.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương 1: Mấy dặm sơn khê

Chương 2: Hải đảo Phú Quốc

Chương 3: Đà nẵng - Hội an

Chương 4: Thừa Thiên - Huế

Chương 5: Hà nội

Chương 6: Hạ Long

Chương 7: Thành phố Sapa

Chương 8: Lên miền Cao nguyên

Chương 9: Đáo Trường Thành

Chương 10: Bắc Kinh

Chương 11: Thượng Hải & Hàng Châu

Chương 12: Nhà Truyền Thống/ Văn Hóa & Đức Tin

Chương 13: Tu hội truyền giáo Vinh Sơn

Chương 14: Đan Viện Biển Đức Thiên Phước

Chương 15: Trẻ em khuyết tật

Chương 16: Những bào thai bị giết

Chương 17: Trung Tâm Trọng Điểm

Chương 18: Nhóm Tiếng Vọng

Chương 19: Khóa Tĩnh Huấn Vũng Tàu

Chương 20: Thánh lễ cầu cho bệnh nhân HIV/AIDS

Chương 21: Những thách đố đối với giáo hội Công giáo VN

Chương 22: Hiến Sinh Lâm Võ Hoàng

Chương 23: Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (1891-1978)

Chương 24: Cụ Văn Đình Tôn Thất Bản (1890-1973)

Chương 25: Lm. Thiên Phong Bửu Dưỡng (1907-1987)

Chương 26: Lm. Bửu Đồng (1912-1968) & Bửu Hiệp (1914-1988)

Chương 27: Bà Maria Tôn Nữ Ngọc Hoè (1897-1954)

Chương 28: Giáo sư Bùi Xuân Bào (1916-1991)

Chương 29: Giáo Sư Phan Huy Đức (1913 - +…)

Chương 30: Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương (1925…)

Chương 31: Cựu Hoàng Bảo Đại (1913-1997)

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG VIỆT NAM

MỤC LỤC 

LỜI MỞ ĐẦU 

PHẦN MỘT – MẤY DẶM SƠN KHÊ (Chương 1-8):

1/- Thành Phố Saigon. 2/- Hải đảo Phú Quốc. 3/- Đà Nẳng – Hội An. 4/- Thừa Thiên – Huế. 5/- Hà Nội. 6/- Vịnh Hạ Long. 7/- Thành phố Sa Pa. 8/- Lên miền Cao Nguyên.

 

PHẦN HAI – ĐÁO TRƯỜNG THÀNH (Chương 9-11):

9/- Vài nét lịch sử Trung Quốc. 10/- Bắc Kinh. 11/- Thượng Hải và Hàng Châu.

 

PHẦN BA – DÂNG HIẾN VÀ PHỤC VỤ (Chương 12-21):

12/- Nhà Truyền Thống/Văn Hóa và Đức Tin. 13/- Tu Hội Truyền Giáo Vinh Sơn. 14/- Đan Viện Biển Đức Thiên Phước. 15/- Trẻ em khuyết tật. 16/- Những bào thai bị giết. 17/- Trung Tâm Trọng Điểm. 18/- Nhóm Tiếng Vọng. 19/- Khóa Tỉnh Huấn Vũng Tàu. 20/- Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân HIV/AIDS. 21/- Những thách đố đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

 

PHẦN BỐN – TIẾNG SÉT ÁI TÌNH (Chương 22-31):

22/- Hiến sinh Lâm Võ Hoàng. 23/- Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích (1891-1978). 24/- Cụ Văn Đình Phaolô Tôn Thất Bàn (1890-1973). 25/- Linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng (1907-1987). 26/- Linh mục Bửu Đồng (+1968) và Bửu Hiệp (+1988). 27/- Bà Maria Tôn Nữ Ngọc Hòe (1897-1954). 28/- Giáo sư Bùi Xuân Bào (1916-1991). 29/- Giáo sư Phan Huy Đức (1913-+…). 30/- Giáo sư Nguyễn Khắc Dương (1925…). 31/- Cựu Hoàng Bảo Đại (1913-1997).

