Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
V. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC (178 – 201) (HỌC THUYẾT XÃ HỘI BÀI VI)

V. Vai Trò của Nhà Nước (178 – 201)

 

56. Theo HTXH, quyền bính có vai trò như thế nào?

 

HTXH thừa nhận và xác định vai trò cần thiết của quyền bính. Vì “Xã hội loài người sẽ không trật tự và thịnh vượng nếu xã hội ấy không có những con người có được quyền bính hợp pháp để duy trì các cơ chế của xã hội và phục vụ công ích đầy đủ” (cf. Pacem in Terris # 46). Như vậy, mọi tập thể con người đều cần đến quyền bính để điều hành tập thể ấy. Nền tảng của quyền bính được dựa trên bản tính tự nhiên của con người. Quyền bính cần thiết cho sự hiệp nhất trong một cộng đoàn. Vai trò của quyền bính là bảo đảm tối đa công ích cho xã hội (GLCG # 1898). Vì thế, HTXH nhấn mạnh sự tôn trọng và vâng phục quyền bính. “Bổn phận vâng phục đòi buộc mọi người phải tôn trọng quyền bính cho xứng hợp; đối với những người đang thi hành công vụ, phải tôn trọng và tùy công trạng của họ mà tỏ lòng biết ơn và quí mến” (GLCG # 1900).

 

57. Quyền bính có bị giới hạn bởi yếu tố nào không?

 

Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng dạy rằng: “Việc hành xử quyền bính chính trị trong chính cộng đoàn hoặc trong các cơ quan đại diện cho quốc gia luôn luôn phải nằm trong giới hạn của trật tự luân lý để đem lại kết quả và mưu cầu công ích - công ích ở đây phải hiểu cách năng động - tùy theo trật tự pháp lý đã hoặc sẽ được thiết lập cách hợp pháp. Trong trường hợp đó mọi công dân phải tuân theo lương tâm mà tuân phục. Và do đó, những người lãnh đạo đương nhiên có trách nhiệm, có thế giá và có uy quyền (GS # 74).

 

58. Dựa vào đặc tính nào thì luật của nhà nước mới thực sự có hiệu lực?

 

“Luật pháp của loài người chỉ là luật phù hợp với lẽ phải; có hiệu lực là nhờ “luật vĩnh cửu”. Khi xa lìa lẽ phải, luật sẽ không còn là luật nữa, nhưng là một sự bất công, thậm chí còn là một hình thức bạo lực” (Thomas Aquinas, Tổng Luận Thần học, I-II, 93, 3.2). Như thế, “về mặt luân lý, không phải người cầm quyền làm gì cũng hợp pháp. Họ không được xử sự cách chuyên chế, nhưng là phải hành động cho công ích vì quyền bính là một sức mạnh tinh thần đặt nền tảng trên tự do và ý thức trách nhiệm” (GLCG # 1902).

 

59. HTXH nêu lên hình thức “tam quyền phân lập” như thế nào?

 

ĐGH Leô XIII trong thông điệp Rerun Novarum đã nhắc tới hình thức tam quyền phân lập mà đương thời được xem như là điểm mới trong giáo huấn Giáo hội. Hình thức này phản ảnh một viễn cảnh trung thực bản chất của xã hội loài người; nó có khả năng pháp lý trong việc bảo vệ sự tự do cho mọi người. Mỗi một phân quyền điều được cân bằng bởi hai phân quyền kia và bởi phạm vi trách nhiệm được quy định trong giới hạn của phân quyền ấy. Đây là “nguyên tắc của luật” để làm cho luật có giá trị tối thượng chứ không phải do ý chí của một cá nhân độc tài nào (cf. Centesimus Annus, # 44).

Như thế, khi các vấn đề xã hội nảy sinh, các giới chức cần giải quyết những vấn đế ấy theo chức năng phù hợp của mình. Trong những hoàn cảnh thay đổi, các nhà lập pháp không bao giờ được phép quên những qui phạm luân lý, hiến pháp, công ích. Đối với các nhà hành pháp, sau khi cân nhắc cẩn thận các yếu tố hoàn cảnh, họ phải điều hành những hoạt động xã hội với sự thận trọng và am hiểu luật pháp. Cuối cùng, đối với các nhà tư pháp, họ cần phải xét xử một cách công bằng mà không chịu bất cứ sự ảnh hưởng chi phối nào do thiên vị hay áp lực (cf. Pacem in Terris, # 69).

 

60. Trách nhiệm của nhà nước trong lãnh vực tôn giáo như thế nào?

 

Nhà nước cần phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho mọi công dân bằng luật pháp và bằng các phương tiện hữu hiệu khác. Chính quyền cũng cần tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy đời sống tôn giáo để nhờ đó người dân có khả năng thực hành quyền tôn giáo và sống bổn phận tôn giáo của họ. Khi làm như thế, chính xã hội ấy cũng sẽ được hưởng những hoa trái vì những phẩm chất luân lý của công bằng và hòa bình được bắt nguồn từ niềm tin của con người với Thiên Chúa và Thánh ý của Người (cf. Dignitatis Humanae, # 6).

 

61. HTXH nêu lên quyền lựa chọn thể chế chính trị ra sao?

 

Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng dạy rằng: “Có quyền bính là do bởi Thiên Chúa an bài, nhưng việc định đoạt những thể chế chính trị hay cắt cử người cầm quyền, vẫn là quyền tự do của mọi công dân” (GS # 74).

