Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Luật sư Đoàn Thanh Liêm
Bài Viết Của
Luật sư Đoàn Thanh Liêm
Thương tiếc Bác Chín (1920 - 2012)
Tôi đã gặp lại Chị Lài tại Ba lan
Giới thiệu Sách Mới (20) : Billy Graham và Tôi (101 chuyện kể từ những người từng quen biết với Ông)
Martin Luther King và Niềm Mơ Ước của Xã Hội Dân Sự
Mục sư Rick Warren và sự Nhập cuộc của tín đồ tôn giáo.
Nước Mỹ có thể học được những gì từ Âu châu ?
Thêm Bạn - Bớt Thù
Vượt qua hận thù: trường hợp của nước Pháp và Đức (sau thế chiến thứ hai)
Thương tiếc chị Trần Thị Lài (1929 – 2014)
Suy nghĩ về chuyện Hội Nhập tại Xã Hội Âu Mỹ
Giới thiệu sách mới: Cuộc Hội Tụ lớn lao - The Great Convergence
Thương tiếc Bác Chín (1920 - 2012)
Những điều tôi học được từ Phạm Tất Hanh
Phật tại tâm, Chuá ở trong lòng
Câu chuyện Đầu Xuân Nhâm Thìn: Dĩ Thân Nhi Giáo
Tấm lòng của Phạm Tất Hanh
Giới thiệu sách: Hồng phúc nước Mỹ
Thanh thiếu niên và Công tác Xã hội (Bài 3) – Chương trình Phát triển Quận 8 Saigon
Thanh thiếu niên và Công tác Xã hội (Bài 2) – Chương Trình Công Tác Hè 1965 (Summer Youth Program 1965)
Thanh thiếu niên và Công tác Xã hội (Bài 1) – Việc trợ giúp nạn nhân Bão lụt ở Miền Trung năm 1964.
Sống cho Mình và Sống cho Nhau
Hãy nâng tâm trí lên cao!
Niềm vui sách đèn
Tôi đi lượm tiền xu trên đất Mỹ
Bài 3 : KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁ0 Buddhist Economics
Giới thiệu sách “Small is Beautiful” Bài 2
Nhỏ bé thì mới đẹp đẽ ( Small is beautiful )
Những Bà Mẹ yêu quý của tôi
Tôn giáo là tấm lòng nhân ái vị tha .
Tham khảo tại các Thư Viện ở Mỹ.
Thương tiếc Giáo Sư Phó Bá Long.
Ghi nhanh về Đại Hội Thánh Mẫu 2008 .
SỐNG CHO MÌNH VÀ SỐNG CHO NHAU

       

( Riêng tặng các bạn thiện nguyện viên ở miền ven đô Saigon năm xưa) 

Bút ký của  :  Đoàn Thanh Liêm 

Vào năm 1937, nhà văn Lâm Ngữ Đường của Trung Hoa có cho xuất bản một cuốn sách nguyên tác tiếng Anh với nhan đề là “The Importance of Living “ (by Lin Yutang). Cuốn sách được nhiều người đánh giá cao và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bản tiếng Việt do học giả Nguyễn Hiến Lê thực hiện bằng lối lược dịch, cũng đã ra mặt độc giả tại miền Nam Việt nam vào thập niên 1960, với nhan đề chỉ có hai chữ thật ngắn gọn là “Sống Đẹp.” Cuốn sách này trình bày chủ yếu về lối sống thanh thoát, nhàn nhã của người sĩ phu quân tử trong xã hội truyền thống của Trung quốc. Dù đã ra mắt công chúng đến trên 70 năm nay, cuốn sách này vẫn còn giá trị lôi cuốn được nhiều người tại khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại những nước văn minh vật chất quá phát triển, đến độ con người bị mê hoặc với những tham vọng và hưởng thụ cầu kỳ, phù phiếm quá đáng, mà quên đi cái lối sống nhẹ nhàng đơn sơ và đạo hạnh nhân ái của người xưa.

