Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Bài Viết Của
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
ĐỪNG CÓ GÌ NGOÀI YÊU THƯƠNG (SUY NIỆM DÀNH CHO HÀNG LINH MỤC NHÂN LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
LINH MỤC CŨNG LÀ "CON CHIÊN" (LỄ CHÚA CHIÊN LÀNH)
MUÔN ĐỜI THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG
NIỀM VUI VÀ ĐỨC TIN PHỤC SINH
VÔ CẢM ĐẾN TÀN BẠO (SUY NIỆM BÀI THƯƠNG KHÓ)
THÁNH GIÁ VÀ THÂN XÁC CỦA CON NGƯỜI ĐẸP NHẤT (SUY NIỆM TUẦN THÁNH)
“ĐƯỢC TÔN VINH” NGHĨA LÀ GÌ?
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
“ĐỀN THỜ” THEO GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B)
CÓ THẬP GIÁ, NHƯNG SẼ CÓ PHỤC SINH
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN (CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B)
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG (LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA)
LÀM GÌ ĐỂ LUÔN HY VỌNG?
THẦY THUỐC CỦA LINH HỒN
XIN LỖI...
SỐNG THẾ NÀO ĐỂ GỌI LÀ "CHẤT"?
VẪN THỜ CHÚA VÀ VẪN GIẾT CHÚA (LỄ HIỂN LINH 2023)
HƯỚNG TỚI NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
BÀI HỌC NÀO CHO GIA ĐÌNH?
LẠY CHÚA CON ĐỒNG Ý... (LỄ ĐỨC MẸ LÀ MẸ THIÊN CHÚA)
XIN VÂNG VÀ NHỮNG DIỆU KỲ
BÀI HỌC TỪ ĐÓA HỒNG NHẬP THỂ (SUY NIỆM LỄ GIÁNG SINH)
ĐỂ CHÚA ĐẾN...
GIOAN TẨY GIẢ, NGÀI LÀ AI?
THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
CHÚA "ĐẬP" MẠNH HÀNG LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH
VỀ NHÀ CHA
CHO TÌNH YÊU LÊN NGÔI
TÔI ĐANG THUỘC VỀ "LIÊN MINH MA QUỶ"?
BÁC ÁI VÀ TRUYỀN GIÁO
LOẠI TRỪ THIÊN CHÚA VÀ LÝ DO
CHÚA MÃI KIÊN NHẪN ĐỢI CHỜ
TẤT CẢ CON LÀ CỦA MẸ
CHÚA YÊU CHỈ VÌ CHÚA MUỐN
AI CÓ QUYỀN THA THỨ? AI CẦN THA THỨ?
TÔN TRỌNG MỌI THỤ TẠO CỦA THIÊN CHÚA
TIN MỪNG BẠO LỰC?

 

 QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XXVI Thường Niên, năm B

Lm JB. NGUYỄN MINH HÙNG

Giáo phận Phú Cường

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/2Y6d3rF

 

Không chỉ bạo lực, Lời Chúa Giêsu dạy hôm nay còn đẫm máu, kinh dị và gây ám ảnh?

“Kẻ nào làm cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé mọn có lòng tin Thầy, thà buộc thớt cối xay vào cổ người ấy mà xô xuống biển thì hơn. Nếu tay con nên dịp tội cho con, hãy chặt tay đó đi: thà con mất một tay mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai tay mà phải vào hỏa ngục, trong lửa không hề tắt. Nếu chân con làm dịp tội cho con, hãy chặt chân đó đi: thà con mất một chân mà được vào cõi sống, còn hơn có đủ hai chân mà phải ném xuống hỏa ngục. Nếu mắt con làm dịp tội cho con, hãy móc mắt đó đi, thà con còn một mắt mà vào Nước Thiên Chúa, còn hơn có đủ hai mắt mà phải ném xuống hỏa ngục, nơi mà dòi bọ rúc rỉa nó không hề chết và lửa không hề tắt”.

Sao lại xô kẻ gây cớ vấp phạm xuống biển? Sao lại chặt chân, chặt tay, móc mắt khi các cơ quan ấy gây cớ phạm tội? Chặt và móc đến bao giờ thì mới hết chặt và móc, vì đời người đâu phải chỉ phạm tội một lần? Kinh dị nhất là hình ảnh hỏa ngục: lửa đốt vĩnh viễn, dòi bọ sống và rúc rỉa vĩnh viễn?

Nếu cứ chặt, cứ móc quăng đi thì cả Hội Thánh không một ai mà không què, cụt, chột? Bởi không một ai là không phạm tội, thậm chí tái phạm tội không chỉ một mà rất nhiều lần trong mỗi đời người?

Những hình ảnh trên, nếu xảy ra thật, gây ám ảnh, khiếp đảm vô cùng, thậm chí man rợ. Sự man rợ chắc chắn xảy ra hàng ngày, trên diện rộng, vì không ngày nào, không có kẻ phạm tội, không có số đông người phạm tội. Đàng khác, Hội Thánh sẽ không tồn tại. Chắc chắn không ai dám gia nhập vào một Hội Thánh kinh dị như thế.

