|
Kênh YouTube BBT Công Giáo Việt Nam
|
|
|
|
Mừng Xuân, Mừng Chúa Nhật Lời Chúa Mừng Năm Lời Chúa và Mừng Quà Tặng Tin Mừng (bản dịch mới)
|
|
|
|
Quà Tặng TIN MỪNG - Pocket Gospels Gift
Sáng kiến Truyền Giáo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
|
|
|
|
Cơm Yêu Thương - Rice Of Love
Chia sẻ bữa ăn huynh đệ với bệnh nhân ung thư
|
|
|
|
|
|
ĐẶC SAN GIÁO SĨ VIỆT NAM SỐ 465, CHÚA NHẬT 24.09.2023
Ban Biên Tập Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu bạn muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gửi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com . Xin giới thiệu cho nhiều người cùng Ghi danh. Xin cám ơn .
|
|
|
|
|
|
|
Bập bềnh trên sông bao la... rằm trung thu, nhớ Lm - nhạc sĩ Phương Linh
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Hôm mới rồi, kẻ viết bài này làm nhiệm vụ - thay cha mẹ nó bận đi làm ăn xa nhà – đón đứa cháu nội đang gửi học lớp chồi bán trú về. Trời Sài Gòn bỗng dưng mưa ào ào, ngập lụt cả sân trường. Ngồi chờ trong lớp, ngó quanh quất, thấy rặt những đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, đủ kiểu dáng, đủ sắc màu, nom cứ như là chợ trời. Lại có cả súng đạn, gươm đao, xe tăng, hỏa tiễn, siêu nhân, người dơi, người máy nữa... Tìm mãi, chẳng thấy chút bóng dáng gì của thiên nhiên như núi sông, trăng nước, loài vật, cỏ cây, hoa lá, mùa màng. Thầm nghĩ, thế giới trẻ thơ bây giờ cũng đang bị cuốn vào nhịp sống tốc độ vô cảm của đô thị-công nghiệp hóa của người lớn rồi. Hèn chi đám học trò con nít dám đặt bút viết câu mở đầu bài luận văn rất ư là tỉnh bơ thế này "Nhà em có...nuôi...một...ông nội"!
|
|
|
|
|
|
|
Sự ghen tị (CN-25A)
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Trong bài điếu văn ca tụng Rabbi Boun Bar Hijja cách đây gần 2000 năm, người ta đã ví Rabbi Boun bằng một dụ ngôn như thế này :
|
|
|
|
|
|
|
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Dạo trung tuần tháng 1.2015, tại buổi tiếp kiến dân Philippines trong chuyến tông du đến nước này, một em bé hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô: Tại sao Chúa lại để xảy ra sự dữ? Tại sao ít có người giúp đỡ người tốt?
|
|
|
|
|
|
|
THIÊN CHÚA LUÔN CÔNG MINH
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Sao tôi lại làm người trong thân phận này? Vóc dáng không cao, khuôn mặt không dễ nhìn, sắc tộc vào hàng thiểu số, gia cảnh thì nghèo hèn, hoàn cảnh xã hội quá khó khăn…Rất nhiều nỗi băn khoăn, đúng hơn là nỗi bất bình cho số phận mình, số phận bị chiếu bởi ngôi sao xấu nào đó. Trời xanh có công minh chăng khi có kẻ sinh ra đã là con vua, còn rất nhiều kẻ lại mang kiếp con nhà chùa?
|
|
|
|
|
|
|
HÃY VÀO LÀM TRONG VƯỜN NHO
Jerome Nguyễn Văn Nội
Cây nho, vuờn nho là những thực tại rất gần gũi, thân thiết với dân Israel xưa. Vì thế mà cây nho, vườn nho, ông chủ vườn nho và thợ làm vườn nho được nhắc đến nhiều lần trong Thánh Kinh. Theo quan điểm của Thánh Kinh Kitô giáo, thế giới này là vườn nho của Thiên Chúa, một vườn nho khổng lồ, mà mọi người lớn/bé, già/trẻ, nam/nữ, tài ba/vụng về, trí thức/ít học, giầu/nghèo, lương/giáo... đều được Thiên Chúa là Chủ vườn nho mời vào làm trong vườn nho ấy.
|
|
|
|
|
|
|
AN BÀI
Lm. Trần Việt Hùng
Lướt qua một số nguồn thống kê trên mạng lưới hoàn cầu, chúng ta có một cái nhìn tổng quát về tình trạng cuộc sống của con người trên thế giới. Con số thống kê có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng giúp chúng ta có một cái nhìn sơ khởi. Trên thế giới hiện nay, có chính thức là 196 quốc gia (bao gồm cả Taiwan). Dân số trên thế giới, theo thống kê mới nhất là có trên 8 tỉ 045,311,447 triệu người. Số trẻ em ước tính là 2 tỉ 200 triệu. Có khoảng trên 1 tỉ người người sống trong sự nghèo khổ thiếu thốn nhiều phương tiện và còn hơn 1 tỉ 600 triệu người chưa có hệ thống điện nước. Tổng số tài sản lợi tức giầu có của 85 người giầu nhất, tương đương với tài sản của nửa số người nghèo trên thế giới. Về dân số, (geolive.com) nước Trung Quốc đông dân nhất có khoảng trên 1 tỉ 425 triệu và nước Việt Nam đứng vào hàng thứ 14 đông dân là trên 98 triệu 858 ngàn. Nước nhỏ bé và ít dân nhất là Holy See (Vatican) có 799 người.
|
|
|
|
|
|
|
Chúa kêu gọi mọi người cộng tác với Người (Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm A)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
* Để nghe trên Youtube: https://youtu.be/Baf9BHde1UI - Trang Chủ của kênh: https://youtube.com/@loichualaanhsang - Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com
|
|
|
|
|
|
|
CẰN NHẰN HAY BIẾT ƠN MỘT THIÊN CHÚA NHÂN TỪ?
