Vầng trăng như một tấm vải liệm trắng toát
Phủ mặt ao tù bí hiểm nhợt nhạt nín thinh
Từ rừng sâu, cây lá cựa mình sột soạt
Đổ bóng đen xám xịt xuống vạt rừng thưa
Qua khoảng trống ấy, bạn thấy sao Kim chưa, bạn hỡĩ?
Sao Kim trên đỉnh đồi, bạn có dõi nhìn chăng!
Có phải bạn là những người yêu đi băng bóng tối?
Đường đất nâu, váy lụa mềm phủ trắng mọi lối quanh co
Cỏ đánh thức những ngôi mộ, chuyện trò thăm hỏi.
Cỏ nói gì, hỡi cỏ? Và ngôi mộ đã nói gì cơ?
- Hãy yêu đi, những ai đang mơ được sống!
Chúng tôi lạnh lẽo dưới những bóng hoàng dương. (*)
Môi tìm môi, yêu nhau đi! màn đêm đương buông thõng;
Chúng tôi đây trầm tư, các người hãy vui sống hạnh
phúc
Chúa muốn chúng ta được chăm chút yêu thương.
Hãy vui sống! Hãy thèm thuồng sự sống
Hỡi các cặp vợ chồng đang đi dưới bóng phỉ xanh.
Dưới mộ này, chúng tôi đã ra khỏi lằn ranh cuộc đời
Mang theo tình yêu, chúng tôi từng xin Chúa Trời đoái
thương.
Những người lìa khỏi cõi dương,
Từng là người đẹp nõn nường cao sang
Giờ là sâu bọ lang thang
Rọi đèn đêm tối phát quang sáng ngời.
Rung rinh gió thoảng
chơi vơi
Ru hồn những kẻ được
Người tẩy trong,
Bước chân Chúa đến lạ
lùng:
Gió lay ngọn cỏ chuyển rung nấm mồ.
Mái nhà nghiêng bóng đen mờ
Chừng như bóng dáng túp nhà mái tranh;
Vẳng nghe trên đồng cỏ xanh
Bước chân thợ gặt rung rinh nặng nề
Hoa trời như ánh sao Khuê (**)
Tỏa muôn tia sáng tươi khoe ánh màu.
Hãy yêu đi! Đây là mùa dâu đỏ ối
Hỡi thiên thần của chiều tối mơ màng,
Bồng bềnh trong gió
thênh thang
Chở trên đôi cánh nhẹ
mang chập chờn
Lời cầu của kẻ chẳng
còn
Cho người còn sống nụ
hôn nồng nàn
(*) Cây thủy tùng
Canada (Taxus canadensis) thường được trồng trong cảnh quan
Cây thủy tùng Canada,
còn được gọi là gỗ hoàng dương
(**) Sao Khuê: tượng trưng cho Kim của Ngũ hành và mùa thu, nên còn gọi là sao
Kim.
Sao Kim là ngôi sao đẹp nhất và sáng nhất trên bầu trời,
có ánh sáng xanh (kim loại), là một hành tinh thứ tư trong Thái dương hệ,
Sao Kim còn có hai tên goị là sao Hôm và sao Mai, vì cuối
chiều (hôm) vì sao này đã mọc và vào lúc tảng sáng (mai), vị trí của nó đã ở
gần sát chân trời phía đối diện. Người đi chăn súc vật thường gọi đó là ngôi
sao mục đồng vì nó chỉ đường cho lúc bầy đàn đi ăn và soi đường cho lúc về
chuồng. Trong thần thoại Hy-Lạp, nó được gọi là sao Venus, Thần vệ nữ, nữ
thần sắc đẹp và ái tình, (Wikipedia)
Đỗ Quang-Vinh diễn dịch bài thơ Pháp-ngữ sau đây:
CRÉPUSCULE
Victor Hugo (Les Contemplations)
L’étang mystérieux, suaire aux blanches
moires,
Frisonne; au fond du bois la clairière apparaît ;
Les arbres sont profonds et les branches sont noires ;
Avez-vous vu Vénus à travers la forêt ?
Avez-vous vu Vénus au sommet des collines ?
Vous qui passez dans l’ombre, êtes-vous des amants ?
Les sentiers bruns sont pleins de blanches mousselines;
L’herbe s’éveille et parle aux sépulcres dormants.
Que dit-il, le brin d’herbe ? et que répond la tombe ?
Aimez, vous qui vivez ! on a froid sous les ifs.
Lèvre, cherche la bouche ! aimez-vous ! la nuit tombe;
Soyez heureux pendant que nous sommes pensifs.
Dieu veut qu’on ait aimé. Vivez ! faites envie,
O couples qui passez sous le vert coudrier.
