SINH CON. NUÔI CON. DẠY CON
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
“Đẻ con chẳng dạy chẳng răn, Thà rằng nuôi lợn* mà ăn lấy lòng”. Không biết từ đâu và từ bao giờ, những tư tưởng như trên đã trở thành một thứ văn hóa dân gian dùng để mỉa mai, và cũng để nhắc nhở về bổn phận những kẻ làm cha mẹ. Trong hoàn cảnh và điều kiện sống của thế giới hôm nay, việc quan tâm về giáo dục con cái càng trở nên hết sức cần thiết. Nó đang trở nên một lời cảnh báo cho những bậc phụ huynh vì một lý do nào đó, bỏ quên trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn con cái. Hai câu truyện sau đây không phải là những suy tưởng vô căn cứ, nhưng là một ký ức bao gồm kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như sự suy tư của người viết.
|
GÓC TỐI CỦA NHỮNG ỨNG DỤNG HẸN HÒ TRÊN MẠNG
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bạn tôi gặp gỡ, quen nhau, hẹn hò và cưới một người con gái qua những ứng dụng hẹn hò trên internet. Hai người đã trao lời thề ước, đã tổ chức lễ cưới ở nhà thờ, và tiệc cưới long trọng tại nhà hàng. Ban đầu họ sống hạnh phúc và đã có với nhau hai đứa con, nhưng sau đó lại ly dị với lý do có những bất đồng không thể giải quyết (the irresponsibility differences).
|
CON CHƯA BAO GIỜ XIN CON CỦA MÌNH SỰ THA THỨ!
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Tôi đã đọc câu truyện này trong khi tôi ngồi suy niệm trước thánh lễ. Một câu truyện đã khiến tôi thật sự xúc động. Nó nhắc nhở tôi về một tình trạng đang xảy ra trên khắp thế giới, đó là hiện tượng rất đau lòng, rất tàn ác, vô nhân đạo; một hiện tượng vô tâm, vô tình, đánh mất nhân tính. Đó là hiện tượng phá thai.
|
VĂN HÓA VONG THÂN VỀ GIỚI TÍNH, PHÁI TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Chuyên mục “Huế - Sàigòn – Hànội”: Tiến sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3Aka9ib
|
TỘI ÁC XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Ngày 24 tháng Năm 2022, khoảng 11 giờ 32 phút sáng, Salvador Ramos một thanh niên 18 tuổi vào trường tiểu học Robb ở Uvalde tiểu bang Texas với khẩu súng trường AR-15, xả súng giết chết 19 học sinh, 2 giáo viên, và gây thương tích cho nhiều người khác. Như được lấy cảm hứng từ hành động này, liên tiếp gần đây đã xảy ra những vụ bắn giết bừa bãi tương tự trên một số tiểu bang.
|
SỰ SỐNG CON NGƯỜI BẮT ĐẦU KHI NÀO?
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Chọn phá thai (pro choice) hay chọn phò sự sống (pro life). Ủng hộ phá thai hay ủng hộ sự sống các thai nhi, mỗi bên đều có những lập luận để biện minh cho quyết định và chọn lựa của mình. Những người chủ trương phá thai cho rằng họ có quyền làm như vậy, vì đó là quyền tự do chọn lựa: my body, my choice. Ngược lại, những người chống phá thai thì coi đó như những chọn lựa chết người, giết chết một bào thai, một mạng sống. Những bào thai cũng có quyền sống, có quyền được làm người, mặc dù không có tiếng nói để tự biện minh cho chính mình. Nhưng “khi nào một sự sống bắt đầu?”
|
SATAN VỚI CUỘC CHIẾN HÔN NHÂN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Lucia là khải thụ nhân cuối cùng trong ba trẻ em Fatima được
nhìn thấy Đức Mẹ. Trước khi qua đời, chị đã tiết lộ rằng cuộc chiến sau cùng
giữa Satan và Thiên Chúa là cuộc chiến xoay quanh ơn gọi và đời sống hôn nhân. Lời cảnh báo trên phù hợp với những gì mà chúng ta đang thấy
trong bối cảnh xã hội ngày nay. Nó đã hỗ trợ cho những kinh nghiệm nghề nghiệp
của tôi trong lãnh vực hôn nhân gia đình.
|
HUẤN LUYỆN TÌNH DỤC CHO TRẺ EM & KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH?