Phêrô Phạm Văn Trung
Ở Do thái, thời Chúa Giêsu, có rất nhiều vườn nho ở Galilê. Các chủ vườn nho thuê nhân công, đặc biệt là vào thời điểm thu hoạch. Những người thất nghiệp là phổ biến. Họ phải ra phố chợ ngồi chờ các chủ vườn nho đến thuê mướn họ làm việc công nhật. Việc này không khác mấy với “chợ người”, “chợ lao động” một số nơi ở Việt Nam ta nơi những người đã quá độ tuổi lao động, không còn sức trẻ, hoặc người lao động trẻ không nơi nào tuyển dụng, tụ tập ở đó để kiếm việc làm, ai thuê gì thì làm nấy, bất cứ công việc gì liên quan đến tay chân cần sức người, mọi lúc trong ngày. Dù công việc nặng nhọc nhưng mức thu nhập không bao nhiêu; dẫu sao đây là nguồn thu nhập quan trọng đối với những người lao động này, giúp họ nuôi sống gia đình, con cái. Có khi họ chờ việc trọn buổi sáng nhưng vẫn không có người thuê, thậm chí vài ngày cũng không có ai đến thuê.
|
|
|
|
|
|
|
ĐỪNG PHÀN NÀN NỮA! HÃY BIẾT ƠN.
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Vâng, tôi chắc chắn rằng cuộc sống của chúng ta rất dễ dàng, và tôi sẽ cố gắng chứng minh. Hãy nghĩ xem: 100 năm trước, không có đèn điện, không có nhà vệ sinh xả nước, và tuổi thọ ở Brazil là 33 năm! Và nếu trong thế giới công nghiệp hóa, tuổi thọ không vượt quá 47 năm, thì rất có thể các bạn, những người đang đọc bài viết này, hẳn đã ở trong cõi vĩnh hằng, hoặc rất gần với cõi vĩnh hằng.
|
|
|
|
|
|
|
Bằng lòng với khả năng Chúa ban
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Ganh tị là căn bệnh trầm kha phát sinh từ thời kỳ đồ đá và sẽ tồn tại mãi cho tới ngày tận thế.
|
|
|
|
|
|
|
Sách Ngôn Sứ Isaya Diễn Ca
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
“Rồi tôi nghe tiếng Chúa Trời
phán rằng: "Ta sẽ sai ai bây
giờ?
Ai là người Ta có thể nhờ được đây?"
Tôi thưa: "Dạ, có con đây!
Con xin tình nguyện, xin Ngài
sai con"
(Isaya, 6:8)
|
|
|
|
|
|
|
NĂM BÀI GIẢNG TRONG TIN MỪNG MÁTTHÊU
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Mỗi thánh sử miêu tả Đức Giêsu cách khác nhau: Máccô nhìn Đức Giêsu là một Con Người (Son of Man); Mátthêu: Vua người Dothái (King of Jews); Luca: Đấng Cứu Độ trần gian (Saviour of World); Gioan: Con Thiên Chúa (Son of God).
|
|
|
|
|
|
|
LUẬT YÊU THƯƠNG
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của Tuần XXV Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã thu gọn toàn thể lề luật thánh vào giới răn độc nhất là mến Chúa yêu người, chúng ta phải xin cho mình: hằng vâng giữ điều Chúa truyền dạy, để sau này đạt tới phúc trường sinh.
|
|
|
|
|
|
|
SUY NIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của Lễ Đức Mẹ Mân Côi, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã dùng lời thiên sứ truyền tin mà cho chúng ta biết: Đức Kitô, Con Chúa, đã xuống thế làm người, và chúng ta xin Chúa đổ ơn thánh đầy lòng chúng ta, để nhờ công ơn Con Chúa chịu khổ hình thập giá, và nhờ lời Mẹ chuyển cầu, chúng ta sẽ được sống lại hiển vinh. Qua Lời Tổng Nguyện, chúng ta thấy: các nhà phụng vụ muốn đưa dẫn chúng ta đi vào mầu nhiệm cứu độ: từ biến cố truyền tin, qua thập giá, và cuối cùng là phục sinh vinh hiển, theo tiến trình của các mầu nhiệm mà chúng ta hằng chiêm ngắm qua Kinh Mân Côi.
|
|
|
|
|
|
|
HẬU CURSILLO
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
Chúng ta cùng nhìn lại Bản Chất của Phong trào Cursillo đã được viết trong sách Những Tư Tưởng Nền Tảng 2, trước khi tìm hiểu về Hậu Cursillo: “Phong trào Cursillo là một Phong trào của Giáo hội; có phương pháp riêng; tạo cơ hội để sống và chia sẻ những điều căn bản để trở thành Kitô hữu đích thực; giúp mỗi người khám phá và chu toàn ơn gọi riêng của mình; thúc đẩy thành lập các nhóm Kitô hữu cốt lõi; và làm cho các nhóm này có thể làm dậy men môi trường của họ bằng Phúc Âm” (Điều 75 TTNT2).
|
|
|
|
|
|
|
THỜ PHƯỢNG VÀ YÊU MẾN
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của Tuần XXIV Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa là Ðấng sáng tạo và điều khiển muôn loài, xin cho chúng ta biết tận tình thờ phượng Chúa, hầu luôn được cảm thấy rõ ràng lòng Chúa yêu thương.
|
|
|
|
|
|
|
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Chắc chắn chúng ta có kinh nghiệm về sự bị tổn thương, bị phản bội, bị người khác xúc phạm. Và cũng không ít lần, chính chúng ta, dù vô tình hay cố ý, đã khiến người khác đau đớn, uất hận...
