Thư gửi tín hữu Êphêsô đọc
trong thánh lễ Chúa Thăng Thiên (Chúa Nhật VII Mùa Phục Sinh năm B), thánh
Phaolô Tông Đồ đề cập Đức Khôn Ngoan và Tri Thức: "Xin
Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em
thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người; xin cho mắt tâm hồn anh em
được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, ...
và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người..."
Sánh Châm Ngôn dạy:
"Thoạt tiên muốn có
Khôn Ngoan,
Hãy
mua hiểu biết bằng muôn gia tài!
Nếu
con gắn bó không rời,
Khôn goan đem lại cho đời vinh quang;
Nếu
con tôn trọng khôn ngoan,
Thì
con sẽ được hoàn toàn tán dương“
(CN,
4: 7-8)
Cũng vẫn đề cập tương quan
giữa Khôn Ngoan và Tri Thức, sách Châm Ngôn dạy:
"Yêu lời giáo huấn
nghiêm minh,
Là
yêu tri thức trở thành khôn ngoan.
Ghét
lời chỉ dạy sửa răn,
Thậ là dại dột ngu đần tiếc thay!"
(CN,
12: 1)
Và ngược lại nếu không có
Khôn Ngoan thì khó mà có Tri Thức quán thông để tìm kiếm Chúa.
"Phúc thay ai được
khôn ngoan
Để
thêm hiểu biết luận bàn xét suy“
(CN.
8: 13)
Thánh Phao-lô nhắc nhở xin
Chúa ban cho "thần trí khôn ngoan, mạc khải là vậy.
Đức khôn ngoan là hoa tiêu
của các nhân đức trụ. Chỉ có khôn ngoan của Thiên Chúa mới là khôn ngoan đích
thực vì Thiên Chúa là Sự Thật (1)
Như vậy TRI THỨC là điều kiện tất yếu để
tìm sự khôn ngoan. Luận về chử TRI thì vô hạn. Nhìn tổng quan, thì phàm khi tâm
mình nhận biết, biện biệt, phán đoán, toan tính, ghi nhớ được, đều gọi là Tri.
Thảo mộc hữu sinh nhi vô tri, cây cỏ có sự sống nhưng không có ý thức cảm giác.
Socrates nói rằng: “Ngươi hãy biết mình" (Connais toi-même). Cổ nhân thì
bảo rõ hơn: "Tri kỷ, tri bỉ, tri hành", biết mình, biết người, biết
hành động. Không nhận thức được vai trò, bổn phận của mình trong xã hội, không
nhận ra được ưu khuyết điểm của mình mà cố chấp chủ quan coi mình là "rốn
vũ trụ", ấy là không tri kỷ. Không nhìn nhận điều hay việc tốt của người
xung quanh ấy là không tri bỉ. Hoặc có khi trong cả hai lãnh vực, nhận thức
được hết, có Tri nhưng lại không có Thức, biết mà vẫn chủ quan coi mình là
phải, là đúng, cho nên không chịu thực thi lẽ phải, thi hành
chính đạo, ấy là bất tri, vô hành. Chữ Tri theo Hán tự 知 gồm
chữ Thỉ 矢 là mũi tên ghép cạnh chữ khẩu口là miệng. Có miệng
để phát ngôn, để nói lời chính trực, như bắn mũi tên mà hành đạo xử thế. Như
thế mới là tri thức. Căn nguyên của bất tri, vô thức là do sự kiêu ngạo vỗ ngực
"coi người như rác, coi trời bằng vung". Trong một quốc gia, thấy
được sự bất công, bất chính, thấy được lỗi của phần mình, của người lãnh đạo,
mà chỉ thụ động thở than, tiêu cực hệt như đứng trước ngã ba đường, thấy có lối
rẽ thênh thang mà không dấn bước.
Trở về nhìn theo nhỡn quan
của người con cái Chúa cũng vậy. Không nhìn ra được thân phận bé mọn của kiếp
nhân sinh hữu hạn trước Tạo Hoá phi thường vô biên, không nhận ra lỗi lầm đã
làm tổn thương tha nhân, xúc phạm Thượng Đế, hay tuy có biết đó nhưng không cải
hoá phục thiện, ấy là bất tri, vô thức, là thiếu đức khiêm nhu, là kiêu căng
cao ngạo, căn tính của ma quỷ không vâng phuc Thiên Chúa chí công toàn
năng. Ấy là bất tri vô thức, tắt một lời là không có TRI THỨC. Cho
nên thánh Phao lô nhắc nhở ta phải xin cho được "thần trí khôn ngoan và
mạc khải, để nhận biết Người; xin cho mắt tâm hồn được sáng suốt, để biết thế
nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, ... và thế nào là quyền năng vô cùng lớn
lao của Người..."
"Kiêu căng, ô nhục
gắn liền,
Khôn
ngoan luôn ở cạnh bên khiêm nhường"
(CN,
11:2)
Kinh nguyện sau đây của
thánh Biển Đức đã nói lên tất cả ý nghĩa của lời thánh Phao-lô khuyên dạy. Lời
nguyện thể hiện đức tin và khiêm nhu cho những ai thực sự muốn
"tìm kiếm Chúa". Khiêm nhu nhận biết mình là hư không trước trời cao
lồng lộng, là hạt cát phù sa trong đại dương tình Chúa, cho nên xin Người mạc
khải cho mình một Tri Thức quán thông để tìm kiếm Khôn Ngoan đích thực của
Thiên Chúa tuyệt đối và toàn năng.
LỜI NGUYỆN CỦA THÁNH BIỂN ĐỨC (Benedicto)
Lạy Cha chí thánh từ
nhân!
Xin cho con đức khôn ngoan
Để tìm biết Chúa uy quyền chí công
Con xin tri thức quán thông
Để con hiểu Chúa đầy lòng khoan dung
Con xin cần mẫn siêng năng
Để con đáp ứng Chúa hằng chờ mong.
Con xin kiên nhẫn cậy trông
Vững tin nơi Chúa đầy lòng xót thương
Cho con mở mắt tinh tường,
Con chiêm ngưỡng Chúa khôn lường cao sang
Con nguyền sám hối thật lòng
Ngẫm nhìn Thánh Giá vô cùng xót xa.
Xin Ngài mở miệng con ra
Con rao Lời Chúa Tình Cha tuyệt vời
Con làm ngôn sứ suốt đời
Nhờ Thánh Thần Chúa sáng soi dẫn đường.
Amen. (2)
CHÚ
THÍCH
(1) xin xem
Khôn Ngoan Đích Thực => http://www.conggiaovietnam.net/upload/article/f__1447553630.pdf
(2) người viết dịch từ nguyên bản lời kinh sau
đây của thánh Benedicto:
Gracious and Holy Father,
Give us wisdom to perceive You,
Intelligence to understand You,
Diligence to see You,
Eyes to behold You,
a heart to mediate on You,
a tongue to speak of You,
and a life to proclaim You,
through the power of the Sirit of Jesus
Christ our Lord!
Amen