã gây nên cho các bà mẹ nhiều mặc cảm tội lỗi. Mặc cảm là một tình cảm tiêu cực, một ý thức mù mờ. Bà mẹ cảm thấy mình có lỗi, nhưng lỗi đó là gì, không ai xác định rõ rệt. Cho nên, vì vô hình, vô tượng mặc cảm tội lỗi ấy trở thành một ám ảnh có mặt khắp mọi nơi. Ai muốn thấy đâu thì thấy, muốn có nội dung gì thì nội dung ấy xuất hiện. Trong vấn đề chậm phát triển, vì những mặc cảm tối tăm ấy, nhiều bà mẹ tự tố cáo mình là nguyên nhân làm cho đứa con chậm phát triển.

Khuynh hướng 2 đồng hoá vấn đề chậm phát triển với một số mệnh, định mệnh. Hệ quả của lòng tin không căn cứ ấy là thái độ hoàn toàn bị động của con người trước một định mệnh từ trời rơi xuống : Nhắm mắt đưa chân, chấp nhận số kiếp rủi ro của mình, của con cái mình. Cách đây chừng 50 năm về trước, nhưng trẻ em chậm phát triển được cư xử như những bệnh nhân thường trú trong các bệnh viện tâm thần. Từ 20 năm trở lại đây, những lớp học đặc biệt đã thay thế những bệnh viện. Trẻ em chậm phát triển, giống như bao nhiêu trẻ em khác có quyền lợi và nhiệm vụ đến trường học, trước tuổi thành nhân.

Cơ cấu tổ chức đã thay đổi. Nhưng não trạng hoặc lối nhìn về trẻ em chậm phát triển chưa theo kịp đà tiến bộ mong muốn. Đề nghị của tôi là tức khắc can thiệp, khi có một vài dấu hiệu cho thấy trẻ em đang lớn lên với những nguy cơ trở thành chậm phát triển.

Tức khắc can thiệp, để người mẹ có một cái nhìn đứng đắn về đứa con của mình. Tức khắc can thiệp, để đứa con có những điều kiện lớn lên và học tập thích ứng với tình trạng hiện tại và mức độ nhu cầu của em.

Để quảng diễn dự án can thiệp ấy, tôi sử dụng một dàn bài bao gồm bốn phần chủ yếu sau đây:

Trong phần I : - Tôi đề nghị một lối nhìn năng động, tích cực về trẻ em sơ sinh, dựa vào những khám phá mới nhất của ngành tâm lý phát triển.

Trong phần II : - Tôi trình bày một số trắc nghiệm tâm lý nhằm quan sát trẻ em một cách khách quan và khoa học, đồng thời phát hiện một vài nguy cơ chậm phát triển. Cha mẹ và độc giả không chuyên môn có thể nhảy qua phần này.

Trong phần III : - Khi khảo sát thể thức giao tiếp giữa bà mẹ và con cái, tôi nhấn mạnh khía cạnh thực tiễn : những điều phải làm, phải tránh để nâng cao chất lượng tiếp xúc của đứa con trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc sống.

Trong phần IV, tôi lưu tâm đến cách thức nhìn con của bà mẹ. Tôi có khuynh hướng và tập quán gọi đó là bản đồ tâm linh của bà mẹ về đứa con sơ sinh của mình.

Bản đồ ấy phải cập nhật hoá, khách thể hoá, để người mẹ có một cái nhìn toàn diện và tích cực về đứa con. Làm như vậy bà mẹ có khả năng khắc phục bao nhiêu tình cảm đau buồn khả dĩ cản trở và làm bà tê liệt trong công việc nuôi dạy con mỗi ngày.

Để xây dựng ngôi nhà tư tưởng và những đường hướng hành động cụ thể, thực tiễn này, của ăn tinh thần của tôi là những tác phẩm của các tác giả sau đây:

T. Berry Brazelton, bác sĩ chuyên về nhi đồng, Boston Mỹ.

Bertrand Cramer, bác sĩ tâm thần Genève, Thuỵ Sĩ.

Daniel N. Stern, bác sĩ và giáo sư tâm lý, Genève, Thuỵ Sĩ.

Serge Lebovici, bác sĩ tâm thần và phân tâm, giáo sư Đại học Paris, Pháp.

Lẽ đương nhiên, không có những kinh nghiệm cụ thể và thực tiễn, với tư cách là một giáo viên trong một lớp học đặc biệt, trong vòng hai mươi năm liên tục, từ năm 1972, tôi không thể nào có khả năng tiêu hoá, chọn lọc, xếp đặt theo thứ tự ưu tiên để làm công việc “ăn tằm nhả tơ”.

 

Cũng với tư cách là một giáo viên, ngày ngày va chạm với thực tế học tập của trẻ em chậm phát triển, tôi cố gắng kết hợp một cách hài hoà hai bình diện : Tìm hiểu ý nghĩa và thể thức hành động cụ thể, thực tiễn.

