Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Nguyễn Quốc Tuấn
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của JB. Nguyễn Quốc Tuấn

Xuân Đẹp Ngời Đạo Hiếu
Đạo hiếu, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nó được thể hiện rõ nét trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Những ngày vui tươi đầu xuân cũng là thời điểm thuận tiện để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, hiếu kính đối với các đấng bậc đã có công sinh thành dưỡng dục mình cả về thể lý và tâm linh. Người Kitô hữu ý thức Đạo hiếu mang một chiều kích sâu xa hơn trong mối tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại và giữa con người với nhau. Do đó, khi chúng ta sống trọn chữ Hiếu cũng đồng thời ta đáp trả lời mời gọi của Tin Mừng trong thái độ yêu mến và tôn phục Thiên Chúa.

Những ngư ông của Chúa
Những “ngư ông của Chúa” như Si-mon, An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an là những con người từng nếm trải gian lao vất vả đời thường, phải vật lộn “giữa ba đào cuồn cuộn nước mênh mông” để có được manh áo, hạt cơm, để có sự sống. Chính “trường đời” ấy đã tôi luyện và giúp các ngài có được kinh nghiệm sinh động, cụ thể và hiệu quả khi bước vào sứ vụ “chài lưới” linh hồn.   

Tất niên, cám tạ tình Chúa tình người
Như Israel xưa được nâng đỡ trên hành trình tiến về Đất Hứa, chúng ta cũng đang được dẫn dắt trong cuộc lữ hành tiến về Vĩnh Cửu dưới ánh sáng của Đức Kitô Phục Sinh (1Cr 1, 3-9). Trong những thời khắc cuối cùng của năm cũ, hiệp với ngôn sứ Isaia, ta hãy hồi tâm suy gẫm và dâng lên Chúa tâm tình cám tạ về tất cả hồng ân đã nhận lãnh.

Bước theo Đức Kitô Trong Cuộc Sống Hôm Nay
Cuộc sống hôm nay đang đặt ra cho người kitô hữu rất nhiều chọn lựa: chọn lựa giữa niềm tin vĩnh cửu với sự hấp dẫn kỳ thú của những thành tựu vĩ đại do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến mang lại, giữa hành vi buông thả, tự do quá trớn với thái độ đúng mực theo nền tảng luân lý truyền thống, nhất là sự cân nhắc chọn lựa giữa các “thần tượng” trần thế với lời mời gọi lý tưởng đến từ thập giá Đức Kitô… Dưới ánh sáng Lời Chúa, chúng ta bắt gặp được câu trả lời thỏa đáng cho những chọn lựa ấy. Tin mừng Ga 1, 35 – 42 đã gợi lên cho chúng ta kinh nghiệm đáp trả đích thực của người môn đệ Chúa trước lời mời gọi của Đức Kitô.

Phát Triển Ơn Gọi Truyền Giáo Trong Một Giáo Xứ
Là thành viên của từng xứ họ nhất định, người Kitô hữu ngày càng ý thức thâm sâu hơn ơn gọi của mình nhờ việc khám phá và làm triển nở các giá trị Tin Mừng trong hoàn cảnh và môi trường sống đặc thù tại nơi mình đang sinh sống. Đây là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự tâm huyết và khôn ngoan của các mục tử và cộng đồng tín hữu nói chung. Nhờ đó, tương quan Đức ái không chỉ biểu tỏ trong nội bộ từng giáo xứ nhất định mà còn hướng tới việc cố kết ngày càng khăng khít hơn với các cộng đồng lương dân trên cơ sở tôn trọng, đối thoại và hiệp nhất.

Xuân Đẹp Ngời Đạo Hiếu

“Biển cả mênh mông đong sao đầy tình mẹ

Gió trời lồng lộng ngăn không nổi công cha”

Lắng Nghe Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống
Để chọn gọi những cộng sự viên đầu tiên, Đức Giêsu đã không tìm đến nơi phồn hoa đô thị để gặp gỡ, chiêu tập các thương gia quý phái với hy vọng được đón tiếp trọng thị và được tài trợ dư dật tiền của. Ngài cũng không đến tại các cơ sở tôn giáo để “kết bạn” với giới thượng tế, kinh sư nhằm tận dụng nguồn “vốn” kinh nghiệm, học thức dồi dào sẵn có nơi họ… Nhưng Đức Giêsu đã đến giữa “vùng Ga-li-lê dân ngoại” để đem ánh sáng Tin Mừng cho họ và kêu gọi các môn đệ đầu tiên là những người đánh cá nghèo hèn, chất phác đi theo Người (Mt 4, 18 – 21).

