Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
III. GIA ĐÌNH (HỌC THUYẾT XÃ HỘI, BÀI IV)

 

Học Hỏi về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo

Bài 4

III. Gia Đình (84 – 117) 

31. Hôn nhân mang ý nghĩa như thế nào? 

Theo kế hoạch của Thiên Chúa, gia đình là nền tảng của cộng đồng nhân loại và là một tế bào thiết yếu của xã hội loài người. Vì thế hôn nhân mang hai ý nghĩa quan trọng như sau: Hôn nhân phục vụ lợi ích cho chính hai vợ chồng và  thực hiện việc sinh sản con cái. (cf. GS 50) 

32. Hôn nhân mang lại những lợi ích gì cho đôi vợ chồng?  

Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng của CĐ Vatican  II  số 48 dạy rằng: “Tự bản chất, chính định chế hôn nhân và tình yêu lứa đôi qui hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái như chóp đỉnh diễm phúc của hôn nhân. Như thế, bởi giao ước hôn nhân, người nam và người nữ "không còn là hai, nhưng là một xương thịt" (Mt 19,6), phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày mỗi đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly… Bởi đó, vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích riêng để được lãnh nhận các bổn phận và phẩm giá của bậc sống họ; nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô mà chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đình của họ, nhờ đó tất cả đời sống của họ được thấm nhuần đức tin, cậy, mến, và càng ngày họ càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau; và bởi đấy, cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa.

33.  Việc sinh sản đóng vai trò như thế nào trong việc tiếp nối công trình tạo dựng của Thiên Chúa ? 

Khi một con người vừa mới chào đời, con người mới này không những mang trong mình hình ảnh của người cha và người mẹ mà còn mang hình ảnh của Thiên Chúa. Thực vậy, chính cha mẹ là người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản một con người mới. Ở đây, không chỉ đề cập đến vấn đề sinh học, nhưng chúng ta xác quyết rằng: Thiên Chúa hiện diện trong tình mẫu tử và phụ tử một cách khác thường hơn là Ngài hiện diện trong các tạo vật khác. Quả thực, chỉ Thiên Chúa là nguồn sống của con người, nên chỉ có con người mới mang hình ảnh và giống như Ngài. Vì thế, sinh sản là sự tiếp nối công trình tạo dựng của Đấng Tạo Hóa (cf. Gratossimam Sane 43). 

34.  Gia đình được xem là một tế bào của xã hội như thế nào?  

Từ ban đầu khi tạo dựng muôn loài, Thiên Chúa đã thiết lập đời sống hôn nhân giữa người nam và người nữ, chính vì thế gia đình trở thành tế bào sống đầu tiên của xã hội. Mối giây liên kết giữa gia đình với xã hội mang tính hữu cơ và sống động. Vì thực ra, mỗi con người đều được sinh ra và giáo dưỡng từ gia đình. Chính từ nguyên tắc căn bản này mà xã hội được tồn tại và phát triển. (cf. Familiaris Consortio 42). Chính từ gia đình, con người lần đầu tiên được tiếp cận và nhận lãnh những giá trị chân, thiện, mỹ. Nhờ vậy, họ cũng nhận thức được ý nghĩa của những giá trị ấy trong đời sống xã hội.

35. Mỗi gia đình có phải là một “tin mừng” cho toàn thế giới không?

Ngay từ buổi bình minh của công cuộc cứu độ, việc hạ sinh Hài Nhi đã mang lại niềm vui cho toàn nhân loại: “Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavid. Người là Đấng Kitô Đức Chúa” (Lk 2: 10 -11). Niềm vui trọng đại này là việc hạ sinh Đấng Cứu Thế. Nhưng lễ Giáng sinh còn tỏ lộ cho ta thấy ý nghĩa trọn vẹn của mỗi cuộc hạ sinh con người. Vì cùng với niềm vui của việc giáng sinh Đấng Cứu Thế, tất cả mọi em bé chào đời trong thế giới này điều mang lại tin mừng cho mọi người (cf. Evangelium Vitae 1). 

36. Gia đình có được xem như là “cung thánh của sự sống” không? 

Gia đình đóng vai trò quan trọng cho mỗi thành viên từ lúc sinh ra và lìa đời nên gia đình thực sự được gọi là “cung thánh của sự sống”. Nơi mỗi gia đình, sự sống là quà tặng của Thiên Chúa được đón nhận và bảo vệ một cách cẩn trọng khỏi nhiều mối hiểm nguy tấn công; và cũng chính từ gia đình, sự sống được lớn lên và trở thành một con người trưởng thành. Khi đương đầu với nền văn hóa sự chết, gia đình thực sự là tâm điểm của nền văn hóa sự sống. (cf. Centesimus Annus  39). Chính vì thế, gia đình - hội thánh tại gia, được kêu gọi thực hiện việc rao truyền và phục vụ Tin Mừng Sự Sống. Đây là trách nhiệm hàng đầu của mỗi gia đình. Vì được gọi là người trao ban sự sống, cha mẹ càng ý thức ý nghĩa của việc sinh sản như là hành động độc nhất biểu lộ sự sống con người và là quà tặng mà họ được đón nhận để rồi họ cũng cho đi như một món quà. Cha mẹ nên hiểu rằng, nguồn gốc phát sinh sự sống mới như là hoa quả tình yêu giữa hai người với nhau. Hoa trái này là món quà dành cho cả hai, và cũng chính từ hai người mà món quà này được xuất hiện. (cf. John Paul II, Bài diễn văn tại Hội nghị các Giám mục Châu Âu lần thứ bảy 1989,  5). 

