Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Bài Viết Của
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
THÁNH GIÁ HỒNG ÂN
HÃY MỞ RA
HÃY GÌN THANH TÂM
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ, CON THIÊN CHÚA
HÃY ĂN BÁNH VÀ UỐNG RƯỢU CỦA TA
TA LÀ BÁNH HẰNG SỐNG
AI ĐẾN VỚI TA SẼ KHÔNG HỀ ĐÓI KHÁT
LÒNG NGÀI THĂM THẲM TRÙNG DƯƠNG
CÓ NGÀI CHĂN DẮT, CON CÒN SỢ CHI!
CHÚA ĐÃ CHỌN CON
ĐỪNG CỨNG LÒNG TIN
NGÀI LÀ MẠCH SỐNG
NGÀI BỎ CON SAO?
DỤ NGÔN NƯỚC TRỜI
GIA ĐÌNH MỚI - GIA ĐÌNH TÌNH YÊU
Sách Maccabê Diễn Ca
GIAO ƯỚC MỚI
THIÊN CHÚA BA NGÔI, MẦU NHIỆM TIN YÊU
LỬA THÁNH THẦN
THẮP LỬA TIN YÊU
THIÊN CHÚA Là TÌNH YÊU
Thầy Là Cây Nho Thật (Chúa Nhật V thường niên )
Mục Tử Nhân Lành (Chúa Nhật IV thường niên)
XIN CHÚA ĐỒNG HÀNH VỚI CON
BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG
THANH TẨY ĐỀN THỜ
CHÚA HIỂN DUNG
CON ĐƯỜNG HY VỌNG
ĐI THEO CHÚA
LỄ MÂN CÔI, SUY NIỆM KINH KNH MỪNG
Sách Ngôn Sứ Isaya Diễn Ca
ĐỨC TIN VÀ TỈNH THỨC
CHUYỆN BÀ RUTH, MỘT THOÁNG NHÌN KHÁI QUÁT
HỠI SATAN, HÃY LUI RA ĐÀNG SAU THẦY!
BÀ LÀ AI?
THÁNH THỂ, NHIỆM TÍCH CỦA CHÂN LÝ VÀ TÌNH YÊU
ĐỨC TIN VÀ NGUỒN MẶC KHẢI TRONG THÁNH KINH
THẦY TRÚT TÀN HƠI (Tưởng niệm ngày thứ sáu Tuần Thánh)
ĐÓNG ĐINH CHÚA (Suy niệm Tin Mừng Thứ hai Tuần Thánh)
Sách Ester Diễn Ca
KI-TÔ HỮU VÀ SỨ-VỤ TÔNG-ÐỒ

 

Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh

 

Hiến-Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” xác-định rõ-ràng vị-trí của người Kiô-hữu trong Giáo-Hội như sau: “Giáo-dân làm tông-đồ là thông phần vào chính sứ-mệnh cứu độ của Giáo-Hội; nhờ lãnh nhận phép Thánh-Tẩy và Thêm Sức, mỗi tín-hữu được Chúa đề-cử làm tông-đồ; đàng khác các bí-tích nhất là bí-tích Thánh-Thể thông ban và nuôi dưỡng họ trong đức ái đối với Thiên Chúa và đối với loài người, nhân đức này là linh-hồn của mọi hoạt-động tông-đồ. Giáo-dân được đặc biệt kêu mời làm cho Giáo-Hội hiện-diện, hoạt-động nơi và trong những hoàn-cảnh mà nếu không có họ, thì Giáo- Hội sẽ không trở thành muối của thế-gian, như thế, vì những ân huệ đã lãnh nhận, mọi giáo-dân vừa là chứng-nhân vừa là dụng-cụ sống động cho chính sứ-mệnh Giáo-Hội, ‘tuỳ theo độ lượng ân sủng Chúa ban’ (Eph. 1, 7) ” [Lumen Gentium, số 33]. 

