Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Gm. Phêrô Nguyễn Khảm

Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19
WHĐ, 14-05-2020 – Theo lời mời gọi của Công đồng Vatican II (Inter Mirifica số 18), các Giáo phận của chúng ta sẽ cử hành Ngày Thế giới Truyền thông xã hội vào Chúa nhật Chúa Thăng Thiên 24-5-2020. Trước đó, vào lễ Thánh Phanxicô Salêsiô 25-1-2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi đi toàn văn Sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2020 để các tín hữu suy nghĩ, học hỏi và thực hiện. Sứ điệp mang tựa đề: “Để ngươi thuật lại cho con cháu” (Xh 10,2) - Cuộc sống trở thành câu chuyện. Và trong dịp này, Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm cũng gửi đến những người làm truyền thông một bài nhắn nhủ mang tựa đề: NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG 2020 - Những bài học từ đại dịch COVID-19.

BIÊN BẢN Hội Nghị Thường Niên Kỳ 1/2019 (22 - 26/04/2019) HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã họp Hội nghị thường niên kỳ 1/2019 tại Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, từ chiều thứ Hai ngày 22/04/2019 đến sáng thứ Sáu ngày 26/04/2019, với sự tham dự đầy đủ của các vị chủ chăn thuộc 27 giáo phận.

Truyền thông với tâm thế hy vọng - Suy nghĩ về Sứ điệp Truyền thông 2017 “Đừng sợ, Ta ở với ngươi”
Bài nói chuyện của Đức giám mục Phêrô Nguyễn văn Khảm trong Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 51 (28-05-2017) do các giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho và Phú Cường cử hành tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn ngày 27-05-2017

Sứ điệp Hoà bình 2017: Lắng nghe và suy nghĩ
Đã thành thông lệ, cứ vào ngày đầu năm dương lịch, Đức Giáo hoàng lại ban hành Sứ điệp Ngày Hoà bình Thế giới. Điều đặc biệt của Sứ điệp năm 2017: đây là dịp kỷ niệm 50 năm Hội Thánh Công giáo cử hành Ngày Hoà bình Thế giới, và Sứ điệp Hoà bình năm nay là Sứ điệp lần thứ 50. Năm mươi năm trôi qua nhưng nội dung của Sứ điệp đầu tiên, năm 1967 của Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, vẫn còn nguyên tính thời sự: “Hoà bình là hướng đi duy nhất đích thực của sự phát triển con người – chứ không phải là những căng thẳng tạo ra do những thứ chủ nghĩa quốc gia đầy tham vọng, cũng như những cuộc chinh phục bằng bạo lực, hoặc những cuộc đàn áp nhân danh trật tự xã hội giả tạo” (Sứ điệp, số 1). Có lẽ được gợi hứng từ khẳng định căn bản này cũng như từ thực tế mà thế giới đang đối diện, chủ đề của Sứ điệp năm 2017 là: Bất bạo động, kiểu mẫu của nền chính trị phục vụ hoà bình.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI từ nhiệm: Tâm tình của Dân Chúa tại Việt Nam
Năm 2005, khi hồng y Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng, nhiều người đã vẽ ra chân dung của một giáo hoàng sắt thép. Năm 2013, khi ngài tuyên bố từ nhiệm, cả thế giới nhìn nhận ngài là vị mục tử hiền lành và khiêm nhường theo gương Thầy chí thánh.

LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 - TẠI TTMV - TGP Saigon 27.11.2009
Qua những phương tiện truyền thông, không chỉ người công giáo mà cả anh chị em ngoài công giáo cũng biết rằng trong những ngày này, Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam đang tưng bừng mở hội Năm Thánh. Lễ khai mạc Năm Thánh vừa được cử hành thật trọng thể và hoành tráng tại Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, thì ngay sau đó lại đến lượt các giáo phận tổ chức lễ khai mạc trong giáo phận của mình. Ai cũng nói đến Năm Thánh nhưng nếu được người ngoài công giáo hỏi về ý nghĩa Năm Thánh, liệu chúng ta sẽ trả lời ra sao ? 

MỘT VÀI GHI NHẬN KHI ĐỌC THÔNG ĐIỆP BÁC ÁI TRONG CHÂN LÝ (CARITAS IN VERITATE)
Sau khi ban hành thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu và thông điệp Được Cứu Độ trong Hi Vọng, nhiều người nghĩ rằng thông điệp thứ ba của Đức Bênêđictô XVI sẽ bàn về Đức Tin, thế nhưng thông điệp thứ ba lại là một thông điệp về xã hội. Vậy đâu là đặc điểm của thông điệp mang tính xã hội này? Nó có đem lại điều gì mới mẻ hay cũng chỉ lập lại những giáo huấn quen thuộc trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội?

