Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

THÁNH GIUSE NGỦ
Năm nay tôi được tặng hai tượng thánh Giuse nằm ngủ. Tượng có xuất xứ từ Philippines. Nghe nói Đức Thánh Cha Phanxico cũng có một tượng để trên bàn làm việc của ngài. Thực ra tượng thánh Giuse nằm ngủ có nền tảng Kinh Thánh. Hầu hết những lần Chúa phán bảo ngài đều thông qua giấc ngủ. Như bài Tin Mừng hôm nay kể lại: “Ông đang toan tính như vậy, thì sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông”.

ĐƯỜNG EM-MAU, ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT (Đại Lễ Phục sinh Năm Thánh 2016)
Lời Chúa hôm nay nói về những con người mới. Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô trở nên người mới sau khi gặp Chúa Phục Sinh. Tin mừng trình bày chi tiết hai môn đệ buồn phiền chán nản đến tuyệt vọng: Bỏ Giê-ru-sa-lem; Bỏ lý tưởng; Bỏ cộng đoàn; Bỏ Chúa. Họ đi vào đêm đen, tâm hồn chìm trong bóng tối, không lối thoát. Họ đang chết. Nhưng, Chúa đã đến. Chúa làm ấm lên cõi lòng băng giá; Chúa làm sáng lên đêm đen; Chúa làm sống lại hi vọng. Họ trở lại: với Chúa, với anh em, với lý tưởng và với sự sống.

RỬA TRONG LÒNG THƯƠNG XÓT (Thánh lễ Tiệc Ly)
Lời Chúa hôm nay nói về Lòng Thương Xót. Không phải Lòng Thương Xót lý thuyết. Nhưng là Lòng Thương Xót thực hành. Như Thiên Chúa Thương Xót dân Ít-ra-en bị nô lệ. Nên đã ra tay giải thoát họ. Dấu hiệu để được giải thoát là máu chiên bôi lên cửa nhà. Lòng Thương Xót của Thiên Chúa càng mãnh liệt hơn trong thời kỳ cuối cùng. Để giải thoát con người khỏi ách nô lệ, Thiên Chúa đã sai Con Một xuống trần gian. Thiên Chúa không cứu dân bằng những điềm kỳ dấu lạ. Nhưng bằng dâng hiến chính thân mình. Chúa Giê-su là Chiên Vượt Qua mới chịu sát tế để giải thoát dân Chúa. Không phải bằng máu con chiên. Nhưng bằng Máu Cực Thánh của Chúa. 

ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT
Tên gọi của Thiên Chúa là Lòng Thương Xót. Khi hiện ra với Mô-sê, Thiên Chúa đã mặc khải tên gọi đó trong sách Xuất hành 33,19: "Ta sẽ cho tất cả vẻ đẹp của Ta đi qua trước mặt ngươi, và sẽ xưng danh Ta là ĐỨC CHÚA trước mặt ngươi. Ta thương ai thì thương, xót ai thì xót".

DẤU CHỈ LÒNG THƯƠNG XÓT
Thiên sứ bảo các mục đồng: “Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Thật lạ lùng. Thiên Chúa giáng trần cứu nhân độ thế không tỏ mình qua một dấu chỉ ngoạn mục, cao cả, lẫy lừng. Nhưng tỏ mình qua một dấu chỉ nhỏ bé, yếu ớt, tầm thường. Đó là dấu chỉ của Lòng Thương Xót.

Ánh sao đạo đức
Ngày nay có nhiều người đang tìm kiếm Chúa. Nhiều người muốn biết Chúa để theo Chúa. Nhưng họ không biết đường biết hướng. Cũng như Ba Vua, họ cần có những ánh sao soi đường dẫn lối. Tìm đâu ra ngôi sao xưa đã soi đường cho Ba Vua? Ngày nay, Chúa không dùng ngôi sao xuất hiện trên trời, nhưng muốn mỗi người chúng ta trở thành một vì sao soi dẫn mọi người đến với Chúa. Là ngôi sao có nghĩa là phải có ánh sáng. Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi chính bản thân nó có ánh sáng. Người Kitô hữu chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống của họ mang ánh sáng, phản chiếu ánh sáng nhận tự nơi Thiên Chúa.