Riêng với giới trẻ, trong sứ-điệp gửi các bạn trẻ Ngày Giới Trẻ Thế-Giới XVII tại Toronto tháng bảy năm 2002, Ðức Thánh Cha Gioan Phao lô II cũng đã nhắn-nhủ: “Ðiều cần-thiết là chính các con, hỡi những người trẻ, phải tái khẳng-định rằng đức tin là một quyết-định bản thân ảnh hưởng tới trọn cuộc sống. Tin Mừng phải là tiêu-chuẩn cao cả hướng-dẫn những chọn lựa và những đường hướng trong cuộc sống của các con! Như thế các con sẽ trở thành những nhà truyền giáo bằng cử-chỉ và lời nói, và bất kỳ các con làm việc và sống ở đâu, các con đều là những dấu chỉ tình thương của Thiên-Chúa, là những chứng-nhân đáng tin cậy về sự hiện-diện yêu thương của Chúa Kitô. Các con đừng quên rằng: ‘không ai thắp đèn để đặt nó dưới thùng’ (Mt 5,15)” [số 3] 

Những lời kêu gọi trên đây nhắc cho nguời giáo-dân nói chung và cho giới trẻ nói riêng, nhiệm-vụ ưu-tiên khẩn thiết của họ là phải giới-thiệu Thiên-Chúa đến với mọi người anh em. Tại sao phải giới-thiệu và làm thế nào để thực-hiện được sứ-vụ này?

 

I- Ta phải giới thiệu Thiên Chúa đến với mọi người

 Bởi vì như Hiến-Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” giải thích, giáo-dân là “những Kitô-hữu đã được rửa tội sáp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được nhập tịch Dân Chúa, được trở thành kẻ tham gia theo cách của mình vào chức vụ tư tế, chức vụ rao giảng Lời Chúa và chức vụ vương giả của Chúa Kitô; họ là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô-hữu trong Giáo-Hội và giữa trần thế theo nhiệm-vụ riêng của mình”  

Trong Tông-Huấn “Người Kitô-hữu Giáo-Dân (Christifideles Laici), nói về ơn gọi và sứ-mệnh của người Kitô hữu trong Giáo-Hội và giữa trần-thế, Ðức Thánh Cha Gioan Phalo II mở đầu bằng mầu-nhiệm Cây Nho. Hình ảnh cây nho trong Tân Ước không hẳn ám chỉ Kitô-hữu là những người thợ làm việc trong vườn nho Nước Thiên Chúa như ông chủ kia đã “trồng một vườn nho, rào dậu xung quanh, xây tháp canh, cho các người làm nho thuê mướn rồi khởi-hành đi xa” (Mk. 2:1), nhưng còn là mặc-khải mầu-nhiệm Dân Chúa mà cây nho thật chính là Chúa Kitô như lời sách Thánh đã chép: “Thầy là cây nho, các con là cành” (Gioan 15:5) 

Ðức Kitô là Ðấng Thượng Tế, là Thầy rao giảng, là Vua vũ-trụ. Nhờ Phép Rửa, phép Thêm Sức và phép Thánh Thể, Kitô-hữu được trả lại tư-cách làm con Thiên-Chúa, trở thành một chi-thể của Chúa Kitô, là một phần Thân Thể của Giáo-Hội như tất cả mọi cành nho đều thuộc về một cây nho duy nhất. Cho nên người Kitô-hữu cũng tham gia vào ba trách-vụ của Người: là tư-tế, là ngôn-sứ rao giảng và vương-giả, do đó “họ được gọi để chiếu sáng sự mới lạ và sức mạnh của Phúc-Âm trong đời sống thường ngày, trong đời sống gia-đình và xã-hội của họ” (Hiến-Chế Lumen Gentium, 35)  

Và như lời thánh Phêrô: “Hãy để Thiên-Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Ðền Thờ thiêng-liêng, và hãy để Thiên-Chúa đặt anh em làm hàng tư-tế thánh, dâng những lễ tế đẹp lòng Người, nhờ Ðức Giêsu Kitô”(thư 1 Phêrô 2,5) bởi vì “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư-tế vương-giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên-Chúa, để loan truyền những kỳ-công của Người” (Thư 1 Phêrơ, 2: 9). 