 

THAY LỜI KẾT – TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN  
 

LỜI MỞ ĐẦU 

Kể từ mùa Xuân 1975, đây là lần thứ hai tôi trở về Việt-Nam trong 10 tuần lễ (từ tuần lễ cuối tháng 9 đến tuần lễ đầu tháng 12 năm 2006). Lần trước tôi trở về Việt-Nam trong ba tuần lễ, vào mùa hè năm 2004. Những tâm tình bộc phát trong thời gian ngắn ngủi đó đã được ghi lại trong tập hồi ký “SAU BA THẬP NIÊN”. 

Trong 10 tuần lễ trên đây, ngoài thời gian lưu ngụ ở SAIGON, tôi đã có dịp du ngoạn hải đảo PHÚ QUỐC. Sau đó, trong chuyến du hành Xuyên Việt, tôi đã đi thăm các thành phố lớn ở miền Trung như ĐÀ-NẲNG, HỘI AN, HUẾ và những nơi danh lam thắng cảnh ở miền Bắc, như HÀ-NỘI, VỊNH HẠ-LONG và thành phố nghỉ mát SA PA, ghé qua thành phố biên giới Lào Cai. 

Kế đó, một tuần lễ ở Cao Nguyên đã cho tôi cơ hội thăm viếng BAN-MÊ- THUỘT, GIA-LAI, KONTUM và PLEIKU.  

Chuyến du lịch tiếp theo ở Trung Quốc đã đưa tôi đi thăm những nơi nổi tiếng như BẮC-KINH, THƯỢNG-HẢI, THẨM QUYẾN và QUẢNG CHÂU. 

Ngoài thời gian đi Tours, trong những ngày lưu lại ở Thành Phố Saigon, tôi có dịp tiếp xúc với những cộng đoàn tu trì chiêm niệm hay chuyên lo phục vụ người nghèo và những bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó có các giáo dân nữa. Gương chứng nhân của họ là niềm khích lệ lớn lao đối với Cộng Đồng Dân Chúa ở quê nhà. 

Ngoài ra, trong chuyến trở về nầy, tôi cũng gặp một vài người thân quen và đã thu thập một số tài liệu liên quan đến những gương chứng nhân đức tin, vốn là tân tòng và phần đông đã qua đời, xuất phát từ hoàng tộc hay những gia đình danh gia vọng tộc ở đất thần kinh. Dù họ là linh mục hay giáo dân, nhưng tất cả đã rao giảng Tin Mừng bằng chính cuộc sống đức tin của họ. Một số vị, với sự học thức yêu bác, đã trở thành những giáo sư nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước 1975. 

Do đó, những cảm xúc đột phát trên “NHỮNG NẺO ĐƯỜNG VIỆT-NAM” qua dịp trở về thăm quê hương lần nầy được ghi lại trong những trang sau đây như là “dấu ấn tình yêu” của tôi đối với quê hương, đối với Giáo Hội Việt-Nam, cũng như đối với những đồng bào thân thương mà tôi đã gặp gỡ, dù họ là những người quen biết hay xa lạ… 

Những giòng chữ nầy ghi lại những điều mắt thấy tai nghe và không liên hệ đến những sự việc lớn lao đang xảy ra trên đất nước Việt-Nam trong thời điểm đó như hội nghị APEC chẳng hạn, nhưng là những gì đang bàng bạc trong cuộc đời thường của đại đa số người Việt từ Nam chí Bắc, đến tận Cao-Nguyên và ra ngoài biên vực quốc gia nhỏ bé của chúng ta là Trung Quốc.  

“Chim có tổ, người có tông”, cho dù ở nơi đất khách quê người đã lâu – ba bốn năm thập niên hay hơn nữa – những người Việt tha hương vẫn mãi mãi không quên cội nguồn nước Việt thân yêu của mình. 

Tài liệu nầy, ngoài tính cách “hồi ký”, ghi lại lịch trình của một chuyến đi, còn mang đặc tính “biên khảo” đối với những địa danh và những cơ quan liên hệ.

 

Hương Vĩnh 

Vancouver BC Canada

Xuân Đinh Hợi và Mùa Phục Sinh 2007



Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!