Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nhà văn Quyên Di
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Nhà văn Quyên Di

Yêu thương đời
 Ngày xưa, có lần một cậu học trò nói với tôi: ''Thầy ạ, em thích nhạc Lê Hựu Hà, nhưng có một câu hát em không đồng ý.'' Tôi hỏi, ''Em không đồng ý câu gì?'' Cậu học trò đáp: ''Đó là câu: Bạn thân ơi, cố gắng yêu thương đời... Em nghĩ, yêu là một tình cảm rất tự nhiên, yêu là tự lòng mình yêu, tự trái tim mình rung động. Yêu mà lòng phải ép uổng, yêu mà bảo trái tim phải cố gắng rung động, em nghĩ không phải là yêu nữa!"

Viên đá trong bàn tay
 Sau một tuần đi nghỉ, bạn tôi trở về, quà tặng bạn dành cho tôi là một viên đá. Tặng nhau một viên đá, nghe như có cái gì kì cục. Nhưng vì đọc được tâm hồn bạn, nên tôi hiểu bạn muốn trao tặng tôi một tình cảm vững bền. Nếu tình cảm và niềm tin người ta dành cho nhau được vững bền mãi như đá, thì cuộc đời người ta quả là hạnh phúc.

Tuyết xuống đêm qua
Nếu không có những giáo hữu sóng âm thầm trong các hang toại đạo hết năm nọ sang năm kia, chắc chắn đã không có Giáo hội Ro ma ngày hôm nay.  Nếu không có các vị truyền giáo chấp nhận sống cuộc sống âm thầm giữa những nơi rừng già núi thẳm hay giữa những xã hội bán khai, Tin Mừng của Chúa làm sao có hi vọng ''loan truyền khắp mọi nơi trên mặt đất.'' Nếu không có những tu sĩ, nữ tu âm thầm cầu nguyện Iiên lỉ trong các nhà dòng, hành trình truyền giáo của các vị thừa sai chưa chắc đã thành công.

Tháo giầy
Tôi nhớ lại một câu truyện rất lí thú về sự tích đôi giày. Truyện kể rằng ngày xưa có một ông vua, sống rất xa xỉ. Mỗi khi đến đâu, ông bắt dần chúng nơi ấy phải trải thảm nhung trên tất cả những con đường ông đi qua. Càng được đón tiếp long trọng, ông càng thích đi; và ông càng đi, người ta càng phải trải nhiều thảm nhung cho ông bước lên. Cho đến một ngày, người ta không kịp sản xuất nhung để lót đường cho ông vua. Điều này làm ông tức giận và ra lệnh rằng ông đến đâu mà không có thảm nhung lót đường, cả dân vùng ấy sẽ bị giết chết hết. Thế nhưng đã có một người đến xin yết kiến vua, ông ta cam đoan rằng nếu vua theo ý ông, vua đi đâu thảm nhung cũng có sẵn mà không phải huy động một ai cả. Vua bằng lòng, và ông nọ dùng hai mảnh nhung nho nhỏ, khâu thành một đôi giày nhung rồi mời vua xỏ chân vào. Thế là từ đó, vua đi đâu ''thảm nhung'' đi theo đến đấy. Kĩ nghệ làm giày từ đó dần dần thành hình và phát triển.

Tách cà phê buổi sáng
Nếu lòng ta là lòng thiện, nhưng bên ngoài ta khó ưa - do diện mạo hay do cử chỉ, lời nói - chưa chắc lòng thiện của ta đã được người khác chấp nhận. Muốn lấy cái đẹp cái tốt trong lòng ta ra phục vụ mọi người, ta cũng cần có hành vi, cử chỉ, lời nói bên ngoài gây được thiện cảm, để người khác chấp nhận ta trước đã. Chính vì thế, tôi thấy thật chí lí, khi trong phần "xướng kinh" của những ván kinh người Công giáo thường đọc, có lời cầu xin Chúa Thánh Thần "sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con." Không những chúng ta xin Chúa sửa tâm tính bên trong của mình cho tốt đẹp mà còn xin Ngài sửa đổi cả hành vi, cử chỉ, lời nói bên ngoài của mình nữa, để mình trở nên một người dễ ưa, và nếu dễ thương thì càng tốt.