|
|
|
|
|
|
|
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Nếu lịch sử của một dân tộc, cho dù là lâu đời hay non trẻ, đều có thể tóm tắt trong một vài ba chữ – như dân tộc VN, lịch sử lâu dài là một cuộc trường kỳ lập nước và giữ nước, tức là luôn phải đấu tranh để chống ngoại xâm,- thì lịch sử của Dân thánh với thời gian cũng gần tương tự, gồm Dân thánh cũ: Israel Cựu ước 2000 năm – và Dân thánh mới : Hội thánh 20 thế kỷ, cộng chung là 4000 năm, cũng có thể tóm tắt bằng hai chữ: tha thứ.
|
|
|
|
|
|
|
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Vâng, tuần này, chúng ta nói với nhau về Cha Roger Delsuc…Tên Việt của ngài là Cồ Sáng… Delsuc Roger Antonin chào đời ngày 6 tháng 3 năm 1927 ở Clermont-Ferrand, Giáo Xứ Thánh Giuse, Giáo Phận Clermont, vùng Puy-de-Dôme…
|
|
|
|
|
|
|
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Người viết – nhân ý muốn nói về câu chuyện “quét sân” – nên lướt lui lướt tới để tìm cho ra hình ảnh một Linh mục quét sân, nhưng vô phương…Ngược lại, các vị tu sĩ Nhà Chùa thì lại có được những hình ảnh như thế…Chứng tỏ hàng giáo sĩ chúng ta hình như không có và không nghĩ mình có “bổn phận” phải quét sân – quét phòng mình ở thì có lẽ là có – nhưng quét cái sân “nhà chung” thì…
|
|
|
|
|
|
|
THA THỨ
Lm. Trần Việt Hùng
Chúa Giêsu đã dậy các tông đồ và chúng ta một Kinh cầu nguyện rất ngắn, nhưng gói trọn mọi tâm tình. Hằng ngày, chúng ta đọc Kinh Lạy Cha: Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Trong lời kinh có sự ca ngợi, chúc tụng, cảm tạ, phó thác, xin ơn hồn xác, đền tạ và tuyên hứa. Chúng ta cầu Chúa tha thứ những món nợ tinh thần đối với Chúa, với tha nhân và với chính mình. Tha thứ là xóa bỏ. Tha thứ là quên lãng và bỏ qua. Sự tha thứ thuộc lãnh vực tâm linh đi vào căn cốt tận cõi lòng. Tha thứ ngoài môi miệng chỉ là hình thức, bằng mặt chứ không bằng lòng. Phải có đời sống nội tâm mạnh mẽ, chúng ta mới có thể thắng vượt những sự thù ghét oán hận để tha thứ cho nhau. Người đời thường đối xử với nhau một cách gọi là công bằng: Ăn miếng trả miếng hay là mắt đền mắt, răng đền răng. Nếu chúng ta cứ ngồi đó để tính toán hơn thiệt và ác giả ác báo,
|
|
|
|
|
|
|
Phải luôn luôn tha thứ (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm A)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
* Để nghe trên Youtube: https://youtu.be/KbY5TGYAtps - Trang Chủ của kênh: https://youtube.com/@loichualaanhsang - Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com
|
|
|
|
|
|
|
VÌ SAO PHẢI QUẢNG ĐẠI THA THỨ?
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Tha thứ là một chủ đề không có gì mới lạ. Đã là con người thì phải biết tha thứ. Đây là một trong những đức luân lý nhân bản. Và tôn giáo nào cũng dạy con người sống phải biết đại lượng, khoan dung, tha thứ cho người lỗi phạm đến mình. Sự oán ghét, hận thù thỉnh thoảng có mặc chiếc áo của sự công bình làm con người thấy hả hê khi kẻ có tội phải bị đền nợ. Thế nhưng điều ấy chẳng thể thực sự “có hậu” vì “lấy oán trả oán thì oán oán chồng chất”. Vấn đề đặt ra là vì sao chúng ta phải quảng đại tha thứ cho nhau và cần phải tha thứ mãi mãi như Chúa Giêsu khẳng định với Phêrô là đến bảy mươi lần bảy?
|
|
|
|
|
|
|
TỘI LỖI CẦN ĐƯỢC THA THỨ, KHÔNG CẦN BIỆN MINH
Phêrô Phạm Văn Trung
Vào năm 1973, bác sĩ tâm thần nổi tiếng quốc tế, Karl Menninger, đã viết một cuốn sách có tựa đề Bất cứ điều gì cũng trở thành tội lỗi. Ông tiên đoán rằng sẽ đến lúc người ta không còn tin rằng còn có một điều gì đó bị coi là tội lỗi nữa. Với sự phát triển của chủ nghĩa nhân văn và sự suy tàn của tôn giáo, con người sẽ bào chữa cho sự vô đạo đức của mình bằng cách đổ lỗi cho sinh học, quá trình giáo dục, những người cùng làm việc, hoặc thậm chí là môi trường. Do đó, sẽ không cần sự tha thứ vì điều trước đây được gọi là tội lỗi sẽ được hợp lý hóa.
|
|
|
|
|
|
|
THA THỨ NHƯ ĐÃ ĐƯỢC THIÊN CHÚA THA THỨ
Phêrô Phạm Văn Trung
Câu chuyện dụ ngôn hôm nay của Chúa Giêsu kể về: “Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách” (Mt 18: 23). Dụ ngôn không có gì khó hiểu đối với con người hiện đại chúng ta ngày nay. Chúng ta không lạ gì với việc vay vốn để làm ăn, nơi các ngân hàng, với các quỹ tín dụng, kể cả “tín dụng đen” hoặc thậm chí chúng ta là người có nhiều tiền nhàn rỗi để cho vay. Có vay có trả, vay ít trả ít, vay nhiều trả nhiều, tùy theo lãi suất thỏa thuận. Nhưng trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy sự trớ trêu cay nghiệt về một vị vua tha thứ nhiều nhưng kẻ được tha thứ nhiều lại không muốn tha thứ gì.