MỪNG VUI LÊN
Thiên Chúa đã làm biết bao kỳ công. Nhưng kỳ công lớn lao nhất Thiên Chúa có thể làm đó là đến ở với nhân loại. Thiên Chúa uy linh quyền năng phép tắc muốn làm gì cũng đều có thể. Nhưng việc Thiên Chúa hạ mình xuống thể ở với loài người là điều vượt mọi trí tưởng tượng của loài người. Vì thế tên Emmanuel Thiên-Chúa-ở-với-loài-người là một điềm lạ vĩ đại chưa hề có và chưa hề có ai dám nghĩ tới. Đó là dấu lạ vượt trên mọi dấu lạ. Vì thế đó là niềm vui vượt trên mọi niềm vui.

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
Đức Thánh Cha phân biệt ba loại lầm than khốn khổ. Lầm than khốn khổ về vật chất là nghèo mà không được ai quan tâm giúp đỡ, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Lầm than khốn khổ về tinh thần. Là những người bị áp bức, bất công, bị bóc lột, bị chà đạp. Mà cũng bị bỏ rơi, không có ai bênh vực, không có ai khích lệ, an ủi. Lầm than khốn khổ về luân lý. Là những người rơi vào tội lỗi, tệ nạn. Nhưng cũng không được ai quan tâm giúp đỡ. Lạy thánh Giuse xin bảo vệ con người, bảo vệ Giáo hội và bảo vệ thế giới. Amen. (Bài giảng Lễ thánh Giuse tại Đan Viện Châu Sơn 19.03.2014)

ÁNH SÁNG TỪ BÊLEM
Lễ HIển linh có thể gọi là lễ ánh sáng. Từ ngàn xưa Isaia đã loan báo ánh sáng của Chúa sẽ chiếu tỏa: “Đứng lên, bừng sáng lên, Giêrusalem hỡi, vì ánh sáng của ngươi đến rồi.Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa trên ngươi”.

NHÂN LOẠI MỚI
Tám ngày sau khi sinh, Chúa Giêsu được dâng vào đền thờ, chịu phép cắt bì và được đặt tên theo luật Do thái. Đối với người Do thái, tên là người. Vì thế việc đặt tên có ý nghĩa quan trọng. Giêsu có nghĩa là Thiên-Chúa-cứu. Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Con người không thể sinh ra Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa tự nguyện làm con loài người. Nhờ đó Đức Mẹ trở thành Mẹ Thiên Chúa. Sinh ra Chúa Giêsu, Đức Mẹ sinh ra một nhân loại mới để cứu nhân loại cũ do bà Evà sinh ra, đã hư hỏng vì tội lỗi.  

TẠ ƠN HỒNG ÂN ĐỨC TIN CAO QUÍ - Ngân khánh Tuyên Thánh Việt Nam
Càng nhìn lại biến cố phong thánh Việt nam, tâm tình ta càng dâng lên ngập tràn niềm tri ân cảm tạ. Trước hết tạ ơn vì những ơn lành lớn lao Chúa ban. Nếu khi thưởng công các thánh Chúa thưởng công chính những ân huệ Chúa ban thì các thánh Việt nam chính là công trình của Chúa. Với người Việt nam thì công trình này quá lớn lao.

DIỆU CẢM THIÊNG LIÊNG
 Cũng vậy con người linh mục không quan trọng. Có linh mục giảng hay, có linh mục không biết ăn nói. Nhưng điều quan trọng là linh mục để Chúa chiếm đoạt, để Chúa sử dụng, để Chúa lên tiếng.

CHÚA THÁNH THẦN SỰ SỐNG MỚI
 Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Đấng Ban Sự Sống. Tin mừng hôm nay thuật lại: Chúa Giêsu thổi hơi vào các môn đệ và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Cử chỉ này nhắc ta nhớ lại việc Thiên Chúa tạo dựng con người. Sách Sáng thế 2, 7 tường thuật: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật”. Hơi thở là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là sự sống. Không phải là một sự sống bình thường như sự sống của các sinh vật khác. Đây là sự sống của Thiên Chúa với tất cả những chiều kích cao sâu phong phú của nó. Trong khuôn khổ Lời Chúa hôm nay ta có thể thấy sự phong phú của sự sống Chúa Thánh Thần.

CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
 Bản gia phả dài nói lên tình yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương tạo dựng con người để con người được hưởng tình yêu thương của Thiên Chúa. Vì con người tội lỗi chối từ, Thiên Chúa lại bày tỏ tình yêu thương lớn lao hơn nữa. Người hứa cho Đấng Cứu Thế đến cứu thoát con người tội lỗi. Trong bài đọc 1, tiên tri Mikha long trọng loan báo lời hứa đó. Để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế giáng trần, Thiên Chúa đã tuyển chọn một con người là Abraham, một dòng tộc là dòng dõi Đavít, một dân tộc là Israel. Bản gia phả là một kỳ công của tình yêu Thiên Chúa.

Những bóng ma tưởng tượng
Trước khi dâng mình cho Chúa, thánh An-phong-sô là một luật sư lỗi lạc. Người rất nổi danh vì tài hùng biện và vì lý luận đanh thép sắc bén. Nhờ tài ba, Người đã thành công trong rất nhiều vụ án hiểm hóc. Nhưng một hôm, Chúa đã để cho Người phải thất bại. Trong một vụ án mà Người thấy là đơn giản, dễ dàng, Người đã bị thua một cách thảm hại. Trước thất bại cay đắng đó, Người thấy như cả bầu trời sụp đổ. Danh tiếng phút chốc tan như mây bay. Uy tín bị cuốn đi trong làn gió thoảng. Cả một màn đen tối u ám phủ xuống cuộc đời. Chẳng còn biết tìm an ủi ở nơi nào khác, Người quay về bên Chúa, chìm đắm trong lời kinh cầu nguyện.

Chứng nhân của ánh sang
Mùa Vọng này, mọi người đang chờ đón Chúa đến. Chúa muốn tôi hãy đi mở đường cho Chúa. Chúa muốn tôi làm chứng cho Chúa. Chúa muốn tôi giới thiệu Chúa cho anh em. Nhưng rất nhiều khi, thay vì mở đường cho Chúa, tôi chỉ lo mở đường cho tôi. Rất nhiều khi thay vì làm chứng cho Chúa, tôi chỉ lo làm chứng cho tôi. Rất nhiều khi thay vì giới thiệu Chúa, tôi chỉ giới thiệu bản thân mình.

THẮP NÉN HƯƠNG CHO CÁC CHỦ CHĂN LẠNG SƠN
Trong tháng Năm Lạng sơn có nhiều lễ giỗ của các bậc tiền bối: Mồng 2 giỗ Đức Cha Jacq Mỹ, mồng 4 giỗ Đức Cha Hedde Minh, 18 giỗ bà cụ Mến, 27 giỗ Đức Ông Cothonay Chiểu và 30 giỗ cha già Quỳnh. Đặc biệt năm nay lễ giỗ 10 năm của Đức cha Jacq Mỹ và 51 năm của Đức Cha Hedde Minh, tôi thấy xúc động vì hoàn cảnh của các ngài và những kỷ niệm tôi có với các ngài. 

MỞ CỬA MỘ
Tai họa ngày 11 tháng 09 năm 2001 trên đất Mỹ đã trở thành một nỗi ám ảnh đối với mọi người. Trong phút chốc, hai tòa tháp chọc trời đổ sập xuống, trở thành ngôi mộ khổng lồ chôn vùi mấy ngàn sinh mạng. Ngôi mộ gieo tang thương. Ngôi mộ gieo kinh hoàng. Ngôi mộ làm rung chuyển thế giới.

Lời Từ Biệt của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
Nguồn: http://tgphanoi.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1637

MUÔN NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN TRỌN TÌNH THƯƠNG
Chiều ngày 1 tháng 3 năm 2010, tại nguyện đường Sainte Marie – dòng Thánh Phaolô, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ sự thánh lễ tạ ơn nhân dịp 150 năm dòng Phaolô hiện diện và phục vụ tại Việt nam, 127 năm hiện diện tại Hà nội.

[1] 1 2 3 4 [1/4]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!