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN: Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, MD. Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3j4IgmK
|
NHỮNG QUAN NIỆM SỐNG LÀM ĐẢO LỘN GIÁ TRỊ CỦA HÔN NHÂN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Cuộc sống các ông hoàng, bà chúa, cậu ấm, cô chiêu dư tiền, nhiều của đôi khi cũng đưa đến những hậu quả bất thường. Người đời thường mỉa mai gọi đó là “no cơm rửng mỡ”, hay “nhàn cư vi bất thiện”. Một trong những cái “bất thiện” ấy là sống với nhau một thời rồi chán bỏ nhau. Trong những vụ ly dị gây nhiều giấy mực, tốn nhiều công sức bàn luận ấy có vụ hoàng tử Charles ly dị công nương Diana bên Anh, Cựu phó tổng thống Al Gore bên Hoa Kỳ, và bây giờ đến tỷ phú Bill Gates. Ngoài họ ra thì thành phần trong giới showbiz, chuyện yêu đương, tình cảm, cưới hỏi và ly dị là chuyện cơm bữa!
|
YÊU HAY “CHIẾM ĐOẠT” NGƯỜI MÌNH YÊU?!
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Trước hết, xin độc giả đừng ngạc nhiên khi đọc hai chữ “chiếm đoạt”. Động từ nghe rất khiếm nhã nhưng chủ đích là để gây chú ý người đọc về một đề tài cũ như trái đất, với cái nhìn thực tế và nghiêm túc hơn đề tựa. Chúng tôi muốn tận dụng những nhận xét mắt thấy tai nghe hơn 40 năm hành nghề tâm lý lâm sàng và bác sĩ gia đình để trao gửi đến các bạn trẻ chưa lập gia đình một số những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến tình yêu, hôn nhân, và gia đình với hy vọng các bạn không cảm thấy mình bị hối hận khi bước vào khu vườn tình yêu nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhưng cũng nhiều gai góc. Đây là những suy tư chân thành, như những người anh nói với các em, gái cũng như trai, vì thế rất thực tế. Chúng chính là những viên đá đầu tiên xây nền móng kiến tạo một gia đình yêu thương hạnh phúc bền vững.
|
HỆ LỤY CỦA NGOẠI TÌNH DẪN ĐẾN LY DỊ
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
ĐẦU XUÂN TÂM TÌNH CHUYỆN ĐẠO HIẾU
Nguyễn Văn Nghệ
Trong lá thư của Giám mục Bá Đa Lộc gởi cho giáo sĩ Letondal đề ngày 17.08.1789, ông kể chuyện Hoàng tử Cảnh sau khi theo ông sang Pháp và trở về nước, đã né tránh không chịu bái cúng trước bàn thờ tổ tiên, đã làm cho Nguyễn Ánh tức giận: “…Ngài ngạc nhiên vì sao đạo Gia tô có thể dung túng cho tín đồ quên hết ông bà tổ tiên làm vậy”. Sự kiện này được vua Minh Mạng nhắc lại vào tháng 10 năm Mậu Tuất (1838): “...bọn khanh há không nhớ việc Thái tử Anh Duệ ư? Hoàng khảo ta lúc mới mở nước, bị Xiêm khống chế, gửi Thái tử Anh Duệ cho người Tây đem về nuôi dạy, để mưu tính giữ gìn. Đến khi lấy lại được Gia Định, nước ấy trả về, Thái tử không chịu bái yết tôn miếu, nói rằng áo quần theo cách thức nước ấy, Hoàng khảo ta đến bấy giờ mới hối, may có Cao hoàng hậu khéo dạy dỗ, vài tháng sau Thái tử mới thay lòng đổi dạ, không thế hầu làm người Tây rồi” (Đại Nam thực lục, tập V, Nxb Giáo dục, tr. 402).
