Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
PHÍA SAU TẢNG ĐÁ ĐƯỢC LĂN RA…

Chúa Nhật Phục Sinh B

Ga 20, 1-9

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

Chúa nhật Phục Sinh là dịp thuận tiện để mỗi người Kytô tìm về ý nghĩa đích thực của ngày thứ Nhất trong tuần, sự kiện xung quanh ngôi mộ trống cũng như những gì mà Maria Mađalêna và Phêrô chứng nghiệm trong ngày Chúa từ cõi chết chỗi dậy.

Về ý nghĩa của ngày thứ Nhất, chúng ta biết người Do thái lấy ngày Sabbath làm ngày nghỉ, vì cho rằng theo truyền thống, Giavê Thiên Chúa tác thành vạn vật trong 6 ngày, ngày thứ 7 Người nghỉ ngơi, nên loài người cũng phải nghỉ ngày thứ 7 (Sabbath) (x. St 2, 2-3; Xh 20.11; 31,12-17). Trong ngày này, luật Do thái càng ngày càng gò bó từ chỗ đây là ngày vui mừng, nghỉ ngơi dưỡng sức như ngôn sứ Hôsê đã nói (x. Hs 2,13) đến việc quy định những điều khoản chi ly cách nghiêm nhặt như không được bức bông lúa, mang chõng, đi xa thậm chí không được nấu ăn mà chỉ hâm lại thức ăn như nhóm Essêni chủ trương.

Các môn đệ Chúa Giêsu đã đưa việc chúc tụng và cầu nguyện vào ngày thứ Nhất trong tuần tức ngày Chúa nhật- những việc trong đạo Do thái làm vào ngày Sabbath (x. Dt 20, 7). Lý do là vì ngày thứ Nhất trong tuần là ngày của Chúa, ngày Chúa sống lại như Tin mừng đã ghi lại.

Như thế chúng ta thấy có một sự khác biệt nho nhỏ giữa ngày Sabbath của Người Do thái với ngày thứ Nhất trong tuần của những người Kytô. Mặc dù vậy cả hai ngày này đều được xem là ngày của Chúa, ngày để dành cho việc thờ phượng Thiên Chúa, nhưng với người Kytô, đó còn là ngày Chúa Phục Sinh

Trong ngày đó, những người thân cận với Chúa Giêsu hốt hoảng và lo lắng về sự kiện ngôi mộ mai táng Chúa đã không còn thấy xác. Giải thích thế nào về hiện tượng ngôi một trống? Chúng ta biết là tự nó, ngôi mộ trống không phải là một bằng chứng xác đáng về sự sống lại của Chúa Giêsu và cũng không phải là sự kiện làm nền tảng cho niềm tin vào mầu nhiệm đó. Lý do là vì có thể ngôi mộ trống là kết quả của việc lấy trộm xác như được các Tin mừng tường thuật (x. Mt 27, 64; 28, 11-15; Ga 20, 2.13.15). Nếu giả thiết rằng Chúa Giêsu bị người ta lấy trộm xác là có thật, thì phải giải thích sao đây về việc những đồ liệm xác như các băng vải, khăn che đầu còn y nguyên và lại còn xếp rất cẩn thận? Nói như thánh Gioan Kim khẩu, nếu kẻ trộm lấy xác Chúa thì chúng chẳng tội gì lấy riêng từng thứ vải liệm xếp riêng ra và để một nơi cẩn thận cả!

Vấn đề ở đây là gì? Nếu đọc thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô chúng ta sẽ thấy nội dung của lời rao giảng tiên khởi của các Tông đồ không hề nói đến ngôi mộ trống nhưng cho thấy rằng Chúa Giêsu đã được mai táng, đã thực sự đi vào cõi chết và Người đã hiện ra cho các môn đệ thấy, nghĩa là Người đã sống lại (x. 1Cr 15, 3-8). Như thế, ngôi mộ trống chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được liên kết với những lần hiện ra của Chúa Giêsu như là dấu chỉ cho thấy Người đã Phục Sinh.