Chính với những vai trò nói trên, người Kitô-hữu, trong tinh-thần hiệp-thông, có nhiệm-vụ phải đem Chúa đến với mọi người xung quanh ngõ hầu thánh-hiến tất cả trần-thế này cho Thiên- Chúa là Vua Trời Ðất, là chủ của vương-quốc Tình Yêu. Ðức Hồng-Y De Lubac còn nhấn mạnh hơn nữa: “Cần phải tiếp-tục rao truyền Chúa Giêsu Kitô, từ  nơi chúng ta, cần phải tiếp-tục toả lan Chúa Giêsu Kitô, xuyên qua chúng ta. Ðó không phải là một nghĩa-vụ. Có thể nói đó là một sự sống còn khẩn-thiết” (1)

 

II- Làm thế nào để chu-toàn sứ vụ này? 

Ðây là sứ-vụ làm “chứng-nhân cho sự hiện-diện yêu thương của Chúa Kitô”, và làm “dụng-cụ sống động cho chính sứ-mệnh Giáo-Hội”, như Hiến-Chế đã quy định. Ðức Phaolô VI nói: “Con người thời-đại chúng ta thích nghe các chứng-nhân hơn là các bậc thầy, hoặc nếu có nghe các bậc thầy thì vì những vị thầy này là những chứng-nhân”. Như vậy phải chăng hàm ý làm chứng-nhân đích thực của Chúa Kitô chính là bằng sự phúc-âm-hoá đời sống và một cách tích cực bằng sự dấn thân thuyết phục giúp cho mọi người anh em nhận ra chính Chúa Kitô trong họ và lôi kéo họ tiến gần đến Ngài. 

1-    Trước hết là việc phúc-âm-hoá đời sống. 

Tục-ngữ ta có câu : “Có đầy bát mới dát xuống mâm”. Lòng có đầy mới tràn ra ngoài được. Ðèn cầy không thắp lên làm sao có lửa để phân phát, làm sao có thể chiếu rọi ánh sáng vào bóng đêm? Chưa tìm thấy Chúa, chưa có Chúa tác-động trong đời sống bản thân làm sao có thể đem Chúa đến cho người xung quanh? Cho nên tiên vàn là phải phúc-âm-hoá đời sống, thánh-hoá được bản thân mới có thể làm chứng-nhân trọn vẹn của Chúa.  

Việc này Ðức Thánh Cha đã từng kêu gọi  nhiều lần như đã viện dẫn ngay khi vào bài. Xin được lập lại huấn-thị của Ngài: “Những người làm tông đồ cần được nuôi dưỡng Ðức Ái đối với Thiên Chúa và đối với loài người”, vì “nhân đức này là linh-hồn của mọi hoạt-động tông-đồ”. Ðó là thực-hành Lời Chúa vì như Ngài đã kỳ-vọng vào giới trẻ mà căn dặn họ rằng: “Tin Mừng phải là tiêu-chuẩn cao cả hướng-dẫn những chọn lựa và những đường hướng trong cuộc sống của các con. 

Ðức cố Hồng-Y Suenens cổ võ việc này trong cuốn “Kitô-hữu Trước Thềm Thời-Ðại Mới” (2), khi Ngài chủ-trương cần “phải nêu lên thật rõ cốt lõi, hay cái hồn của sứ-điệp Kitô giáo”, Ngài nói: “Chúng ta đã từng nỗ-lực ‘ban bí-tích’ (sacramentaliser) cho dân Chúa càng nhiều càng tốt, nhưng chúng ta đã không ‘phúc-âm-hoá’ (évangéliser) dân ấy một cách đầy đủ” và phải “làm thế nào để Kitô hoá từng khối người chỉ có danh là Kitô-hữu mà thôi, để họ sống đức tin Kitô giáo thực sự? Ngài nói rằng: “Một giáo-hội chỉ có người ‘giữ đạo’ mà thôi chưa đủ, cần phải có một giáo-hội ‘tuyên xưng đức tin’. Chúng ta cần làm chứng cho đức tin của chúng ta và phải sống đức tin ấy….. Lacordaire nói: ‘Kitô-hữu là một người đã được Chúa Giêsu Kitô phó thác những người khác cho mình’, vì thế tôi phải làm sao để họ xác-tín về niềm hy-vọng ấp-ủ trong tôi mỗi khi tôi có dịp làm chứng”. Rồi Ngài giới-thiệu bài thơ tuyệt-diệu mang tên “Phúc-Âm Của Bạn” của tác-giả Wallace E. Norwood, đại-ý thế này (3):  

“Phúc-âm là câu truyện đẹp nhất được Mát-thêu, Marcô, Luca và Gioan kể lại từ thời xa xưa cho nhân loại về mặc-khải Chúa Kitô và sứ mạng của Ngài dưới trần-gian. 