|
|
|
|
|
|
|
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Qua diễn văn phát biểu trước các cấp chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn ở Mông Cổ vào sáng thứ bảy 2.9.2023, trong chuyến tông du lần đầu đến Mông cổ (từ 1-4.9.2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đề cao vai trò của Mông Cổ đối với hòa bình thế giới. Ngài khen ngợi sự chung sống hòa hợp giữa các nền văn hóa và tôn giáo ở Mông Cổ. Ngài nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công giáo muốn đóng góp cho công ích, giúp phát triển con người toàn diện qua các hoạt động giáo dục và bác ái nhằm xây dựng một cuộc sống an ninh thịnh vượng cho đất nước Mông Cổ.
|
|
|
|
|
|
|
Phúc cho người biết thứ tha
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy sự tức giận gây nhiều tác hại nghiêm trọng lên sức khỏe như gây hại cho tim mạch, tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ, tổn hại gan, viêm loét dạ dày, làm suy giảm hệ miễn dịch, rút ngắn tuổi thọ và nhiều chứng bệnh khác… Ngoài ra, giận hờn còn gây xáo trộn tâm lý, khiến người ta cảm thấy bực bội, mất ăn mất ngủ, rồi trút nỗi bực dọc của mình lên đầu những người vô tội chung quanh.
|
|
|
|
|
|
|
THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trong con mắt đức tin, cộng đoàn (gia đình, giáo xứ, giáo hội, xã hội) không chỉ có tương quan chiều dọc là quan trọng mà tương quan chiều ngang cũng rất quan trọng. Tương quan chiều dọc là tương quan của mỗi người với Thiên Chúa. Còn tương quan chiều ngang là tương quan giữa người này với người kia. Một trong những đặc điểm của tưong quan chiều ngang là việc sửa lỗi cho nhau, giúp nhau nên hoàn hảo và việc hiệp thông với nhau trong lời cầu nguyện (Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên A). Một đặc điểm khác của tương quan chiều ngang là sự tha thứ cho nhau giữa những người sống trong một cộng đoàn như gia đình, khu phố, hội đòan giáo xứ v.v… (Phúc âm Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm A)
|
|
|
|
|
|
|
THẬP GIÁ ĐỜI VÀ THÁNH GIÁ PHÚC
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
Thập giá - là cách nói tắt chữ thập tự giá - là một dụng cụ hành hình tàn nhẫn thời đế quốc La Mã. Thông thường dùng để xử tử những người phản nghịch, dị giáo, nô lệ và những người không có quyền công dân của đế quốc Roma. Trong văn học phương Tây, thập giá tượng trưng cho sự đau khổ. Biểu tượng của cây thập giá đối với những người không có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn: “Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1 Cor 1,22-23). Thập giá, trong suy nghĩ của người trần mắt thịt là những khổ đau bất hạnh. Chính Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu cũng đã phải đổ mồ hôi máu khi nghĩ đến việc phải vác thập giá nên đã xin Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con.” (Lc 22, 42a).
|
|
|
|
|
|
|
5 CÂU HỎI CHO MỘT BÀI GIẢNG LỄ TỐT
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Lời Chúa là một mầu nhiệm, và thực tế đã cho thấy các Bài Giảng Lễ cũng trở thành một “mầu nhiệm” không kém. Thiển nghĩ, một Bài Giảng Lễ tốt, phải trả lời được các câu hỏi sau: (1) Bài Giảng Lễ có theo sát Phụng Vụ của ngày lễ hôm đó không? (2) Bài Giảng Lễ có quy hướng về Đức Kitô và Thập Giá Đức Kitô không? (3) Bài Giảng Lễ có sử dụng các phương tiện, cách thức, và phương pháp thích hợp để truyền giảng Lời Chúa không? (4) Bài Giảng Lễ có theo những nguyên tắc chú giải chính thống của Hội Thánh không? (5) Bài Giảng Lễ có tính mục vụ với những chỉ dẫn thực hành cụ thể không?
|
|
|
|
|
|
|
ĐẶC SAN GIÁO SĨ VIỆT NAM SỐ 464, CHÚA NHẬT 10.09.2023
Ban Biên Tập Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu bạn muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gửi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com . Xin giới thiệu cho nhiều người cùng Ghi danh. Xin cám ơn .
|
|
|
|
|
|
|
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
Nguyễn Văn Nghệ
Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, đại đa số các nhà thờ Công giáo ở Việt Nam đều có thiết kế ghế của linh mục chủ tế giống như một cái ngai, đặt ngay ở giữa cung thánh và trước mặt Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Vị trí đặt ghế của linh mục chủ tế cũng đã thay đổi theo thời gian. Cách nay khoảng gần 50 năm thì ghế của linh mục chủ tế không đặt trên cung thánh nhưng được đặt gần với giảng đài, sau đó lại được di dời lên trên cung thánh phía sau bàn thờ nhưng đặt lệch sang một bên đối với Nhà Tạm và ghế rất đơn sơ chỉ có hai tay vịn không có chỗ tựa lưng .
|
|
|
|
|
|
|
QUY LUẬT “TỪ TỪ” CỦA THIÊN CHÚA
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
“Từ từ” là một trong những quy luật của Thiên Chúa khiến cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn: giúp chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống cách nhẹ nhàng và êm ái. Bất giác những đứa bé hồn nhiên đã “từ từ” trở thành những ông thầy bà sơ, rồi trở thành những ông thầy già, những bà sơ lão. Những minh tinh màn bạc: “trai tài gái sắc” trên phim, chính là những ông già, bà lão ngồi xe lăn, hay nằm trên giường bệnh sau này. Điều này thoạt nghe thì khó tin, các nam vương cơ bắp, những hoa hậu, người mẫu chân dài cũng không chịu thừa nhận, nhưng, thực sự, những lão ông lão bà hiện giờ, đều do các “trai xinh gái đẹp” đó từ từ trở thành đó thôi.