|
Ý NGHĨA “MỘT NHỊN CHÍN LÀNH” TRONG HÔN NHÂN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Chúng ta thường nghe nói: “Một nhịn chín lành”. Câu nói được áp dụng cho những mối tương quan xã hội, bạn hữu, hôn nhân và gia đình, Đặc biệt trong đời sống hôn nhân, mỗi khi vợ chồng có chuyện xích mích, bất hòa người ta thường khuyên: “Một nhịn chín lành”.
|
CON BẠN CÓ NHÚT NHÁT KHÔNG? ĐÂY LÀ CÁCH BẠN CÓ THỂ GIÚP CHÚNG
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Với một chút hướng dẫn, trẻ có thể vượt qua sự rụt rè. Adam 6 tuổi, mới vào lớp một. Cháu ước mơ trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, nhưng trên sân chơi, cháu lại chỉ thích nhìn những đứa trẻ khác chơi. “Con không thể chạy đủ nhanh,” cháu giải thích với Priscilla, mẹ của cháu, khi cháu say sưa kể cho mẹ nghe về buổi chơi sau giờ học. Priscilla nói: “Cháu nói nhiều, đôi khi nói quá nhiều khi ở nhà với những người mà cháu biết rõ,” cháu là một cậu bé vui vẻ, dễ gần và được bạn bè quý mến. Tuy nhiên, cháu đã trải qua ba năm ở trường mầm non mà hầu như không nói được một từ nào ”.
|
DẠY CON CÁCH ỨNG XỬ HÀO HIỆP.
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Một đêm, tôi trở về nhà với cậu con trai 8 tuổi -
trên tay đầy hàng hóa - khi nó mở cửa, chống tay lên hông và trịnh trọng tuyên
bố “Xin chào quý cô”. Tôi đi đến trước mặt con trai nhỏ của mình, tôi muốn ôm
chặt lấy con mình. Cháu đã khiến cho tôi hình dung thoáng qua về người đàn ông
mà tôi hy vọng cháu sẽ trở thành, và tôi không thể hạnh phúc hơn.
|
THA THỨ: YẾU TỐ HẠNH PHÚC CỦA HÔN NHÂN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Ta
không thể sống hạnh phúc trong đời sống hôn nhân nếu không học biết tha thứ cho
chính mình và cho người phối ngẫu. Tha cho mình vì đó là việc làm chứng tỏ ta
biết mình, chấp nhận giới hạn và những lầm lỡ của mình. Tha cho chồng hoặc cho
vợ vì họ cũng chỉ là con người giới hạn với những khuyết điểm tương tự như ta.
|
TẠI SAO CHA MẸ CÓ LỢI NHẤT KHI VUI CHƠI VỚI CON CÁI MÌNH
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Edifa Không bao giờ là quá muộn để tiếp xúc lại với con bạn. Một số trẻ em không biết làm
thế nào để vui chơi nữa, và nhiều người lớn đã không còn ham muốn vui chơi. Khi Giáng sinh đến gần, bác sĩ
tâm thần Patrice Huerre, tác giả của cuốn sách Nơi để chơi [Thời
gian để chơi], mời chúng ta khám phá lại những phẩm chất của trò chơi được
chia sẻ trong gia
đình…
|
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Dù muốn dù không với thời gian chúng ta cũng sẽ trở thành người già nua hơn trước. Mỗi người chúng ta đều cảm nghiệm được điều nầy: thời gian đi rất mau. Mới ngày nào chúng ta bước chân vào chủng viện, miệng còn hôi sữa, mặt mày ngơ ngác, đêm đêm nhớ nhà nằm khóc thầm. Thế mà bây giờ lớp chúng tôi đã là những ông cụ già lẩm cẩm, nhiều người đã ra đi. Chúng ta không thể là đứa con nít suốt đời, chúng ta không thể lúc nào cũng chỉ tay về phía cha để đổ tội cho những thất bại của đời mình. Chúng ta phải dám giương vai để gánh lấy trách nhiệm. Chúng ta phải dám giơ hai tay ra để đón tiếp với lòng thương xót bao la các con chúng ta dù chúng nó nghĩ gì về chúng ta và thấy chúng ta như thế nào đi nữa.