Maria thành Mađalêna -một thị trấn nằm ở phía tây bên bờ biển hồ Galilê, chúng ta vẫn thường gọi bà là Maria Mađalêna, là một phụ nữ đặc biệt. Đặt biệt, bởi vì bà là một người phụ nữ bị 7 quỷ ám như được nói đến trong Tin mừng Luca (x. Lc 8,2). Tuy nhiên đó không phải là người phụ nữ tội lỗi như đã được nói tới cũng trong Tin mừng này (x. Lc 7, 37-48). Đặt biệt, bởi bà là người trước đó đã đứng dưới chân thập giá (x. Mt 27,56; Mc 15,40; Ga 19,25); đã tham dự vào việc mai táng Chúa Giêsu (x. Mt 27,61; Mc 15,47); là người đầu tiên tới viếng một Chúa và phát hiện ngôi mộ trống; và là người đầu tiên được Chúa hiện ra giao cho sứ mệnh loan báo Tin mừng Phục sinh cho các Tông đồ. Khi nhìn thấy ngôi một không còn xác Thầy, Maria vô cùng lo lắng, vội vã chạy vềõ báo cho các môn đệ của Người. Nhìn thấy hiện tượng tảng đá không còn nguyên như cũ, bà nghĩ rằng đã có ai đó đem xác Chúa của bà đi. Bà tìm gặp Phêrô và Gioan và mong muốn các ông sớm tìm ra thủ phạm lấy xác Thầy mà giờ đây bà không biết họ để Người ở đâu. Maria Mađalêna chưa hiểu phía sau tảng đá được lăn ra kia ẩn chứa một mầu nhiệm siêu phàm.

Còn tông đồ Phêrô sau khi quan sát tất cả những gì đã xảy ra nơi mộ Chúa, phản ứng của ông chỉ là sự im lặng. Vì sao thế? Lý do có thể ông là tông đồ trưởng, là lãnh đạo tinh thần của nhóm tông đồ, của những người yêu mến và đi theo Chúa Giêsu, nên sự im lặng của ông là cần thiết. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Tin mừng trình bày, sự im lặng của Phêrô có nguyên nhân từ sự chưa hiểu thấu mầu nhiệm Phục sinh. “Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh thánh, Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 20,9). Thật thế, cho đến mãi sau này, khi đã được gặp Đấng Phục Sinh và đón nhận Thánh Thần, Phêrô mới hiểu vì sao ngôi mộ trống và tâm hồn ông lúc ấy mới bừng sáng để hiểu điều mà Kinh thánh từng loan báo. Mẫu gương của Phêrô ở đây là gì nếu không phải là một con người luôn luôn chân chất và đơn sơ. Điều gì chưa biết thì ông im lặng và chờ đợi chứ không đao to búa lớn, không suy diễn này nọ.

Trong khi Phêrô im lặng thì người môn đệ Chúa yêu khi nhận được tin ngôi mộ trống đã cùng với Phêrô vội vã ra đi. Ông đến, thấy và tin. Gioan thấy gì? Chắc hẳn không phải thấy Đấng Phục Sinh. Ông không thấy Đấng Phục Sinh nhưng ông tin Đấng mà ông yêu mến đã sống lại. Đây chính là cốt lõi của một niềm tin mà Chúa Giêsu đã nói : “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Ngay từ giây phút đầu tiên khi chứng kiến những vết tích còn để lại trong mồ trống, người môn đệ đó đã tin cách tuyệt đối. Tuy không thấy xác nhưng những vải liệm kia chính là những dấu chỉ có giá trị đối với ông. Nói như J.P Duplantier, “ngôi mộ không trống cũng chẳng đầy, nhưng nó đã trở nên một ngôn ngữ”. Vâng, nhờ việc chú ý đến thứ ngôn ngữ ấy, môn đệ Chúa yêu đã khám phá và hiểu rằng Chúa Kytô đã toàn thắng sự chết- điều mà lúc bấy giờ ngoài ông ra, các môn đệ khác còn chưa hiểu nổi.

Mừng lễ Chúa Kytô Phục sinh vinh hiển là dịp để người Kytô chúng ta vui mừng han hoan và tràn trề niềm hy vọng vào một tương lai xán lạn huy hoàng trong nước Thiên Chúa sau khi đã hoàn tất cuộc đời lữ thứ trần gian. Chúa Kytô Phục sinh khải hoàn. Đó là niềm tin và lẽ sống của người Kytô. Ước mong niềm tin vào Đấng Phục sinh luôn đem đến cho giáo hội, cho thế giới và mọi người dân trên trái đất này sự bình an, ơn hiệp nhất để cùng hướng về mục đích đệ nhất của kiếp người là được hưởng sự sống vĩnh hằng trong ngày sau hết.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!