Tout ce que dans la tombe, en sortant de la vie,
On emporta d’amour, on l’emploie à prier.
Les mortes d’aujourd’hui furent jadis les belles.
Le ver luisant dans l’ombre erre avec son flambeau.
Le vent fait tressaillir, au milieu des javelles,
Le brin d’herbe, et Dieu fait tressaillir le tombeau.
La forme d’un toit noir dessine une chaumière;
On entend dans les prés le pas lourd du faucheur;
L’étoile aux cieux, ainsi qu’une fleur de lumière,
Ouvre et fait rayonner sa splendide fraîcheur.
Aimez-vous ! c’est le mois où les fraises sont mûres.
L’ange du soir rêveur, qui flotte dans les vents,
Mêle, en les emportant sur ses ailes obscures,
Les prières des morts aux baisers des vivants.
Suy
niệm:
Để tận diễn ý thơ cho phù hợp với mạch văn (context),
thay vì dịch là Hoàng Hôn, chúng tôi diễn dịch là KHI MÀN ĐÊM BUÔNG
XUỐNG. Contemplations là tuyển tập thơ của Victor Hugo, gồm 158 bài thơ
xuất bản năm 1856. Hugo đã trình bày các chủ đề về tình yêu, niềm vui, cái chết
và nỗi tiếc thương tiếc cũng như thể hiện đức tin theo tinh thần Kitô Giáo
(Génie Christianisme)
Bài thơ vẽ ra một cuộc
đối thoại tưởng tượng giữa ngọn cỏ và những ngôi mộ. Ngọn
cỏ là khởi đầu của thiên nhiên trường cửu, là tượng trưng cho Sự sống. Ngôi mộ
chuyện trò với ngọn cỏ, người đã chết nói chuyện với người tại thế. Cuộc trò
chuyện nói lên chủ đề Tình Yêu và Sự Sống. Ngôi mộ khuyên ngọn cỏ và những cặp
vợ chồng dưới bóng cây hoàng dương «hãy yêu đi, yêu mình, yêu nhau, tận hưởng
hạnh phúc, vui hưởng cuộc sống, chúng tôi đây trải qua tháng năm lạnh lẽo, trầm
tư, hằng cầu xin Chúa đoái thương, vì Chúa muốn chúng ta có tình yêu, Chúa muốn
chúng ta được yêu thương.»
1- Thoạt đầu là bức tranh u tối tịch liêu:
* ao tù nước đọng,
giòng nước chết, tấm vải liệm xác chết, con đường đất màu nâu, màu của “ kiếp
thân tro bụi”, nghĩa trang với những nấm mồ quạnh hưu.
* tương phản là
ánh sao Kim in bóng cây xám xịt xuống vạt rừng thưa, là ánh sáng của sâu bọ
lang thang phát quang trên nghĩa trang, là màu trắng toát của vải liệm phủ kín
mặt ào tù, là tiếng sột soạt của cây lá cựa mình trong rừng sâu, là tiếng gió
rùng mình, làm rung rinh cành lá, gió lay ngọn cỏ, gió rung chuyển như tiếng
bước chân Chúa đến gõ cửa lay gọi các nấm mồ của những linh hồn đã được
thanh luyện sạch trong (Le vent fait tressallir, au milieu des javelles, Le
brin d’herbe, et Dieu fait tressaillir le tombeau)
2- Cái tương phản ấy cho ta chiêm niệm về phút lâm
chung: Chết là gì? Rồi sẽ ra sao? Sẽ đi về đâu? Chết không phải là hết. Chết
không có gì phải hãi hùng đáng sợ, chết không có gì phải đáng bi quan. Hãy vui
đi! Hãy yêu nữa đi! Nhưng là tình yêu hài hoà thánh thiện, thứ tình yêu đem lại
sự sống thật. Hãy vui hưởng một cuộc sống nồng ấm không như chúng tôi đây, dưới
những mộ này lạnh lẽo hằng ước mong sự sống bất diệt. Tại sao? Vì các bạn hãy
tin rằng sẽ được phục sinh, như ngọn cỏ kia sau mùa đông chết lại mơn mởn xanh
tươi tái tạo đời sống mới, lại khởi đầu chu kỳ mới của thiên nhiên vĩnh cửu.
Quả thế,
3- Bức tranh tĩnh kia sau đó dần dần hiện ra một khung
cảnh đẹp đẽ, sáng tươi:
* Lúc hoàng hôn, trời còn chạng vạng
tối, xuyên qua khoảng trống của vạt rừng thưa, bạn thấy sao Kim trên đỉnh
đồi,
“Qua khoảng trống, bạn thấy sao Kim
chưa, bạn hỡi?