Xin lưu ý: Toàn văn bản dịch được đăng tại địa chỉ http://conggiaovietnam.net/index.php?m=module3&v=detail&ib=57
Hoặc độc giả cũng có thể gởi email yêu cầu conggiaovietnam@gmail.com gởi cho bản văn trên file word.
BBT CGVN

ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI VÀ NHỮNG DẤU NHẤN MỤC VỤ CHO GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
Khi nói đến mối tương quan giữa Giáo Hội và xã hội tại Việt Nam, Đức Thánh Cha nhắc lại định hướng của Thư Chung 1980 : “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình” (l’Eglise du Christ au milieu de son Peuple). Nếu xét theo từ ngữ, cụm từ mà Đức Thánh Cha dùng có chút thay đổi so với nguyên bản của Thư Chung 1980 vì Thư Chung nói đến việc “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”. Thiết nghĩ sự thay đổi này không tương phản mà chỉ muốn làm cho rõ hơn nội dung của Thư Chung 1980. Cụm từ “Giáo Hội Chúa Kitô giữa dân của mình” làm nổi bật chiều kích Giáo Hội. Chiều kích ấy trước hết hàm nghĩa cộng đoàn chứ không chỉ là cá nhân. Vấn đề không chỉ là mỗi cá nhân sống Phúc âm nhưng là tất cả Dân Chúa tại Việt Nam cùng sống Phúc âm trong tư cách là những chi thể của cùng một Thân Thể mầu nhiệm. Thứ đến, chiều kích Giáo Hội còn hàm nghĩa Dân Chúa tại Việt Nam sống Phúc âm trong mối hiệp thông với Giáo Hội phổ quát. Sẽ không có chuyện tự cho rằng mình sống Phúc âm nhưng lại không hiệp thông với Giáo Hội phổ quát, cụ thể là với Đấng kế vị thánh Phêrô. Cũng sẽ không có chuyện tự hào mình sống Phúc âm nhưng lại là thứ Phúc âm theo cách giải thích riêng của mình, bởi vì Phúc âm chỉ được sống và công bố cách chính thực trong mối hiệp thông với Huấn quyền của Giáo Hội. Đây là một trong những điều kiện căn bản để Giáo Hội tại Việt Nam thực sự là Giáo Hội của Chúa Kitô. 

XUỐNG NÚI (Mc 9,2-10)
“Giống như Thiên Chúa, giám mục phải là con người cởi mở. Giám mục phải có trái tim cởi mở giống trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu, từ đó có nước và máu chảy ra. Giám mục phải có đầu óc cởi mở, lắng nghe mọi tiếng nói, nhất là tiếng nói của những người nghèo khổ và những người không cùng quan điểm…. Giống như Chúa Giêsu, giám mục là thầy dạy đối thoại. Muốn dạy cho các linh mục đối thoại, giám mục phải biết đối thoại. Muốn biết đối thoại, giám mục phải học đối thoại, học với mọi người, với những người nghèo, với những người trẻ, với các tôn giáo bạn, với các nền văn hoá.” ... “Tôi đã cố gắng học đối thoại với các linh mục trong giáo phận. Bài học này đòi hỏi nhiều thời giờ và sức lực, nhưng trên hết là sự khiêm tốn và kìm chế. Tôi cũng đã học với các nữ tu nhiều điều bổ ích. Giáo dân dạy cho tôi bài học về sự đa dạng và phức tạp của đời sống con người.” (Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc)

BƯỚC ĐI TRONG THẦN KHÍ (Galata 5,16)
Thế nhưng chính ở đây lại xuất hiện một nghịch lý : xét như là con người, bản thân giám mục và linh mục cũng có thể ở trong tình trạng mù loà và bị giam giữ trong những ngục thất vô hình. Vậy làm sao có thể làm cho người khác sáng mắt khi chính mình đang ở trong tình trạng mù loà? Làm sao loan báo tự do khi chính mình đang bị giam trong ngục thất? Henri Nowen đã có lý khi gọi các thừa tác viên trong Giáo Hội là wounded healer, nghĩa là những người có sứ mạng chữa lành cho người khác nhưng chính mình lại đang mang thương tích...

QUAN ĐIỂM CÔNG GIÁO VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO HỘI TRƯỚC CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Tại sao Giáo Hội lại lên tiếng về các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị? Sứ mạng của Giáo Hội lại chẳng phải là sứ mạng thiêng liêng sao? Khi can thiệp vào các vấn đề xã hội như thế, liệu Giáo Hội có thi hành đúng chức năng của mình không? Có gây tranh chấp với chính quyền dân sự không? Phải làm gì để giải quyết?

Bài nói chuyện về Các Đặc Sủng Thánh Linh
Xin giới thiệu bài nói chuyện của ĐC Phụ tá TGP Saigon về các Đặc Sủng Thánh Linh, một vấn đề đang được rất nhiều ngưới quan tâm bàn cãi. Xin cám ơn anh chị em học viên của Trung Tâm Mục Vụ Saigon đã gởi phần audio này cho chúng tôi.


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!