Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

CHẶT CHÂN TAY…, BA CÁCH HIỂU (CN 26B)

Có một số lời nói ngắn ngủi nhưng ý nghĩa, không biết ghép vào đâu, đã được Marcô gồm thâu lại một chỗ và Giáo hội cho công bố trong Chúa nhật hôm nay. Chúng ta vừa mới nghe, nhưng chắc không còn nhớ. Đó là :

-Ai không chống lại các con, là ủng hộ các con (Bđ I minh hoạ cho điểm này: họ nói tiên tri kìa. Chận họ lại)

-Ai cho các con một ly nước là sẽ không mất phần thưởng

-Ai nên cớ vấp phạm cho kẻ bé mọn, thà buộc cối đá vào cổ mà xô xuống biển.

-Ai có tay sinh dịp tội, hãy chặt đi; có chân sinh dịp tội, hãy cưa đứt; có mắt sinh dịp tội hãy móc ngay.

RA ĐƯỜNG…, VỀ NHÀ… (CN 25B)
“Ra đường hỏi ông già, về nhà hỏi con trẻ.” 

“Ra đường lắm chuyện bực mình, về nhà gặp vợ cười tình cũng vui.”

CÓ MẤY THỨ THẬP GIÁ? (CN 24B)
Hôm qua, thứ bảy 14/9/24 ta mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá, hôm nay bài Tin Mừng có nhắc đến 'vác thánh giá' nên đề tài sẽ là "thập giá".

Sạch – Dơ (CN 22 QN B)
Người ta thường nói: Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng cũng nhiều khi chiếc áo giúp người ta nên thầy tu hơn, bởi lẽ khi mặc chiếc áo vào thì cử chỉ đi đứng, lời ăn tiếng nói phải đắn đo hơn. Ra đường mà mặc áo tu thì mắt đâu được ngó liên ngó láo. Lại có những nơi mà chiếc áo tu không được bén mảng tới. Quả chiếc áo tu cũng giúp người ta nên thầy tu hơn. Nhưng đó là đối với những người đã có một chút gốc tu, thì chiếc áo sẽ gia tăng hoa trái tu hành, còn nếu không, thì như người ta nói: Chiếc áo không thể làm nên thầy tu – bởi nếu được, thì các minh tinh màn bạc, các kịch sĩ khi đóng vai nữ tu đã thành ma sæur hết, và các kẻ giả dạng thầy tu với chiếc áo dòng đi lừa đây đó, là những tu sĩ đàng hoàng!

CHỌN LỰA (CN 21B TN)
“Ngã ba đường” là một diễn ngữ mô tả một người đứng trước hai chọn lựa, mà hai chọn lựa này gần như ngang ngửa nhau, bên tám lạng, bên nửa cân, bên 50 bên 49, hoặc như điều thường xảy ra trong cuộc sống người Việt, bên chữ tình, bên chữ hiếu ; bên người yêu, bên người bạn… biết chọn đàng nào.

BỮA ĂN MÀ AI CŨNG THOẢ MÃN (CN 20B)
Đối với phần đông chúng ta, phân đoạn Thánh Kinh này thật khó hiểu. Bởi nó được phát biểu bằng một ngôn ngữ của một thế giới hoàn toàn xa lạ với chúng ta, có thể là ghê rợn và thô kệch nữa: ăn thịt người, uống máu bạn. Nhưng chúng ta phải nhớ điều này, với thế giới thời cổ, nó cũng khá quen thuộc.

Hai thứ của ăn đi đường : đường trên đời và đường lên trời (CN 19B)
Đang có cuộc thi Olympic quốc tế ở Paris (Pháp). VN có thi nhưng chẳng được huy chương nào, trừ huy chương vàng "không bỏ trốn" ! Đi 14 về đủ 12+2. Để có thành tích cao, các vận động viên phải luyện tập ráo riết. Nhưng ngoài ý chí luyện tập, chắc hẳn các vận động viên còn cần một chế độ ăn uống đặc biệt. Chẳng phải chỉ cần ăn bo bo là chạy ro ro đâu ! Cần một chế độ dinh dưỡng chuyên biệt. Như cho vận động viên (vđv) đường đua tốc độ trên bộ ăn gì uống gì; cho vđv đường đua xanh dưới nước (tức bơi lội) uống chi ăn gì; cho vđv môn bóng chuyền ăn chi uống gì và cho vđv môn thể thao vua là bóng đá uống chi ăn chi. Mỗi bộ môn có chế độ chuyên biệt. 