|
|
|
|
|
|
|
SỬA SAI BẰNG TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA
Phêrô Phạm Văn Trung
Sách Tin mừng theo Mátthêu đôi khi được gọi là Sách của Giáo hội vì dường như cho thấy rõ ràng hơn các sách Tin mừng khác về các vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo, tổ chức, quyền bính và trật tự trong cơ cấu và đời sống của Giáo hội. Trong Mátthêu chương 18, chúng ta có thể nhận ra các vấn đề và những tranh chấp trong các cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên mà Mátthêu viết cho họ. Trong số những vấn đề như vậy có tranh giành quyền lực: “Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Chúa Giêsu rằng: ‘Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?’ Chúa Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: "Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (1-4); hành vi gây cớ vấp phạm khiến người khác đi chệch khỏi con đường ngay chính: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã” (5-7); sự cần thiết phải mang những người lạc lối về với cộng đoàn: “Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?...” (12-14) và trên hết là nhu cầu được tha thứ vì không có tha thứ thì không cộng đoàn nào có thể vững bền lâu dài được: “Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Chúa Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? " Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (21-22).
|
|
|
|
|
|
|
TRÁCH NHIỆM
Lm. Trần Việt Hùng
Truyện kể: Một du khách đang rảo qua khu danh lam thắng cảnh ở Thụy Sĩ, ông dừng lại trước hàng rào của một khu vườn hoa đẹp đẽ bao quanh một lâu đài. Người làm vườn mừng rỡ và đón chào. Họ nói chuyện với nhau về các loài hoa. Ông du khách hỏi: Cụ ở đây bao lâu rồi? Thưa, được 24 năm. Cụ đã gặp chủ nhân được mấy lần rồi? Tôi đã gặp 4 lần và lần cuối cách đây ba năm. Vậy ông ta có thường liên lạc với cụ không? Thưa không. Vậy ai trả lương cho cụ? Viên quản gia của ông chủ. Người quản gia có năng tới đây không? Tôi chưa hề gặp ông ta, chúng tôi liên lạc bằng thơ từ thôi. Thế thì ai thưởng lãm cảnh đẹp này, mà cụ phải mất công chăm sóc kỹ lưỡng như vậy? Ô, thưa ông, tôi chu toàn trách nhiệm của mình và tôi làm như chủ tôi sẽ đến ngày hôm nay, ngay bây giờ. Ngoài ra chính khi làm đẹp khu vườn của ông chủ, vợ chồng tôi cũng được vui hưởng cảnh đẹp.
|
|
|
|
|
|
|
Tình liên đới giữa các Kitô hữu (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
* Để nghe trên Youtube: https://youtu.be/fy6Q2e41LfM - Trang Chủ của kênh: https://youtube.com/@loichualaanhsang - Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com
|
|
|
|
|
|
|
ĐỨC TIN VÀ TỈNH THỨC
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Lời Chúa trong tuần XXII tháng 9 năm 2023, nhắc nhở chúng ta kiên
trì giữ vững Đức Tin, kẻo ta ngủ mê trong cơn cám dỗ của ma quỷ,
lôi kéo ta theo nó, không còn xác tín Chúa Kitô Phục Sinh, là con Thiên Chúa, khiến ta sợ hãi không dám vác thánh giá theo chân Chúa. Cho
nên phải luôn luôn tỉnh thức sẵn sàng, với lòng trông
cậy nơi Mẹ Hằng Cứu Giúp. Mẹ đã giẵm nát đầu rắn Satan nơi vườn Eden, xúi giục nguyên tổ cưỡng lệnh Chúa.
|
|
|
|
|
|
|
Giúp nhau sửa chữa lỗi lầm
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Nếu bạn phát hiện có ngọn lửa đang bén vào phía sau một ngôi nhà gỗ, có nguy cơ bùng cháy lớn, nhưng chủ nhà ngồi phía trước nên không hay biết… thì bạn ứng xử thế nào?
|
|
|
|
|
|
|
VÌ TÌNH BÁC ÁI HUYNH ĐỆ HÃY GIÚP NHAU SỬA LỖI
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trong Tin Mừng Mátthêu có tât cả 5 bài giảng: bài giảng trên núi (chương 5-7), bài giảng về sứ mạng truyền giáo (chương 10), bài giảng bằng các dụ ngôn (chương 13), bài giảng về Giáo hội (chương 18) và bài giảng về cánh chung (chương 24-25). Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm A là một phần của bải giảng về Giáo Hội. Lý do Chúa Giêsu quan tâm đến Giáo Hội là vì Giáo Hội là cộng đoàn những người theo Chúa, là Israel mới hay dân riêng mới của Thiên Chúa, là hình ảnh của Nước Trời nơi trần thế, là công cụ của Ơn Cứu Độ. Vì lý do đó mà một trong những trách nhiệm của các thành viên của cộng đoàn Giáo Hội là nhắc nhở và xây dựng cho nhau sống đúng với tư cách và chức danh Kitô hữu (là giáo dân hay là giáo sĩ).
|
|
|
|
|
|
|
Tình Yêu Thiên Chúa, Ôi Tuyệt Vời
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
Các bạn trẻ quý mến, Vào sáng thứ 5, ngày 31 tháng 8 vừa qua, trong dịp tĩnh tâm
hằng năm của các anh em linh mục trong Tổng Giáo Phận Perth, thuộc Tiểu Bang
Tây Úc, cha rất may mắn đã được Thiên Chúa ban cho cha một cảm nghiệm khá tuyệt
vời và sâu xa về tình yêu của Thiên Chúa, nên hôm nay cha muốn viết lại và chia
sẻ với anh chị em chúng con là những bạn trẻ mà cha luôn thương mến.