Nhà văn họ Lâm có lối ví von thật ngộ nghĩnh mà tôi cứ nhớ hoài. Đó là  : “ Thời gian hữu dụng bởi vì nó không phải dùng đến (Time is useful because it is not being used). Sự nhàn rỗi (leisure) cũng giống như khoảng không gian mà không bị chiếm cứ (unoccupied floor space) trong một căn phòng… Chính cái khoảng không gian trống không này mới làm cho căn phòng có thể ở được, cũng tựa như những giờ phút nhàn rỗi mới làm cho cuộc sống chúng ta có thể chịu đựng được (endurable)…” Người khôn ngoan thì không bao giờ lại bận rộn, và người quá bận rộn thì không thể là người khôn ngoan được (Those who are wise won’t be busy, and those who are too busy can’t be wise).

Nhưng bài viết này không nhằm giới thiệu về cuốn sách thời danh đó, quý bạn đọc có thể tìm lại cuốn sách này trong các thư viện, và nhất là trên internet một cách dễ dàng, mà lại có thêm được nhiều thông tin mới lạ, cập nhật liên quan đến đề tài rất là quan trọng này. Ở đây, tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn đọc một số suy nghĩ của bản thân mình thông qua những trải nghiệm đã trên 70 năm sinh sống trong một xã hội đày biến động với chiến tranh tàn khốc ở Việt nam, cũng như tại nước Mỹ với nhiều khủng hoảng, xáo trộn bất ổn hiện nay.  

Như nhan đề đã có thể gợi ra cho người đọc, tôi xin bắt đầu nói về chuyện “Sống cho Mình”, tức là mỗi người phải lo cho bản thân của mình trước đã, rồi sau đó mới có thể lo lắng chăm sóc cho người khác được. Trong tiếng Pháp có câu nói rất gọn : “Chacun pour soi. Dieu pour tous”, tức là “Mỗi người phải lo chăm sóc cho chính bản thân mình. Chỉ có Chúa Trời thì mới có thể lo lắng cho tất cả mọi người mà thôi.”  Mỗi một con người đến tuổi trưởng thành, thì đều có một cuộc sống riêng tư, một cá tính, một thân phận, một định mệnh riêng biệt do chính mình chịu trách nhiệm làm chủ, chứ không thể nào mà cậy nhờ vào một ai khác, dù đó là người thân thiết nhất như cha mẹ, anh chị em ruột thịt, để họ sống thay thế cho mình được. 

Vào lứa tuổi đôi mươi, lúc còn là một sinh viên đại học ở Saigon, thì tôi rất tâm đắc với cái môn triết học hiện sinh (Existentialisme) do các triết gia Jean Paul Sartre, Albert Camus, Gabriel Marcel của Pháp rao giảng. Nó thật hấp dẫn lôi cuốn lớp trẻ chúng tôi với những quan niệm cởi mở, phóng khoáng đề cao sự tự do lựa chọn của mỗi cá nhân (liberte de choix). Tôi rất thích cái lối định nghĩa trong triết học hiện sinh : “ Cuộc sống là một dự phóng (un projet) của mỗi con người lăn xả vào trong cái không gian xã hội bao la, khoảng khoát đến vô biên đó…” Các triết gia này còn phân biệt rành rẽ  : “ hữu thể tự thân” (être-en-soi) thì khác với “hữu thể vị ngã” (être- pour- soi), rồi đến “hữu thể vị tha” (être-pour- autrui). 

Nói chung, thì thời kỳ sau thế chiến thứ hai, trong thế hệ thanh niên sinh viên khắp nơi trên thế giới, đã có sự bùng nổ mạnh mẽ trong nhận thức về vị thế và vai trò của con người trong xã hội. Nhưng cũng có sự lạm dụng quá đáng về sự tự do vô giới hạn, đến nỗi nhiều người đâm ra sống buông thả, phóng túng, tự cho mình được quyền vượt ra ngoài khuôn khổ đạo đức luân lý thông thường. Mà họ cũng không có được cái ý thức trách nhiệm liên đới xã hội của tầng lớp thiểu số được ưu đãi đối với đa số lớp người bị ngược đãi, bị bóc lột, bị khinh miệt bỏ rơi. Tôi thật nhớ lời cảnh giác của linh mục Alexis Cras có tên Việt nam là Đỗ Minh Vọng, chuyên dậy môn triết học; ông nói thẳng thừng rằng : “ Jean-Paul Sartre là kẻ làm sa đọa giới thanh niên” ( Sartre, le dépravateur de la jeunesse!) 

