Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
CHUYỆN ĐỜI…

 
 

Mỗi một hành động của con người đều là sự biểu hiện của một sự chọn lựa mà sự chọn lựa ấy có thể đến từ nhiều động cơ khác nhau: lương tâm, phục vụ, mối lợi, dự luận, hay thậm chí vì sợ hãi. Kỳ này, mục Sống Sao Cho Đẹp mời gọi bạn học hỏi nhân đức khôn ngoan. Khôn ngoan là một trong bốn nhân đức nhân bản chính yếu, hay còn gọi là nhân đức bản lề. Theo Giáo lý Công giáo, “Khôn ngoan là đức tính giúp lý trí thực tiễn trong mọi hoàn cảnh nhận ra điều thiện đích thực và chọn lựa những phương thế tốt để đạt tới” (GLCG 1806). Nói cách khác, “Nhờ đức tính này (khôn ngoan), chúng ta áp dụng đúng đắn các nguyên tắc luân lý vào từng trường hợp cụ thể, và không còn do dự về điều thiện phải làm và điều ác phải tránh” (GLCG 1806). Xin mượn câu chuyện được sưu tầm từ email của một người bạn HL để minh hoạ cho chủ để nhân đức khôn ngoan trong kỳ này.  

* * *

Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cấp cứu , trên thuyền  chỉ có... thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cấp cứu . 

Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu… Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”

Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã lấy nhầm người rồi.”

Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé.

Cậu học sinh đáp: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?”

Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.”

Thầy giáo xúc động, “Em trả lời rất đúng.”

Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.”

Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.

* * *

Chuyện đời… giúp chúng ta thấy người chồng đã hành động một cách khôn ngoan. Trong nháy mắt và quyết đoán, người chồng hành động theo động cơ lương tâm chân thật phù hợp với hoàn cảnh thực tế, không chỉ trong hiện tại mà còn hữu ích cho tương lai.

Muốn hành động khôn ngoan phải có 3 yếu tố: “Suy nghĩ cho chín chắn, quyết định cho khôn ngoan và thực hành cho chu đáo.” Thiếu suy nghĩ trước khi hành động là thói quen của nhiều người trong chúng ta. Chúng ta thường hay hành động theo cảm tính – tức là được thúc dục bởi cảm tính nên chúng ta hành động. Lấy ví dụ điển hình như sau để minh hoạ cho việc hành động theo cảm tính. Người công giáo Việt Nam thường tỏ thái độ quí mến quí linh mục tu sĩ. Quí mến và kính trọng các ngài là điều đúng, tuy nhiên vì do cảm tính, mà chúng ta dễ bị lẫn lộn giữa phục vụ bác ái và quí mến theo dạng cảm tính. Có một số gia đình mỗi khi tu sĩ linh mục ghé thăm thì lúc nào cũng có cảm tính như là mình có trách nhiệm gởi tặng cho tu sĩ một món quà gì đó. Nếu không gởi thì thấy sao sao... cái sự “sao sao” đó là do cảm tính chứ không phải tinh thần phục vụ và tỏ lòng kính mến. Vì thực tế, đâu phải bất cứ linh mục tu sĩ nào ghé thăm cũng nhằm mục đích tìm sự giúp đở cho công việc từ thiện hay xây dựng. Nếu chúng ta chịu ngồi lại suy nghĩ để lắng nghe, xem xét hoàn cảnh thực tế, nhu cầu thực tế... thì có lẽ chúng ta sẽ làm những việc hiệu quả hơn cho những nhu cầu thực tế hơn.

Chính vì lẽ đó, đức khôn ngoan giúp ta suy nghĩ để xét đến kinh nghiệm của mình và của người, hoàn cảnh của mình và của người. Vì lẽ đó, khi phải đối diện với những quyết định quan trọng, ta nên áp dụng đức khôn ngoan trong việc suy nghĩ, kể cả bàn hỏi với người khôn ngoan, kinh nghiệm khi cần thiết.

Học và tập nhân đức khôn ngoan cần thời gian và kinh nghiệm, và nhất là sự cầu nguyện. Thánh Giacôbê dạy rằng, "Trong anh em, ai thiếu khôn ngoan, hãy kêu xin cùng Chúa, tất Ngài sẽ ban cho dư dật." (Gc 1,5). Với ơn thánh của Chúa, chúng ta sẽ nhìn lại quá khứ và dự phóng cho tương lai. Với ơn thánh của Chúa, chúng ta sẽ nhận ra những giới hạn và những khả năng trong con người mình. Đây là việc làm suốt cả đời người. Chúng ta cầu chúc và cầu nguyện cho nhau để được ơn khôn ngoan, hầu những chọn lựa của chúng ta dù lớn hay nhỏ luôn luôn theo ý Chúa.

Fr. Huynhquảng


 

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!