Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Emmanuel Đinh Quang Bàn
Bài Viết Của
Emmanuel Đinh Quang Bàn
Giáo hội phải gắn kết với quảng đại quần chúng
Cơm ba bát, thuốc ba thang, bài giảng… ba từ
15 Điểm Tóm lược Thông điệp Lumen Fidei
ĐÁM CƯỚI DỰ ĐƯỢC THÌ ĐI, ĐÁM TANG KHÔNG ĐI KHÔNG ĐƯỢC
Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo: Tự do tôn giáo, quyền căn bản của con người
Nhân đức Liên đới
Tôi có một giấc mơ
“Bí mật” cần “bật mí” của Giáo hội
GIÁO HỘI VIỆT NAM ĐANG CẦN NHỮNG “ÔNG WEIGANG”
TÔI CÓ MỘT GIẤC MƠ

Đinh Quang Bàn 

“Tôi có một giấc mơ” (I have a dream) là tên của một bài diễn thuyết nổi tiếng của Mục sư da đen Martin Luther King Jr. , nói về ước mơ của ông cho tương lai của nước Mỹ, người da trắng và người da đen chung sống hoà thuận và bình đẳng, được đọc từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln trong cuộc Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do, cách đây đúng 50 năm: 

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật của niềm xác tín của chính mình: “Chúng ta tin rằng chân lý này là đầy trọn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng”. 

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con của nô lệ và con của chủ nô sẽ ngồi lại với nhau bên bàn ăn của tình huynh đệ. 

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày vùng đất hoang mạc Mississippi, bức bối vì hơi nóng của bất công và áp bức, sẽ chuyển mình để trở nên ốc đảo của tự do và công bằng. 

Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da, mà bởi tính cách của chúng. 

Blogger Anh Vũ bình luận: “Giấc mơ của Martin Luther King Jr. năm ấy – đến nay là đúng 50 năm, […] – thật tuyệt vời, chỉ nửa thế kỷ thôi mà những người da đen không chỉ được ngồi cùng bàn bình đẳng với những người da trắng, mà hơn thế, họ đã hoàn toàn có thể ước mơ trở thành tổng thống Mỹ, trở thành một Obama thứ hai. Dù là một người nước ngoài và không hề tôn sùng nước Mỹ, tôi cũng phải nghiêng mình kính phục một đất nước, một dân tộc luôn phấn đấu để nâng cao phẩm giá của con người, bất kể màu da, cội nguồn văn hóa, hay tôn giáo…. 

Vị Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cũng có một giấc mơ về tương lai của Hội Thánh, được đọc trong Bài suy niệm thứ bốn Tuần Tĩnh Tâm đầu Mùa Chay Năm Thánh 2000 cho giáo triều Roma: 

“Tôi mơ ước một Hội Thánh là Cửa Thánh, mở rộng, bao gồm mọi người, đầy lòng từ bi và cảm thông mọi cơ cực, đau khổ của nhân loại, và tìm cách an ủi họ. 

Tôi mơ ước một Hội Thánh là Lời Chúa, phổ biến Sách Tin Mừng ra mọi phương trời, trong cử chỉ loan báo và tuân phục Lời Chúa, như một lời hứa của Giao Ước vĩnh cửu. 

Tôi mơ ước một Hội Thánh là Bánh, Thánh Thể, muốn trở thành hồng ân và để cho mình được mọi người ăn, hầu cho thế giới được sự sống dồi dào. 

Tôi mơ ước một Hội Thánh say mê sự hiệp nhất như Chúa Giêsu mong muốn (cf. Ga 17), như Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người mở Cửa Thánh và cầu nguyện trên ngưỡng cửa rồi cùng tiến lên với một Ðức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo và Ðức Tổng Giám Mục Anh Giáo của giáo phận Cantebury, và nhiều vị đại diện khác.