Tâm Thơ Dâng Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Sứ vụ giới thiệu Chiên Thiên Chúa

Hãy nối “Bàn tay liên đới và yêu thương”!
Hãy nối “Bàn tay liên đới và yêu thương”! Lời van khẩn cứu giúp vang lên trong tôi, trong bạn và hết thảy những ai đang ngóng lòng hướng về vùng mưa lũ tang thương – Nơi ấy có những anh chị em là đồng bào, đồng hương của chúng ta đang chới với, vô định giữa biển nước trắng trời, trong tiếng khóc, tiếng gào của bao em thơ đang đói lòng, xót dạ thèm một nắm cơm nhạt, một ngụm nước trắng cho thỏa cơn khát giữa đêm đen bềnh bồng con nước dữ…

Thánh Phanxicô Assise: Nghèo Để Nên Giàu Có
 Với việc sáng lập Dòng “Anh Em Hèn Mọn” (được ĐGH Innôcentê III phê chuẩn 1210), Dòng Nhì Phanxicô (1212), Dòng Ba “Sám Hối” (1221), Thánh Phanxicô đã đưa linh đạo của Người vào đời sống Giáo hội và góp phần làm nổi bật gương mặt đích thực của Giáo hội lữ hành trong nhiều thế kỷ qua. Và hôm nay, linh đạo “Khó Nghèo Phanxicô” vẫn là di sản tinh thần cần thiết làm giàu thêm chiều kích nhập thể của Đức Kitô. Nó như dấu chỉ giúp chúng ta nhận ra giá trị vĩnh cửu vốn tiềm tàng trong tâm hồn mỗi người. Vấn đề là chúng ta biết khơi nguồn các giá trị ấy dựa theo nền tảng Tin Mừng.

Khi Mẹ Nói Tiếng “Xin Vâng”
Mừng lễ Mân Côi và sống tháng Mân Côi, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria để chiêm ngắm Mẹ là mẫu gương tuyệt vời nhất về thái độ vâng phục Thiên Chúa. Chính nhờ sự vâng phục của Mẹ mà chúng ta được trao lại địa vị làm con Thiên Chúa. Chúng ta hãy đồng hành với Mẹ để tiến dâng lên Thiên Chúa “Chuỗi Ngọc Mân Côi” đẹp đẽ thơm hương đời ta.

“Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu với người trẻ hôm nay.
Ngày 1 – 10, Giáo hội long trọng mừng kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Việc kính nhớ Thánh Têrêxa không chỉ có ý nghĩa vinh danh “con đường nhỏ” (hay “con đường thơ ấu”) của Ngài, mà còn nhằm khơi dậy nơi mọi người nói chung và cách riêng là những người trẻ, tinh thần truyền giáo theo linh đạo của Thánh Nữ.

Thánh Vinh Sơn Phaolô, Tông Đồ Của Người Nghèo
“Yêu Chúa thôi, chưa đủ, nếu tôi không yêu thương anh em. Ưu tư, lao tâm, khổ trí của tôi, chính là người nghèo”.

Người Giàu Cũng Khóc
Tiếng khóc hay tâm trạng tuyệt vọng của ông nhà giàu nơi chốn khổ hình là dấu chỉ cảnh báo cho chúng ta trong cuộc đời tại thế. Nếu chúng ta biết lắng nghe Lời Chúa mách bảo trong từng giây phút hiện tại này thì hy vọng “được ở trong lòng tổ phụ” đang mở ra.

Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Mình

Ngày Cha Đi…
Tâm thơ tiễn biệt Đức Tổng Giuse kính yêu

Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên !
Đức Ki-tô vẫn hiện hữu giữa nhân loại hôm nay và đang đồng hành cùng chúng ta trên hành trình tiến về Nước Chúa. Vấn đề là ta có nhận ra ân huệ cao thiêng này và đáp trả bằng đời sống chứng nhân như Chúa đã kêu mời các môn đệ xưa.

Người Viết Tiếp “Đường Hy Vọng”*

Luật Mới – Luật Yêu
Luật pháp là công cụ tối ưu giúp nhân loại ổn định và duy trì nếp sống thường nhật. Tuỳ vào nền chính trị, văn hoá, lối sống, mà mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có thể định ra những bộ luật đặc thù. Chúng có vai trò  góp phần điều chỉnh, điều tiết lợi ích, đảm bảo các quyền căn bản cho con người. Tuy nhiên, mặt trái của “nhân luật” là nó luôn hàm ẩn một dấu ấn chủ quan của nhà lập luật, dẫn đến việc áp đặt những quy tắc thiếu tính vị tha.

[1] 1 2 3 [1/3]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!