.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

I - Bốn Mươi Năm Nhìn Lại

II - Hoài Niệm Của Một Vị Hồng Y Nghị Phụ Người Canada

III - Công Đồng Vatican II - Hôm Qua Và Hôm Nay

IV - Mười Sáu Văn Kiện Được Công Đồng Vatican II Chuẩn Nhận

V - Công Đồng Chung Và Thượng Hội Đồng Giám Mục

VI - Đức Giáo Hoàng Phaolô II Điều Hướng Và Kiện Toàn Công Đồng Vatican II

VII - Những Thay Đổi Phụng Vụ

VIII - Sự Chuyển Hướng Về Phía Giáo Dân

IX - Quan Niệm Hôn Nhân Thay Đổi Kể Cả Đối Với Những Người Không Công Giáo

X - Tự Do Tôn Giáo - Hiện Đại Hoá Những Quan Hệ Giữa Giáo Hội Và Nhà Nước

XI - Hồi Tưởng Những Năm Lịch Sử Công Đồng Vatican II Của Một Số Chuyên Viên Hoa Kỳ Còn Sống

XII - Một Linh Mục Dòng Tên Chuyên Viên Vẫn Tiếp Tục Khảo Sát Sự Thực Thi Công Đồng Vatican II

XIII - Vai Trò Của Đức Thánh Cha Bênêditô XVI

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Công Đồng Vatican II qua bốn thập niên
Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh
XI - HỒI TƯỞNG NHỮNG NĂM LỊCH SỬ CÔNG ĐỒNG VATICAN II CỦA MỘT SỐ CHUYÊN VIÊN HOA KỲ CÒN SỐNG

Đức Hồng Y William H. Keeler ở Baltimore cho biết Công Đồng Vatican II đã biến đổi cách hiểu biết của ngài về điều gọi là “dùng Lời Chúa trong cách giảng dạy”. Đối với Đức Giám Mục hưu trí Raymond W. Lessard ở Savannah, Ga., thì chiều kích đại kết của Công Đồng, ngay cả trong giai đoạn chuẩn bị, là điều gây ấn tượng sâu sắc nhất. Còn Đức Giám Mục hưu trí John S. Cummins ở Okland, California thì việc Công Đồng nhấn mạnh về Thánh Kinh đã đòi hỏi ngài rất nhiều trong vấn đề giảng dạy tốt hơn và “thay đổi cách thức chúng ta cầu nguyện”.Đức ông Robert Trisco, một sử gia nổi tiếng về Giáo hội học cho biết thời gian Công Đồng nhóm họp 1962-1965 “là một kinh nghiệm khá lâu dài và bao hàm một cách toàn diện khó toát lược. Đó là một phần đời sống mà tôi khó quên nhất”. Cả bốn giáo sĩ đó có một điểm chung: họ là những vị trong số những giáo sĩ ít oi người Hoa-Kỳ còn sống mà đã tham dự Công Đồng Vatican II với tư cách học giả chuyên viên. Họ đã tham dự những khóa họp có độ trên 2000 giám mục trên khắp thế giới nhóm tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Những chuyên viên gồm có hơn 450 linh mục khắp nơi trên thế giới, trong đó có 50 vị đến từ Hoa-Kỳ, nhằm giúp đỡ các giám mục họp nhau tại Roma để quyết định điều gì cần thiết nhằm đổi mới Giáo Hội ở bên trong, giúp Giáo Hội dấn thân vào thế giới theo những cách thức mới mẽ ngỏ hầu đi vào một kỷ nguyên đối thoại thân tình với những giáo hội Kitô khác cũng như những tôn giáo khác. Một số chuyên viên giúp dự thảo những tài liệu, trong khi những vị khác giúp viết ra hay chuyển dịch những bài diễn văn cho các giám mục. Chẳng hạn Đức Hồng Y Keeler và Đức Ông Trisco - nằm trong danh sách báo chí Hoa Kỳ - đã gặp gỡ các ký giả hằng ngày. Họ cũng là những thành phần thuộc tổ xuất bản “Tập San Thời Sự” của Công Đồng. Đó là một tài liệu tóm tắt các biên bản bằng Anh ngữ hằng ngày để phân phối cho các giám mục nói tiếng Anh. Hiện nay Đức Ông Trisco là một giáo sư danh dự về “lịch sử Giáo Hội ở Đại Học Công Giáo Hoa-Kỳ” và là chủ bút “Tạp Chí Lịch Sử Công Giáo”, cho biết một trong những lúc căng thẳng nhất trong Công Đồng vào ngày 8-11-1963 là khi Đức Hồng Y người Đức – Joseph Frings – ở Cologne đã gọi những thủ tục của Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin là lỗi thời, tai hại và nhục nhã. Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani là bộ trưởng Thánh bộ Tín Lý và Đức Tin, nhưng trong thời gian đó chính Đức Thánh Cha đứng đầu. Đức Ông Trisco cho biết Đức Hồng Y Ottaviani “giận dữ và khó chịu ra mặt” và về sau trong cũng một khóa họp đó đã xúc động phản đối lại những lời chỉ trích trên đây của Đức Hồng Y Frings. Đối với Đức Ông Trisco, “đó là một buổi sáng rất bi thảm” bởi vì trước kia “không ai dám chỉ trích Thánh Bộ Đức Tin như thế một cách công khai ở nơi công cọng và nhất là do một vị hồng y ở trong Công Đồng”. Đức Giám Mục Lessard từ khi bị đau lưng kinh niên đã rời khỏi giáo phận Savannah năm 1995 và từ đó dạy môn thần học ở Chủng Viện St. Vincent de Paul ở Buynton Beach, Fla., cũng đã có mặt ở Roma trong thời gian chuẩn bị Công Đồng và về sau lưu lại đó với tư cách một viên chức của Bộ Giám Mục.  Ngài nhớ lại ủy ban soạn thảo của Công Đồng chuẩn bị việc thảo luận mời những quan sát viên các giáo hội khác. Ngài cho biết: “Tôi nghi vấn đề nầy do chính Đức Thánh Cha Gioan XXIII.” Quyết định mời các quan sát viên từ các giáo hội Kitô khác “là một khởi đầu rất quan trọng” và báo trước “những tiến bộ quan trọng” trong những tương quan đại kết kể từ đó.  Làm việc với cơ quan của Vatican trông nom các giám mục cũng như những hội nghị các giám mục, Đức Cha Lessard có lợi điểm là từ đó thấy được một cách toàn diện sự thực thi những giáo huấn của Công Đồng trên toàn thế giới về các lãnh vực đó. Ngài cho biết nhiền điều đã được thực hiện để bành trướng quyền hành của các giám mục, cổ võ giám mục đoàn và giải quyết những vấn nạn thực tế phát sinh do các hội đồng giám mục. Ngài gọi việc thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới là một “bước tiên phong” chuyển tải tiếng nói của các giám mục trên thế giới đối với những vấn đề mà Giáo Hội đang đối phó. Ngài gọi vấn đề giám mục đoàn là một “vấn đề thời sự” đang tác động hỗ tương giữa Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương. Trong tư cách là giáo sư môn Giáo Hội học - môn thần học về Giáo Hội - ngài cho biết: “Tôi say mê Lumen Gentium (văn kiện Tín Lý của Công Đồng về Hiến Chế Giáo Hội) và tinh hoa của văn kiện đó. Tôi không thể biết được tài liệu phong phú đến mức nào.” Theo ngài, một trong những điểm quan trọng nhất là sự khôi phục ý nghĩa của Giáo Hội như là “koinonia” tức sự hiệp thông hay tình bạn giữa các tông đồ và không chỉ bằng một ý nghĩa mang tính cách trí thức, nhưng “được cảm nhận và sống như thế nào.”  Đúc Cha Lessard cho biết một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của công tác đào tạo linh mục là “chống lại hội chứng trỗi vượt hiện nay: chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa đó đã ảnh hưởng trên rất nhiều lãnh vực thuộc tư duy và đời sống chúng ta. Người ta sẽ thu hút những người trẻ đó như thế nào - những linh mục tương lai đó - theo cách thức nhìn sự việc có tính cách giáo sĩ hơn…một thực tế thần học hiệp thông với giám mục và tất cả các linh mục, chưa nói tới việc tương giao với giáo dân nữa? Đó là một thách đố lớn lao, làm sao người ta chuyển biến hết những ý niệm tân kỳ đó vào trong linh đạo của họ.”

