Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Bài Viết Của
Francis Assisi Lê Đình Bảng
ĐẾN HẸN LẠI VỀ - DÂNG HOA ĐỨC MẸ
NHỮNG NGƯỜI BẮC KỲ NGÀY XƯA nay không còn nữa
Sự kỳ diệu của ngôn ngữ thi ca - Mời bạn cùng đọc BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
Trường ca TỰ TÌNH KHÚC
CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NÉM ĐÁ - PHỤC SINH
Trường ca NẾP NHÀ NAZARETH
Đọc thơ tình yêu Lê Đình Bảng - Bùi Công Thuấn
KINH CẦU LỄ TRO MÙA CHAY
HIỆN TƯỢNG LỤC BÁT TRONG THI CA VIỆT NAM
TẢN MẠN CHUYỆN RỒNG… RẮN LÊN MÂY
BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
TỪ SILENT NIGHT HOLY NIGHT … ĐẾN ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG.
BÁO CHÍ CÔNG GIÁO VIỆT NAM HÀNH TRÌNH THẾ KỶ - MỘT THOÁNG NHÌN
HÁT TRÊN ĐỈNH TRỪƠNG SƠN
KINH SÁCH NGUYỆN GIỖ CẦU HỒN - MỘT DI SẢN ĐỨC TIN VĂN HÓA
THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC ĐÔI QUÊ
THƯ EM TÊRÊSA GỬI CHỊ PAULINE - Kính đâng Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI
TỪ KINH NHẬT MỘT “MAGNIFICAT” ĐẾN BÀI THƠ “LA VIERGE À MIDI”... VÀ...
VĂN CÔI THÁNH NGUYỆT TÁN TỤNG THI CA.
MỘT CHÚT TÌNH CỎ HOA
NHỮNG MÙA TRĂNG TUỔI MỌN
Bập bềnh trên sông bao la... rằm trung thu, nhớ Lm - nhạc sĩ Phương Linh
TÔI SẼ LÀM MƯA HOA HỒNG
TÔI CÓ LÀ CHI CŨNG NHỜ ƠN CHUÁ
CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ DI SẢN HÁN NÔM
TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU
Mẹ La Vang, Mẹ Giáo Hội Việt Nam
VỀ LAVANG, VỀ NHÀ MẸ TRĂM GIAN
MỘT CHÚT TÂM TÌNH CỎ HOA
Trường ca TỰ TÌNH KHÚC
Ở MỘT MIỀN QUÊ KHÁC
GIỮA BAO LA ĐẤT TRỜI
TỚI PHIÊN CHẦU LƯỢT NHỚ VỀ THÔNG CÔNG
NGUYỆN CẦU
BÀI NGỢI CA CHÚA TRỜI (Cảm hứng từ kinh nguyện Magnificat)
MẶT TRỜI Ở PHƯƠNG ĐÔNG
LỜI DÂNG
CON VỀ XỨ MẸ MÙA HOA
ME NHƯ TRĂNG Ở ĐẦU NGUỒN
CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ DI SẢN HÁN NÔM

 

                                                                                                                 

 ●Francis Assisi Lê Đình Bảng.

