Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
CON TIN: “THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ, CON THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG”


 

Phần lớn sách Tin mừng của thánh Mátthêu được viết là để trả lời cho ba khía cạnh sau: Chúa Giêsu là ai? Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu theo căn tính của Ngài nghĩa là gì? Người ta sẽ phải đưa ra những lựa chọn nào trước lời mời gọi của Chúa Giêsu?

1. Đi tìm căn tính của Chúa Giêsu.

Trong các bài Tin mừng hai Chúa nhật trước, chúng ta đã thấy những khía cạnh này được đặt ra trong khung cảnh Phêrô đi trên mặt nước (Mt 14:22-33) và cuộc gặp gỡ với người phụ nữ Canaan (15:21-28) - và cả hai trình thuật đều cho thấy Chúa Giêsu đưa ra nhận xét về đức tin của người môn đệ: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” (Mt 14: 31), và: “Này bà, lòng tin của bà mạnh thật” (Mt 15; 28). Những câu chuyện này là bối cảnh trực tiếp cho đoạn Tin mừng của chúng ta hôm nay. Phêrô tuyên xưng niềm tin của mình vào Thầy Giêsu: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16).

Lời tuyên xưng của Phêrô về Chúa Giêsu là Đấng Kitô làm nên đỉnh cao của cả một trình thuật dài trong sách Tin Mừng của Mátthêu, từ khi Chúa Giêsu giảng dạy công khai ở Galilê: “Từ bấy giờ Chúa Gêsu bắt đầu rao giảng” (4:17). Trong cuộc hành trình, những câu hỏi về căn tính của Chúa Giêsu dần dần được đặt ra. Ngay từ đầu Máttthêu đã cho thấy rõ căn tính của Chúa Giêsu - là Con Thiên Chúa được Thần Khí đưa đến: “Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Ngài thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Ngài. Và có tiếng từ trời phán: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngài” (3: 17). Căn tính này còn được xác nhận bởi chính quỷ dữ: “Có hai người bị quỷ ám từ trong đám mồ mả ra đón Ngài; chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy. Chúng la lên rằng: "Hỡi Con Thiên Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông?” (8:29). Nhưng không có ghi chép nào cho thấy Chúa Giêsu tuyên bố rõ ràng về vai trò của Ngài là Đấng Mêsia, mặc dù phần lớn việc giảng dạy của Ngài rõ ràng là theo hướng đó. Chúng ta chỉ có lời khai của những người chứng kiến và kinh ngạc về uy quyền của Ngài trong lời nói và việc làm:

·  “Khi Chúa Giêsu giảng dạy những điều ấy xong, dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Ngài giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư của họ” (4: 24-25; 7:28–29).

· Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế” (9:8, 26)

·  “Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: "Ở Israel, chưa hề thấy thế bao giờ!” (9: 33).

· Ngài về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: "Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế?” (13:54).

· Đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Israel”   (15:31).

Những sự kinh ngạc, sửng sốt, sợ hãi này đã dẫn đến suy đoán Ngài là con vua Đavít: “Tất cả dân chúng đều sửng sốt và nói: "Ông này chẳng phải là Con vua Đavít sao?” (12: 23). Tước hiệu này cũng do hai người mù kêu cầu và đặt cho Ngài: “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót chúng tôi!” (9: 27) và do người đàn bà Canaan kêu lên rằng: “Lạy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!” (15: 22). Điều này chắc chắn cũng đã khiến những người thuộc phái Pharisêu và phái Sađốc, vốn được coi là tầng lớp cai trị dân, nhiều lần yêu cầu Chúa Giêsu làm một dấu lạ để chứng minh những lời rao giảng của Ngài là từ trời cao: “Bấy giờ, có những người thuộc phái Pharisêu và phái Sađốc lại gần Chúa Giêsu, và để thử Ngài, thì xin Ngài cho thấy một dấu lạ từ trời” (16:1).

Căn tính của Chúa Giêsu là Đấng Mêsia được Gioan Tẩy giả ám chỉ khi ông nói với nhiều người thuộc phái Pharisêu và phái Sađốc đến sông Giođan chịu phép rửa nơi ông “Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Ngài. Ngài sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa” (3:11). Chúa Giêsu cũng ám chỉ như vậy khi trả lời Gioan Tẩy giả đang ở trong tù: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (11:2-6).

2. Sứ vụ của Chúa Giêsu.

Người ta muốn biết chắc về Chúa Giêsu là ai trước khi họ cam kết trở thành môn đệ của Ngài. Nhưng ngay cả sau tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói và làm, người ta luôn luôn yêu cầu một dấu hiệu khác nữa: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna” và câu trả lời là không có dấu lạ nào khác: “Rồi Ngài bỏ họ mà đi” (16: 4). Thời gian thực hiện các dấu lạ đã hết. Đã đến lúc vấn đề phải được làm sáng tỏ, nhưng trước tiên phải được làm sáng tỏ một cách riêng tư cho các môn đệ đã: “Sáu ngày sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Ngài đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. Rồi Ngài biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, và y phục Ngài trở nên trắng tinh như ánh sáng” (17:1-2). Nhưng Chúa Giêsu truyền cho các ông rằng: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy” (17: 9). Hôm nay chúng ta lại nghe một lệnh truyền tương tự: “Ngài cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Ngài là Đấng Kitô” (16: 20). Chúa Giêsu biết rất rõ rằng căn tính của Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, không dễ được người ta chấp nhận nếu không có ơn ban của Chúa Thánh Thần thúc đẩy từ bên trong, như thánh Phaolô xác định sau này: “Không ai có thể nói rằng: Chúa Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí” (1Cr 12:3).