 Theo Đức Hồng Y Keeler, khi nhìn lại Công Đồng, “một trong những điều đánh động tôi mạnh mẽ nhất” là khi Đức Hồng Y Augustin Bea, người đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Võ sự Hợp Nhất Kitô Giáo “đọc diễn văn…liên quan đến người Do-Thái”. Đức Hồng Y Keeler cho biết bài diễn văn đưa ra điều mà cuối cùng trở thành tuyên ngôn của Công Đồng kết án chủ nghĩa bài Do-Thái và nhìn nhận giao ước liên tục của Chúa với người Do-Thái là một trong những điểm ngoặt của Công Đồng. Theo Ngài, một biến cố khác mà ngài còn ghi nhớ một cách sống động là thời biểu đối với Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo trong tuần lễ cuối cùng của khóa họp thứ ba của Công Đồng. Ngài nói: “Dân chúng trong quốc gia chúng tôi và phần đông ở Âu châu rất lo lắng bởi sự kiện điều đó không được chấp thuận, nhưng thực sự văn kiện đó đã trở lại trong những năm sau đó và đã trở thành một tài liệu hay hơn nhiều.”

 Đức Hồng Y Keeler cho biết ngài nhớ lại tầm quan trọng mà các giám mục nhắm tới là việc cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô mỗi sáng trước khi buổi họp bắt đầu.  “Rồi việc kế tiếp là rước quyển Thánh Kinh. Quyển Thánh Kinh được rước lên giữa lối đi chính trong Vương Cung Thánh Đường và mở ra đặt trên bàn thờ, với ý nghĩa là quyển Thánh Kinh chủ tọa” trên Công Đồng, Đức Hồng Y nói như thế. Ngài còn cho biết thêm, tầm mức quan trọng chính của Lời Chúa được giải thích rõ ràng trong Hiến Chế Tín Lý của Công Đồng về Mạc Khải của Chúa.  Liên quan đến chính mục vụ của mình, ngài nói: “Điều mà tôi tìm thấy được, đó là tôi có thể đem ra thực hành điều hiểu biết do chúng tôi đem Lời Chúa ra khi chúng tôi giảng dạy…Đó là một cuộc cách mạng trong lối suy tư thời bấy giờ và tôi biết điều đó có một ảnh hưởng đối với tôi mãi mãi từ đó.”    Một điểm nổi bật khác đối với Đức Hồng Y Keeler là sự hiện diện và ảnh hưởng của các giám mục thuộc các giáo hội Công giáo Đông phương khiến các giám mục La-tinh nhận thấy rõ ràng hơn sự đa dạng của các truyền thống và các nền văn hóa Công giáo. Ngài cho biết sự nhận thức sâu đậm hơn của Chúa Thánh Linh đã gây ấn tượng trên ngài bởi các giáo hội Đông phương, ngài luôn cố gắng kết thúc những thư tín quan trọng bằng cách nhắc đến Chúa Thánh Linh “để dân chúng sẽ hiểu rằng Chúa Thánh Linh không phải xa lạ đối với chúng ta, nhưng Ngài phải ẩn náu trong sâu thẳm chúng ta.”  Tất cả các chuyên viên đó đều trích dẫn những cải cách về phụng vụ nhằm cổ võ dân chúng tham dự đông đảo hơn, nhất là việc đưa tiếng mẹ đẻ vào trong nghi lễ La-tinh, như quyết định của Công Đồng, có lẽ đã có ảnh hưởng lớn lao tức thời và lâu dài trên cuộc sống hằng ngày của tín hữu Công giáo. Đức Hồng Y Keeler ghi chú là không những các giám mục Âu Mỹ thúc bách việc sử dụng các ngôn ngữ địa phương nhưng các giám mục Nam Bán Cầu cũng cho thấy rằng dân chúng của họ “nhận thấy La ngữ như là một nền văn hóa thống trị; đó là chủ nghĩa thực dân ngụy trang dưới một dạng thức khác.”

 Khi được hỏi về những thành quả lớn lao của Công Đồng, Đức Giám Mục Cummins đưa ra ngay một danh sách như sau: “phụng vụ, Giáo Hội, tự do tôn giáo, đại kết.”  Ngài gọi việc dân chúng dấn thân một cách linh động vào vấn đề phụng vụ là một chuyển hướng trọng đại từ trước Công Đồng. Ngài cho biết giáo huấn của Công Đồng về Giáo Hội như một cộng đồng và như là dân Chúa để nhấn mạnh tầm mức quan trọng của bí tích thánh tẩy, nhu cầu tham khảo và sự quan trọng của công luận ở trong Giáo Hội.  Ngài còn nói thêm: “Điều đó có nghĩa là người ta phải công nhận sáng kiến của giáo dân, xét về mặt quyền uy, người ta phải tạo cơ hội để sáng kiến phát sinh.”  Đức Giám Mục Cummins cho biết Công Đồng nhắm tới trọng tâm của Thánh Kinh trong nền thần học, phụng vụ và cầu nguyện “đối với tôi là một thay đổi căn bản.” Ngài cho biết khi ngài được đào tạo trong chủng viện, không có tầm mức quan trọng đối với vấn đề học hỏi Thánh Kinh và đó là một cuộc chiến đấu đối với ngài: học hỏi Thánh Kinh để rao giảng hằng ngày.   Ngài cho biết: ngài chỉ tham dự khóa họp vào năm 1963 mà thôi nhưng nhận thấy thật là  một cơ hội “phi thường”, được gặp gỡ nhiều thần học gia chủ đạo của Giáo Hội và nghe họ bàn thảo những vấn đề mà Giáo Hội phải đối phó. Ngài nói: “Chúng tôi tham dự những cuộc mạn đàm về thần học gần như mỗi ngày.”  Theo các chuyên viên, cùng với sự tiến bộ lớn lao trong việc thực thi Công Đồng trong nhiều lãnh vực thuộc đời sống Giáo Hội, họ cũng nhận thấy còn nhiều việc phải làm. Đức Giám Mục Lessard nói: “Một trong những thách đố lớn lao là sự thực hiện đường lối của Công Đồng về vấn đề mục vụ” bằng cách triển khai một cách hữu hiệu những hội đồng mục vụ giáo phận và giáo xứ. Đức Hồng Y Keeler cho biết phần chương trình nghị sự chưa hoàn tất “thực ra đang cuốn hút sứ điệp chính” của Hiến Chế Công Đồng về Giáo Hội. Ngài nói: “Điều đó chưa được dân chúng hấp thụ hoàn toàn…Đó là một công tác không ngừng cố gắng kêu mời dân chúng đóng một vai trò linh động hơn trong Giáo Hội.”

 (Phỏng theo Jerry Filteau – Washington – CNS)

Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!