Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
Những nét đặc thù của Phục Hưng Thánh Thể
Phục hưng Thánh Thể Cá nhân trong Hành trình Đức tin và Canh tân
TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN CHO VIỆC PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
BÀI GIÁO LÝ THỨ 7 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ THÁNH LỄ: KINH VINH DANH VÀ LỜI NGUYỆN NHẬP LỄ (THE COLLECT).

 

“Nguyện xin phụng vụ trở thành một trường dạy cầu nguyện đích thực cho tất cả chúng ta”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ bảy của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 10 tháng 1, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI ở Vatican.  Hôm nay ĐTC giải thích về Kinh Vinh Danh, và đặc biệt là về ý nghĩa của Lời Nguyện Nhập Lễ (The Collect) và giây phút im lặng trước Lời Nguyện này: “Với lời mời ‘Chúng ta hãy cầu nguyện’, vị linh mục khuyên nhủ dân chúng cùng hồi tâm với ngài trong một lúc im lặng để ý thức rằng mình đang ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa và mỗi người nói lên trong lòng mình những ý chỉ riêng mà với chúng họ tham dự Thánh Lễ…. Nếu không có phút im lặng này, chúng ta có nguy cơ bỏ qua việc hồi tâm của linh hồn”. Ngài kết luận rằng các Lời Nguyện này chứa đầy ý nghĩa, và chúng ta có thể suy niệm chúng ngoài Thánh Lễ để “học cách hướng về Thiên Chúa ra sao, cầu xin gì, sử dụng những lời nào” vá gọi phụng vụ là “trường dạy cầu nguyện đích thực cho tất cả chúng ta”.


 

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong các bài Giáo Lý về việc cử hành Thánh Lễ, chúng ta đã thấy rằng cử chỉ sám hối giúp chúng ta lột bỏ những tự phụ của mình và trình bày trước mặt Thiên Chúa thực trạng của mình, ý thức rằng mình là những người tội lỗi và hy vọng được ơn tha thứ.

Chính từ cuộc gặp gỡ giữa cảnh khốn cùng của con người và lòng thương xót của Thiên Chúa đưa đến lòng biết ơn được bày tỏ trong kinh “Vinh Danh”, “một bài thánh thi rất cổ kính và đáng kính, trong đó Hội Thánh, tập trung trong Chúa Thánh Thần, ca ngợi và nài xin Đức Chúa Cha và Con Chiên” (Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 53).

Lời mở đầu của bài thánh thi này - “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” - tiếp tục bài hát của các Thiên Thần khi Chúa Giêsu ra đời ở Bethlehem, lời loan báo vui mừng về vòng tay ôm ấp giữa trời và đất. Bài hát này cũng liên quan đến việc chúng ta tụ tập trong cầu nguyện: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Sau kinh “Vinh Danh”, hoặc, khi không có kinh ấy, thì ngay sau cử chỉ sám hối, kinh nguyện có một hình thức cầu nguyện đặc biệt gọi là “colletta” (Lời Nguyện Nhập Lễ), mà qua đó đặc tính chính xác của cuộc cử hành được diễn tả, được thay đổi theo ngày và giờ trong năm (x. ibid, 54). Với lời mời “Chúng ta hãy cầu nguyện”, vị linh mục khuyên nhủ dân chúng cùng hồi tâm với ngài trong một lúc im lặng để ý thức rằng mình đang ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa và mỗi người nói lên trong lòng mình những ý chỉ riêng mà với chúng họ tham dự Thánh Lễ (xem ibid., 54). Linh mục nói “chúng ta hãy cầu nguyện”; và sau đó đến một lúc im lặng, và mỗi người nghĩ về những điều mình cần và mình muốn cầu xin trong lời nguyện này.

Sự im lặng không chỉ rút lại thành việc không có tiếng nói, nhưng là chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe những tiếng nói khác: của tâm hồn chúng ta, và trên hết là tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Trong phụng vụ, bản chất của sự im lặng thánh thiêng tùy thuộc vào thời điểm mà nó xảy ra: “Trong cử chỉ sám hối và sau lời mời cầu nguyện, nó giúp cho việc hồi tâm; sau bài đọc hoặc bài giảng, nó là một lời mởi gọi để suy niệm một cách ngắn gọn về những gì đã nghe; sau khi Rước Lễ, nó giúp cho việc cầu nguyện ngợi khen và khẩn cầu nội tâm” (ibid., 45). Vì vậy, trước Lời Nguyện Nhập Lễ, sự im lặng giúp chúng ta chú tâm vào chính mình và suy nghĩ về lý do tại sao chúng ta ở đó. Cho nên, việc lắng nghe tâm hồn chúng ta ở đây và sau đó mở nó cho Chúa là điều quan trọng. Có lẽ chúng ta đến từ những ngày khó nhọc, vui mừng, đau buồn, và chúng ta muốn thưa chuyện với Chúa, cầu khẩn sự giúp đỡ của Ngài, để xin Ngài ở gần chúng ta; chúng ta có các phần tử trong gia đình và bạn bè đang bị ốm đau hoặc đang trải qua những thử thách khó khăn; chúng ta muốn trao phó cho Thiên Chúa số phận của Hội Thánh và thế giới. Và đó là lý do tại sao chúng ta cần phút im lặng ngắn này trước khi vị linh mục, thu thập những ý chỉ của mỗi người, lớn tiếng thay mặt tất cả mọi người trình bày nó lên Thiên Chúa, lời cầu nguyện chung kết thúc các nghi thức đầu lễ, bằng cách làm chính việc “thu thập” các ý chỉ cá nhân. Tôi chân thành khuyên các linh mục giữ phút im lặng này và đừng vội vã: “chúng ta hãy cầu nguyện”, và hãy im lặng. Tôi đề nghị điều này với các linh mục. Nếu không có phút im lặng này, chúng ta có nguy cơ bỏ qua việc hồi tâm của linh hồn.

Các linh mục đọc lời cầu khẩn này, lời cầu nguyện thu thập (Lời Nguyện Nhập Lễ) này, với cánh tay dang rộng, là tư thế của người cầu nguyện, được các Kitô hữu thực hiện ngay từ các thế kỷ đầu - được minh chứng bởi các bức họa của các hang toại đạo ở Rôma – để bắt chước Đức Kitô với đôi tay rộng mở trên cây gỗ thập giá. Và ở đó, Đức Kitô là Đấng Cầu Nguyện và là cùng nhau cầu nguyện! Trong Đấng Chịu Đóng Đanh, chúng ta nhận ra vị Linh Mục đang dâng lên Thiên Chúa sự thờ phượng mà Ngài vui lòng, đó là sự vâng phục con thảo.

Trong Nghi Thức Rôma, các lời cầu nguyện đều chính xác nhưng đầy ý nghĩa: có thể thực hiện nhiều suy niệm đẹp về các lời cầu nguyện này. Quá đẹp! Trở lại việc suy niệm về các bản văn, ngay cả ngoài Thánh Lễ, có thể giúp chúng ta học cách hướng về Thiên Chúa ra sao, cầu xin gì, sử dụng những lời nào. Nguyện xin phụng vụ trở thành một trường dạy cầu nguyện đích thực cho tất cả chúng ta.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180110_udienza-generale.html 


 

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!