Còn bạn, bạn viết Phúc-âm, mỗi ngày, mỗi chương, bằng cách sống của mình, sai lạc hay ngay thật, khi kẻ khác đọc thấy, họ sẽ  nghĩ gì về cuốn Phúc-Âm bạn đang viết đây?

 Phúc-âm là một truyện tình tuyệt-diệu, là Tin Mừng Yêu Thương rạng chiếu cuộc đời thần thánh Chúa Kitô. Ôi! Ước gì chân lý ấy còn được kể lại nơi truyện đời của bạn và của tôi. 

Bạn vẫn viết cho mọi người, mỗi ngày một chữ, hãy cố làm sao viết cho ngay thật, tốt lành, vì Phúc-Âm mà người ta có thể đọc được thì chỉ có Phúc-Âm do chính cuộc đời bạn viết nên mà thôi.” 

Cho nên tiên-quyết chứng-nhân tông-đồ phải luôn luôn làm sao xuyên qua ý-nghĩ, lời nói và việc làm, thể hiện được trong bản thân mình có sự hiện-diện sống động của Thiên Chúa như lời sách Thánh chép: “Không phải là tôi sống, nhưng là Thiên-Chúa sống trong tôi” cũng như luôn luô nhìn thấy được Chúa ở trong mọi người anh em, để yêu thương, chia sẻ và tôn trọng họ, vì họ đều là hình ảnh của Thiên Chúa, nhất là đối với những người nghèo hèn thấp kém, vì chính Chúa Kitô đã từng chứng tỏ Ngài là Ðấng xót thương kẻ tội lỗi, bênh-vực những kẻ bất hạnh bị xã-hội hắt-hủi ruồng bỏ.  

Trong sứ-mạng này, Thánh Phêrô nhắc nhở bổn-phận của người Kitô-hữu đối với nhau rằng: “Hãy đồng tâm nhất trí, thông-cảm với nhau, hãy yêu thương nhau như anh em, hãy ăn ở nhân-hậu và khiêm-tốn. Ðừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh em được Thiên-Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc. Phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói lời gian ác điêu ngoa, phải làm lành lánh dữ, tìm kiếm và theo đuổi bình an, vì Chúa để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu xin, nhưng Người ngoảnh mặt đi, không nhìn kẻ làm điều ác” (Thư 1 Phêrô, 2:8-12) cũng như về bổn-phận đối với người khác đạo, thì “Anh em hãy ăn ở ngay lành giữa dân ngoại, để ngay cả khi họ vu khống, coi anh em là kẻ gian ác, họ cũng thấy các việc lành anh em làm mà tôn vinh Thiên-Chúa trong ngày Người đến viếng thăm” (Thư 1 Phêrô, 2:12) 

Hình ảnh Chúa Kitô khiêm nhường, nhân hậu, chính trực, từ bi, thành tín là những khuôn mẫu cho người Kitô-hữu chu-toàn sứ-mệnh làm chứng-nhân của Ngài.  

2- Sau nữa là việc tích-cực quảng-đại dấn thân, đem đạo vào đời, hay nói khác là làm “dụng-cụ sống động cho chính sứ-mệnh Giáo-Hội” như lời Thánh Cơng-Ðồng đã dạy (Lumen Gentium).  

Trong sắc-lệnh Tông Ðồ Giáo-Dân (số 6), Công Ðồng Vaticanô II có nêu rõ: “Việc tông-đồ này không chỉ ở tại việc làm chứng bằng đời sống. Người tông-đồ đích thực còn tìm dịp loan truyền Chúa Kitô bằng lời nói hoặc cho người chưa tin để đưa họ đến đức tin, hoặc cho tín-hữu để giáo-huấn họ, củng-cố và thúc đẩy họ sống sốt-sắng hơn vì ‘tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta’ (2 Cor. 5, 14) và trong lòng mọi người phải âm vang lời Thánh Tông Ðồ: ‘Thật khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc-Âm’ (1 Cor. 9, 16). Dấn thân đem đạo vào đời đòi hỏi hai công việc chính yếu:         

 a- Giáo-dân tham gia vào đời sống của Giáo-Hội.