1. Xưa nay, người ta vẫn có định kiến - nếu không muốn nói là cường điệu - rằng Công giáo Việt Nam làm gì có Hán Nôm? Cũng vậy, là một tôn giáo của phương Tây, du nhập từ biên cương ngoại lai nào xa lắc xa lơ, Công giáo Việt Nam làm sao sở hữu được kho tàng sách vở, tư liệu viết bằng Hán Nôm? Thậm chí, có người còn kết án là Công giáo muốn tiêu diệt truyền thống văn hoá, khi khai sinh và cổ xuý phát triển chữ Quốc ngữ? Hoặc giả, có chăng, chỉ là những khái niệm vá víu, mơ hồ, vay mượn, cùng lắm, chỉ là vài ba quyển sách nghèo nàn về đạo, về giáo lý; đọc lên, thuần là kinh kệ, phép tắc, lễ nghi, tế tự của nhà thờ nhà thánh; do cha cố ghi chép bằng thứ Quốc ngữ thô mộc mới ra lò, còn phôi thai, hoặc đôi khi pha lẫn ít nhiều ngoại văn rất xa lạ (La Tinh, Bồ, Pháp), để sử dụng tạm thời trong việc hành đạo. Cụ thể, là Phép Giảng Tám Ngày, quyển sách Giáo lý Công giáo đầu tiên (1651) dành cho người Việt đặng vào đạo.(1) Sự thật không hề đơn giản và khô khốc đến thế đâu. Mà một khi đã nói về kinh kệ thì chẳng cứ gì Công giáo. Đạo nào cũng thế thôi, nghĩa là luôn sẵn có đấy một số ngôn ngữ thuộc về một phạm trù rất riêng, trong khuôn khổ kinh kệ. Mà kinh kệ thì thiên kinh vạn quyển, bát ngát mênh mông, kể sao cho xuể. Bởi thế, khi không, tại sao miệng đời có câuKinh nhà đạo, gạo nhà chùa.”? Cứ lấy trường hợp của kinh sách nhà Phật ở nước ta làm thí dụ. Mấy ngàn năm vào Việt Nam rồi - thậm chí, đã được triều đại nhà Lý tôn làm quốc giáo - xin hỏi chứ, được bao nhiêu người con Phật miệng khấn tay vái mà lòng trí hiểu được ngọn ngành ý nghĩa thâm sâu của các kinh sách ghi chép bằng đủ thứ chữ: Phạn, Pali, Tây Tạng, Hán, Mông Cổ, Mãn Châu, Khotaese, Nhật Bản, Triều Tiên...? Riêng bản thân kẻ viết bài này, đã nhiều phen có cảm giác rơi vào cái mê cung mịt mù không lối ra ấy. Thế thì, ba cái chữ nghĩa... lẻ tẻ La Tinh, Bồ hoặc Pháp ngữ tản mạn gặp thấy đó đây còn sót lại nơi các trang sách kinh của Công giáo Việt Nam có gì phải ca cẩm ầm ĩ cho lớn chuyện? Kinh sách ấy vẫn tồn tại, vẫn được lưu truyền và từng bước được cập nhật, trở thành “của nuôi linh hồn” bao thế hệ người bên đạo. Đặc biệt, kinh qua những thời buổi cấm cách, những cơn chinh chiến, gió bụi, những lúc khốn cùng, cô đơn, cô độc, tuyệt vọng, không biết cậy dựa vào đâu.

Trở lại chuyện Di sản Hán Nôm, cụ thể là mảng kinh sách Hán Nôm của Công giáo Việt Nam. Nói cho ra lẽ hẳn hoi, thì trước và cùng trong thời điểm đầu nguồn ấy (1632-1656), còn phải nhắc tới giáo sĩ Girolamo Majorica (1591-1656) cùng tập thể của ông, với cả một tàng kinh các bao gồm các kinh truyện Công giáo đồ sộ, công phu bằng Hán Nôm.(2) Di sản có một không hai ấy, đến nay, vẫn được trân trọng như là một trong những chứng từ đáng tin cậy nhất, căn cơ nhất đối với những ai muốn thật lòng tìm về nguồn cội ngôn ngữ văn tự còn tinh ròng của ta ở buổi giao thời Hán Nôm và Quốc ngữ thế kỷ XVII. Nó còn tươi nguyên cái chất tinh ròng và cả cái hơi ấm từ nét chữ, bút tích của người xưa. Không bị sửa chữa, thêm bớt, đẽo gọt, xu thời của một phả hệ, triều đại nào.

