Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Emmanuel Đinh Quang Bàn
Bài Viết Của
Emmanuel Đinh Quang Bàn
Giáo hội phải gắn kết với quảng đại quần chúng
Cơm ba bát, thuốc ba thang, bài giảng… ba từ
15 Điểm Tóm lược Thông điệp Lumen Fidei
ĐÁM CƯỚI DỰ ĐƯỢC THÌ ĐI, ĐÁM TANG KHÔNG ĐI KHÔNG ĐƯỢC
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo: Tự do tôn giáo, quyền căn bản của con người
Nhân đức Liên đới
Tôi có một giấc mơ
“Bí mật” cần “bật mí” của Giáo hội
GIÁO HỘI VIỆT NAM ĐANG CẦN NHỮNG “ÔNG WEIGANG”
“BÍ MẬT” CẦN “BẬT MÍ” CỦA GIÁO HỘI

 

Đinh Quang Bàn

Sách Tóm lược Học thuyết Xã hội Giáo hội Công giáo (sách Tóm lược) than rằng giáo huấn xã hội của Giáo hội “chẳng được giảng dạy mà cũng không được hiểu biết thấu đáo” (528). Lời than khá não nùng vì sách khẳng định rằng giáo huấn xã hội của Giáo hội phải là nền tảng của một công trình đào tạo thường xuyên và cao độ, nhất là việc đào tạo các tín hữu giáo dân (531). Sách cũng bảo rằng các linh mục và chủng sinh “phải trau dồi một kiến thức toàn diện về giáo huấn của Giáo Hội” và phải “quan tâm sâu sắc đến những vấn đề xã hội trong thời đại của mình” (533).

Giáo hội là Mẹ và là Thầy: Là Mẹ hiền của tôi, là Thầy dạy tôi. Mẹ hiền để lại gia tài cho con. Thầy dạy soạn thảo cẩm nang cho trò. Thế nhưng thực tế cho thấy gia tài của Mẹ, cẩm nang của Thầy là cả một kho báu bí mật được giấu kín. Kho báu bí mật được giấu kín ấy chính là Học thuyết xã hội Công giáo, còn được gọi là Giáo huấn xã hội Công giáo.

Thật vậy, Sách Tóm lược viết:

Cần phải quy chiếu vào học thuyết xã hội của Giáo Hội để đào tạo người Kitô hữu toàn diện. Huấn quyền thường xuyên nhấn mạnh học thuyết này là nguồn cảm hứng cho sứ mạng tông đồ và hoạt động xã hội vì xác tín rằng học thuyết sẽ hình thành một nguồn lực phi thường thông qua đào tạo; “điều này cách riêng rất đúng đối với người tín hữu giáo dân là những người có trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và chính trị. Trước hết, họ cần phải có một sự hiểu biết chính xác hơn… về học thuyết xã hội của Giáo Hội” (Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân, 60) (528).

Thật đúng là “vô tri bất mộ”. Có biết thì mới hâm mộ. Có đặc biệt hâm mộ, ngày đêm suy nghĩ, bàn bạc trong nhóm học tập thì mới xảy ra quá trình “nội tâm hóa” nhờ đó “các hành vi xã hội của con người có được chiều sâu và càng hiện thực hóa, có khả năng làm cho các thái độ đối với công lý và liên đới dần dần trở thành những thái độ phổ quát, mà dân Giao Ước được mời gọi thi hành đối với hết mọi người trong mọi quốc gia và dân tộc (25).

Nguồn lực này lẽ ra đã có thể giúp các Kitô hữu giáo dân trở thành men giữa lòng xã hội, đem sự sống mới và nguồn cảm hứng vào trong thế giới công ăn việc làm, đời sống công cộng, kinh tế và văn hóa. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy “gia sản học thuyết này không được giảng dạy cũng như chẳng được hiểu biết thấu đáo, vì thế điều này phần nào là nguyên do khiến cho học thuyết không được chuyển hóa một cách thích hợp để trở thành các hành vi ứng xử cụ thể” (528).

