Nhân ngày
Father’s Day, tại sao chúng tôi không dùng “TỪ-PHỤ”, hay “HIỀN-PHỤ” mà lại chủ
trương dùng NGHIÊM-PHỤ, thay vì TỪ-PHỤ, HAY HIỀN-PHỤ như thường thấy? Là vì:
a- Hán
Việt từ-điển giải thích:
* NGHIÊM
=
chặt chẽ, cung kính, đoan trang; sự ngay ngắn, uy nghiêm, tiếng gọi tôn người
cha như gia nghiêm, lệnh nghiêm
* TỪ = Tiếng tôn xưng mẹ.
Cha gọi là nghiêm, mẹ gọi là từ.
Như: gia từ
= mẹ tôi, từ mẫu = mẹ hiền.
* HIỀN = Tốt lành, có tài đức. Như: hiền thê lương mẫu = vợ lành mẹ tốt;
hiền thần = bề tôi tài đức.
* HẬU
= dày dặn; không khe khắt, tốt lành
b- Từ
điển chuẩn của Hội Khai Trí Tiến Đức cũng giải thích tương-tự:
Nghiêm
là tiếng gọi tôn người cha, ví dụ: Nhờ trời nghiêm-từ tôi còn mạnh cả; Nghiêm-phụ
= người cha nghiêm, vd: có nghiêm phụ tất có hiếu-tử
c- Quả
vậy,
người cha là hình ảnh của sự uy nghiêm, nghiêm nghị, nói chung là sự cứng rắn
trong khi người me thì yếu mềm. Cả hai đều tràn đầy lòng thương con, nhưng mỗi
người có cách thương khác nhau, nếu người cha cũng yếu mềm như người mẹ, thì làm
sao giữ được kỷ cương.
Con gái khi
về nhà chồng, giã từ cha mẹ:
"Lạy cha ba
lạy một quỳ,
Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng."
Lạy cha lạy
mẹ là để thể hiện tình yêu thương. Con lạy mẹ những bốn lạy mà chỉ lạy cha ba
lạy, nhưng con dành thêm cho cha một quỳ là để tôn kính quyền cha. Nghiêm phụ và
từ mẫu là thế.
Cha cho con những
ước mơ tuyệt-vời kỳ-vĩ,
Cha giúp con xong
phận-sự hoàn-mĩ lạ-lùng!
Cha lèo-lái
gia-đình hết tài-năng tâm-trí,
Dưới bóng cả cây
cao, con hoan-hỷ vô cùng.
Cha còn cho con
tình yêu muôn thế-kỷ,
Nối gót cha, con
xin hứa chẳng hề ngưng.
Nhắc tới dụ ngôn "Đứa Con Hoang Đàng" trong Thánh Kinh, người ta thường tôn vinh
là "người cha nhân từ", cũng như ta thường vinh danh Chúa là "Đấng nhân từ".
Chúng tôi thiển nghĩ chuẩn xác hơn, nên gọi là NHÂN HẬU:
"Chúa là Đấng từ bi nhân hậu
Người chậm giận và giàu tình thương"
(TV 103, 8)
Thiên Chúa, hay ngưòi cha, nhân từ là hàm ý "đầy lòng thương xót, sẵn lòng tha
thứ, khoan dung", nhưng cũng cứng rắn công minh không mềm yếu, và chẳng ngần
ngại quở trách, thẳng tay trừng phạt. Người cha trong dụ ngôn thấy người con thứ
sám hối trở về, tuy xót thương tha thứ rộng lòng đón tiếp đãi ngộ, nhưng lại
nghiêm khắc quở trách người anh cả đã sống cùng cha bấy lâu nay, nhưng lại ganh
tỵ suy bì, giận dữ với em mình. Đấy là công minh, là nghiêm nghị, là nhân hậu.
Vả
chăng điều này cũng đúng với Việt Triết Âm Dương Dịch Học: người cha là biểu
tượng của DƯƠNG, của mặt trời; người mẹ biểu tượng của ÂM, của mặt trăng, cả hai
tuy khác nhau nhưng bổ sung cho nhau.
Phản hồi bài viết của chúng tôi cho tập San Chân Lý số tháng 8 năm 2006, tán
đồng về cách sử dụng từ NGHIÊM-PHỤ, một độc giả viết:
"Phần đông người viết hay dùng chữ HIỀN phụ (để đối với chữ HIỀN mẫu). Thật ra
dùng như vậy không chỉnh. Các bậc túc Nho khi nói về Cha mình thường nói Gia
NGHIÊM tôi dạy..., hay Gia Tiên NGHIÊM tôi đã... Ngày nay cũng có người dùng chữ
TỪ Phụ, chữ này cũng không thích đáng lắm ngoại trừ Phật tử dùng để chỉ về Đức
Phật (qua Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỉ, Xả). Ngôn ngữ nói lên Văn Hóa: văn hóa Á
Đông thì TÌNH YÊU Cha và Mẹ cho con cái đều là tình yêu nhưng phương cách biểu
lộ không giống nhau chính vì đó thật là hạnh phúc khi con cái có đủ tình thương
yêu của Cha và Mẹ, hai tình yêu này hài hòa, bổ túc cho nhau. (Nguyễn Đình
Phúc)"
Từ
ấy chúng tôi thêm xác quyết khi sử dụng từ NGHIÊM PHỤ và dành tiếng Hiền, Từ cho
bậc hiền mẫu, từ mẫu.
Ben. Đỗ Quang Vinh