HAI CỦA ĂN MÀ MỘT HẠNH PHÚC (CN 18B)
Năm ngày Chúa nhật liên tiếp của năm B, từ CN 17 đến CN 21, ta đã được và sẽ được nghe nói về đề tài ‘bánh’. Nhiều bánh quá đến độ chán chê. Mà đúng là no nê chán chê thật, nếu đó là bánh, của ăn phần xác. No nê sẽ chán chê. Nhưng cũng có một thứ bánh no nê mà không chê chán. Đề tài hôm nay là phân biệt hai thứ bánh.

BỐN BÀI HỌC từ MỘT BÀI ĐỌC (CN 17B) :
Mấy năm trước đây, đài VTV1 chiếu lại bộ phim truyền hình nhiều tập “Bản Tin Sớm”. Nhân vật chính trong phim là Gary Hopson, một người thường xuyên theo dõi tin tức hằng ngày qua tờ báo “Chicago”. Khi đọc tin tức, anh thường chú ý tới những người đang gặp nạn. Mỗi khi thấy có người bị nạn, anh luôn băn khoăn tự hỏi xem mình phải làm gì để giúp đỡ nạn nhân. Và lập tức, bất kể khó khăn, anh lên đường tìm giúp người bị nạn. Chắc hẳn cũng có người nghe câu trả lời tội nghiệp của hai bà già đạo đức từ thiện kia, khi được hỏi : “Cảm tưởng của hai bà thế nào sau khi tham gia công tác cứu trợ bão lụt” thì đã trả lời cách đơn sơ hồn nhiên : “Tôi mong có nhiều cơ hội (bão lụt) như thế này để có thể tham gia cứu trợ !”

4 CẢNH, 2 HỒI và 3 CHỮ

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XVI Thường Niên, năm B

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,

Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bitly.li/ol6Q

VÌ SAO CHÚA GIÊSU KHÔNG ĐƯỢC ĐÓN TIẾP TẠI QUÊ HƯƠNG? (CN 14B).
Là người Việt Nam, phần đông chúng ta đã thường được nghe kiểu nói: “vinh qui bái tổ, vinh qui về làng” ; “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”..., nhằm diễn tả một anh chàng làng quê lên kinh đô dùi mài kinh sử; nàng ở nhà tần tảo làm ăn nuôi mẹ già lại còn gửi tiền nuôi anh ăn học. Khi thành đạt, anh trở về làng, vinh qui bái tổ, dân làng lọng che cờ xí ra đón anh ngay từ cổng làng ; và người nuôi anh ăn học cũng được kông kênh đón rước: hình ảnh “võng nàng theo sau”.

SỢ GÌ VÀ KHÔNG SỢ GÌ?

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XII Thường Niên, năm B 

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,
Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://youtu.be/nYt3Z1knN8s

BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN : Ý NGHĨA MỖI ƠN
“Xin ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và sức mạnh, thần trí suy biết và đạo đức – xin ban cho những người này đầy ơn kính sợ Chúa.” (Nghi thức Thêm Sức, lúc đặt tay) Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa mỗi ơn trong 7 ơn Chúa Thánh Thần.

