.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Mùa Thường Niên ● Nước Trời

● Thiên Chúa là Tình Yêu

● Hành Trình Lên Giêrusalem

● Chàng Thanh Niên Giàu Có

● Tác Nhân Của Sự Thay Đổi

● Người Mù Ba-Ti-Mê

● Tình Yêu Là Gì?

● Bức Tranh Tận Thế

● Tiệc Cưới Tại Ca-Na

● Nước Cha Trị Đến

● Thầy Lang Ơi, Hãy Chữa Lấy Mình

● Chèo Thuyền Ra Chỗ Nước Sâu

PHẦN II: A- Mùa Vọng

● Thống Hối

● Ân Sủng

B- Mùa Giáng Sinh ● Một Em Bé Trong Máng Cỏ

● Một Ngôi Sao Lạ

● Cậu Bé Mười Hai Tuổi

● Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

C- Mùa Chay ● Con Mắt Thứ Ba

● Dưới Chân Thánh Giá

● Người Cha Ân Tình

● Ném Đá

● Lễ Lá

● Rửa Chân

D- Mùa Phục Sinh ● Chúa Sống Lại Thật

● PS2: Thanh liêm Trí Thức

● PS3: Những Người Xa Lạ

● PS4: Mục Tử Nhân Hậu

● PS5: Đại Nghĩa

● PS6: Chúa Làm Gì ở Hỏa Ngục

● Lễ Thăng Thiên

● Lễ Hiện Xuống

PHẦN III: Mùa Thường Niên ● Sai Đi

● Người Samaria Nhân Hậu

● Hai Chị Em Mac-ta và Maria

● Cầu Xin Không Được

● Tích Trữ Của Cải

● Cuộc Sống Là Một Quà Tặng

● Bình An Của Chúa Kitô

● Hỏa Ngục và Tình Yêu Của Chúa

● Thức Giấc

● Vác Thánh Giá Mình

● Lòng Trắc Ẩn

● Biết Sống

● Ông Phú Hộ và Anh La-Da-Rô

● Đức Tin Bằng Hạt Cải

● Biết Ơn

● Cầu Nguyện

● Người Pha-ri-sêu và Người Thu Thuế

● Ông Da-Kêu

● Sự Sống Lại

● Cuộc Sống Không Đẹp Chút Nào

● Lễ Chúa Giêsu Kitô Là Vua

● Người Đàn Bà Góa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đồng Hành Với Chúa
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
nguyên tác: Lm. Vincent Travers
● CẦU XIN KHÔNG ĐƯỢC

Bài suy niệm 38

CẦU XIN KHÔNG ĐƯỢC  

Có một lần Chúa Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: ‘Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông.’ Người bảo các ông: ‘Khi cầu nguyện anh em hãy nói: 

Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,

Triều Đại Cha mau đến,

Xin cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy;

Xin tha tội cho chúng con,

Vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con,

Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ. 

Người còn nói với các ông: ‘Ai trong anh em có một người bạn và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả; mà người kia từ trong nhà lại đáp: xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được. Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người nầy vì tình bạn thì cũng sẽ dậy để cho người nầy tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó. 

Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho.  

Ai trong anh em là một người cha mà khi con xin cá thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người?” (Lc 11, 1-13) 

*** 

Chúa Giêsu cho chúng ta biết lời cầu xin dâng lên Thiên Chúa thì được hiệu nghiệm. “Anh em cứ xin thì sẽ được” (Lc 11, 9). Có bao giờ bạn ngạc nhiên tại sao trong thực tế điều đó luôn luôn không thực hiện được? Thông thường, chúng ta xin nhưng không được. Chúng ta gõ cửa nhưng thấy cửa đóng then gài đối với chúng ta. Tuy nhiên, xem ra Chúa Giêsu hứa hẹn điều ngược lại.  

Tại sao Thiên Chúa luôn luôn không đáp lại lời cầu xin của chúng ta? Chúng ta có cả một khối câu trả lời. Có thể chúng ta không có đức tin đủ. Có thể chúng ta xin điều không đúng, xin những việc không tốt cho chúng ta. Có thể Thiên Chúa cho chúng ta điều chúng ta xin bằng một cách khác. Thiên Chúa là một người cha thương yêu chúng ta nên Ngài biết rõ hơn chúng ta, điều tốt lành cho chúng ta.  

Có cha mẹ nào có thể cho con một con dao để chơi không? Một ngày nào đó, chúng ta sẽ hiểu sự khôn ngoan thâm sâu của Thiên Chúa khi xem ra đã không đáp ứng lời cầu xin của chúng ta. C.S. Lewis có lần đã ngỏ ý là khi nhìn lui lại có thể chúng ta sẽ cảm tạ Chúa muôn đời vì đã không đáp lại lời cầu xin của chúng ta.