Soi gương, soi lòng
Ngày nọ, tôi gặp một vị linh mục trung niên, tính tình vui vẻ hòa đồng. Lâu ngày không gặp, tôi nhìn thấy nơi khuôn mặt vị linh mục những nét phong sương, nếp nhăn xuất hiện trên vừng trán và khóe mắt, nụ cười tuy vẫn tươi nhưng nét môi như chùng xuống. Tôi nói: - Trông cha như già đi... Vị linh mục xác nhận, ông nói: - Soi gương thì thấy mình già...Nhưng ông tiếp ngay: - Soi lòng thì thấy vốn là thanh niên. Rồi ông cười, giọng đầy hào sảng.

Rơm
Bạn nóị rằng khi đề cập đến lửa rơm, ai cũng có vẻ xem thường. Nhưng bạn nhìn lửa rơm ở một khía cạnh khác, và bạn thấy lửa rơm đáng quí lắm. Đáng quí vì lửa rơm mang ý nghĩa của sự hi sinh và khiêm tốn. Truớc khi có lửa củi, lửa than, người ta phải có lửa rơm. Lửa rơm tàn nhanh lắm, nhưng nếu không có lửa rơm, làm sao củi, than bén lửa? Và khi bếp đã cháy hồng, rơm chỉ còn là một nắm tro, không ai biết đến rơm nữa, người ta chỉ trầm trồ ngắm nghía những thanh củi, hòn than cháy hồng rực rỡ. Chẳng biết có mấy ai dám hi sinh và khiêm tốn như rơm, khởi đầu công việc, nhưng sau đó âm thầm lui đi và nhường lại vinh quang cho người khác?

Những tầm thường
Một ngày nào đó, nếu các con tôi hỏi tôi: "Đời bố, bố đã làm được việc gì phi thường?" Tôi mong rằng mình có thể trả lời các con mà không xấu hổ, vì đã trả lời một cách chân thành: "Bố đã làm được một việc phi thường, mà việc phi thường ấy kéo dài trong suốt cuộc đời của bố, là bố đã sống thật trọn vẹn cuộc đời được kết bằng một chuỗi những chuyện tầm thường.''

Những ngày sầu thảm
Dù vui tươi cách mấy, lạc quan cách mấy, yêu đời cách mấy, khi nhìn xuống cuộc đời chính mình, tôi vẫn nhận ra có những ngày sầu thảm, những ngày mây xám phủ dầy, những ngày như không có ánh sáng mặt trời và cây cỏ hình như úa vàng, khô héo. Không nói tới những ngày đau buồn chung cho cả xã hội, cả dân tộc và quê hương, chỉ nói đến cuộc đời của riêng tôi những ngày sầu thảm ấy cũng đủ làm trái tim tôi đớn đau giá buốt.

Những giọt nước
Những giọt nước còn khiến tôi nghĩ đến những giọt mồ hôi cần lao con người đã đổ ra để kiến tạo và làm thăng tiến bộ mặt trái đất. Những giọt mồ hôi đổ xuống luống cày: Những giọt mồ hôi rịn ra trên thân thể người công nhân trong xưởng máy. Những giọt mồ hôi đầm đìa trên trán người cha lao nhọc, đổi sức lao động nuôi vợ nuôi con. Những giọt mồ hôi đọng trên má người mẹ tảo tần khuya sớm... Những giọt mồ hôi tạo nên của cải vật chất hạnh phúc tinh thần.