|
|
|
|
|
|
|
CHIÊM NGẮM ĐẤNG ĐỨNG KỀ BÊN THẬP GIÁ
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Sự liên kết của Mẹ với Đức Kitô trong công cuộc cứu độ, được biểu lộ từ lúc: Mẹ thụ thai Chúa, cho đến lúc, Chúa chịu chết trên Thập Giá. Biến cố Truyền Tin đánh dấu một khởi đầu; biến cố Thập Giá báo hiệu một kết thúc: Lời Truyền Tin thứ nhất do sứ thần đem đến: báo cho Mẹ biết: Mẹ sẽ làm Mẹ Thiên Chúa; lời Truyền Tin thứ hai do chính Ngôi Lời Thiên Chúa trăn trối cho Mẹ biết: Mẹ sẽ làm Mẹ Hội Thánh, Mẹ của toàn thể nhân loại. Do đó, Mẹ luôn đồng hành với chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin: từ khởi sự cho đến hoàn thành.
|
|
|
|
|
|
|
CHIÊM NGẮM ĐẤNG CHỊU ĐÓNG ĐINH
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Từ cạnh sườn bị đâm thâu, với trái tim rộng mở, máu và nước chảy ra khai sinh Hội Thánh, và 7 nguồn ơn Bí Tích. Do đó, chúng ta phải quay trở về nguồn cội của mình, để kín múc từ nơi đó: nguồn sức sống dồi dào, và để nghe lại những tiếng lòng thổn thức từ Bảy Lời Cuối Cùng của Đức Giêsu trên Thánh Giá, được phát ra từ Thánh Tâm rực cháy lửa yêu thương, tha thứ.
|
|
|
|
|
|
|
ĐỨC TIN CẦN PHẢI TRẢ GIÁ
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua lời Tổng Nguyện của Tuần XXIII Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Thiên Chúa đã cứu chuộc và đã nhận chúng ta làm nghĩa tử, nghĩa là, Người đã làm cho chúng ta được tự do và được hưởng gia nghiệp của Người. Điều kiện để được hưởng ơn cứu độ của Người là tin vào Đức Kitô, Con Một của Người.
|
|
|
|
|
|
|
TÔI SẼ LÀM MƯA HOA HỒNG
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Trên đây là lời tâm nguyện thiết tha của một cô bé, để rồi sau đó trở thành một nữ tu trẻ dòng kín Cát Minh. Muốn là cơn mưa hoa hồng. Một linh mục truyền giáo phương xa. Một thầy phó tế. Một tiến sĩ hội thánh. Thậm chí muốn được sống những năm tháng cuối đời tại dòng kín Hà Nội xa xăm kia. Tôi muốn nhiều, thật nhiều, muốn tất cả .Đấy là tiếng nói khát yêu của con sơn ca líu lo bên lòng bạn tình Giêsu chí ái. Con chim ấy, trái tim ấy, giọng hót ấy, vòng nguyệt quế và chùm hào quang ấy chính là Thánh Nữ Tê rê sa Hài Đồng Giêsu (1873-1897), quê thành Lisieux, nước Pháp. Tôi mạn phép gọi Nàng là vì sao lẻ loi, hắt bóng lên bầu trời thế giới ở những ngày tháng vụt tàn của thế kỷ XIX.
|
|
|
|
|
|
|
Một thoáng nhìn vào bộ sưu khảo ”Thượng Nguồn Thi Ca CGVN” của Lê Đình Bảng
Nhà văn Trần Phong Vũ
Tôi đang có trên tay tập sách
trong bộ sưu khảo hơn 4,000 trang, một công trình tim óc lớn của nhà thơ Lê Đình
Bảng do tác giả ký tặng. Bộ sách quý có tên chung là
”Ở thượng nguồn
Thi Ca Công Giáo Việt Nam”. Mỗi tập được mệnh danh là một ”Miền” dưới cái dù kể trên:
Đó là Miền Thơ Phúc Âm Diễn
Ca, Miền Thơ Ký Ức Dòng Đời, Miền Thơ Huấn Ca, Miền Thơ Trong Kinh Nguyện, Miền
Trong Thánh Nhạc Thánh Ca, và Miền Thơ Kinh Cầu Nguyện.
Thứ tự này không thấy tác giả
chỉ ra mà do người viết dựa vào cách xếp đặt của Linh Mục Vĩnh Sang là bút danh
của cha Phạm Trung Thành, nguyên Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam trong Lời Tựa
của cha được tác giả đưa vào đầu mỗi tập (hay mỗi miền).
|
|
|
|
|
|
|
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Người ta thướng nói đồng tiền có hai mặt. Tấm huy chương nào cũng có hai phía. Những kiểu nói đó là một suy tư nhân học, tức là từ sự việc, sự vật, suy tư về sinh hoạt con người. Nếu một đồng tiền có 2 mặt, một khối vuông có 6 mặt, một viên kim cương có thể có tới 64 mặt, thì con người lại còn hơn thế : có muôn mặt !
|
|
|
|
|
|
|
THẬP GIÁ: CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Mãi mãi thập giá vẫn là một chướng ngại khó vượt qua. Ngay đến cả Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, cũng đã vất vả ướt đẩm mồ hôi pha lẫn máu mới can đảm đón nhận thập giá, cho dù trước đó không dưới ba lần chính Người đã tiên báo, nghĩa là đã tiên liệu và đã có sự chuẩn bị. Thế mà lời khẳng định của Người, một lời khẳng định không thể làm giảm khinh bằng bất cứ lối giải thích nào, đó là: “Ai muốn đi theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).
|
|
|
|
|
|
|
BỎ MÌNH VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Một ngày trong những tháng gần cuối năm 2013, tôi nhận một tin dữ: Một người trẻ trong hàng ngũ chúng tôi chết trong tư thế bị treo. Xét nghiệm cho biết: người anh em chết vì tự tìm đến cái chết. Thông tin đau lòng này làm tôi nhớ lại, nhiều năm trước, cũng người trẻ, cũng cùng theo đuổi một ơn gọi, cuối cùng, cũng đã tự mình tìm đến sự rủi ro đáng sợ này.