Trước tình trạng “mù” Giáo huấn Xã hội, sách Tóm lược đề ra phương dược:

Cần quan tâm hơn đến giá trị đào tạo của học thuyết xã hội của Giáo Hội trong lĩnh vực huấn giáo. Huấn giáo là việc giảng dạy một cách có hệ thống toàn bộ học thuyết Kitô giáo, nhằm khai phóng cho các tín hữu bước vào trong sự sung mãn của Tin Mừng. Mục đích tối hậu của huấn giáo là “làm cho người ta không những chỉ tiếp xúc mà còn hiệp thông, thân tình với Đức Giêsu Kitô”.

Bằng cách này, có thể nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần, từ Ngài xuất phát quà tặng sự sống mới trong Đức Kitô. Nhìn dưới ánh sáng này, trong việc giáo dục đức tin, khoa huấn giáo không thể không “làm rõ một cách thấu đáo các thực tại như hoạt động của con người nhằm giải phóng toàn diện bản thân, việc tìm kiếm một xã hội liên đới và huynh đệ hơn, cuộc tranh đấu cho công lý và xây dựng hoà bình. Để làm thế, phải trình bày Huấn quyền xã hội một cách trọn vẹn: lịch sử, nội dung và phương pháp của Huấn quyền xã hội. Việc tiếp xúc trực tiếp với bản văn các thông điệp xã hội, được đọc trong bối cảnh của Giáo Hội, làm cho việc tiếp nhận và áp dụng Huấn quyền xã hội trở nên phong phú, nhờ sự đóng góp của các lĩnh vực uyên bác và chuyên môn khác nhau trong cộng đồng” (529).

Mục đích của việc trình bày học thuyết xã hội phong phú của Giáo hội là nhằm thôi thúc mọi người hãy bắt tay hành động nhằm thực hiện “công cuộc nhân bản hóa các thực tại trần gian” (530).

Như Augustinô, bằng một diệu cảm tâm linh, tôi nghe như có tiếng bảo tôi: “Hãy cầm lấy mà đọc”.

Về phương diện cá nhân, “cảo thơm lần dở trước đèn” là việc phải làm. Để phổ biến HTXHCG sao cho các thực tại trần gian thấm nhuần tinh thần nhân bản Kitô giáo, thiết tưởng giáo dục phải là giải pháp căn cơ, công việc giảng dạy phải thực hiện trên diện rộng.

Sách Tóm lược bảo rằng các cơ sở giáo dục Công giáo phải đảm nhận sứ vụ đào tạo:

Các cơ sở giáo dục Công giáo có khả năng và quả thực phải thực hiện nhiệm vụ đào tạo quý báu, đặc biệt là cống hiến cho công cuộc đưa sứ điệp Kitô giáo hội nhập vào văn hoá, nghĩa là cho cuộc gặp gỡ sinh hoa kết quả giữa Tin Mừng và các ngành kiến thức khác nhau. Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo là một phương tiện cần thiết nhằm đạt đến một nền giáo dục Kitô giáo hữu hiệu hướng đến tình yêu, công lý và hoà bình, cũng như nhằm đạt đến một sự trưởng thành có ý thức về các bổn phận luân lý và xã hội trong những lĩnh vực văn hoá và chuyên môn khác nhau” (532).

Các linh mục và chủng sinh cũng cần được đào tạo về học thuyết xã hội của Giáo hội:

Việc vận dụng học thuyết xã hội của Giáo hội để đào tạo các linh mục và các ứng viên chức linh mục cũng không kém phần quan trọng. Các ứng viên này, trong bối cảnh chuẩn bị lĩnh thừa tác vụ, phải trau dồi một kiến thức toàn diện về giáo huấn của Giáo Hội và về mối quan tâm mục vụ của Giáo Hội trong lĩnh vực xã hội cũng như một sự chú ý sâu sắc đối với những vấn đề xã hội đương thời. Bộ Giáo dục Công giáo đã phát hành văn kiện Hướng dẫn Học tập và Giảng dạy Học thuyết Xã hội của Giáo Hội trong việc Đào tạo Linh mục, tài liệu này đưa ra những chỉ dẫn và khuyến nghị cụ thể về một kế hoạch đúng đắn và phù hợp để học hỏi giáo huấn này” (533).

Thế ra xem chừng Giáo hội đã có cả một kế hoạch rất căn cơ nhằm giảng dạy và phổ biến Giáo huấn Xã hội.

Bao giờ những nội dung “tuyệt mật” đó sẽ được “bật mí”?

Nguồn:  www.conglyvahoabinh.org

Tác giả: Emmanuel Đinh Quang Bàn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!