Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÃY NHỚ “NGƯƠI LÀ TRO BỤI SẼ TRỞ VỀ VỚI TRO BỤI”

THỨ TƯ LỄ TRO  

Ge 2:12-18; 2Cr 5:20-6:2; Mt 6:1-6, 16-18

_______________________

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Thứ Tư Lễ Tro là ngày khởi đầu mùa Chay Thánh, cơ hội để người Kito hữu biểu lộ Niềm Tin của mình một cách công khai và rõ ràng. Nó phải được thể hiện ở mọi nơi mọi lúc, trong văn phòng, học đường, bệnh viện, trên xe bus, trạm xe lửa, chỗ xếp hàng mua thức ăn hay vật dụng. Dấu hiệu Thánh Giá được ghi bằng tro trên trán có một ý nghĩa rất quan trọng: Niềm tin không chỉ thể hiện ở trong nhà thờ nhưng hàng ngày trong suốt cuộc sống nơi công cộng. Nó là biểu hiệu con người không là gì cả, chỉ là tro bụi, sẽ chết và trở về với tro bụi. Remenbo quia pulvis es et in pulverem reverteris (St 3:19b).

Nghi thức phụng vụ và Tin Mừng ngày Lễ Tro không chỉ nhắc nhở chúng ta về tội lỗi và sự chết, mà còn kêu gọi mọi người phải lướt thắng tội lỗi trở về với chúa Kito và sửa soạn cuộc sống mới vào lễ Phục Sinh.

Chúng ta cũng suy niệm về việc hòa giải với Thiên Chúa như thánh Phaolo đã khuyên nhân danh sứ giả của Chúa (2Cr 5:20-21) và theo bài Tin Mừng hôm nay (Mt 6:1-6,16-18), Mathieu đã chỉ cho chúng ta cách thương người, làm phúc là phải kín đáo không phô trương. Đức Phanxico đã kết thúc thông điệp Mùa Chay 2016 của ngài bằng câu: “Ta muốn lòng nhân chứ không cần tế lễ” (Mt 9:13).

 

HÒA GIẢI VỚI THIÊN CHÚA VÀ MỌI NGƯỜI 

Phụng vụ hôm nay giúp chúng ta cách hòa giải với Thiên Chúa. Hòa giải là một ơn phúc Chúa ban. Hòa giải phải thể hiện nơi tất cả mọi người: cá nhân, gia đình, quốc gia và cả dân tộc. Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Corinto (2Cr 5:20-21) đã khuyên tín hữu hãy nhận thức là chính Thiên Chúa đã tự mình làm hòa với chúng ta qua đức Kito, để chúng ta được hòa giải với Chúa và ban cho chúng ta chức vụ hòa giải (2Cr 5:18). Phaolo cũng nói về một “thụ tạo mới trong đức Kito” (2Cr 5:17) và tiếp tục nói với chúng ta: “Trong đức Kito, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người. Người không còn chấp nhận tội nhân loại nữa và giao cho chúng ta công bố lời hòa giải. Vì thế chúng ta là sứ giả thay mặt đức Kito như chính Thiên Chúa dùng chúng ta mà khuyên dạy. Vậy nhân danh đức Kito, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa.”(2Cr 5-19-20).

Khi nói hòa giải với Thiên Chúa, có nghĩa là  bao gồm tất cả mọi người trong từng xã hội, cộng đồng, gia đình, cá nhân, nhóm, bộ lạc, quốc gia, dân tộc…Với sự quan phòng, Thiên Chúa đã làm hết giao ước này đến giao ước khác với nhân loại. Giao ước đầu tiên là giao ước trong vườn địa đàng với ông A Dong và bà Eva, giao ước với ông Noah sau trận đại hồng thủy và giao ước ông Abraham. Trong sách Joshua, chúng ta thấy giao ước với dân Israel khi ông Maisen dẫn dân Do Thái thoát cảnh nô lệ Ai Cập. Và bây giờ Thiên Chúa đã làm một giao ước cuối cùng với toàn thể nhân loại qua đức Kito là đấng đã hòa giải với tất cả mọi người ở mọi quốc gia trên thế giới bằng cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Người.

Tôn thờ bí tích Thánh Thể là thờ lạy màu nhiệm cứu chuộc cho chúng ta và hòa giải hoàn toàn với Thiên Chúa. Chúa Giesu đã cứu rỗi nhân loại bằng cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Người. Trước khi nhận mình và máu thánh Chúa, chúng ta đã chứng tỏ mình đã làm hòa với tất cả mọi người. Bí tích Thánh Thể chỉ được thờ lạy bởi một cộng đồng đã hòa giải với nhau rồi. Khi thánh lễ kết thúc, chúng ta được sai đi muôn phương để đem hòa bình và sứ điệp hòa giải ấy cho tất cả mọi người.

 

SỨ GIẢ CỦA THIÊN CHÚA

Khi chúng ta được ủy nhiệm đem sứ điệp hòa giải đi mọi nơi là lúc chúng ta đã trở thành  những sứ giả của chúa Kito (2Cr 5:20). Sứ mệnh đó rất cao cả. Vì là sứ giả, chúng ta phải trung thành với đấng đã sai chúng ta đi. Sứ giả phải có niềm tin và khả năng. Trung thành với Chúa Kito trong suốt hành trình cuộc sống là bằng cớ đáng tin cậy nhất.

Khi chúng ta hòa giải với Thiên Chúa, với chính mình và với tha nhân, thì lúc đó nếu chúng ta nuôi dưỡng được sự hòa giải của chúa Kito trong xã hội thì chúng ta có thể được gọi là Sứ giả của Hoàng Tử Hòa Bình. Vì Thiên Chúa đã sai con một người đến để hòa giải với thế giới, thì người cũng muốn chúng ta tái tạo sự hòa hợp giữa một thế giới đổ vỡ và  một Giáo Hội phân hóa.

Chúng ta có thể áp dụng cách hòa giải này vào trong xã hội hiện nay được không? Thực hành ngay trong gia đình, giữa bạn bè, các thành viên cộng đồng. Nếu thất bại, chúng ta có tiếp tục làm đến khi thành công mới thôi không? Thật đáng buồn khi mà hận thù cứ kéo dài, hai bên không chịu ngồi lại với nhau và làm mất hòa khí vui vẻ. Phải chăng vì một lời nói hay một cử chỉ đã làm phật lòng nhau từ lâu trong một hoàn cảnh nào đó mà giờ này cũng chẳng ai còn nhớ!

 

TỪ BỎ BẢN THÂN MÌNH

Thánh Mathieu đưa ra ba tiểu chuẩn để từ bỏ bản thân mình là: cầu nguyện, ăn chay và làm phúc (Mt 6:1-6,16-18). Trong những tác động này thì giả hình, khoe khoang muốn nguời ta khen, không phải là nhân đức Kito giáo (Mt 5:12,46; 10:41-42), không thể chấp nhận khi thực hành 3 việc trên.

Khi cầu nguyện “Hãy vào trong phòng riêng, đóng cửa lại và cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha của mình…” Khi ăn chay, “Đừng để cho ai biết ngoài Cha mình”. Khi làm phúc, “đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, mà chỉ có Cha mình biết sẽ thưởng công cho” ( 6:1-5). Vậy cầu nguyện, ăn chay và làm phúc là ba tiêu chuẩn chính tượng trưng cho 3 nhân đức là Đạo đức, Tận hiến, Chân thật mà Chúa mong đợi nơi người Kito hữu phải có trong mùa Chay Thánh này.

NTC

Feb. 16, 2021

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!