|
|
|
|
|
|
|
TỪ BỎ
Lm. Trần Việt Hùng
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ: Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi và vác thập giá mình mà theo Thầy (Mt 16, 24). Từ bỏ mình có nghĩa là từ bỏ ý muốn riêng của mình. Từ bỏ thì không luôn dễ. Sự từ bỏ nào cũng cần có ý thức quyết định mãnh liệt. Chúng ta biết rằng trăm người thì trăm ý. Đôi khi, ai cũng nghĩ rằng ý của mình là hay và là tốt nhất. Ai trong chúng ta cũng cảm thấy ghét tội, không ưa những sự gian dối và thói tục xấu xa, nhưng vẫn cứ muốn bám víu cầm chân. Khi chúng ta chìm sâu trong đường lầm, thì tội lỗi lại là những món hấp dẫn và cảm khoái. Miệng của chúng ta thì chê bai ghét tội đó, nhưng lòng lại cứ muốn chiều theo những đòi hỏi bản năng thấp hèn. Nói thật, chúng ta không muốn đi xưng tội thường, tại vì tiếc nuối từ bỏ thói hư tật xấu và tội lỗi. Người ta thường nói rằng bỏ thì thương, vương thì tội. Cho nên cứ lẩn quẩn dùng dằng trong chốn mê lầm.
|
|
|
|
|
|
|
Được - Mất (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
* Để nghe trên Youtube: https://youtu.be/v1qX0f3oz6Q - Trang Chủ của kênh: https://youtube.com/@loichualaanhsang - Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với:
|
|
|
|
|
|
|
Ngay cả các vị thánh cũng phải thắng vượt sự nghi ngờ
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Thánh Tôma Tông đồ có thể đã bị mang tiếng xấu: mọi người nhớ đến thánh nhân vì nghi ngờ lời kể đầy phấn khích của các Tông đồ khác rằng họ đã nhìn thấy Chúa phục sinh (Ga 20: 24-25), nhưng chúng ta thường bỏ qua việc thánh nhân sẵn lòng chết vì Chúa Giêsu trước đó (Ga 11:16) và hoạt động truyền giáo sau này của ngài cũng như cái chết tử vì đạo của ngài.
|
|
|
|
|
|
|
SUY NGHĨ THEO CÁCH CỦA THIÊN CHÚA
Phêrô Phạm Văn Trung
Trong bài Tin Mừng tuần trước, khi các môn đệ, qua Phêrô, thừa nhận Chúa Giêsu là: “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16: 16) thì Chúa Giêsu đã trao cho Phêrô và các ông một quyền hạn cao nhất. Các ông được trao quyền của chính Thiên Chúa trên cộng đoàn tương lai của họ, một quyền năng lớn lao đến nỗi “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16: 18): “Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16: 19). Chính Thánh Phêrô được nói đến như một tảng đá, vững chắc và không thể lay chuyển: “Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16: 18).
|
|
|
|
|
|
|
Đầu tư cho cuộc sống mai sau
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Đầu tư không đúng chỗ: Hầu như mọi hoạt động, mọi nỗ lực của nhiều người đều quy về việc củng cố, đầu tư cho thân xác, cho cuộc đời tạm thời vắn vỏi của mình. Người ta dành trọn 24 giờ mỗi ngày để chăm lo cho thân xác: giờ ăn, giờ ngủ, giờ giải trí vui chơi, giờ làm việc nuôi thân xác... Và cứ thế cho đến mãn đời.
|
|
|
|
|
|
|
TỪ BỎ MÌNH & VÁC THẬP GIÁ ĐỂ THEO THẦY
Jerome Nguyễn Văn Nội
Bài giáo lý cơ bản và sơ đẳng nhất của các Sách Phúc âm là nhận biết Chúa Giêsu là Ai và muốn đi theo Người thì phải đi con đường nào? Lời tuyên tín của Phêrô "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" trong bài Phúc Âm tuần trước (Mt 16,16) là câu trả lời cho vế thứ nhất. Những lời công bố của Chúa Giêsu “Ai muốn theo Thầy, thì hãy bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy” trong bài Phúc âm hôm nay (Mt 16,24) là lời giải đáp cho vế thứ hai.
|
|
|
|
|
|
|
CHUYỆN BÀ RUTH, MỘT THOÁNG NHÌN KHÁI QUÁT
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Kết thúc tuần XX năm A, chuyện Bà Ruth
được tóm tắt trong hai bài đọc thánh lễ ngày thứ sáu và thứ
bảy trước khi bước sang Chúa Nhật XXI
|
|
|
|
|
|
|
Các Bài Đọc Trong Thánh Lễ, tháng 09/2023 - Bản PDF
thanhlinh.net
|
|
|
|
|
|
|
Các Bài Đọc Trong Thánh Lễ, tháng 09/2023 - Bản Word
thanhlinh.net
|
|
|
|
|
|
|
HỠI SATAN, HÃY LUI RA ĐÀNG SAU THẦY!