Nếu cứ như luận điệu máy móc trên, có thể hiểu là Công giáo Việt Nam đã cách ly, đã đoạn tuyệt, đã hoàn toàn chia cắt ra khỏi cái gốc rễ văn hoá truyền thống của dân tộc. Một cách tự nhiên hơn, người ngoài Công giáo có thể đã nghĩ và có quyền nghĩ như thế, mặc dầu xem ra có vẻ nóng vội, một chiều. Trong khi ấy, lại có ý kiến ngược lại, cho rằng, sở dĩ nảy sinh ngộ nhận đáng tiếc trên, một phần vì người Công giáo chúng ta - kể cả trí thức, khoa bảng - chẳng mấy ai quan tâm đến việc tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, lưu giữ những sách vở Hán Nôm? Nói chi đến việc phát huy, giới thiệu và phổ biến rộng rãi ra bên ngoài xã hội. Thành thử ra, Công giáo Việt Nam, trước sau, chỉ như một người xa lạ, một ốc đảo biệt lập, lạc loài ngay trên quê hương mình, giữa đồng bào ruột thịt và tiếng nói giàu âm điệu của mình?

Thực tế là, từ khi đạo Chúa vào miền đất thân yêu này (1533), người Công giáo Việt Nam đã luôn sử dụng chữ Hán và đặc biệt là chữ Nôm trong việc diễn tả đức tin để truyền đạo, vào đạo, theo đạo và sống đạo. Rõ rệt nhất là trong kinh sách lễ nhạc, phụng tự và cả trong cuộc mưu sinh, đồng áng nắng mưa lam lũ, nhọc nhằn ngày thường, y như đồng bào bà con ta vậy. Cái kho báu tinh thần truyền thống chung ấy, tuy có lúc không lộ hẳn ra thành văn bản, nhưng vẫn âm thầm sống động trong tâm thức, vẫn hun đức tin lòng đạo những người con Chúa trải qua những thời điểm lịch sử biến động, nhiễu nhương và đẫm máu nhất: Từ Tây Sơn (1788-1802) đến các triều vua nhà Nguyễn, như Minh Mạng, Thiệu Trị , đặc biệt Tự Đức (1848) và cơn bão lửa Văn Thân (1885) với lệnh “Bình Tây, sát tả” thật khủng khiếp. Họ sống chết với cái lẽ đạo thuần thành “Sống cái đã, rồi mới nói chuyện triết lý - Primum vivere,deinde philosaphare”. Thậm chí, mãi đến năm 1888 ở Nam Kỳ và 1910 trên quy mô toàn quốc, khi chính quyền thuộc địa - bảo hộ Pháp ban hành lệnh bãi bỏ Hán Nôm cả trong khoa cử lẫn hành chính sự vụ thì Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn một phép một mực gìn giữ nề nếp cũ, vẫn tạo điều kiện cho việc biên soạn sách vở, mở trường lớp, đào tạo thầy dạy và khuyến khích học chữ Hán và chữ Nôm. Đâu đâu nơi nhà thờ nhà xứ nhà dòng, hội quán, cổng chào, đất thánh, cũng đọc thấy chữ nghĩa, hoạ tiết, hoa văn, bài trí theo mô típ hình tượng vuông thành sắc cạnh của Hán Nôm. Còn chuyện in ấn, xuất bản và phát hành sách vở, văn bài, giáo khoa của nhà in Công giáo thì trăm hoa đua nở, mùa nào thức nấy. Nào, nhà in Nazareth Hồng Kong (của Hội Thừa Sai Truyền Giáo Paris M.E.P.), Kẻ Sở(Hà Nội), Kẻ Sặt (Hải Phòng), Phú Nhai Đường (Bùi Chu), Ninh Phú (Phát Diệm). Nào, nhà in Tân Định (Sài gòn), Huế, Làng Sông, Qui Nhơn, Kontum v.v. luôn đầy ắp những đầu sách đủ thể loại, được biên soạn bằng Hán, Nôm, Pháp và Quốc ngữ. Trong đó, không ít sách đặc khảo về văn phạm, ngữ pháp hoặc dạy cách phân tích, giảng giải, thực hành các thể loại bài bản, biền văn, tản văn, chương khúc, thi phú Hán Nôm, Quốc ngữ. Nếu xét riêng về thời gian và chủ đích biên tập, có thể khẳng định rằng toàn bộ thư mục mang tính giáo khoa và nghiên cứu này (chưa kể các từ điển) đã xuất hiện và đóng góp sớm hơn, thiết thực hơn các tác giả biên soạn cùng loại ở bên ngoài xã hội có đến cả vài ba chục năm.(3)