Cũng vào thời gian đó, thì tôi lại được tiếp cận với một lô sách báo, tài liệu của Nhóm “Kinh tế và Nhân bản” (Economie et Humanisme) có trụ sở ở thành phố Lyon bên Pháp. Nhóm này chủ trương kêu gọi : “Phải thực hiện một sự phát triển toàn diện và điều hòa” (Developpement total et harmonise), chứ không chỉ có chăm lo xây dựng riêng về mặt vật chất kinh tế, mà sao lãng không chú trọng gì đến các khía cạnh văn hóa xã hội, và đạo đức tâm linh khác. Họ nêu khẩu hiệu :” Phát triển toàn diện mỗi người và tất cả mọi người” (developpement de tout homme et de tous les hommes). Tôi thật say mê tâm đắc với cái chủ trương nhân bản và nhân ái này, mà tôi thấy nó cũng tương tự như lời giáo huấn của cha ông ta ngày xưa theo mẫu mực truyền thống của người trượng phu quân tử, vốn luôn đòi hỏi tầng lớp được ưu đãi hơn, thì phải ra sức hy sinh lo lắng chăm sóc cho bà con kém may mắn trong thôn xã của mình. Đó là trách nhiệm liên đới, gắn bó thân thương với nhau của mọi thành viên trong một cộng đồng xã hội. Nói cho ngắn gọn hơn, thì đó là cái lối “Sống cho Nhau”, mà nhân gian vẫn thường đề cao với cái chuyện “Ân Nghĩa ở Đời” vậy. 

Đến năm 1960-61, tôi được đi du học tu nghiệp ở Mỹ, thì ngoài chuyện học tập về chuyên môn, tôi lại có dịp quan sát cái lề lối tổ chức sinh hoạt của xã hội tại hạ tầng cơ sở, nơi các thị trấn nhỏ xung quanh thủ đô Washington. Tôi đặc biệt cảm kích trước cái tinh thần hy sinh tự nguyện của người dân trong việc phục vụ công ích của tập thể cộng đồng, mà người Mỹ gọi là “Public Service”. Những điều tôi chứng kiến tại Mỹ hồi năm 1960-61 đó, thì y hệt như điều mà nhà xã hội học người Pháp là Alexis de Tocqueville đã mô tả thật chi tiết, rành mạch trong cuốn sách thời danh “De la Democratie en Amerique” (Nền Dân chủ tại nước Mỹ) xuất bản đã trên 100 năm trước tại nước Pháp, hồi cuối thập niên 1830. Nhờ đích thân được chứng kiến cái kinh nghiệm phát triển thực tế đó tại nước Mỹ, mà từ năm 1965, tôi đã cùng với một số bạn dấn thân hết mình vào công cuộc xây dựng xã hội với Chương trình Phát triển Cộng đồng tại các Quận 6,7 và 8 Saigon, như tôi đã có dịp trình bày chi tiết với quý bạn đọc trong mấy năm gần đây. 

Thành ra, trong xã hội cổ truyền ở nước ta, cũng như trong xã hội Âu Mỹ hiện đại, tôi đều thấy là lúc nào và ở đâu, cũng đều có sẵn những người thật lòng hy sinh hết mình, để mà phục vụ cho tập thể cộng đồng, nơi bản thân mình và gia đình đang sinh sống. Chính vì có nhiều người biết “Sống cho Nhau” như thế đó, mà xã hội mới được an vui hạnh phúc nồng ấm, trong tinh thần tương thân tương trợ, bảo bọc lẫn cho nhau. 

Và những điều tôi được học hỏi nơi trường ốc, cũng như được chứng kiến trong thực tế ngoài xã hội như thế, đã giúp cho tôi luôn giữ được một thái độ lạc quan tin tưởng ở cuộc đời, cũng như ở sự lương hảo của con người, mặc cho những sóng gió nghịch cảnh vì chiến tranh, vì hận thù khắp nơi khắp chốn ngày nay vậy./ 

California, Tháng Tám 2010

Đoàn Thanh Liêm

 

Tác giả: Luật sư Đoàn Thanh Liêm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!