Những ánh lửa
Lửa cung ứng cho con người nguồn sống. Không có lửa, con người sẽ chết vì giá lạnh và đói khát. Phát kiến về lửa là phát kiến lớn lao bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Tôi nhớ đến hình ảnh những bộ lạc sơ khai, người ta reo hò vui mừng truởc ánh lửa, người ta sống chết để bảo vệ lửa, và người ta cung kính tôn thờ ''thần lửa ''. Lạc lõng trong rừng khuya, người lữ hành trông mong mắt mình nhìn thấy một ánh lửa. Thấy lửa là thấy sự sống.

Người yêu màu trắng
Thật ra, không phải tự nhiên mà màu trắng có thể hòa hợp và chấp nhận được mọi màu. Tự bản chất, màu trắng là tổng hợp của những màu khác. Quay tròn một chiếc đĩa giấy, trên đó vẽ bảy múi màu chính: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, người ta sẽ thấy những màu đó biến mất, chúng hòa lại với nhau trở thành màu trắng. Như thế, tận trong bản chất, màu trắng đã chứa đựng các màu khác. Tôi nghĩ, người sẵn sàng hòa hợp và chấp nhận người khác cũng như thế: không phải họ chỉ cố gắng cho có vẻ bên ngoài, nhưng trong tận cùng tâm hồn, họ phải chứa đựng hình ảnh của tất cả mọi người, lòng họ đủ quảng đại để bao dung tất cả mọi người.

Người ghét mùa Xuân
Người có nhiều đức tính cũng vậy, lòng họ trong sáng, đời sống của họ đẹp tươi, và ảnh hưởng của họ như làn hương thơm quyến rũ khiến mọi người chung quanh thương mến. Thế nhưng không phải họ được tất cả mọi người yêu quí đâu. Thế nào cũng có những người ghét hoặc ghen. Những việc làm tốt đẹp của họ đem lại lợi ích cho nhiều người, nhưng có thể vô tình ''đụng chạm'' tới một vài người khác khiến những người nào khó chiu. Đôi khi việc làm của người có nhiều đức tính chẳng ''đụng chạm'' đến ai, nhưng chính sự trổi vượt của họ đã là nguyên cớ khiến một số người khó chịu.

Mùa Xuân cuộc đời
Vũ trụ có những bí mật đáng yêu của nó. Tôi quan sát một cành đào khô trong những ngày mùa Đông lạnh lẽo. Cành đào khẳng khiu trơ trụi, nếu nó không còn gắn liền với cội đào thì người ta không thể nhận diện ra nó là cành đào nữa. Tôi không ngờ rằng bên trong cái cành cây đen đủi khẳng khiu đó, sức sống vẫn tiềm ẩn, mà là một sức sống mãnh liệt. Bên dưới lớp đất chỗ cội đào mọc lên, nguồn mạch sự sống vẫn tràn đầy, sung mãn; mạch nước ngọt ngào bổ dưỡng luân chuyển qua đây. Rễ cội đào hút chất bổ duỡng đó, biến thành nhựa luyện dự trữ trong thân và đẩy chúng tới các cành cây, cho các cành cây sức sống. Trong sức sống ấy, những chồi non, những lá mướt, những nụ, những hoa tiềm ẩn, chờ tới một ngày vũ trụ định trước, làm nẻ lớp vỏ cây khô, vươn ra chào đón nắng vàng gió mát. Ngày ấy là mùa Xuân.

Mơ một vì sao
Lí Tưởng của con người giống như vậy. Nó là một ước mơ, một hình ảnh đẹp dẫn dắt đời ta, giúp ta vượt ra ngoài cuộc sống tầm thường để vươn tôi cuộc sống cao như bầu trời, rộng như đại dương. Ta sẽ không hoàn toàn đạt được nó - vì nếu hoàn toàn đạt được, nó sẽ là hiện thực chứ không còn là lí tưởng nữa - nhưng ước mơ mãnh liệt về hình ảnh đẹp đẽ tuyệt vời đó sẽ dẫn dắt đời ta, giúp ta luôn luôn tiến tới.