Sao Kim trên đỉnh đồi, bạn có dõi nhìn
chăng?”
(Avez-vous vu Vénus à travers la forêt?
Avez-vous vu Vénus au sommet des collines?)
Nhưng bây giờ là ánh sao Khuê hiện ra trên nền
trời đầy sao như hoa nở, hoa trời toả muôn tia sáng:
“Hoa trời như ánh sao Khuê,
Tỏa muôn tia sáng khỏe tươi ánh màu”
(L’étoile aux cieux, ainsi qu’une fleur
de lumière,
Ouvre et fait rayonner sa splendide fraîcheur
Ban tối khi màn đêm bắt đầu buông xuống là thấy sao
Kim, hay sao Hôm, bây giờ khi trời gần về sáng lại thấy sao Khuê hay là sao
Mai, ngôi sao của người chăn cừu mang tên Nữ Thần Của Tình Yêu.
* và bây giờ là mái nhà
tranh ấm cúng.
“Mái nhà nghiêng bóng đen mờ
Chừng như bóng dáng túp nhà mái tranh”
Ngôi nhà là hình ảnh tổ ấm, là tình yêu của vợ chồng,
con cái, là đích đến cuối cùng của con người. Ngôi nhà cuối cùng của tác giả ở
đây, của kẻ đối diện thần tử không phải là ngôi mộ, mà là cái thân xác đã sống
lại, là chính bắt đầu cuộc sống vĩnh cửu trên thiên đàng.
* trong viễn cảnh
ấy là từ cánh đồng xanh, thợ gặt trở về trên vai gánh lúa vàng nặng trĩu, bên
những ruộng dâu chín đỏ.
Kết luận:
Tất cả là một bức tranh linh hoạt, bức tranh của Sự
Sống phục sinh.
*
Bóng các thiên thần bồng bềnh bay lên trời cao, trên đôi cánh mờ xám (ses ailes
obscures) nhẹ mang lời nguyện cầu cùng với nụ hôn của người còn sống. Tại sao
lại đôi cánh thiên thần màu mờ xám? Phải chăng đó là hình ảnh của những linh
hồn nơi luyện hình đã được thanh luyện sạch trong đang hướng về trời cao để
hưởng thánh nhan Thiên Chúa, mang theo tình yêu hiệp thông với người còn sống
lẫn tình yêu của họ hiệp nhất yêu thương nhau? Thật vậy, Giáo Hội dạy rằng
chết không phải là chấm dứt, nên chúng ta không chấm dứt các mối tương quan với
những người đã qua đời. Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội (Lumen Gentium, số 50) dạy
rằng: “Nhận biết đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu
Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng
lời cầu cho những người đã chết…» và “Anh em hãy
yêu thương nhau như Thầy đã
yêu thương anh em” (Ga 15,
9-17)
* Bức tranh ấy
ngay từ khởi đầu bài thơ, tác giả đã báo trước qua tấm vải liệm phủ trắng mặt
ao tù, che kín khuôn mặt của giòng nước chết. Tấm vải liệm cho phép ta liên
tưởng tới vải liệm thánh (le Saint Suaire), vải liệm xác Chúa Kitô, hình ảnh
của sự Phục Sinh. Hình ảnh này cũng cho phép ta liên tưởng tới thị kiến của
tiên tri Ezekiel trong Cựu Ước, đã thấy một điềm báo về sự Phục sinh của Chúa
Kitô (chương 37, 11-14: thị kiến về những khúc xương khô được hồi sinh).
Tóm lại chỉ có tình yêu hiệp nhất ấy mới làm đẹp lòng Chúa, vì chính Chúa là
Tình Yêu, và là Sự Sống.
Lạy Chúa! Con biết con
từ sình lầy bụi cát, được vun quén bằng tình yêu cao vời bát ngát, con sẽ đâm
bông trổ hạt làm của lễ tiến dâng. Con biết con phận hèn của thân cây mục nát,
con lại trờ về với bụi cát sình lầy, xin dìm con chìm trong khiêm nhu sâu thẳm,
để con ngước lên nhìn Ngài hùng vĩ cao quang.
Lạy Chúa Thiên Đàng!
Lạy Mẹ cực khoan! Con cất iếng ca vang:
Được năm nén bạc của Ngài,
Vốn này con phải sinh lời nở thêm,
Con xin Chúa vẫn ở bên,
Giúp con tâm trí vững bền canh tân.
Ngày nào còn ở thế gian,
Con nguyền sống hết tinh thần Phục Sinh. (*)
-----------------------------
=> (*) Thánh ca KIẾP THÂN TRO BỤI
Ben. Đỗ Quang-Vinh