Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Bài Viết Của
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
CON LÊN ĐƯỜNG
XIN CHO CON NO TÌNH NGÀI
TÌNH YÊU HIỆP NHẤT
THÁNH THẦN TRONG CUỘC SỐNG
XIN KÉO CON VỀ CÙNG CHÚA
XIN CHO CHÚNG CON NGỌN LỬA
CHÚNG CON YÊU THƯƠNG NHAU
CHÚA CHẲNG BỎ CON
CON ĐÃ GẶP NGÀI
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI
KÌA! CHÚA ĐẾN RỒI.
BÀI CA CỦA TẠO VẬT
CON KHÔNG NÉM ĐÁ
CON ĐÃ QUY HỒI
CON QUYẾT ĂN NĂN
Sám Hối
BIẾT MÌNH
Bộ sưu tập HÁT DÂNG KINH CON XIN LÀM KIẾP PHÙ SA
NHÂN TỪ ĐỘ LƯỢNG
NIỀM VUI ĐẦY ÂN PHÚC
CHÚA ĐÃ GỌI CON
CON ĐÃ THẤY
THẦY SAI CON ĐI
VINH QUANG THIÊN CHÚA
NGƯỜI LÀ AI?
YÊU THƯƠNG VÀ THA THƯ
VÂNG PHỤC
NIỀM VUI NGẠC NHIÊN
NIỀM VUI ĐÍCH THỰC
KÌA CHÚA ĐẾN!
HÃY ĐỨNG DẬY - NGỬNG ĐẦULÊN!
VUA TÌNH YÊU
CON VẪN SẴN SÀNG
MẶC LẤY NGƯỜI MỚI
ĐIỀU RĂN CAO TRỌNG NHẤT
ÁNH MẮT NẶNG TÌNH
DẤN THÂN PHỤC VỤ
C0N XIN CÓ MẶT
HỘI THÁNH TẠI GIA
CHỌN ĐƯỜNG HẸP
MỘT THOÁNG SUY TƯ VỀ NHÂN VỊ VÀ NHÂN BẢN

  

Gấp ''SÁCH SAMUEL DIỄN CA", trong Lời Kết, chúng tôi nhận định: ngoài phương diện thần học, sách còn thể hiện giá trị nhân văn, nêu cao văn hoá Bách Việt đề cập nhân vị và nhân bản nhắc nhở con người phải biết vâng phục Thiên Mệnh ăn ở cho đúng Đạo Trời hệt như giới răn Chúa đã truyền dạy. Quảng diễn vấn đề này, xin mời quý vị đọc tiếp:

“Bắt chước ai ta chúc mấy lời,

Chúc cho khắp hết ở trong đời,

Vua, quan, sĩ thứ, người muôn nước

Sao được cho ra cái giống người.”

Mượn lời Chúc Tết trên đây, nhà thơ trào phúng Tú Xương đã nhắn nhủ mọi người muôn nước từ kẻ trên đến người dưới, hãy ăn ở sao cho ra “cái giống người”. Nói rằng “giống”, tác giả ngụ ý phân biệt con người với các loài động vật khác giống, nghĩa là con người và đồng loại với nhau được xếp ở một ngôi thứ thượng đẳng trong trời đất. Đó là căn tính cội rễ, là nhân bản làm nên nhân vị

VỊ () = chỗ ngồi, ngôi thứ đã được an bài sắp xếp, gồm chữ nhân () là người ghép bên cạnh chữ Lập () là đứng, tạo dựng

NHÂN () hay () là người, là giống khôn nhất trong các loài động vật; là một người khác với mình, ví dụ: tha nhân là người nào đó không phải là mình tức là người đồng loại. Cho nên ta nói phải cư xử làm sao cho ra cái giống người là thế.

NHÂN VỊ là  ngôi thứ của con người mà Thiên Chúa đã an bài sắp xếp cho mình có thế đứng ở trong trời đất. Thế đứng ấy, Thiên Chúa đã minh định trong Sách Sáng Thế (2: 26-28)

“Chúa truyền: Hãy dựng con người!

Cho mang hình ảnh bởi Trời như ta,

Loài người lập tức hiện ra,

Cho cai quản các loài Ta đã làm.

Chim trời cá biển muông cầm,

Các loài bò sát dưới gầm trời cao.

Con người Chúa dựng đẹp sao!

Chúng mang hình ảnh thanh cao của Người.

Có nam có nữ sánh đôi.

Chúa bèn chúc phúc cho đời an vui,

Sinh sôi nảy nở cả bầy

Cho đầy mặt đất quản cai mọi loài.

Chim trời, cá biển sông ngòi,

Giống bò mặt đất khắp nơi thuộc quyền.“ 

 

Ấy là “đội trời đạp đất” là ngửa mặt nhìn Trời, cúi xuống trông Thiên Hạ, là vâng phục Thiên Mệnh mà cư xử với Tha Nhân theo Thiên Ý. Thiên Ý ấy tóm gọn trong hai giới răn do chính CHÚA viết trên hai bia Chứng Ước trao cho Môi-sê. Ấy là Mến Chúa trên hết mọi sự và Yêu người như yêu chính mình. Ấy là Kính mến Chúa là Cha và yêu thương đồng loại như anh em một nhà. Cho nên xác định mối tương quan Thiên Địa Nhân, chữ viết không đơn thuần là một người () nhưng là hai người (nhị nhân ) cư xử với nhau theo Đạo Trời, chứ không phải là con người đối với nhau như chó sói, giống sài lang ("homo lupus est homini"). Sách Luận Ngữ viết: “Phiếm ái chúng nhi thân nhân” (Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức). Tử Trương hỏi Khổng Tử về đức nhân. Khổng Tử đáp: “Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân. Ấy là cung kính, khoan hậu, tín nghĩa, cần mẫn và từ ái, ấy là nhân từ khoan dung, quảng đại, chung thủy và trung thành, siêng năng và lanh lợi, có lòng thương người. “Bất tri Thiên Mênh vô dĩ vi quân tử dã”, đấy là cách phân biệt người quân tử với kẻ tiểu nhân.

NHÂN BẢN: bản là gốc cây, là cội rễ, cội nguồn của sự vật. Nói đến Nhân Bản chính là nói nguồn gốc của con người là do Thiên Chúa tạo dựng:

“Con chim nó hót trên cao,

Nếu không có Trời làm sao có mình”

Nhân bản ấy là căn tính của con người. Nó phủ nhận tà thuyết bảo rằng thuỷ tổ con người là loài khỉ. Bởi là dã nhân nên chúng mới coi nhau như chó sói, một lũ sài lang. Khi ấy chúng không còn nhân vị thượng đẳng là  CON người, nhưng là Hạ đẳng THẰNG người, đó là mượn lời của loài vật nói chuyện với nhau trong Cổ Học Tinh Hoa, khi con sư tử dè bĩu con trâu ”to xác thế mà để cho THẰNG người đánh đập sai khiến?”

Cho nên nhân bản chủ nghĩa cổ xuý giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người, còn gọi là nhân văn chủ nghĩa. Gọi là nhân văn, vì văn là vẻ đẹp đặc thù. Nhờ đạo đức lễ nhạc giáo hoá mà có vẻ đẹp rõ rệt.

Tắt một lời, nhân bản minh thị và đề cao Nhân Vị là thượng đẳng so với muôn loài.

Ben. Đỗ Quang Vinh

 

Tác giả: Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!