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Lời Chúa trong Thánh Lễ hôm nay, Chúa Nhật XXI A,
cảnh giác con cái Chúa phải sáng suốt kiên trì trước sự cám dỗ
không ngừng của ma quỷ rất khôn khéo xảo quyệt, bất kể là người đã
có lòng tin nơi Chúa, mà càng có lòng tin nó lại càng ra sức cám
dỗ lôi kéo theo nó làm mất lòng Chúa, như ông Phêrô được kể trong Tin
Mừng Matthêu (Mt. 16, 13-20)
|
|
|
|
|
|
|
ĐẶC SAN GIÁO SĨ VIỆT NAM SỐ 463, CHÚA NHẬT 27.08.2023
Ban Biên Tập Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam được phát hành qua email 2 tuần một lần. Nếu bạn muốn nhận trực tiếp bằng email, xin vui lòng gửi thư GHI DANH tại địa chỉ: giaosivietnam@gmail.com . Xin giới thiệu cho nhiều người cùng Ghi danh. Xin cám ơn .
|
|
|
|
|
|
|
MỌI SỰ TỐT LÀNH ĐỀU BỞI CHÚA
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của Tuần XXII Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Mọi sự tốt lành đều do Chúa mà ra. Chúng ta phải xin cho mình thêm lòng tin yêu Chúa, để những gì tốt đẹp nơi chúng ta sẽ được Chúa giữ gìn và phát triển.
|
|
|
|
|
|
|
TRÊN NỀN CỦA KẺ YẾU ĐUỐI
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Hội Thánh bắt đầu khi nào? Công đồng Vaticanô II không trả lời bằng việc ôn lại những sự kiện mà Chúa Giêsu từng thực hiện hay phán dạy ở Giêrusalem hay Galilê. Công Đồng trình bày cả một viễn tượng vĩ đại về lịch sử nhân loại khởi đi từ trái tim và tình yêu thương của Chúa Cha (GLHTCG số 758).
|
|
|
|
|
|
|
TÔI CÓ LÀ CHI CŨNG NHỜ ƠN CHUÁ
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Tạ ơn Chúa,đã cho tôi được sống Hít thở no nê sinh khí đất trời Và thấm nhuần ơn mưa móc sinh sôi Trong gió lá của bốn mùa suối tưới
|
|
|
|
|
|
|
THÁNH Ý
Lm. Trần Việt Hùng
Người ta thường nói: Mưu sự tại nhân và thành sự tại thiên. Muốn mọi việc được thành qủa tốt đẹp thì cần có Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong cuộc sống hằng ngày, dân ta thường phát biểu rằng: Ý dân là ý trời. Mỗi khi có sự cố xảy ra trong đời sống cá nhân cũng như đoàn thể, nhiều người thường khuyên nhủ nhau rằng đó là thánh ý Chúa định. Chúng ta thử suy nghĩ xem thế nào là thánh ý Chúa trong đời sống? Đôi khi chúng ta dùng kiểu nói bình dân như ‘Chúa định, ý Chúa hay là Chúa an bài’, để an ủi nhau khi gặp những điều không may mắn như là bệnh họan, chết chóc, ly tán, thảm họa và khổ đau... Một cách nào đó, chúng ta đã chấp nhận phận người nhỏ bé, mỏng dòn và hoàn toàn tùy thuộc. Người ta nói mỗi người có ‘số, duyên số, duyên phận hoặc là số phận’. Càng suy sâu, chúng ta càng nhận ra sự phụ thuộc của con người vào sự an bài và quan phòng một cách đặc biệt vào Đấng Tạo Hóa. Đời người ngắn ngủi được gắn liền với sự di động của vũ trụ muôn loài.
|
|
|
|
|
|
|
Cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
* Để nghe trên Youtube: https://youtu.be/_cfgAdQSPjA - Trang Chủ của kênh: https://youtube.com/@loichualaanhsang - Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI CÔNG GIÁO NÊN ĐỌC KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀO
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Người Công giáo nên đọc Kinh thánh như thế nào? Như một cuốn tiểu thuyết? Hoặc như một cuốn sách khoa học?
|
|
|
|
|
|
|
CON TIN: “THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ, CON THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG”
Phêrô Phạm Văn Trung
Phần lớn sách Tin mừng của thánh Mátthêu được viết là để trả lời cho ba khía cạnh sau: Chúa Giêsu là ai? Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu theo căn tính của Ngài nghĩa là gì? Người ta sẽ phải đưa ra những lựa chọn nào trước lời mời gọi của Chúa Giêsu?
|
|
|
|
|
|
|
CHÂN DUNG LINH MỤC
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Có thể nói một trong các thành phần của Giáo hội được khen chê nhiều nhất đó là linh mục. Các tiếng khen chê ấy lại nhiều hơn khi Giáo hội mở Thượng Hội Đồng “Hiệp Hành”. Qua một vài sự cố “lạm dụng” mà báo chí Âu Mỹ làm rùm beng, nhiều linh mục phân trần cách dí dỏm rằng linh mục, cách riêng linh mục triều là kiếp trên đe dưới búa. Cũng có thể là thế, tuy nhiên cần chân nhận với nhau sự thật này: khi yêu ai, kính trọng ai nhiều thì người ta đòi hỏi kẻ ấy nhiều. Do đó việc các linh mục cần phản tỉnh, trở về với căn tính của mình hầu sống “chính danh, chính phận” là một đòi hỏi như là tất yếu.
|
|
|
|
|
|
|
QUAN TRỌNG LÀ MỐI TUƠNG QUAN CÁ VỊ VỚI CHÚA!
Jerome Nguyễn Văn Nội
Đối với các Kitô hũu của mọi thời mọi nơi thì điều quan trọng nhất là biết Thiên Chúa là Ai (hay là Đấng nào). Và Người muốn gì. Biết Thiên Chúa là Ai (hay là Đấng nào) để chúng ta biết cách sống với Thiên Chúa/ Biết Thiên Chúa muốn gì để chúng ta thực hiện điều muốn ấy.
|
|
|
|
|
|
|
Đối với tôi, Chúa Giê-su là ai?
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Khi đến gần Xê-da-rê Phi-líp-phê, Chúa Giê-su hỏi các môn đệ xem dân chúng nghĩ Ngài là ai. Các ông thưa: "Kẻ thì nói Ngài là Gio-an Tẩy giả sống lại, kẻ thì bảo Ngài ngôn sứ Ê-li-a tái lâm, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ. Đức Giê-su lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."
|
|
|
|
|