Hành động một cách bốc đồng, máy móc, tự động, trước khi tìm hiểu ý nghĩa và lý do, có thể dẫn đưa chúng ta vào con đường sai lạc. Trẻ em chậm phát triển có quyền được chúng ta đối xử như một chủ thể, một con người, giống như bao nhiêu trẻ em khác. Suy nghĩ chín mùi trước khi hành động là một hình thức tôn trọng những trẻ em ấy.

Tuy nhiên, việc đố kị số một đối với tôi là trở thành con nộm đa ngôn, thao thao bất tuyệt, ba hoa, nói láo ăn tiền. Cái hiểu phải biến thành cái làm và cái làm phải xuất phát từ cái hiểu. Cho nên, sau khi giải bày ý nghĩa và lý do, tôi luôn luôn cố gắng đề nghị :

­   Những điều cần làm.

­   Thứ tự cần tôn trọng trong khi làm.

­   Làm xong, đánh giá kết quả.

-   Điều chỉnh, kiện toàn khi kết quả không đạt tiêu chuẩn, hoặc chỉ tiêu.

Hy vọng những ý kiến và lời đề nghị của tôi trở thành những viên sỏi trắng có khả năng hướng dẫn một phần nào những bước chân tìm đường trong đêm tối của một số giáo viên đặc biệt và một số cán bộ đang hoạt động trong ngành tâm lý, xã hội...

---------------------------------------------------------------------

 

Nội dung

 

Lời mở đường

 

Phần 1: Vai trò chủ động của trẻ em trong tiến trình phát triển

1.1. Những khả năng của trẻ em sơ sinh trong địa hạt giác quan

­ Khả năng hiện hành

   và khả năng tiềm tàng                 

­ Ba vùng học tập theo Vygotsky  

­ Thị giác : khả năng nhìn,

­ Thính giác : khả năng nghe,        

­ Khứu, vị và xúc giác

1.2. Sáu tình trạng ý thức của trẻ em

­ Ngưỡng sơ khởi và khổ đau         

­ Phản ứng quen nhàm và rút lui     

­ Kích thích bất cập và thái quá      

 

Tình trạng 1 : giấc ngủ thâm sâu  

Tình trạng 2 : giấc ngủ nghịch lý   

Tình trạng 3 : Chuyển tiếp             

Tình trạng 4 : Tỉnh thức hoạt bát   

Tình trạng 5 : Tỉnh thức náo động

Tình trạng 6 : Khóc la inh ỏi 

 

1.3. Trẻ em từ 6 tháng đến 1 năm

1.4. Trẻ em từ 12 đến 18 tháng

1.5. Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi

1.6. Trẻ em từ 3 đến 6 tuổi

 

Phần 2: Thể thức phát hiện những trẻ em có nguy cơ

Can thiệp, đề phòng                               

Hướng dẫn, giúp đỡ

2.1. Phương pháp Apgar

2.2. Phương pháp Brazelton                  

Khả năng rút lui và quen nhàm        

Khả năng chú ý và tiếp xúc             

Khả năng tổ chức các tình trạng

ý thức                                            

Khả năng vận động : Trương lực cơ và phản xạ                               

       Thể thức thích nghi

2.3. Trắc nghiệm Brunet – Lézine

Khả năng vận động và tư thế          

Khả năng phối hợp các giác quan  

Ngôn ngữ

Tiếp xúc xã hội

2.4. Phát hiện là gì ?

 

 

Phần 3: Can thiệp và đề phòng

3.1. Thí nghiệm “nét mặt vô hồn”

3.2. Khả năng tiếp xúc và trao đổi của

người mẹ

3.3. Nhu cầu tiếp xúc nơi trẻ sơ sinh

3.3.1 Học tập điều chế và điều hợp       

Ba chức năng của người mẹ      

Kích thích đúng tiêu chuẩn          

Kích thích thái quá                       

Kích thích bất cập                        

3.3.2. Kéo dài khả năng chú ý                

Phương pháp trở lui về trước     

3.3.3. Nhận biết những giới hạn             

Phương pháp hoà ứng                

3.3.4. Cuộc sống tự lập                          

Những khả năng cần thiết            

Cơ cấu chuyển tiếp :

Phương pháp bắc cầu

3.4. Sáu thành tố cơ bản của công việc

tiếp xúc mẹ con

3.4.1. Hoà ứng

3.4.2. Tương đồng

 

3.4.3. Tiếp cận                                          

3.4.4. Điều hướng                                     

3.4.5. Vui thú và hứng khởi                       

3.4.6. Linh động

 

Phần 4: Những khó khăn tiếp xúc nơi bà mẹ

Sơ đồ giải thích tâm lý                              

Những cá tính của đứa con                      

Thể thức khám phá và sáng tạo ý nghĩa

Tiếp thu và biến chế                                 

Sản xuất những triệu chứng                     

Năm công tác can thiệp và đề phòng      

Vai trò của người cha và gia đình

 

Phần thứ 5  Kết luận : 

Bốn kỷ năng của bà mẹ để nuôi dạy đứa con chậm phát triển

 

Sách tham khảo



Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!