 Tông-Huấn “Người Kitô-hữu Giáo-Dân” trong chương II nhan-đề “Tất cả là cành nho của một cây nho duy nhất” đã chỉ rõ bổn-phận của tín-hữu giáo-dân phải tham gia vào đời sống Giáo-Hội Hiệp-Thông, tại địa-phương cũng như trong hoàn-vũ. Gần-gũi nhất là giáo-xứ. Ðó là một “giếng nước của thôn xóm” để mọi người đến giải khát như lời Ðức Gioan XIII; đó là một “cộng-đồng Thánh-Thể ” trong đó “các Kitô-hữu giáo-dân mỗi ngày phải xác-tín hơn ý-nghĩa dấn thân tông-đồ của mình trong giáo-xứ...Giáo-dân nên tập thói quen cộng-tác chặt-chẽ với linh-mục của mình để hoạt-động trong giáo-xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng-đoàn giáo-hội những vấn-đề riêng của mình hay của cả thế-giới hoặc những vấn-đề liên-quan tới phần rỗi mọi người, để cùng nhau góp ý-kiến nghiên-cứu và giải-quyết. Họ cũng phải tuỳ sức mà cố-gắng đóng góp vào mọi công cuộc tông-đồ và truyền giáo của gia-đình giáo-hội địa-phương mình.”       

 b- Giáo-dân tham gia vào việc canh tân trật-tự trần-thế. 

Sắc lệnh “Tông-Ðồ Giáo-Dân” cũng chỉ rõ rằng: “Công cuộc hoạt-động của toàn thể Giáo-Hội là phải làm cho con người có khả-năng xây dựng đứng-đắn toàn thể trật-tự sự vật trần-thế và quy-hướng chúng về Thiên-Chúa, nhờ Chúa Kitô....Giáo-dân phải đảm nhận việc canh tân trật tự trần thế như là nhiệm-vụ riêng, và trong nhiệm-vụ đó, được hướng-dẫn nhờ ánh sáng Phúc-Âm và theo tinh-thần của Giáo-Hội, với bác-ái Kitô giáo thúc đẩy, họ phải trực-tiếp và cương-quyết hành động..Trong những công cuộc của việc tông-đồ này, nổi bật hơn cả là hoạt-động xã-hội. Thánh Công-Ðồng ước ao hoạt-động đó lan đến mọi lãnh-vực trần-thế kể cả lãnh-vực văn-hoá” (số 7) 

Quả vậy, dụ-ngôn “những nén bạc” là một bài học sống động và cụ-thể hơn bao giờ hết cho việc dấn thân tham gia vào đời sống Giáo-Hội giữa lòng trần-thế. Không được phép chôn giấu nén bạc Chúa đã trao, người Kitô-hữu phải biết khôn ngoan đem ra tận-dụng những khả-năng Chúa ban cho mình, theo lẽ công-bằng, đóng góp nhân-lực, tài-lực, và trí-tuệ để phụng-sự giáo-hội, phục-vụ tha-nhân, thăng tiến xã-hội. Ðó chính là rao giảng Phúc-Âm, là đem Chúa đến cho tha-nhân, là lập lại công cuộc dấn thân vĩ-đại không tiền khoáng hậu của Chúa Kitô Nhập Thể đã đem ơn cứu độ đến cho loài người. Hiến-Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” (số 36) nhắc nhở: “Nhờ khả-năng chuyên-môn trong những việc trần-thế, nhờ các hoạt-động được ân-sủng Chúa Kitô nâng lên bậc siêu-nhiên, giáo-dân hãy đem toàn lực hợp-tác để nhờ lao công con người, kỹ-thuật và văn-hoá nhân-loại khai thác những của cải được tạo dựng hầu mưu ích cho mọi người và phân chia cân xứng hơn giữa họ theo ý-định của Ðấng Tạo-Hoá và sự soi sáng của Ngôi Lời Ngài...Nhờ các phần-tử của Giáo-Hội, Chúa Kitô sẽ đem ánh sáng cứu độ của Người chiếu soi toàn thể nhân-loại mỗi ngày một hơn.” (số 36)