Mệt mỏi chán chường
Hình như khuôn mặt tôi trông có vẻ khờ khờ, thành thật, không đến nỗi gian ác cho lắm, tôi lại có ''đức tính" chịu khó nghe người khác nói, nên hay được bạn bè, người quen chọn để tâm sự, để nói cho với đi những dằn vặt, bực tức, khó chịu trong lòng. Thường sau những giờ im lặng ngồi nghe như thế,tôi chỉ nói với bạn: ''Anh (Chị) có thể ân hận, bất mãn, bực tức, buồn bã, ngay cả giận dữ nữa. Nhưng Anh (Chị) cố đừng để mình rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán chường. Khi đã mệt mỏi, chán chường rồi, người ta hết còn muốn thay đổi, muốn vươn lên nữa".


Nhưng tôi nghĩ, chưa chắc "lá rụng về cội'' đã là một lẽ đương nhiên. Nhìn vào hình ảnh thực tế, bao nhiêu chiếc lá rụng nằm dưới gốc cây, bao nhiêu chiếc lá bay tản lạc đi nơi khác? E rằng số lá rụng ''cuốn theo chiều gió'' nhiều hơn những ''lá rụng về cội'' rất nhiều. Như thế, "lá rụng về cội'' không hẳn là một lẽ đương nhiên.

Gió mưa là bệnh của trời...
Nếu tôi cũng biết tiên đoán ''thời tiết'' của chính tôi, tôi sẽ tránh được rất nhiều những chuyện đáng tiếc trong cách cư xử hay trong sự tiến hành các chương trình, kế hoạch. Muốn làm được chuyện đó, tôi luôn luôn phải sáng suốt nhìn lại chính mình, đó chính là cái ''trình độ kĩ thuật cao'' giúp tôi biết được chính tôi. Chỉ có một điều khác giữa việc tiên đoán thời tiết trong vũ trụ vạn vật với việc ''tiên đoán thời tiết'' của con người tôi. Đó là khi tiên đoán thời tiết trong thiên nhiên, người ta biết để tránh né, đề phòng, chứ người ta không thể thay đổi tình trạng thời tiết đó được, hay nếu có thì rất ít. Còn khi biết tiên đoán "thời tiết'' của chính tôi, tôi có nhiều cơ hội để không những tránh né , đề phòng, mà còn thay đổi được chính tình trạng ''thời tiết'' đó nữa. Bởi thế, tiên đoán "thời tiết" của con người xét ra còn quan trọng và đem lại ích lợi nhiều hơn khi tiên đoán thời tiết của thiên nhiên.

Giấc mơ Xuân
Ca dao Việt Nam có câu: "Đố ai nằm ngủ không mơ? " Câu ấy mang ngầm ý nghĩa là ai ngủ thì cũng mơ cả.  Vậy mà có nhiều người nói rằng họ không biết mơ là gì, hay ít nhất dù có mơ, tỉnh dậy cũng không nhớ gì hết. Tôi không biết những người ấy nghĩ gì; riêng tôi thấy tiếc cho họ, vì trong mơ có nhiều cái dễ thương lắm.

Đi trên đường đời
 Đi trên đường đời, nghệ thuật quan trọng là nghệ thuật biết dừng lại chứ không phải là nghệ thuật tìm cách tiến tới thật nhanh. Nhưng đã có mấy ai, mà tôi cũng thế, lúc nào cũng biết và dám can đảm dừng lại đúng nơi, đúng lúc? Đường trong thành phố còn có đèn xanh, đèn đỏ, còn có bảng ''stop'', còn có cảnh sát. Đường đời không có đèn xanh đèn đỏ, không có bảng, không có cảnh sát. Chính tôi phải kiểm soát tốc độ của tội, phải tự quan sát để tiến tới hay dừng lại. Sự kiểm soát chính mảnh và quan sát mọi sự chung quanh quả nhiên phải được gọi là một ''nghệ thuật sống ''.

[1] 1 2 [1/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!