Phải hiểu thế nào về lời dạy ấy? Chúa là Đấng ham thích bạo lực chăng? Ham thích nhìn người ta đau khổ khi họ sống trong cảnh đui mù, què cụt chăng?

Trước hết, ta cần dứt khoát tái khẳng định, Chúa Giêsu chẳng những không bao giờ chủ trương bạo lực, tàn nhẫn, hành xử man rợ. Ngược lại, từ lời dạy đến đời sống, cung cách sống, cung cách hoạt động, lối hành xử khi đối diện các phạm nhân và cả đến việc Chúa chấp nhận hiến dâng thân mình, đều nói lên đường lối hy sinh, yêu thương, chấp nhận thiệt thòi về phía mình, chấp nhận liều thân sống chết cho con người, cho hạnh phúc và sự bình an của con người.

Những Lời Tin Mừng mới nghe qua tưởng như rùng rợn, chỉ là cách nhấn mạnh tính trầm trọng của tội, để ta biết sợ mà tuyệt đối lánh xa nó.

Tội là thực tại bi đát, nguy hiểm, gây tang thương, chết chóc cả xác hồn. Nó đẩy ta xa Chúa, đi ngược đường lối của Chúa, hàm chứa sự chống đối Chúa, chống đối giáo lý của Chúa, cướp mất sự sống đời đời, xa cách Chúa đời đời...

Cần hy sinh cắt bỏ tận gốc hoàn cảnh, cơ hội, thói quen, suy tư, nghiêng chiều, ràng buộc vương vấn của tội..., bởi chúng dễ đưa tới tội.

Tay - chân - mắt tượng trưng cho mọi dịp tội mà một Kitô hữu có thể khám phá nơi bản thân hoặc trong các quan hệ mà bản thân có được. Phải "chặt bỏ” tật xấu, thói quen xấu, phải “cắt đứt” mối liên hệ nguy hiểm. Tính dữ dội biểu lộ qua sự đấu tranh trong chính nội tâm nhằm dứt khoát và quyết liệt với tội.

Đứng trước chọn lựa, một bên là chính Chúa, bên kia là tội, nếu Kitô hữu biết liều mình hy sinh đến cả mạng sống để đáp lại ơn gọi nên thánh như Chúa là Đấng Thánh, họ phải can đảm, anh dũng trấn áp tội. Họ dùng chính ơn Chúa, đời sống cầu nguyện liên lỷ, phó mình cho Chúa để thắng tội, đi về phía Chúa. 

Đêm ngày, tín hữu phải luôn luôn quả quyết với chính mình, nếu đó là sự công chính, đường lối công chính, dù có chết, cũng phải thực hiện cho bằng được. Ngược lại, đó là sự tội, là con đường dẫn đến tội, dù có chết cũng phải tránh xa, phải nghiêm túc xem chúng là kẻ thù của bản thân.

Như người bệnh phải phẫu thuật, cắt bỏ phần thân thể nhiễm độc để bảo toàn mạng sống, Kitô hữu phải quyết liệt với tội, phải hy sinh cho ơn phần rỗi cách mạnh mẽ chẳng khác “chặt tay, chặt chân, móc mắt”.

Qua kiểu nói mặc lấy bạo lực, Chúa muốn nhấn mạnh giá trị tuyệt đối của sự sống trường sinh, của Nước Chúa. Đó là tiêu chuẩn tối hậu cho mọi chọn lựa của con người. Bởi vì chọn lựa, biết bao nhiêu người chấp nhận thiệt thòi, thậm chí cái chết để trung thành với đòi hỏi dữ dội, tưởng như bạo lực ấy.

Giáo lý Tin Mừng không hề kêu gọi bạo lực, nhưng đòi tín hữu không khoan nhượng, nếu cần, phải mạnh tay, dám dùng "bạo lực" mà nghiêm túc xử lý bản thân cho dù chấp nhận đi ngược xu hướng tội lỗi vốn ăn sâu trong bản thân, đi ngược sự khôn ngoan của thế gian nữa.

Để có thể luôn luôn củng cố sự thánh thiện của bản thân, chúng ta hãy học theo đường lối của nhiều vị thánh trẻ như: Thánh Đaminh Saviô trung thành suốt đời với quyết tâm: “Thà chết chứ không phạm tội”. Còn Thánh Carlo Acutis, khi qua đời mới 15 tuổi, vừa được tuyên chân phước ngày 10.10.2020 thì nói: “Tôi hạnh phúc được chết vì tôi đã sống mà không lãng phí một phút nào cho những điều Thiên Chúa không ưa thích”.

Hãy dứt khoát không cho tội ác bất cứ cơ hội nào, dù chỉ là một một sự dễ dãi cỏn con. Trong mọi nơi, mọi lúc, hãy chống trả nó. Hãy cự tuyệt và đoạn tuyệt tội lỗi. Hãy tránh xa nó. "Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng!" (Ep 4, 27).

 

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. JB Nguyễn Minh Hùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!