Hơn nữa, đọc Thư Chung (Thư Luân Lưu/ Thư Mục Vụ) của các Giám mục F.Pallu, P.A.Retord Liêu, C.H.Geantet Khiêm, J.S.Theurel, P.F.Puginier Phước, P.M.Gendreau Đông thuộc giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội,1679-1924); của các Giám muc Munagorri Trung, Dom.Hồ Ngọc Cẩn thuộc giáo phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu,1848-1948), ta nhận ra tấm lòng tha thiết ấy với Hán Nôm của Giáo hội Công giáo Việt Nam, qua nhắn nhủ ân cần của các  chủ chiên với cộng đoàn. Chẳng nói đâu xa. Ngay những năm tháng tuổi trẻ của chúng tôi ở các nhà thờ xứ đạo đồng bằng Bắc bộ - đâu, khoảng 1940-1953  gì đó - các cậu ở Nhà Đức Chúa Trời, các chú ở trường La Tinh (Tiểu chủng viện), có khi cả đến các Dì Phước (nữ tu) vẫn còn duy trì lề luật, thói quen đọc và suy gẫm theo các sách thiêng liêng bằng Hán Nôm trong nhà thờ,trong giờ huấn đức,tuần cấm phòng (tĩnh tâm) và cả ở nhà trường, nhà cơm nữa. Đến nay, chúng tôi còn nhớ rõ từng câu,từng chữ và từng cung giọng bổng trầm của từng loại kinh sách ấy.(4)Tuy nhiên, chẳng hiểu vì lý do gì, dư luận nói chung và riêng giới viết văn học sử Việt Nam vẫn giữ một thái đội e dè, tránh né,gần như là dị ứng, không tha thiết mặn mòi gì bao nhiêu. Điều đáng tiếc trên, bản thân kẻ viết bài này đã hơn một lần nhắc tới đó đây trên mặt báo.

 

2. Nói về giá trị lịch sử, cũng như mục đích truyền giáo thuần tuý của di sản văn học này, bằng thực tế nghiên cứu và tiếp cận tại chỗ trong các thư viện Công giáo ở châu Âu, Linh mục - Giáo sư Thanh Lãng đã đúc kết: “Khoảng thời gian từ 1632 đến 1656, chữ Quốc ngữ bằng mẫu tự La Tinh đã có cơ sở vững chắc. Tuy vậy, thứ chữ này từ đầu, trên lý thuyết cũng như trong thực tế, chẳng bao giờ được coi là phương tiện để tiêu diệt chữ Hán,chữ Nôm, hòng cô lập cái cộng đồng nhỏ nhoi  người Công giáo với cộng đồng dân tộc,như có người từng nghĩ như vậy...(5)

Để  khẳng định lập luận trên,tác giả Bản Lược Đồ Văn Học Sử Việt Nam đã trưng dẫn những con số biết nói: “Số lượng sách vở  biên soạn bằng quốc ngữ mẫu tự La Tinh chỉ có khoảng 700 trang. Ngược lại, những sách vở biên soạn bằng chữ Nôm nhiều hơn gấp 6 lần, tức lên tới 4200 trang, 1.200.000 chữ. Đây là một tài liệu vô cùng quý báu đối với  nhà làm lịch sử tiếng Việt muốn tìm hiểu về chữ Nôm được xuất hiện ở thế kỷ XVII...(6)