 

III- Sứ-Vụ Tông-Ðồ của Giới Trẻ 

Ðối với giới trẻ ngày hôm nay, sự quan tâm đặc biệt của Ðức Thánh Cha cùng với những Ðại Hội Giới Trẻ thế-giới định-kỳ liên-tục, hiển-nhiên cho thấy họ được kỳ vọng trong sứ-vụ tông-đồ đem ánh sáng của Niềm Tin, của Lòng Hy vọng và của Tình Yêu Thương chiếu toả rộng khắp đến cho mọi người. Nhưng làm sao để ánh lửa của những ngày Ðại Hội ấy còn được tiếp-tục liên-lỷ thắp sáng mà không tàn lụi? Thiết-nghĩ những cuộc tĩnh-tâm cùng những sinh-hoạt đạo-đức và việc học hỏi Lời Chúa, phải được thường xuyên tổ-chức cho họ, nhất là cho họ biết yêu mến Chuỗi Mân Côi, một thứ Phúc-Âm Toát-Yếu, một phương thế giản-dị mà hữu-hiệu để duy-trì, nuôi dưỡng lòng đạo-đức thánh-thiện; đó chính là những than hồng âm-ỷ giữ lửa Tin Yêu. 

1- Cần siêng năng học-hỏi Lời Chúa, bởi vì như  Ðức Thánh Cha đã căn dặn họ:  “Các con hãy khám phá nguồn gốc Kitô giáo của mình, học hỏi về lịch-sử Giáo-Hội, tìm hiểu sâu xa di-sản linh-đạo đã được truyền lại cho các con….Chỉ khi chúng con trung-thành với những giới răn của Thiên Chúa, với Giao Ước mà Chúa Kitô đã đóng ấn bằng chính Máu Ngài đổ ra trên Thập giá, chúng con mới là những tông đồ và chứng nhân của thiên niên kỷ mới.” (thông điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2002, số 2) 

2- Học hỏi nơi trường của Mẹ Maria.

 Về việc chiêm-niệm học-hỏi Tin Mừng Chúa Kitô qua các mầu-nhiệm Mân Côi, với năm mầu-nhiệm Sự  Sáng được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ-túc, phải nói ngay sự-kiện đầu tiên quả là một ấn-tượng thật sâu đậm:

      * Sau khi “xin vâng” đón nhận Con Thiên Chúa Nhập Thể vào cung lòng mình,      

 * Ðức Trinh Nữ Maria đến viếng thăm chị mình;.

      * Bà Ê-li-gia-bét nhận biết ngay Thiên Chúa ở cùng chị bà, liền lên tiếng: “Em thật diễm-phúc…...Bởi đâu tôi được Thân-Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này”. Ðức Maria bèn cất lời ca “Ngợi Khen” (Magnificat) cảm tạ Thiên-Chúa.  

Cuộc viếng thăm này là một hình ảnh sống động cho người Kitô-hữu noi gương Ðức Maria mà biết tìm kiếm và đón nhận Chúa làm chủ đời sống của mình để rồi quảng-đại dấn thân đem Chúa đến cho mọi người anh em, phải làm sao để người anh em nhận thấy Chúa qua đời sống phúc-âm-hoá của mình. Chính Ðức Maria là trường học linh-diệu cho người Kitô-hữu muốn làm chứng-nhân cho Tin Mừng Chúa Kitô. Trong cuộc kính viếng Ðức Mẹ Lộ-Ðức ngày 14-8-2004, Ðức Thánh Cha đã nhắn-nhủ các tín-hữu và đặc biệt giới trẻ, hãy lắng nghe và học hỏi nơi trường của Mẹ Maria. Ngài nói rằng:           

 “Từ hang đá Massabielle, Ðức Trinh Nữ Vô Nhiễm cũng nói với chúng ta là những tín-hữu Kitô của ngàn năm thứ ba. Chúng ta hãy lắng nghe lời Mẹ! …Hãy lắng nghe trước tiên, hỡi các bạn trẻ, đang tìm kiếm một câu trả lời có thể mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của các con. Các con có thể tìm được câu trả lời tuy đầy yêu sách, nhưng là câu trả lời duy nhất có giá-trị, trong đó có bí-quyết niềm vui đích thực và an bình…...” 