|
GIỚI HẠN THỜI GIAN SỬ DỤNG THIẾT BỊ CỦA CON CÁI
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
junpinzon – Shutterstock Edifa 17/12/20 Một số cách bạn có thể thử nếu việc sử
dụng thiết bị đã trở thành nguồn gốc của xung đột trong gia đình.
|
BÍ QUYẾT NUÔI DẠY CON CỦA NGƯỜI INUIT ĐỂ KIỂM SOÁT NHỮNG CƠN GIẬN DỮ
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Cerith Gardiner – ngày 09/12/2020 Truyền thống từ phương Bắc này là một cách kiểm soát cơn giận và nuôi dạy con cái hiệu quả, đặc biệt là khi trẻ mới biết đi!
|
LẮNG NGHE
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Tôi gặp Chen Loong (Trần Long) khi anh 43 tuổI và kết hôn đã 17 năm. Tôi nhớ đến anh vì những lời đầu tiên của anh thật gây ấn tượng. Sau khi tự giới thiệu ngắn gọn, anh nghiên mình tới trước, nói một cách vô cùng xúc động:
|
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ GÌN BÌNH AN TRONG GIA ĐÌNH BẠN
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Không có gia đình nào mà không có những bất đồng. Ngay cả trong Gia đình Thánh, đôi khi Đức Maria và Thánh Giuse cũng khó mà hiểu nhau. Trong gia đình những người tội lỗi như chúng ta thì còn hơn thế nữa. Gia đình thường là nơi chúng ta trải qua nhiều cuộc đối đầu và đau đớn nhất. Tại sao thế này? Bởi vì chúng ta yêu nhau, bởi vì tình yêu làm cho chúng ta dễ bị tổn thương, và bởi vì việc chia sẻ đời sống hàng ngày thử thách tình yêu kiểu này: rất khó, nếu không muốn nói là không thể che giấu những khó chịu và thù hận khi chúng ta sống với nhau 24 giờ một ngày.
|
LÀM THẾ NÀO KHÍCH LỆ CON CÁI MÀ KHÔNG QUÁ NUÔNG CHIỀU CÁI TÔI CỦA CHÚNG
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Trong nỗ lực khuyến khích trẻ em, làm thế nào
chúng ta có thể đảm bảo chúng học được sự khiêm tốn thực sự?
|
HÔN NHÂN CHA MẸ ẢNH HƯỞNG HÔN NHÂN CON CÁI
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Nhiều bạn trẻ ngày nay sống chung với nhau mà không cần hôn thú. Chậm
kết hôn, và khi kết hôn lại không muốn sinh con, hoặc có thì chỉ sinh một hay
hai đứa con là cùng. Theo những ước tính mới nhất của Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ
(the U.S. Census Bureau) năm 2017, tuổi trung bình lần đầu của phụ nữ kết hôn
là 27,4 tuổi, nam giới là 29,5 tuổi. Thống kê của viện Gallup cũng cho biết,
một nửa người lớn tuổi quan niệm rằng 2 đứa con là con lý tưởng cho một gia
đình, tuy nhiên, khoảng 26% ý kiến chung cho rằng ba con là tốt. Hai con cũng
là ý kiến của chung thuộc các quốc gia Âu Châu...
