Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”. Khi áp dụng “Con Người” cho bản thân, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ ý niệm “Con Người” trong sách Đaniel. Mà “Con Người” trong Đaniel thật mạnh mẽ, thật cao cả. Chính vì thế, khi áp dụng và công bố về “Con Người” cho chính mình, Chúa Giêsu cho thấy, đây là thời điểm Chúa được tôn vinh. Chúa là Đấng “Con Người”. Chúa là Chúa uy hùng, Chúa tràn đầy sức mạnh, Chúa chiến thắng, Chúa chinh phục và thu phục:

NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
Trong câu chuyện với Nicôđêmô, Chúa Giêsu nhắc lại hình ảnh con rắn đồng khi so sánh: "Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị huỷ diệt, nhưng được sống đời đời".

“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
Chủ đề ĐỀN THỜ, trong giáo huấn của Chúa Giêsu, là chủ đề rộng lớn. Đền thờ không phải chỉ là ngôi nhà để tế tự, để quy tụ cùng nhau thực hành nghĩa vụ tôn thờ Thiên Chúa.

Đền thờ là biểu trưng cho chính Chúa Giêsu, là nhà của Thiên Chúa, là tâm hồn con người…

CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
Câu chuyện Chúa hiển dung trên núi, để trọn vẹn ý nghĩa, cần suy niệm trong bối cảnh của những gì xảy ra trước đó. Đó là thời điểm của sáu ngày trước, khi Chúa Giêsu loan báo cho môn đệ, tại Giêrusalem, Chúa sẽ "chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ lão, các trưởng tế và các luật sĩ hành hạ, bị giết và ngày thứ ba sẽ sống lại" (Mc 8,31).

SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
Cách đây chưa lâu, để bắt đầu đời sống công khai, cũng là khoảnh khắc khai mạc thời kỳ rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Giêsu bước xuống sông Giođan. Dù là Đấng thánh hóa nước, Chúa chấp nhận đứng chung hàng ngũ với những tội nhân, nhận lãnh phép rửa từ tay thánh Gioan Tiền hô.

CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
Thưa anh chị em, tất cả chúng ta vừa kết thúc một năm và bắt đầu chính thức trôi vào Giáp Thìn 2024. Lịch sử loài người sẽ không còn có bất cứ năm 2023 nào nữa. Chào tiễn biệt thời gian, chào tuổi đời vừa lướt qua và sẽ trôi xa.

LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
Phận người như một định luật: để sống, để ấm no và tồn tại, loài người phải không ngừng lao tác, vất vả, khổ đau, mồ hôi và nước mắt. Không ai đứng ngoài lao động mà lại có thể sống và trưởng thành. Đó là thứ định luật không bao giờ sai dù là ai, thế hệ nào, giai đoạn lịch sử nào. Nhưng định luật cuộc đời vẫn là thứ định luật khắt khe: Lao động vừa mang lại ấm no nhưng cũng làm cho sức lực con người cạn kiệt.

THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
Chúa Giêsu đầy uy quyền: Chúa uy quyền không chỉ trong tư cách là Thầy dạy, nhưng còn uy quyền trong tư cách là Thầy thuốc: " Chúa Giêsu quát mắng nó rằng: Hãy im đi và ra khỏi người này! Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy" (Mc 1, 23-27).

XIN LỖI...
Thực ra, lời xin lỗi mang tầm mức lớn hơn nhiều. Hai tiếng “xin lỗi” tưởng như rất đơn giản, nhưng trong thời buổi này, nó không chỉ là lời của một người biết nhận lỗi và xin cho được tha thứ nữa, mà còn là lời để xóa những căng thẳng trong Giáo Hội và giữa Giáo Hội với xã hội, giữa Giáo Hội với các tôn giáo, các đảng phái, các dân tộc trên cả hành tinh này.

SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
Sau khi được thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu: "Ðây là Chiên Thiên Chúa", hai môn đệ đầu tiên là thánh Gioan tông đồ và thánh Anrê đã rời thánh Gioan Tẩy giả để theo Chúa. Sau khi đã chứng kiến cuộc sống của Chúa, thánh Anrê còn mời gọi em mình là thánh Phêrô tiếp tục lên đường đến với Chúa.

VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
Không sợ Thiên Chúa chối bỏ, chỉ sợ con người bưng tai bịt mắt để khỏi nhận ra Thiên Chúa mà thôi. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa vẫn chỉ một đường lối, đó là trung thành ngỏ lời với con người.

HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ

- NGUYÊN GIÁM MỤC CHÁNH TÒA GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG,

- NGUYÊN CHỦ TỊCH ỦY BAN PHỤNG TỰ HĐGM VIỆT NAM,

- NGUYÊN ĐẶC TRÁCH HỘI THỪA SAI VIỆT NAM,

- GIÁO SƯ PHỤNG VỤ VÀ LUÂN LÝ TẠI ĐCV THÁNH GIUSE SÀI GÒN,

- NGUYÊN ĐẠI BIỂU GIÁO HỘI VIỆT NAM TẠI CÁC ĐẠI HỘI THÁNH THỂ QUỐC TẾ,

- NGUYÊN CHỦ TỊCH ỦY BAN NGHỆ THUẬT THÁNH TRỰC THUỘC HĐGM VIỆT NAM,

- NGUYÊN THÀNH VIÊN HỘI DỒNG GIÁO HOÀNG ĐẶC TRÁCH ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN.

Đức cha PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ được chính thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường ngày 5.11.1998. Thánh nhân tấn phong Giám mục cho ngài tại đền thánh Phêrô, nội thành Vatican ngày 6.1.1999. Khẩu hiệu Giám mục của Đức Cha Phêrô: "Yêu rồi làm".

Cho đến thứ Bảy ngày 6.1.2023 này, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ tròn 25 năm Giám mục. Trong ngày đặc biệt ấy, giáo phận Phú Cường sẽ cùng Đức Cha Phêrô long trọng tạ ơn Chúa trong thánh lễ Tạ ơn mừng Ngân Khánh Giám mục của Đức Cha.

...File kèm Attach file

BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
Như bao gia đình, Thánh Gia không thiếu ngày ấm áp đan xen ngày bão tố. Chắc chắn trong gia đình ấy đơm đầy khoảnh khắc an vui, ngọt bù, nhưng cũng chẳng thiếu lo âu, khổ đau, nước mắt và thách thức...

LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
Nhờ mầu nhiệm Nhập thể, Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa. Bởi chính tổng lãnh Gabriel, theo lệnh Thiên Chúa, đến và loan báo cho Đức Maria: "Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavid, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận... Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ toả bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (Lc 1 31-35).

XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
Không ai có thể nói chính xác, tổng lãnh Gabriel đến gặp Đức Mẹ để truyền tin cho Đức Mẹ về việc Đức Mẹ mang thai Con Thiên Chúa, được diễn ra trong thời gian bao lâu. Qua cuộc đối thoại mà thánh Luca ghi nhận, cuộc truyền tin không dài, không vòng vo: tổng lãnh chào; Đức Mẹ bối rối; tổng lãnh trấn an cùng lúc báo tin Đức Mẹ sẽ mang thai “Con Đấng Tối Cao” và hãy đặt tên Người Con ấy là Giêsu; Đức Mẹ thắc mắc về việc mang thai và được giải đáp, bào thai trong lòng Đức Mẹ là do ơn Chúa Thánh Thần; Đức Mẹ xin vâng để đón nhận bào thai Giêsu trong lòng dạ; tổng lãnh chào ra đi.

BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
Người ta nói, bông hồng tượng trưng cho tình yêu. Vì thế, để bày tỏ lòng yêu thương nhau, người ta thường trao tặng bông hồng. Cũng chính vì thế, ngày Valentine, ngày Tình Yêu, bông hồng, tự lúc nào, trở thành biểu tượng mà không cần giấy mực ký nhận, chỉ có lòng người yêu nhau đã hợp thức hoá cho ý nghĩa ấy.

ĐỂ CHÚA ĐẾN...
Thánh Gioan Tẩy Giả cho biết rõ sứ vụ của bản thân là dọn đường cho Chúa Cứu Thế: "Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Chúa đi" (Ga 1, 23). Ngài thi hành sứ vụ dọn đường bằng cách giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người: "Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Ngài sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Ngài" (Ga 1, 27).

GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
Được tuyển chọn để nâng lên từ thân phận tầm thường trở thành người phục vụ ơn cứu độ của Thiên Chúa, đã là ơn gọi đặc biệt lạ thường, quý giá. Vì thế, được chọn trở thành người dọn đường cho chính Chúa Cứu Thế, ơn gọi ấy càng lớn vô song, càng trọng, càng khó có thể có gì sánh ví.

THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
"MARANATHA – LẠY CHÚA GIÊSU, XIN NGỰ ĐẾN!" (Kh 22, 20). Điệp khúc của mùa Vọng, tiếp tục vang lên trong mùa Vọng 2023 này.

Đó là lời cuối cùng trước khi kết thúc sách Khải Huyền, quyển sách cuối cùng của toàn bộ Thánh Kinh Kitô giáo do thánh Gioan Tông đồ, "Người môn đệ Chúa yêu" viết.

TỈNH THỨC LÀ GÌ?
Tin Mừng cho ngày khai mạc mùa Vọng, cũng là khai mạc năm Phụng vụ mới (Mc 13, 33-37) chỉ vỏn vẹn có năm câu, nhưng có tới 4 lần mời gọi "PHẢI TỈNH THỨC". Mở đầu: "Các con phải coi chừng, phải tỉnh thức!". Kết thúc: "Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!”.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [1/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!