Cũng theo Thanh Lãng, không chỉ là kinh sách và truyện vãn nhà đạo, công trình của tập thể Majorica còn có một giá trị về mặt lịch sử ngôn ngữ, so với các tác phẩm cùng thể loại: “Ở ngoài xã hội,cho đến thế kỷ XVII thì những công trình biên soạn bằng chữ Nôm, kể ra đã có nhiều, như Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập của Hội Tao Đàn; như thơ văn quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, của Nguyễn Hãng, Lê Đức Mao, Đào Duy Từ... Nhưng khốn nỗi,là tất cả kho tàng chữ Nôm đó không có nơi nào còn cất giữ được những bản văn nguyên thủy,mà hầu hết chỉ là những bản sao chép lại từ các thế kỷ sau, nhất là sao chép từ thời Tự Đức, bằng chữ Nôm của thời vua Tự Đức. Còn như các bản văn Nôm (của Majorica) có đặc thù là các bản văn Nôm đều là các bản văn chép tay của người thế kỷ XVII, còn được cất giữ ở tình trạng nguyên bản, chưa hề có bàn tay nào tra vào để sửa chữa.”(7)

Cùng một đề tài trên. Còn nhớ những ngày sôi nổi,hào hứng với cuộc “Toạ đàm về Văn hoá Công giáo Việt Nam” - do Uỷ Ban Giáo Dân trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức tại Toà Tổng Giám mục Huế, 10.2000. Cùng với phân tích của các diễn giả Đỗ Quang Chính, Phạm Đình Khiêm, Thiện Cẩm, Vũ Văn Kính, Nguyễn Khắc Xuyên, linh mục Nguyễn Hưng đã đưa ra một nhận định về tính dự báo của văn học như sau: “Trọn bộ gồm 4.200trang, 1.200.000 chữ, tất cả đều viết tay, được đưa sang châu Âu từ thế Kỷ XVII, không bị chỉnh sửa... Nội dung ghi chép các Kinh nguyện, bài suy gẫm, các ngày lễ trọng được biên tập từ 1634. Đặc biệt, mảng Truyện ký là những chương trường thiên viết về 500 vị thánh hoặc các nhân vật Đông Tây kim cổ. Bằng một thể văn mộc mạc,dân gian, nhưng không kém phần hấp dẫn. Mỗi truyện là một đoản thiên, một tác phẩm,nghe hoặc đọc lên, na ná như “Tê-lê-mác phiêu lưu ký” hoặc truyện Phật Bà Quan Âm Thị Kính,truyện gái giả trai sống chung rất đạo hạnh trong những cộng đoàn tu trì...”(8)

Để thêm phần đa dạng và khách quan,mời độc giả tham khảo ý kiến sau đây của Maurice Durand, nhà ngôn ngữ học người Pháp: “Mảng tư liệu chữ Nôm của G.Majorica vừa giới thiệu, thông tin những nội dung hết sức phong phú về mặt xã hội học, triết học, nhân văn học; lại vừa hé mở một kho tư liệu vô giá về ngôn ngữ học. Một thứ chữ Nôm nguyên tuyền, chưa bị Tự Đức san định lại (như Ông đã làm đối với hầu hết các tác phẩm văn học và sử học) mà hậu quả là các văn bản đã bị chỉnh sửa theo ý vua, chứ không còn nguyên trạng ban đầu nữa.(9)

 

C h ú  t h í c h:

(1) Alexandre De Rhodes, Phép Giảng Tám Ngày (Cathechismus in Octo Dies,La Tinh và Quốc ngữ). Bộ Truyền Giáo xuất bản ,Roma, 1651. Năm 1943, tại Paris có bản Pháp ngữ của H.Chappoulie. Năm 1958, tại trường Đại học Gregoriana, Roma, nhạc sĩ-nhà nghiên cứu Giacôbê Nguyễn Khắc Xuyên (1923-2005) đã bảo vệ xuất sắc Luận án Tiến sĩ Le Cathéchisme du Père Alexandre De Rhodes, 1651Năm 1961 tại Sài gòn, nhóm nhà văn Tinh Việt Văn Đoàn đã công bố bản Việt ngữ. Và cuối cùng, năm 1994 tại Sài gòn, Phép Giảng Tám Ngày, Việt ngữ (có chú giải hoàn chỉnh) của Tủ Sách Đại Kết phát hành. Như thế, Phép Giảng Tám Ngày của Đắc Lộ đã đi qua một chặng đường dài 343 năm.