Tôi mơ ước một Hội Thánh trên đường lữ hành, Dân Thiên Chúa theo sau Ðức Giáo Hoàng mang Thánh Giá, tiến vào Ðền Thờ Chúa, cầu nguyện và ca hát, hướng về Chúa Kitô Phục Sinh, là niềm Hy Vọng duy nhất và hướng về Mẹ Maria và tất cả các Thánh.

Và tôi ngưỡng mộ các anh em tôi thuộc các cơ quan khác nhau của Trung Ương Tòa Thánh, trong những giờ rảnh không phải làm việc tại văn phòng, đến giúp các cộng đoàn giáo xứ trong công việc mục vụ. 

Tôi mơ ước một Hội Thánh mang trong tâm hồn lửa của Thánh Linh, và ở đâu có Thánh Linh, ở đó có tự do, và có đối thoại chân thành với thế giới, nhất là với giới trẻ, với những người nghèo, người sống ngoài lề, có sự nhận diện các dấu chỉ thời đại. Giáo huấn xã hội của Hội Thánh, dụng cụ rao giảng Tin Mừng (cf.Đức GioanPhaolô II, Centesimus Annus, 54), hướng dẫn chúng ta trong việc nhận định những thay đổi trong xã hội ngày nay.

Tôi mơ ước một Hội Thánh là Chứng Nhân của Hy Vọng và Tình Thương, bằng những hành động cụ thể, như khi chúng ta thấy Ðức Giáo Hoàng tiếp nhận tất cả mọi người: Chính thống, Anh giáo, Calvin, Luther... trong ơn thánh của Chúa Giêsu Kitô, tình thương của Chúa Cha và sự hiệp thông của Thánh Thần được sống trong kinh nguyện và trong sự khiêm tốn”. 

Đức Thánh cha Phanxicô cũng nói đến giấc mơ của ngài về Hội Thánh trong Tông huấn Evangelii Gaudiumvừa mới ban hành, mà ngài mở đầu như sau: 

“Niềm vui Phúc Âm tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống tất cả những ai gặp gỡ Đức Giêsu. Những ai chấp nhận để cho Người cứu độ thì được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, sự trống rỗng nội tâm và cảnh cô lập. Có Đức Kitô, niềm vui luôn được tái sinh. Trong Tông huấn này, tôi muốn khuyến khích các Kitô hữu đi vào một chương mới của việc rao truyền Tin Mừng được đánh dấu bằng niềm vui này, trong khi chỉ ra những nẻo đường mới cho cuộc hành trình của Hội Thánh trong những năm tới” (1). 

“Chương mới của việc rao truyền Tin Mừng” là gì?  Có lẽ được diễn tả trong câu dưới đây, có thể xem là câu tóm lược toàn bộ văn kiện:

“Tôi mơ ước một ‘một chọn lựa truyền giáo’, nghĩa là một sức bật truyền giáo có khả năng biến đổi mọi sự, để những thói quen, những phương thức làm việc, các thời giờ và lịch biểu, ngôn ngữ, và các cơ cấu của Hội Thánh có thể trở thành một kênh thích hợp cho việc rao truyền Tin Mừng cho thế giới ngày nay, hơn là chỉ lo tựbảo quản” (27). 

Đây là cả một chương trình lớn. Hội Thánh sẽ thôi co cụm, phòng thủ, mà sẽ bước ra khỏi pháo đài, ra khỏi boong ke, để đi ra ngoài đường phố: “Tôi muốn có một Hội Thánh bị bầm dập, tổn thương và bụi bặm vì đã đi ra ngoài đường phố, hơn là một Hội Thành không khỏe khoắn vì đóng khung, khư khư giữ lấy sự an toàn bản thân” (46). 

Còn bạn, bạn có giấc mơ nào về quê hương Việt Nam, Hội Thánh Việt Nam và Hội Thánh toàn cầu?

Tác giả: Emmanuel Đinh Quang Bàn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!