Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Sr. Minh Thùy, OP.
Bài Viết Của
Sr. Minh Thùy, OP.
KỈ NIỆM 400 NĂM CHỮ QUỐC NGỮ RA ĐỜI (1615-2015)
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH ĐỌC CÁC DỊP ĐẶC BIỆT
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH
TỪ ĐIỂN VIỆT – BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ MỘT SỐ KINH ĐỌC CÁC DỊP ĐẶC BIỆT
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA KINH CẦU ÔNG THÁNH GIUSE
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA KINH CẦU ĐỨC BÀ
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA KINH CẦU TRÁI TIM CHÚA GIÊSU
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH CẦU[1]
TỪ ĐIỂN VIỆT - BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH ĐỌC CHÚA NHẬT VÀ LỄ TRỌNG
TỪ ĐIỂN VIỆT – BỒ - LA GIÚP HIỂU RÕ Ý NGHĨA MỘT SỐ KINH ĐỌC THƯỜNG NGÀY[1]
KỈ NIỆM 400 NĂM CHỮ QUỐC NGỮ RA ĐỜI (1615-2015)

 

  Nhân dịp kỷ niệm 400 năm chữ Quốc ngữ ra đời, 390 năm Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đặt chân lên đất Việt, chúng tôi dự kiến sẽ trình bày lại để cho độc giả các tác phẩm đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Giáo sĩ Đắc Lộ xuất bản tại Rôma năm 1651.

 

Ba tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên của Alexandre de Rhodes đã khởi đầu cho một nền văn tự mới của Việt Nam, đã ghi cột mốc quan trọng cho lịch sử tiếng Việt, nhờ nó mà các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu các giai đoạn tiếp theo hoặc từ nó mà trở về tầm nguyên các giai đoạn trước nữa. Không một nhà nghiên cứu lịch sử Việt ngữ học nào lại không khởi đi từ các phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên, đặc biệt là cuốn Từ điển Việt-Bồ-La này. Từ điển Việt - Bồ - La là một trong những nguồn cứ liệu gần như bắt buộc và Phép giảng tám ngày là một trong những tài liệu tham khảo cần quan tâm trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Thiết nghĩ đây là dịp để nhắc nhớ biến cố kỉ niệm 400 năm chữ Quốc ngữ ra đời trong năm 2015 này.

 

Để tiện cho những ai quan tâm nghiên cứu, chúng tôi có vài thông tin như sau.

 

Chúng tôi sẽ không cho in lại trọn vẹn Ba tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên này, vì lý do giá thành của sách sẽ rất mắc, tính hữu dụng và việc phổ biết đến người nghiên cứu không cao. Chúng tôi không muốn in những cuốn sách chỉ để trên giá sách. Vì thế, với ý định phổ biến tác phẩm giúp cho những ai quan tâm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành:

  
  •  

    Post tất cả các bản gốc của Ba tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên này trên website: conggiaovietnam.net (đầy đủ), và một vài tác phẩm có liên quan.

  •  
 ​
​​
​​
​​

 

   

         Sách in sẽ gồm 2 phần:

     

Phần I: Ba tác phẩm của Cha Đắc Lộ xuất bản tại Roma năm 1651 (bản dịch – để sử dụng). 

  •  

    Ngữ pháp tiếng Việt (Lingvae Annamiticae Seu Tvnkinesis Brevis declaratio – Báo cáo tóm tắt về tiếng Annam hay Đông kinh), bản dịch của Đỗ Quang Chính - Hoàng Xuân Việt - Thanh Lãng. 

  •  

    Từ điển Việt - Bồ - La (Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm ope), bản dịch của Đỗ Quang Chính - Hoàng Xuân Việt - Thanh Lãng. 

  •  

    Phép giảng tám ngày (Cathechismvs in Octo dies diuisus), phần tiếng Việt bản gốc và phần tiếng Việt viết theo chữ Quốc ngữ hiện đại.

  •  
    Phần II: Hai bảng từ giúp tra cứu và sử dụng Từ điển Việt - Bồ - La của nữ tu Bùi Thị Minh Thùy.  
  •  

    Bảng 1: Thống kê tất cả các mục từ gồm từ đầu mục, từ hệ thuộc, các ví dụ trong Từ điển Việt - Bồ - La, sắp theo thứ tự a,b,c,... giúp tra cứu cách dễ dàng.  

  •  

    Bảng 2: Thống kê toàn bộ các hình thức chữ Quốc ngữ cổ, các chữ giống hiện nay nhưng đã được ghi bằng hình thức khác trong tiếng Việt hiện đại toàn dân (ví dụ: nhít-nhất; nhệt-nhật; lịnh-lệnh; mềnh-mình...), sau đó ghi chú hình thức chữ Quốc ngữ hiện nay song song để giúp nhiều người có thể sử dụng Từ điển Việt - Bồ - La  cách dễ dàng. 

 

Trong bản in sắp tới này, chúng tôi sửa lại bản dịch của Từ điển Việt - Bồ - La cho chính xác hơn dựa theo bản Appendix (phụ trương - còn gọi là bản đính chính) của Đắc Lộ ở cuối nguyên bản mà ba dịch giả trước đã bỏ sót và nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội đã quên đính chính. Phần dịch bản phụ trương của linh mục Nguyễn Công Đoan Sj.

Hiện nay chúng tôi đã post các bản gốc, quý vị mở các đường link bên dưới để tải về, bản in sẽ trình làng trong thời gian sớm nhất.


​​

​​

​​

 

Thiết nghĩ đây là một đóng góp có ý nghĩa của Giáo Hội Việt Nam cho đất nước Việt Nam.

 

Nhớ ơn Cha Đắc Lộ

Nhớ ơn các dịch giả

Kỉ niệm 400 năm chữ Quốc ngữ ra đời


 

Nữ tu Bùi Thị Minh Thùy

Dòng Đa Minh Rosa Lima


 

Tác giả: Sr. Minh Thùy, OP.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!