Rồi nhắc lại những cuộc gặp gỡ với giới trẻ trong các kỳ đại hội thế-giới lần trước, Ðức Thánh Cha lại một lần nữa mời gọi họ và đặt tất cả niềm kỳ-vọng của Ngài nơi các bạn trẻ hãy hăng hái làm sứ-vụ tông đồ để giới-thiệu Thiên Chúa đến cho mọi người, Ngài nói:     

“Ðối với cha, những cuộc gặp gỡ ấy là dấu chỉ của niềm hy-vọng lớn lao mà hôm nay cha muốn chia sẻ với tất cả các con, hỡi những người trẻ quý mến. Các con hãy học nơi trường của Mẹ Maria và mang lại cho thế-giới một làn gió lạc-quan, loan báo cho mọi người Tin Mừng của Nước Chúa Kitô

 

*   *   * 

Noi gương Chúa Giêsu hoàn thành sứ-vụ tư tế, ngôn sứ và vương-giả giữa lòng trần thế để “Sống Ðạo” và “Ðem Ðạo Vào Ðời”, đó chính là sứ-vụ tông-đồ của người Kitô-hữu phải thánh-hoá bản thân, phúc-âm-hoá đời sống, hầu phản-chiếu được ánh sáng Chúa Kitô ra môi-trường xã-hội xung quanh, tức là giới-thiệu Thiên-Chúa đến cho mọi người anh em, gọi là anh em vì họ với ta, đều là cành nho của một Cây Nho là Chúa Kitô. 

Lạy Chúa Giêsu từ bi nhân hậu, Ngài là Linh-Mục Tối Thượng, là Ðấng Thiên Sai, là Vua Tình Yêu, xin hãy chỉ dạy và sửa chữa cho chúng con biết khiêm tốn mà nắn-nót viết những trang Phúc-Âm đời sống hằng ngày, viết cho thật tốt đẹp ngay lành, cho thật ý nghĩa và hấp-dẫn, với những giòng chữ thắm tươi Máu Thánh Ngài, để làm lễ vật thánh-hiến, chúng con tô điểm cuộc đời chúng con và làm đẹp cho Giáo-Hội Ngài, cho xã-hội trần thế mỗi ngày thêm rực-rỡ hơn.

 

Chú-thích:

(1)   “Méditations sur l’Église”, tr. 190, Ðức cố Hồng-Y Léon Joseph Suenens trích dẫn trong “Kitô-Hữu Trước Thềm Thời Ðại Mới”, (theo bản dịch của Nguyễn Ðăng Trúc, Ðịnh Hướng Tùng Thư, 2000) 

(2)   Nguyên-tác “Le Chrétien Au Seuil Des Temps Nouveaux” (bán dịch đã dẫn). Ðức Hồng-Y Léon Joseph Suenens (1904-1996) sinh tại Bruxelles, Vương-quốc Bỉ, được uỷ-thác công việc chuẩn-bị Công-Ðồng Vaticano II, được chọn làm phối-hợp-viên Công-Ðồng này, nhận giải thưởng Prix Templeton For Progress of Religion 1978, giải thưởng Grand Prix De la Francophone 1991 do Hàn Lâm-Viện Pháp trao tặng (Ðịnh Hướng Tùng Thư)

(3)     Nguyên-tác: THE GOSPEL ACCORDING TO YOU

The most beautiful story given to men

Was written long ago

By Matthew, Mark, Luke and John,

Of Christ and His mission below.

 

And you write a Gospel, a chapter a day;

By you deeds, wether faithless or true,

When others read it, what will they think

Of the Gospel according to you?

 

It’s a wonderful story, the Gospel of love,

As it shines with Christ’s life divine.

Oh, that its truth might be told again.

In the story of your life and mine.

 

You are writing each day a letter to men;

Take care that the writing is true.

It’s the only Gospel some people may read,

That Gosple according to you.

 

Tác giả: Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!