Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Bài Viết Của
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
KÌA CHÚA ĐẾN!
HÃY ĐỨNG DẬY - NGỬNG ĐẦULÊN!
VUA TÌNH YÊU
CON VẪN SẴN SÀNG
MẶC LẤY NGƯỜI MỚI
ĐIỀU RĂN CAO TRỌNG NHẤT
ÁNH MẮT NẶNG TÌNH
DẤN THÂN PHỤC VỤ
C0N XIN CÓ MẶT
HỘI THÁNH TẠI GIA
CHỌN ĐƯỜNG HẸP
HỒN NHIÊN NHƯ TRẺ NHỎ
THÁNH GIÁ HỒNG ÂN
HÃY MỞ RA
HÃY GÌN THANH TÂM
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ, CON THIÊN CHÚA
HÃY ĂN BÁNH VÀ UỐNG RƯỢU CỦA TA
TA LÀ BÁNH HẰNG SỐNG
AI ĐẾN VỚI TA SẼ KHÔNG HỀ ĐÓI KHÁT
LÒNG NGÀI THĂM THẲM TRÙNG DƯƠNG
CÓ NGÀI CHĂN DẮT, CON CÒN SỢ CHI!
CHÚA ĐÃ CHỌN CON
ĐỪNG CỨNG LÒNG TIN
NGÀI LÀ MẠCH SỐNG
NGÀI BỎ CON SAO?
DỤ NGÔN NƯỚC TRỜI
GIA ĐÌNH MỚI - GIA ĐÌNH TÌNH YÊU
Sách Maccabê Diễn Ca
GIAO ƯỚC MỚI
THIÊN CHÚA BA NGÔI, MẦU NHIỆM TIN YÊU
LỬA THÁNH THẦN
THẮP LỬA TIN YÊU
THIÊN CHÚA Là TÌNH YÊU
Thầy Là Cây Nho Thật (Chúa Nhật V thường niên )
Mục Tử Nhân Lành (Chúa Nhật IV thường niên)
XIN CHÚA ĐỒNG HÀNH VỚI CON
BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG
THANH TẨY ĐỀN THỜ
CHÚA HIỂN DUNG
CON ĐƯỜNG HY VỌNG
VIỆC GÌ ĐẾN ANH?

 



 

Suy Niệm Lời Chúa (Gioan 21, 15-22)
 

1- Trình thuật Tin Mừng

 

[15] Khi các môn đệ ăn xong, Ðức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy". [16] Người lại hỏi: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy". [17] Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?" Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy. (18) Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn".  (19) Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy".

(20) Ông Phêrô quay lại, thì thấy người môn đệ Ðức Giêsu thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Ðức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: "Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy?" (21) Vậy khi thấy người đó, ông Phêrô nói với  Ðức Giêsu: "Thưa Thầy, còn anh này thì sao?" (22) Ðức Giêsu đáp: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy". 

2- Trình thuật cho thấy hai khía cạnh của TÍNH TÌNH.

 

* Trong tương quan thầy trò tình yêu thật thắm thiết. Thiên-Chúa là  Tình Yêu. Thầy yêu thương trò, trò yêu mến Thầy. Chúa thương yêu chọn Phêrô và Gioan làm môn đệ. Cả hai đều quyết tâm đi theo làm môn đệ đích thực của Thầy. Yêu thương trò hết mực, Thầy hỏi đi hỏi lại Phêrô tới ba lần: “Này anh Simon, anh có yêu mến Thầy không?” Cả ba lần, Phêrô đều đáp lại: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Còn Gioan thì sao? Đó là người đi theo sau, được “Ðức Giêsu thương mến, là người đã nghiêng mình vào ngực Ðức Giêsu trong bữa ăn tối mà hỏi: "Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy?" 

 

Tình yêu thắm-thiết đến thế nào, Lời Chúa đã xác-minh qua lời chứng kết luận Tin Mừng Gioan khi viết về Người rằng: “Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế-giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra “ (Gioan 21:25)

 

* Cũng trong tương quan thầy trò, bản tính của mỗi trò được thể hiện. Dường như Đức Giêsu tỏ ra thương mến Gioan hơn. Bởi Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, Người mặc hai bản tính, như kinh bổn dạy rằng: “Hỏi: Đức Giêsu có mấy tính? Thưa, có hai tính một là tính Đức Chúa Trời, hai là tính loài người ta.” Quả thực, hầu như Đức Giêsu lúc nào cũng có Gioan bên cạnh mình. Với cái nhìn trần thế, người ta bèn thắc mắc, tại sao Chúa lại đối xử bất công? Không hẳn thế, bởi Thầy là Thiên Chúa, Thầy rất công minh:

“Người là Đấng xử vô tư,

Người không thiên-vị, quá ư công-bình.”

