Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
THANH TẨY ĐỀN THỜ

Chúa Nhật XXXII Thường Niên A - Lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô


Xh 20,1-17; 1Cr 1,22-25; Ga 2,13-25


https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQcKvOekoak0C6Q_zEc3ISDzR-YJILEeQlSj5iAtLFLGhInRng


Ðền thờ Latêranô được xây dựng vào năm 320 khi Giáo Hội Chúa Kitô vừa thoát qua khỏi một thời kỳ cấm cách, bắt bớ khủng khiếp. Cho nên Đền thờ này đánh dấu sự trỗi dậy của Ki-tô giáo. Đó là Thánh đường đầu tiên của Giám mục Rô-ma (Giáo hoàng), và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rô-ma. Thánh đường này được gọi là "Mater et Caput", là Mẹ và là Đầu của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới. Ðền thờ do công của Hoàng đế Constantinô xây dựng để tôn vinh danh Chúa và để dân Chúa có nơi tụ tập, đọc kinh cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Ðền thờ này được ĐTC Sylvester cung hiến vào năm 324. Lịch sử thuật lại rằng khi hoàn tất ngôi thánh đường này, nhiều đoàn người khắp trong thành phố Roma đã tuôn đến để dự lễ khánh thành và hiệp ý trong nghi lễ cung hiến ngôi thánh đường dùng đặt ngai tòa của Ðức giáo hoàng, với tư cách là Giám Mục Roma.

Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14, đền thờ này là trung tâm của giáo hội Roma… Như các đền thờ khác, Đền Thờ Thánh Gioan ở Laterano nhiều lần bị tàn phá, hỏa hoạn, hoang tàn sau hơn 73 năm khi giáo triều dời về Avignon - Pháp, đươc xây lại như ngày nay thời ĐGH Sisto V (1585-1590): Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Đồ bằng đá cẩm thạch trắng…

Lễ Cung Hiến Đền Thờ Latêranô mang dấu chỉ Đền Thờ Mẹ để hướng lòng mọi người xây dựng đời mình trở nên Đền Thờ cho Chúa ngự (1Cr 3,16-17).

Để xứng đáng trở nên Đền thờ Thiên Chúa ngự, Đền thờ tâm hồn phải luôn được thanh tẩy

Sự kiện thanh tẩy Đền thờ, được cả bốn Tin Mừng ghi nhận và là lần đầu tiên, Tin Mừng Gioan có một bản văn song song với các Tin Mừng Nhất Lãm (x. Mc 11,15-19;  Mt 21,12-17;  Lc 19,45-48). Tuy nhiên, có những khác biệt: biến cố được Tin Mừng Gioan đặt vào đầu sứ vụ của Đức Giêsu, còn ba Tin Mừng Nhất Lãm lại đặt ở đầu tuần Khổ Nạn. 

Vào dịp lễ Vượt Qua, người Do Thái ở khắp mọi nơi tuôn về Đền Thờ Giêrusalem để hành hương,  khách hành hương phải chuẩn bị các của lễ đúng quy định: một con bò hoặc một con chiên cho trường hợp những người giàu, một con bồ câu cho trường hợp những người nghèo khó, và một nửa đồng bạc Do Thái (một siklos, hoặc shéqèl bằng 4 ngày công) đóng thuế Đền Thờ. Để phục vụ cho khách hành hương nên có các quầy bán bò và cho đổi tiền là việc bình thường:

  • Các cửa hàng của những người bán bò và chiên được bố trí dưới các cổng,

  • Bàn của những người đổi bạc được đặt ngay ngoài trời, đã biến vùng sân này thành một cửa hàng tạp hóa vĩ đại. Việc đổi tiền bạc có ăn lời đôi chút, Kinh Talmud qui định:”Mỗi người cần có nửa đồng bạc (siklos), người ấy phải chi cho người đổi bạc chút ít tiền lời”. Nhưng chính tại đền thờ, khách hành hương khi đổi bạc với giá cắt cổ…

Chính trong cảnh mua bán đổi chác gây huyên náo hỗn độn ở Đền Thờ. Hơn nữa ở nơi Đền Thờ là có sự lạm dụng. Luật qui định là bất cứ con vật nào dùng làm lễ tế đều phải lành lặn, không tỳ vết. Các chức sắc quản trị đền thờ bổ dụng những người kiểm tra để khám xét con vật, mỗi lần khám xét đều phải trả lệ phí một phần mười hai đồng bạc. Nếu khách hành hương mua một con vật ngoài đến thờ, chắc chắn con vật ấy sẽ bị từ chối khi khám xét. Ngoài ra, mỗi con vật mua trong đền thờ có khi phải trả đắt gấp 15 lần so với giá mua bên ngoài. Cho nên, khách hành hương nghèo bị bóc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công xã hội này càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.