37. Ai là người có trách nhiệm về “quyền sự sống”? 

Sự sống con người là linh thiêng, bất khả xâm phạm. Vì sự sống con người được bắt nguồn từ chính hành động sáng tạo của Thiên Chúa và nó vẫn luôn duy trì mối liên kết đặc biệt với Đấng Tạo Dựng, Đấng làm chủ vận mệnh của nó. Vì thế, chỉ có Thiên Chúa là chủ của sự sống từ ban đầu cho đến kết thúc. Không một con người nào, dù trong bất cứ hoàn cảnh trực tiếp hay gián tiếp, lại tự cho mình quyền để hủy diệt sự sống. Từ “Donum Vitae”- quà tặng sự sống là trung tâm mầu nhiệm mạc khải về tính bất khả xâm phạm và linh thiêng của sự sống con người. (cf. Evangelium Vitae 53). Chính vì điều đó, nếu “quyền sự sống” - quyền căn bản và nền tảng nhất cho mọi quyền con người - không được bảo vệ với một quyết tâm tối tối đa thì những việc đòi hỏi tôn trọng các quyền khác như y tế, nhà ở, việc làm, gia đình, văn hóa sẽ chỉ là giả dối và hảo huyền (Cf. Christifideles Laici 38). 

38. HTXH đề cập đến vần đề phá thai và “cái chết êm dịu” như thế nào?

Trong mọi trường hợp, không một ai được phép giết người vô tội, dù họ mới chỉ là một phôi thai hoặc là bào thai, còn sơ sinh hay đã trưởng thành, già lão hay mắc bệnh nan y, hoặc trong tình tranh sắp chết. Và đặc biệt hơn nữa, không ai được phép yêu cầu cho hành động giết người này. Dù sự yêu cầu này được xuất phát từ chính đương sự, người đang chăm sóc đương sự, hoặc đương sự đồng tình cho thực hiện hành động giết người này một cách rõ ràng hay ngụ ý. Cũng vậy, không một chánh quyền nào có thẩm quyền đề nghị hay cho phép thực hiện hành động như vậy (cf. Iura et Bona 2). “Vì thế, với thẩm quyền mà Chúa Kitô ban cho Phêrô và các Đấng kế vị của Ngài, cùng hợp với Giám Mục Đoàn của Giáo hội Công giáo. Tôi xác nhận rằng, hành động trực tiếp và có chủ ý giết người vô tội là luôn luôn trọng tội” (Evangelium Vitae 57).

39. HTXH đề cập đến vai trò người phụ nữ như thế nào?  

Theo ĐGH Phaolô II, đời sống thường nhật của người phụ nữ được xem như là những nữ anh hùng trong gia đình khi họ là “những người mẹ can đảm tận tụy với gia đình không một chút tính toán cho bản thân. Họ chịu đau đớn khi sinh con và dồn mọi nỗ lực dù phải hy sinh mọi giá để trao ban những gì là quí giá nhất của bản thân mình cho con cái” Trong khi thực hiện sứ mạng này, “thế giới xung quanh họ không phải lúc nào cũng ủng hộ sứ mạng của họ. Ngược lại, giới truyền thông thường xuyên trình bày một kiểu thức văn hóa khuyến khích người nữ không thực hiện chức năng làm mẹ. Trong khi những giá trị như chung thủy, khiết tịnh, hy sinh mà những người vợ và mẹ Kitô hữu đang sống và tiếp tục làm chứng, thì có những người nại vào cuộc sống hiện đại lại cho rằng những giá trị này là lỗi thời…Chúng ta cám ơn những người mẹ anh hùng về tình yêu bất diệt của họ. Chúng ta cám ơn lòng can đảm tín thác của các bà mẹ vào Thiên Chúa và tình yêu của Ngài. Chúng ta cám ơn về sự hy sinh của các người mẹ” (John Paul II, Bài giảng trong lễ phong thánh năm 1994). 

40. Người nữ đóng vai trò gì trong mối liên hệ giữa người với người?  

Tình mẫu tử có một mối liên hệ mật thiết đến mầu nhiệm sự sống khi sự sống phát triển trong lòng người mẹ. Mối liên hệ độc đáo giữa người mẹ với sự sống mới đang phát triển trong cung lòng của người mẹ mang một dấu ấn rất sâu đậm của nhân vị người nữ. Mối liên hệ này không chỉ hướng đến người con mà bà đang cưu mang nhưng còn hướng đến tất cả mọi người khác. Người mẹ đón nhận và cưu mang một con người trong chính thân thể của mình, dành chỗ và giúp nhân vị này lớn lên, tôn trọng con người mới này như một con người. Vì thế, người phụ nữ học và dạy người khác mối quan hệ thực thụ giữa người với người khi họ biết đón nhận những người khác như một con người. Con người được nhìn nhận và yêu thương là vì phẩm giá con người chứ không phải vì những đặc điểm như hữu dụng, thông minh, sắc đẹp hay sức khỏe. Đây là sự đóng góp căn bản mà Giáo hội cũng như loài người mong đợi từ người nữ. (cf. Evangelium Vitae, 99).

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!