|
PHONES* VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC (2)
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
TÔN TRỌNG VÀ BÀN HỎI TRONG TỪNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Chồng của em rất thương yêu em và lo lắng cho gia đình, nhưng anh ấy có thói quen thích cái gì là tự đi làm mà không bàn hỏi với em một vấn đề gì hết, và em là người sau cùng biết chuyện ấy khi nó đã xảy ra bất luận tốt hay xấu. Những lúc như vậy em hỏi tại sao anh không bàn với em, thì anh ấy nóng giận và bỏ đi không thèm nghe em phân tích đúng hay sai. Trong trường hợp này em phải làm gì, và anh ấy phải làm gì để vợ chồng có sự hòa hợp và biết tôn trọng nhau, hiểu nhau nhiều hơn?
|
Sự thánh thiện của hôn nhân Kitô giáo: Một điều rất thiết thực
Phêrô Phạm Văn Trung
Khi bạn nghĩ về sự thánh thiện, bạn nghĩ đến điều gì? Đối với nhiều người trong chúng ta, khái niệm về sự thánh thiện thường liên quan đến những điều rất “thiêng liêng”: đọc Kinh Thánh; đi lễ nhà thờ; trước sau như một trong cuộc sống tận tụy của chúng tôi; cầu nguyện nhiệt thành và lâu giờ; sống chứng tá. Đương nhiên, tất cả những điều này có thể là dấu hiệu của sự thánh thiện trong cuộc sống của chúng ta.
|
GIA ĐÌNH - NGÔI NHÀ DÀNH CHO TRÁI TIM BỊ TỔN THƯƠNG
Lm. Jos Đồng Đăng
(chuyển ngữ)
Bài thuyết trình của Hồng y Antonio Tagle trong Hội Nghị về Gia Đình Thế Giới được tổ chức tại Philadelphia vào năm 2015.
|
QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐẠO HIẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠNH PHÚC HÔN NHÂN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
“Làm con phải hiếu!” Nhưng thế nào là “thờ mẹ, kính cha” ? Làm sao để giữ được “cho tròn chữ hiếu”? Đây là một trong những bất đồng và thử thách đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ vì không nắm vững ý nghĩa của chữ “hiếu” trong bối cảnh khác nhau cũng như đổi mới về văn hóa, phong tục, và tập quán. Đặc biệt, những gia đình trẻ với ảnh hưởng của văn hóa “tiểu gia đình” như hiện nay. Do đó, ảnh hưởng cũng như sự xuất hiện của cha mẹ hai bên đã gây nên những tranh chấp đưa đến nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ. Câu truyện sau đây là bằng chứng cho thấy có sự lạm dụng về phía cha mẹ, và cắt nghĩa sai lạc về phía con cái liên quan đến chữ hiếu.
|
MAY I, I’M SORRY, THANK YOU (Bải giảng thuyết dịp Gia Đình Nazareth Tĩnh Tâm 20 tháng 10 năm 2019)
ĐGM Phụ Tá Nguyễn Thái Thành
Người ta thường nói có một công thức dẫn tới thành công. Và công thức dẫn tới thành công đó, gồm có 3 yếu tố: Yếu tố thứ nhất là kiên trì; Yếu tố thứ hai là kiên trì và Yếu tố thứ ba cũng là kiên trì. Hay là nói đúng hơn chỉ có kiên trì mới đạt được thành công.
|
SỬA LẠI MÀ DÙNG
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bạn hỏi tôi: “Có nên ly dị
không? Nếu không may lấy phải anh chồng hoặc cô vợ cà chớn thì sao?”Với kinh
nghiệm cá nhân cùng với những hiểu biết trong lãnh vực chuyên môn, câu trả lời
là “không nên”. Tại sao? Xã hội hôm nay đã mặc nhiên cho phép ly dị, và ly dị
được coi như một cái quyền. Nếu tôi nói “nên” ly dị nữa thì cũng chẳng thêm bớt
gì cho hiện tượng hôn nhân ngày nay mà còn bị gán cho tội “vẽ đường cho hươu
chạy”. Do đó, nói không nên ly dị là một câu trả lời mà tôi cho là hợp tình, hợp
lý nhất.