[Huấn Ca, 35, 12]  (*)

Đó là vì Thầy có cách yêu thương của Thầy dành cho mỗi người, tùy theo bản tính của họ và tuỳ theo chương-trình cứu-độ của Thầy mà óc phàm làm sao thấu triệt? Thầy biết rõ hơn ai hết, tính nết của mỗi trò:

“Chúa dò xét con và Ngài biết rõ,

Biết con khi đứng, biết cả lúc ngồi,

Cho dù con ở xa xôi,

Những gì con nghĩ thì Ngài cũng hay.

Con đi hay nghỉ chốn này,

Ngài theo mọi lối, biết ngay nẻo nào.

Con chưa kịp nói làm sao,

Thì Ngài đã rõ mọi câu trong đầu.

[TV 139, 1-4] (*)

 

Thầy hiểu và chọn Gioan để trao sứ mạng cùng Mẹ Người thành lập cộng đoàn giáo-hội sơ khởi. Thầy hiểu và chọn Phêrô cho dù ông đã ba lần chối bỏ Thầy, cho dù ông đã tự tiện chém đứt tai quân dữ đến bắt Thầy (Gioan 18,10-11), cho dù ông đã hoài nghi lệnh Thầy bảo ông đi trên mặt biển cuộn sóng (Matthêu 14, 22-23). Thầy hiểu và chọn Phalô cho dù Phaolô đã ruồng bắt Thầy.. Chính Phêrô đã xác nhận điều này khi Ngài hỏi ông lại lần thứ ba: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy". 

 

Con mắt trần tục nhìn thấy hai khuôn mặt rõ rệt. Phêrô bộc trực, nhiệt tình sôi nổi. Gioan điềm-đạm, nhu mì kín đáo. Trong tình yêu đối với Thầy, dường như Phêrô thích được giành phần hơn. Chả có mà Phêrô đã theo gót Thầy đi lên trước để Gioan lẽo đẽo theo sau. “Hãy chăm sóc chiên của Thầy!” và “Hãy theo Thầy!” Lời Thầy rõ-ràng còn đó! Rõ ràng được Thầy tin yêu trao sứ mạng, sứ mạng nặng nề khó khăn, sứ mạng chịu chết như Thầy đã gánh chịu (câu 19). Chả có mà khi Thầy hỏi: “Anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?”, xin nhấn mạnh, hơn các anh em này không?, Phêrô đáp ngay không do dự: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Chả có mà khi quay lại bắt gặp Gioan theo sau, Phêrô còn muốn Thầy xác nhận lần nữa, nên ông thắc mắc hỏi Thầy: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Có vẻ như Phêrô muốn so bì, thích được yêu thương hơn. Bởi vậy, Thầy Giêsu đã trả lời thẳng thừng: “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy". Hẳn Phêrô hiểu ý Thầy trách khéo: Anh hãy lo phần anh đi! Phần anh “Hãy theo Thầy!”. Đừng so bì với người anh em của anh! Nếu Thầy cho anh ta ở lại thì sao? Anh có vui lòng không? Anh cũng tị nạnh sao? 

 

Lời trách khéo ấy đã mở mắt cho Phêrô nhận biết tính mình, và ông đã hiểu, ông đi theo Thầy, nhận lấy vai trò và trách nhiệm làm mục tử đàn chiên của Người: “Phêrô, con là Đá, trên Đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thày và không quyền lực  nào có thể thắng nổi.” (Matthêu 16, 18). Còn Gioan tuy được Đức Giê-su yêu mến, nhưng không so bì với Phê-rô. Gioan nhận lấy sứ mạng sáng lập cộng đoàn giáo-hội, cùng Mẹ Người đứng dưới chân thập-giá để làm chứng về những việc đã xảy ra như trình thuật kết luận: “Chính môn-đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác-thực.” (câu 24)      


 

3- Trình thuật gợi cho ta bài học đáng suy gẫm. 