“Về mặt luân lý, các thể chế chính trị có thể khác nhau, miễn sao các thể chế này mang lại lợi ích chính đáng cho cộng đoàn đã thừa nhận chúng. Các thể chế có bản chất trái ngược với luật tự nhiên, với trật tự công cộng và các quyền căn bản của con người, thì không thể đem lại công ích cho những quốc gia đang theo thể chế đó” (GLCG # 1901).

Như vậy, nếu một thể chế nhà nước vừa không do người dân chọn lựa lại vừa trái với luật tự nhiên, thì thế chế ấy không xứng đáng để tồn tại.

 

62. Thông điệp nào nêu rõ nguyên nhân và mối nguy hiểm của nhà nước độc tài?

 

Trong thông điệp Centesimus Annus, ĐGH Gioan Phaolô II đã nói rất rõ và mạnh mẽ rằng: Trong thời hiện đại, chế độ độc tài dưới chủ nghĩa Marxit- Lenin… duy trì quan điểm rằng họ không mắc sai lầm và vì thế trở nên kêu căng thi hành quyền lực một cách tuyệt đối…Nguyên nhân sâu xa của chế độ độc tài trong thời hiện đại là vì họ khước từ sự nhìn nhận phẩm giá siêu việt của con người như là hình ảnh của Thiên Chúa. Vì con người là chủ thể của các quyền nên không một cá nhân nào, tập thể nào, giai cấp nào, dân tộc hay quốc gia nào có quyền xâm phạm các quyền này được… Đối với những nhà nước hay đảng phái tự cho rằng mình có sứ mạng lịch sử dẫn đầu [mọi người] đến sự hoàn thiện, và tự đặt mình lên trên các giá trị khác, thì các nhà cầm quyền này cũng không chấp nhận các tiêu chuẩn khách quan về sự thiện và sự ác vượt ra khỏi ý chí của họ. Vì như các tiêu chuẩn này, trong những hoàn cảnh nhất định sẽ xét xử các hành động của họ. Đó là lý do tại sao nhà nước độc tài tìm mọi cách để tiêu diệt Giáo hội, hay ít nhất cũng làm cho Giáo hội trở nên phục tùng và trở thành cộng cụ trong cơ cấu ý thức hệ của nó (cf. Centesimus Annus, # 44–45).

 

63. Theo HTXH, chúng ta hiểu như thế nào là dân chủ ?

 

Giáo hội đề cao thể chế dân chủ là vì nó bảo đảm sự tham gia của người dân vào việc lựa chọn thể chế chính trị, bảo đảm được việc điều hành chính phủ và có thể thay đổi nó một cách bình yên khi phù hợp. Nhưng Giáo hội không thể khuyến khích việc hình thành các tổ chức nhằm chiếm đoạt quyền hành vì tư lợi cá nhân hay mục đích ý thức hệ. Như thế, nền dân chủ thực thụ chỉ hiện diện trong một quốc gia khi quốc gia ấy tôn trọng luật pháp và có những quan niệm đúng đắn về nhân vị con người (cf. Centesimus Annus, # 46).

Mặt khác, dân chủ không thể bị thần tượng hóa đến mức như là sự thay thế cho nền đạo lý hoặc như một thần dược cho sự vô luân. Thực ra, dân chủ là một “hệ thống” và như là một phương tiện chứ nó không phải là cùng đích. Giá trị luân lý của nó không mang tính tự động, nhưng phụ thuộc vào sự tuân theo luật luân lý, mà như tất cá các hình thức cư xử khác của con người là chủ thể. Nói cách khác, luân lý dân chủ được quyết định bởi hậu quả luân lý mà nó theo đuổi và phương tiện mà nó sử dụng (cf. Evangelium Vitae, # 70).

 

64. Hậu quả của một nền dân chủ không giá trị sẽ ra sao?

 

Một nền dân chủ không giá trị là một nền dân chủ không dựa trên sự thật và phẩm giá con người. Thực vậy, nếu không hướng đến sự thật trọn hảo, thì các hoạt động chính trị, các tư tưởng và giáo điều dễ dàng bị nhào nặn nhằm mục đích bảo vệ quyền lực. Như lịch sử đã chứng minh, nền dân chủ không có giá trị sẽ dễ dàng biến thành một chủ nghĩa độc tài biến dạng. Vì thế, mọi lãnh vực của cá nhân, gia đình, xã hội, luân lý cần phải được đặt trên nền tảng sự thật và mở lòng trong sự thật để hướng đến sự tự do chân thật (cf. Veritatis Splendor, # 101).

 

65. Bằng chứng nào cho thấy một nhà nước có dân chủ thật sự?

 

Thông điệp Tin Mừng Sự Sống giúp cho ta thấy bằng chứng nền dân chủ của một quốc gia có thật hay không: [Một quốc gia] “sẽ không có một nền dân chủ thực sự nếu sự nhận thức về phẩm giá và quyền của mỗi người không được nhìn nhận; và dĩ nhiên, ở nơi đó cũng sẽ không có hòa bình nếu sự sống không được bảo vệ và ủng hộ” (Evangelium Vitae, # 101). Rõ ràng, bất cứ ở nơi đâu chính quyền không tôn trọng phẩm giá con người và không bảo vệ sự sống con người thì ở nơi đấy không có nền dân chủ thực sự.

 

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!