|
TẠI SAO VỢ CHỒNG LẠI HAY CÃI VÃ
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Tối hôm qua tôi được người con
gái và anh bạn trai của nó mời “bố đi ăn mừng sinh nhật muộn”, vì ngày sinh nhật
của tôi, cả hai đứa cùng bận nên không đến dự bữa ăn chung với gia đình.
|
ƠN Cha Mẹ
Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
Cách đây không lâu, tôi có người bạn gửi cho xem đoạn youtube ngắn do "cộng đồng mạng" ở Việt Nam thu và đưa lên. Trong youtube thu lại cảnh một người đàn ông khoảng 35 tuổi đánh một ông lão khoảng 70 tuổi, bên cạnh có một bà già cũng khoảng tầm 70 tuổi đang quỳ lạy, van lơn và can ngăn người đàn ông 35 tuổi đánh ông lão kia hết sức thương tâm và tội nghiệp. Tôi tìm hiểu và biết được người con trai 35 tuổi đó chính là đứa con ruột của ông bà cụ kia !
...Xin mở file kèm
|
MỘT BÔNG HỒNG CHO NHỮNG AI ĐANG CÒN MẸ VÀ MỘT BÔNG HỒNG CHO NHỮNG AI KHÔNG CÒN MẸ
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Mother’s Day này mẹ muốn tụi con
mời mẹ đi ăn nhà hàng nào? Nhà hàng Tàu, Thái, Đại Hàn, Nhật, Mỹ hay Việt Nam.
Chúa nhật tới là Ngày Hiền Mẫu, ngày của mẹ. Mẹ tự do quyết định.
|
YÊU VỢ NỂ VỢ HAY SỢ VỢ
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Có bao nhiêu người chồng dám
nhận mình “sợ vợ”? Và có bao nhiêu được cho là sợ vợ? Nếu “sợ vợ” là một hành
động chỉ sự yếu đuối, hèn nhát, nhu nhược trong mối tương quan vợ chồng, thì
liệu có bao nhiêu đàn ông tự tin rằng họ có thể đồng hành với vợ mình trong cuộc
sống hôn nhân mà không mang tiếng sợ vợ? Thật ra, chẳng ai biết rõ những gì đang
xảy ra bên trong căn nhà và cuộc sống của người khác, tuy nhiên, theo cái nhìn
chung, hôn nhân vẫn là cuộc sống đem lại hạnh phúc cho con người. Bởi vì hôn
nhân được xây dựng trên tình yêu.
|
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
Gs. Trần Văn Cảnh
Nhân Ngày Lễ Của Mẹ sắp đến vào Chúa Nhật 26 tháng 05 năm 2019, xin dâng Mẹ đôi lời tưởng nhớ. Trần Văn Cảnh
|
Gương đức ái
Elisabeth Nguyễn
Anh chị em chúng tôi gồm mười một đứa
lau nhau sống êm đềm trong làng Hà Đông, trong tình yêu thương của bố mẹ và đại
gia đình ở Dalat, năm đứa con lớn của bố đã ngồi trên ghế trung học. Bố tôi là
người mê đọc sách báo và truyện. Khi chúng tôi lớn lên, bắt đầu biết đọc sách,
đã thấy chất đầy trên tủ sách của bố, những sách và báo xuất bản của Tự Lực Văn
Đoàn. Lũ bạn cùng lớp với tôi chúng nó cũng mê mẩn với tủ sách này nên chúng nó
chịu khó đến tham tôi lắm, phần thì chúng đến vì vườn dâu tây và vườn chanh của
mẹ tôi nữa.
|