Đức Giêsu nhìn thấy Đền Thờ – Nhà Cha – nơi cầu nguyện trở nên địa điểm phường buôn bán, hơn nữa Ngài nhìn thấy những sự bóc lột, bất công, quá đáng lạm dụng Đền Thờ để trục lợi, co nẹn Ngài bừng bừng nổi giận. Thánh Gioan người có mặt trong Đền Thờ lúc đó cho biết là Chúa đã lấy dây bện thành một ngọn roi xua đuổi bọn họ và đạp đổ tung thùng tiền…

Trong tư cách là Đấng Mêsia-Con Thiên Chúa, Đức Giêsu vào Đền Thờ - Nhà Thiên Chúa không chỉ như một khách hành hương, mà còn là người quản lý và chủ nhân. Ngài chứng tỏ uy quyền chủ nhân ngay tại Đền Thờ như lời ngôn sứ Malakhi loan báo: “Và bỗng nhiên Chúa Thượng mà các ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Điện của Người. Kìa, vị sứ giả của giao ước mới mà các ngươi đợi trông đang đến... Ai chịu nổi ngày Người đến? Ai đứng được khi Người xuất hiện? Quả thật, Người như lửa của thợ luyện kim... Người sẽ thanh tẩy con cái Lêvi (các thừa tác viên Đền Thờ)...” (Ml 3,1-3).

Dân chúng buôn bán, lạm dụng Đền thánh nên đã làm ô uế Đền Thánh như Ngôn sứ Giêrêmia đã nhìn thấy trước  và tư vấn: “Phải chăng các ngươi coi nhà này, nơi danh Ta được kêu khấn, là hang trộm cướp sao?” (Gr 7,11). Chúa Giêsu Thanh tẩy Đền Thờ và thực hiện  lời loan báo các ngôn sứ Dacaria: “Ngày ấy, sẽ không còn lái buôn trong Nhà Đức Chúa các đạo binh nữa” (Dcr 14,21), khi  “Người xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: ‘Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây’” (Ga 2,15-16). Đền thờ - nhà Chúa Cha phải được thanh tẩy xứng đáng. Ngài đưa về sự thánh thiện đạo thật, Đền Thờ thật như Chúa phán qua ngôn sứ Isaia: “Nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện cho muôn dân” (Is 56,7).

Thật thế, Đạo của Chúa là đạo yêu thương, Đền Thờ Chúa là nơi đón tiếp anh chị em tín hữu, không phân biệt màu da chủng tộc. Xin Chúa tiếp tục thanh tẩy các ngôi Thánh Đường - Nhà Chúa - Nhà chung, nhà yêu thương dùm bọc lẫn nhau dâng lễ tế: Đền Thờ Thiên Chúa sẽ loại bỏ tất cả các lễ hy sinh thú vật để thay thế bằng lễ dâng tinh tuyền bằng tình yêu thương như Chúa đã phán qua lời Ngôn sứ Hôsê: “Ta muốn tình yêu, chớ không muốn hy lễ" (Hs 6,6).   

Từ Đền Thờ bằng gạch đá, Chúa Giêsu mặc khải về Đền Thờ mới là chính thân thể Người (Ga 2,21): Đền Thờ mới chính là thân thể phục sinh của Đức Kitô sẽ thay thế Đền Thờ cũ đã bị tục hóa. Sau này khi lời mặc khải thân thể Chúa Kitô là ĐềnThờ, thánh Phaolô giải thích  qua thư gửi các tín hữu các giáo đoàn: Đền Thờ mới là Giáo Hội, thân thể vinh hiển của Đức Kitô phục sinh, và tất cả các tín hữu được kết hợp với Người… (x. 1 Cr 3,16 và 12,27; Ep 2,21 và 4,12)

Kết hợp với thân thể phục sinh Chúa Kitô, chính thân xác chúng ta cũng là đền thờ của Thánh Thần (1Cr 6,19). Đền thờ thánh thiêng trở nên phàm tục do đam mê vô độ của thân xác, tội lỗi đã trục xuất Thánh Thần. Chúng ta cần thanh tẩy xóa bỏ mọi tội lỗi như Chúa Giêsu đã truyền : “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây” (Ga 2,15-16) đưa Đền Thờ trong mỗi chúng ta trở lại với sự thanh sạch thánh thiên ban đầu khi lãnh bí tích thánh tẩy:

"Xin rửa con sạch hết lỗi lầm,

mọi tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy!”

                            (Tv 51,4)

Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn




Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!