 

* Trong thực tế cũng thường xảy ra tương tự. Ai cũng có một vị-trí, một vai trò trong xã-hội, một bổn phận phải chu toàn, chẳng nên thắc mắc so bì với người khác mà sao nhãng bổn phận của mình. Trong sứ mạng làm chứng nhân Tin Mừng, hãy lo thực thi Lời Chúa hơn là xét nét nhìn sang người xung quanh, như lời Chúa nói: “Phần anh, anh hãy theo Thầy!”. Có bao giờ ta tự hỏi ý Chúa muốn ta phải làm gì, làm như thế nào? Hay là như Phêrô chẳng quan tâm tới hành trình mình đang đi mà chỉ bận lòng về người anh em Gioan rồi thắc mắc hỏi Thầy mình rằng: “Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” Đúng là “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”

* Tình Yêu của Chúa Giêsu xuất từ Thiên-Chúa Cha. Lệnh Người đã truyền dạy: 9 Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy….12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Gioan 15, 9-15). Nhưng tiên vàn ta phải biết yêu thương những người thân cận xung quanh ta trước đã. Gia đình là một Giáo-Hội thu hẹp, là nơi mà Chúa muốn hiện diện. Nếu không chấp nhận những dị biệt của nhau thì không thể yêu thương nhau được. Nếu chưa mở lòng chấp nhận những trái ý mình nơi người anh em thì làm sao có thể đại lương mà hội nhập làm cho Giáo-Hội thu hẹp ấy triển nở trong tình yêu?

* Con người ai cũng có tình cảm, nhưng bản tính, tính nết thường muốn xen lấn vào địa hạt của tình cảm. Tình thì dễ thương mà tính thì đôi khi lại khó chịu. Yêu đấy nhưng lại vì quá yêu mà sinh ra ganh ghét so bì. Không ai muốn mình bị bỏ rơi, ai cũng muốn được yêu mến. Nhưng bản tính lại muốn được phần hơn không chịu bị thua kém. Trong gia đình, con cái thảo hiếu, yêu mến cha mẹ, nhưng cha mẹ cũng nhiều khi khó xử. Đứa này ganh tị so bì đứa kia. Sao cha mẹ dường như thương anh kia, chị nọ hơn mình? Sao như đối với mình cha mẹ lại không như thế? Phải chăng vì cha mẹ không đáp ứng theo ý mình mong muốn. Kể ra thì nhiều khi cha mẹ cũng có phần đối xử hơi bất công thành ra như con yêu con ghét. Nói là ghét cũng không hẳn đúng. Nước mắt bao giờ chẳng chảy xuôi. Không ai biết tính con cái bằng cha mẹ. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Có cha mẹ nào mà ghét bỏ con cái đâu. Thế thì phải có nguyên nhân. Ấy là bởi do cái tính mà ra. Vì cái tính xấu của mình mà làm cho cha mẹ, hay người xung quanh bất bình, khiến cho cái tình cảm không còn đậm đà như ý mình mong muốn.


 

*  *  *
 

Tóm lại, cái tính nó xung khắc với cái tình là vậy. Nhưng nếu ta nhận biết được cái tính của mình, ta sẽ điều chỉnh cho nó thích nghi làm thăng hoa tình cảm. Ấy là tính với tình tuy tương khắc mà lại tương sinh, hệt như âm dương vận hành.  (**) Nếu biết điều chỉnh cho tính được khởi sắc thì tình cảm sẽ triển nở, ngược lại, tình cảm sẽ biến dạng. Nói cách khác, con người nếu biết tự kiểm soi gương để biết mình, biết người thì sẽ đạt tới chân, thiện, mĩ khiến cho cuộc sống chung được hội nhập hài hoà.

 

Trong văn hoá Việt, ấy là bí quyết của Đạo Sống Thái Hoà của Việt-Triết Âm Dương. Suy niệm này cho ta thấy tại sao Tin Mừng Cứu Độ sớm được tiếp cận với văn hoá truyền thống Việt-Tộc.


 

Cước-chú:

(*) nguồn: mạng “CÔNG GIÁO VIỆT NAM” => sách “Thánh Vịnh Diễn Ca”, nxb Tôn Giáo, 2010 và “Diễn Thơ Sách Diễm Ca & Huấn Ca”, nxb Tôn Giáo, 2014

 

(**) mời đọc thêm một trong các link sau đây về “Việt Triết Âm Dương và Đạo Sống Thái Hoà”:

https://tsduongvuong.wordpress.com/2015/06/27/tieng-viet-voi-triet-ly-am-duong-va-dao-song-thai-hoa/

 

http://www.cadaotucngu.com/Phorum/topic.asp?TOPIC_ID=542

 

http://www.trieuthanhweeklymagazine.com/bienkhao/bk1/tiengvietvoitrietlyamduong.html )

 

Tác-giả: Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh

(Chủ Nhật 3 Phục-Sinh – năm C)

Tác giả: Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!