TÌNH YÊU LÀM ĐIỀU KỲ DIỆU (CN 6B PS)

Tình yêu làm nên điều kỳ diệu, đó là đề tài của bài giảng hôm nay, dựa trên những lời tâm tình của Chúa với các môn đệ trong bữa tiệc ly, như được ghi trong Tin Mừng Gioan mà Giáo Hội cho chúng ta nghe lại : Thầy không còn coi anh em là tôi tớ. Thầy xem anh em là bạn hữu. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Ta sẽ duyệt xét điều kỳ diệu của tình yêu trên hai điểm:

(1) Tình yêu biến “người” thành “Chúa”

(2) Tình yêu đổi “loài” người thành “đấng” người

Ba hình ảnh của mục tử tốt lành (CN 4B Phục Sinh)
Tôi cố quan sát nhiều nơi và suy nghĩ nhiều lần để tìm xem có hình ảnh nào ở Việt Nam tương đương được với hình ảnh người chăn chiên và con chiên không. Con chiên, con cừu thì ở nước ta một vài nơi cũng có nuôi, như vùng Phan Rang khô cháy. Ở đó có những con chiên trụi lông hoặc lông dính túm, chỉ đáng gọi là con chiên ghẻ ! Còn hình ảnh con bò thì sao ? Thiên Chúa là kẻ chăn bò, ta là con bò. Không tương đương nổi ! Chăn trâu càng không giống với chăn chiên. Lùa vịt : càng khó so sánh. Chăn heo lại cực khó nghe. Vì không tìm được một hình ảnh tương đương nào để ta dễ hiểu, nên ta cứ phải lấy chính hình ảnh đàn chiên, người chăn, tìm hiểu, nghe giải thích để ta phần nào nắm bắt được tại sao Chúa lại ví mình như mục tử chăn chiên.

Người chăn chiên tốt lành thì thế nào ? Xin đưa ra 3 hình ảnh:

Người ta đã lấy xác Chúa, thật không? (CN PHỤC SINH - Lễ Sáng)
Tuy xác người chết chẳng ích lợi gì nữa, ấy vậy mà vẫn có những cuộc đào bới và ăn cắp xác – vì lợi ích hay vì mục tiêu nào đó. Bàn tay và cái đầu của kẻ bị sét đánh trở thành vô giá cho các tên trộm. Vì thế người ta phải canh mộ của họ để ngăn ngừa kẻ trộm chuyên nghiệp ăn cắp bàn tay, rình chặt cái đầu của kẻ chết vì sét đánh đó, để hành nghề trộm cắp. Chỉ cần cầm bàn tay của người chết vì sét đánh, vào trộm nhà ai, là nhà đó tự nhiên mở hết mọi nơi cất giấu của cải.

Vọng phục sinh mà đã là phục sinh (Thứ Bảy Tuần Thánh)
Tối nay lễ Vọng Phục Sinh. Chưa phải là lễ Phục Sinh. Thực ra, chẳng biết Chúa sống lại lúc nào. Nhưng sáng sớm ngày thứ nhất, ra mộ, thấy “đã” sống lại. Cho nên chắc ăn, ngày mai mới mừng Chúa Sống Lại.

TÌNH RIÊNG, NGHĨA CÔNG (Thứ Sáu Tuần Thánh)
Người ta kể trong thời Chiến Quốc, khi quân nước Tề sang đánh nước Lỗ, lúc đến chỗ biên giới, bỗng thấy một người đàn bà, tay bồng một đứa bé, tay kia đang dắt đứa khác lớn hơn. Thấy quân giặc kéo tới, bà ta vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống và bồng đứa bé kia lên, rồi chạy trốn vào núi.

HAI NGẠC NHIÊN (Thứ 5 Tuần Thánh)
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, là Thánh Lễ Tiệc Ly, Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, nhưng ta sẽ gợi lên hai ngạc nhiên liên quan tới Thánh Thể  

MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Phàm làm một công việc gì cũng cần phải có nhân sự. Chúa Giêsu khởi sự cuộc đời hoạt động, Ngài cũng cần có nhân sự giúp sức, nếu Ngài muốn là Ngài là “người thật”. Còn nếu Ngài chọn Ngài chỉ là “Chúa” thật thôi, thì quyền năng của Ngài là Chúa chẳng cần gì tới cái động tay của con người góp vào. Ngài phán một lời mọi loài liền có, từ không ra có, huống chỉ phán một lời ai nấy nghe theo thì còn dễ hơn gấp bội.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 [1/7]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!