Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Bài Viết Của
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
Hạt cải, Men bánh
Trái Tim tôn giáo.
Cùng Mẹ với Lời Kinh Lạy Cha
Lòng nhiệt thành
Khiêm nhường để thành công
Mộ trống.
Có những thập giá đời
Tử Nạn
Như hạt lúa chết đi
Đui mù
Thanh tẩy Đền Thờ
Thánh Giuse, con đường nên Thánh.
Biến hình trên núi.
Hoang Mạc
Điều nào dễ hơn?
Tro bụi một hành trình.
Lãng Tử
Mùa Xuân Cứu Độ
Cây Giáng Sinh
Đấng đến sau
Ban mai
Lận đận
Kịch bản Giáng Sinh 2011: Trẻ em cần được sinh ra
Nỗi Nhớ
Bệnh sĩ
Soi mình
Hạt kinh trong đời
Thầy không thể như thế
Cáo Phó: Bà Cố Maria Trần Thị Khánh
Niềm tin bị thử thách
Bánh còn dư
Bán hết của cải
Cúi đầu khiêm cung
Dụ ngôn
Bén rễ trong Chúa Kitô
Cám Ơn
Thật và không thật
Về Trời
Emmaus
Tibêria
CHẤP XẢ

 

Cuộc sống là những đan xen chọn lựa không ngừng. Chọn một lối đi đúng nhưng không chỉ đúng một lần thay cho tất cả. Cũng thế chọn lựa sai không nghĩa là sai cho tất cả vẫn có thể trở về để sửa lại chọn lựa sai.

Lý thuyết chấp xả cho hay rằng không cố chấp trong một vấn đề vì sự cố chấp sẽ làm mất đi tính uyển chuyển trong nhận thức đúng sai. Con người vốn sai lầm nên cũng cần sửa chữa những sai lầm để uốn nắn cho đường đi đúng. 

Con đường chấp là con đường gây ra nhiều phiền hà, đau khổ, không chỉ cho mình mà còn cho người khác. Khi chấp, người ta sẽ lên án lẫn nhau, giận hờn nhau vì không như mình mong muốn. Để khỏi chấp, cần có xả, xả giận hờn để khỏi ghen tuông nghi kỵ, xả lòng tham muốn để khỏi tranh chấp, lên án, vu oan, báo họa cho người khác, xả cần thiết cho thân mình để khỏi ích kỷ, cái tôi của mình quá lớn che bóng người khác. Xả như hơi thở thả ra mang theo những khí độc trong con người để hít vào không khí trong lành nuôi sống thân thể.

Xả là con đường tự nhiên để đi đến hòa hợp trong “chúng ta”. Xả cũng còn là con đường để ra khỏi chính mình mỗi ngày để nhìn rõ chính mình. Con đường tu thân có thể nói tóm tắt là xả. Kết quả của xả là hỷ, hỷ xả là sống cuộc sống của ta trong niềm vui sống với mọi người. 

Lý thuyết chấp xả xem ra là vậy nhưng cũng cần có một tiêu chuẩn, một lối đi rõ rệt để sống cụ thể từng ngày hỷ xả. 

Chấp: Không hẳn là xấu, chấp có những điều cần thiết làm nên một quyết định để sống. Chấp cho mình một lối đi rõ rệt không xao xuyến, không chùn chân mỏi gối, đó là chấp cho mình một ước mơ, một lý tưởng cao đẹp, trong giáo dục định hướng còn gọi là tạo lập mục đích của của cuộc đời.

Mục đích tối thượng cho cuộc đời mỗi người không phải thuộc về trần gian mau qua này. Con người dù không có tôn giáo nào vẫn phải tin vào cuộc sống mai hậu của mình, nếu không cho mình thì ít ra cũng là trên con cháu. Các tôn giáo tự nhiên gọi đó là “nghiệp”, mỗi người chịu trách nhiệm của mình do nghiệp gây nên. Biết chấp một điều tối thượng cho cuộc sống mới có điều kiện cần và đủ cho một cuộc đời biết xả. Nghiệp “chướng” là còn nhiều tham sân si, ra khỏi nghiệp “chướng” là thoát khỏi vòng luân hồi, đạt tới viên mãn hạnh phúc. 

Con đường Kitô Giáo, là con đường có lối đi rõ rệt: “Bỏ Thầy, con biết theo ai, vì Thầy mới có Lời ban sự sống”. Tại sao các Tông Đồ lại chọn “Thầy” là sự sống cho mình, chứ không chỉ là một lối đi, một chọn lựa. Đấy là đặc điểm của Kitô Giáo, không đi theo mà sống nhờ, sống trong và sống với Đấng mời gọi. Mục đích tối thượng cần có một một Đấng Tối Thượng khởi phác mời gọi.

“Lời ban sự sống” như Thánh Phêrô tuyên xưng là Lời Hằng Sống, từ nguyên thủy tác thành mọi loài và tạo dựng nên con người. Lời Hằng Sống có chủ thể rõ rệt trong Ba Ngôi Thiên Chúa và Thánh Gioan trình bày: “Ngôi Lời đã làm người ở giữa chúng ta”. “Thầy mới có Lời ban sự sống” xác định mục đích rõ ràng cho cuộc đời các tông đồ. Sự sống con người tiếp nhận từ nơi Thiên Chúa và cũng chỉ ở nơi Thiên Chúa con người mới được bảo toàn sự sống, đời này và đời sau.

Cái chấp được xác định không thể sai lầm là mục đích tối thượng cho cuộc đời mới làm nên con đường chữ “xả”. Chúa Giêsu mời gọi: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).

Con đường Chúa Giêsu có một lối đi cụ thể. Mỗi ngày người Kitô có chọn lựa lại là tái xác lập, củng cố một niềm tin trọn vẹn vào Thiên Chúa để sống đáp lại tiếng Thiên Chúa mời gọi. 

“Bỏ Ngài con biết theo ai” vẫn là một lần xác quyết và tái xác nhận để điều chỉnh mỗi ngày theo ý muốn Chúa, hoàn thành cuộc đời người tín hữu.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

Tác giả: Lm. Jos Hoàng Kim Toan

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!