 

Nhân danh Chúa Kitô là Chúa chúng ta 

Lewis có lý. Có sự minh triết trong tất cả những lý do đó, ngoại trừ không có lý do nào trong những lý do đó có lý do thật sự. Với tư cách là Kitô hữu, chúng ta đã cầu xin Chúa “nhân danh Chúa Kitô là Chúa chúng ta” và, trong khi cố đáp lại lời cầu xin đó, Thiên Chúa tôn trọng sự nhập thể, tức là quyền hạn Thiên Chúa phần nào bị giới hạn và phần nào tùy thuộc vào hành động của con người. Điều đó có nghĩa như thế nào?  

Chúng ta cầu nguyện nhân danh Chúa Kitô” có nghĩa là chúng ta phải liên hệ hết mình vào điều chúng ta nài xin khi cầu nguyện. Theo thần học của Thánh Đa-minh: Chúng ta cầu nguyện bởi vì mọi sự việc tùy thuộc Thiên Chúa; chúng ta phải hành động, bởi vì mọi sự việc tùy thuộc chúng ta. 

Lấy thí dụ, nếu mẹ chúng ta bị bệnh nặng và chúng ta cầu nguyện cho người mạnh khỏe, nhưng chúng ta không chở người đi bác sĩ thì chúng ta tuy đã cầu nguyện rất đúng nhưng chúng ta đã không cầu nguyện như là Kitô hữu. Chúng ta đã không hoàn toàn gắn bó vào điều chúng ta cầu xin. 

Nếu chúng ta thấy một người bạn đồng nghiệp hay một bạn bè xem ra bị sa sút tinh thần và chúng ta cầu nguyện cho người đó, nhưng chúng ta không trò chuyện với họ, tức là chúng ta đã không cầu nguyện như Kitô hữu. Giả thiết Chúa an ủi người đó như thế nào? Chúa gởi cho họ một điện thư từ trời cao hay sao? 

Chính giọng nói của chúng ta, sự quan tâm của chúng ta, sự giao tiếp có tình người của chúng ta…được gọi là “nhân danh Chúa Kitô là Chúa chúng ta” bởi vì chúng ta làm thành những chi thể của Chúa Kitô. Vì vậy, cầu nguyện “nhân danh Chúa Kitô là Chúa chúng ta” có nghĩa là chúng ta sẵn sàng nói chuyện với người bạn đó. 

Tôi vừa nói chuyện với một người mẹ trẻ mà đứa con trai lối xóm của bà đã tự tử. Chị nói với tôi là chị cầu nguyện cho cậu con trai đó và cho tang quyến nữa. Rồi chị tình cờ cho biết: “Con đã trải qua nhiều giờ uống cà-phê với người mẹ đau khổ đó, lau dọn nhà bếp cho bà và cố gắng lưu lại đó với bà.” Có thể chị không nhận biết lời cầu nguyện của chị đối với gia đình đó là một lời cầu nguyện của Kitô hữu thật sự. 

Nếu chúng ta cầu nguyện cho một người bạn thân thiết ngày hôm nay mà không gởi một tấm thiệp hay một bó hoa hồng để nói lên với người đó là chúng ta tưởng nhớ tới họ, làm sao lời cầu nguyện của chúng ta có thể xúc động họ được? Nếu chúng ta cầu nguyện cho hòa bình thế giới, nhưng từ trong nội tâm, chúng ta không tha thứ cho những người xúc phạm chúng ta, làm sao Chúa có thể mang hòa bình xuống trên trần thế nầy?  

Lời cầu xin cần đến xương thịt máu huyết chúng ta để hỗ trợ, bởi vì cầu xin “nhân danh Chúa Kitô là Chúa chúng ta” cũng bao gồm chúng ta trong tiến trình đó nữa, bởi vì chúng ta là những chi thể của Chúa Kitô và Chúa Kitô đưa tay ra để vói tới chúng ta, xuyên qua thân thể của Ngài.

 

Cha biết con gõ cửa 

Tôi xin  kết thúc bằng những giây phút tuyệt vời ghi lại trong cuốn tiểu thuyết “Strumpet City” của Joseph Plunket – một cuốn tiểu thuyết được dàn dựng ở nội thành Dublin trong thời buổi kinh tế trì trệ. Một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đó là Rashers Tierney – một người ăn xin.  

Rashers đang bệnh nặng, sắp chết. Một người trong nhóm bạn ăn xin hỏi ông: “Khi bạn chết và gõ cửa Thiên Đàng của Chúa, Ngài sẽ nói gì với bạn.” Với gương mặt hốc hác sáng rỡ lên, Rashers nói: “Chúa sẽ phán: Vào đi con, hỡi Rashers, Cha biết con gõ cửa.

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh (nguyên tác: Lm. Vincent Travers)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!