Do đó, vào thời của Chúa Giêsu, cũng như thời của chúng ta ngày nay, nhiều người không biết chắc Chúa Giêsu là ai, và luôn hiểu sai về Ngài. “Ngài hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai? " Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ” (16:13-14) Chỉ Phêrô mới nói đúng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (16:16). Chúa Giêsu xác nhận: “Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (16: 17-19).

Việc Chúa Giêsu chọn Phêrô làm Tảng đá để xây Hội Thánh là dựa trên việc tuyên xưng nền tảng này. Nhưng trong thực tế đó lại là một điều gây ngạc nhiên. Vì khi Phêrô cố gắng đi trên mặt biển, đức tin của ông không đủ mạnh (14:28-31) và khi bị thử thách trong đêm Chúa Giêsu bị bắt, ông đã chối Chúa ba lần. Tuy nhiên theo trình thuật của Luca thì trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói rằng sau khi Phêrô lấy lại đức tin, ông phải củng cố các tông đồ anh em mình: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22: 32). Đó là vai trò của Vị Đại Diện Chúa Kitô: củng cố đức tin của Giáo hội. Chúa Giêsu ba lần hỏi Phêrô rằng ông có yêu Ngài không và khi Phêrô trả lời rằng có thì Chúa Giêsu yêu cầu ông chăm sóc đàn chiên của mình: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy” (Ga 21:15-17). Trong bài đọc thứ hai hôm nay, thánh Phaolô nói rõ: “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Ngài, ai dò cho thấu! Đường lối của Ngài, ai theo dõi được! Thật vậy, ai đã biết tư tưởng của Chúa? Ai đã làm cố vấn cho Ngài?” (Rm 11:33-34).

Không chỉ thời các Tông đồ, mà cả thời nay, con người dễ đánh mất ý thức về điều đúng và điều sai, vì chúng ta luôn trôi xa khỏi Thiên Chúa giữa bao tin đồn của những người chung quanh. Điều này lại càng đúng trong thế giới ngày nay với những hệ thống truyền thông đủ mọi khuynh hướng, vốn bị những ý thức hệ duy vật và quyền lực chính trị thao túng, xa rời Thiên Chúa, nguồn sự thật duy nhất. Người ta nghĩ rằng mình có thể làm những gì mình muốn, mình thích, lấy mình làm chuẩn mực cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động. Khi Chúa Giêsu bị xét xử trước Philatô, Ngài nói rằng: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:37). Philatô hỏi: “Sự thật là gì?” (Ga 18:38). Câu trả lời của Philatô bộc lộ rõ tình trạng vô minh cố hữu của con người mọi thời mọi nơi.

Như Phêrô đã nhận được mặc khải từ Cha trên trời và biết Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, là Chúa Kitô, thì đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu Kitô không phải là vấn đề ý kiến cá nhân, không phải là vấn đề người ta nói này nói nọ về Ngài, mà là tin vào điều Thiên Chúa đã mạc khải qua thánh Phêrô và các Đấng kế vị Ngài. Để hướng dẫn Giáo hội, dân mới của Thiên Chúa, đi theo con đường Sự thật của Ngài, Chúa Giêsu chọn cho Giáo hội một vị lãnh đạo để củng cố đức tin và nuôi dưỡng tinh thần đàn chiên của Ngài. Chúng ta tin rằng Vị Đại Diện Chúa Giêsu, Đức Giáo Hoàng, có đặc sủng của sự thật, mà chúng thường gọi là ơn bất khả ngộ - không thể sai lầm - để giúp ngài không sai lầm khi giảng dạy về đức tin và luân lý. Chúng ta cần cả Kinh Thánh và cả giáo huấn của Giáo hội để hướng dẫn chúng ta trên hành trình cuộc sống. Đức Thánh Cha dạy sự thật rõ ràng về mọi vấn đề và giúp chúng ta không lạc xa sự thật đã được Thiên Chúa mặc khải qua Chúa Giêsu Kitô. Nếu không có mặc khải của Thiên Chúa, hoặc nếu chúng ta không tin vào mặc khải của Thiên Chúa, thì chúng ta sẽ như chiên lạc lang thang khắp nơi, không biết nẻo chính đường ngay, cứ mơ hồ như nhiều người thời Chúa Giêsu, và cả như nhiều người thời nay nữa. Nhưng với đức tin, chúng ta nói về Chúa Giêsu, như Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt16:16).

Phêrô Phạm Văn Trung.

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!