(2) Theo nghiên cứu của linh mục- giáo sư Thanh Lãng trên đặc san Đại Học Sư Phạm Huế, số 1, tr.11, G.Majorica viết rất nhiều sách, cả vận văn lẫn tản văn, trên dưới 60 tác phẩm. Phải chăng, đây là một kho tàng mà giáo hội luôn bảo trọng,hiện còn lưu giữ tại Thư viện Quốc gia, Paris. Được biết, sau khi ông qua đời (1656) thì tập thể của ông vẫn tiếp tục phần còn lại của công trình này.

(3) Ngoài các sách tìm hiểu,hướng dẫn ,thực hành về Văn phạm, Ngữ pháp và thi phú Việt Nam do các giáo sĩ phương Tây in ấn lưu hành trong nội bộ các cộng đoàn từ  1625 đến 1838, xin kể ra đây mấy quyển sách  thuộc loại này của các tác giả khác như: Thi Phú Nhập Môn của Hồ Ngọc Cẩn (1913); Về Cách Làm Tuồng của J.Lê Văn Đức (1917); Văn Chương Thi Phú An nam của Hồ Ngọc Cẩn (1919); Vần Quốc Ngữ (1920); Hán Tự Quy Giản của Hồ Ngọc Cẩn (1923); Văn Chương Giáo Thức (1924); Văn Khế - Đơn Từ (1925); Hán Việt Thường Đàm (1927); Thi Ca vãn Phú (1934); Mẹo Tiếng An Nam của Alexis Tống Viết Toại (1935) và của Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại; Sảng Đình Nguyễn Văn Thích...

(4) Có thể lược kể vài ba quyển sách tiêu biểu: Hạnh Các Thánh; Sách Truyện Các Thánh; Sử Ký Hội Thánh; Sấm Truyền Ca; Tứ Mạt Ca; Sử Ký Địa Phận Trung; Truyện Vãn A- lê- Xù; I-Nê Tử Đạo Vãn; Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông; Sách Gương Phúc; Sách Dạy Tập Đi Đàng Nhân Đức Lọn Lành; Tập Dụng Thần Công; Sách Nguyện Ngắm; Sách Tháng Đức Bà Rosa; Lề Luật Nhà Đức Chúa Giời; Lề Luật Nhà Mụ v.v.

(5),(6) và(7) Trích từ  Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam/ Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại Việt Nam; Khởi Thảo Văn Học Sử Việt Nam...của Linh mục- Giáo sư (1924- 1988). Tiến sĩ Văn chương tại Đại học Fribourg, Thuỵ Sĩ với Luận án"Apport du Francãis dans la Littérature Vietnamienne" 1961; Giáo sư Đại học Văn Khoa Sài gòn, Huế; Trưởng Ban Văn học chữ Nôm, Đại học Văn Khoa Sài gòn; Uỷ Viên Ban Điển Chế Văn Tự Quốc gia; Chủ Tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam; Sáng lập viên Nhóm Nghiên Cứu Hán Nôm,gồm có: Lê Ngọc Trụ, Vũ Văn Kính; Nguyễn Hưng, Đỗ Quang Chính, Hoàng Xuân Việt...

(8) Linh mục Nguyễn Hưng (1927-2009), tiến sĩ Ngôn Ngữ học tại Đại học Sorbonne, Paris, 1971 với Luận án"Etude Phonologique des tons Vietnammiens"; Uỷ viên Nhóm Nghiên Cứu Hán Nôm; khởi xướng Thư Mục Hán Nôm Công Giáo Việt Nam; chủ trì công trình biên tập Từ Điển Hán Nôm Công Giáo Việt Nam; Giáo sư Đại học Văn Khoa Sài gòn, Đà Lạt.

(9). Nhà Ngôn ngữ học Pháp Việt(1914-1966) nổi tiếng với Image Populaire Vietnamienne; L'Oeuvre de la poetesse Vietnamienne.

 

Tác giả: Francis Assisi Lê Đình Bảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!