Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. G.Trần Đức Anh OP.
Bài Viết Của
Lm. G.Trần Đức Anh OP.
Tóm lược Thông Ðiệp
Công Bố Tông Sắc Năm Thánh Về Lòng Thương Xót
Đức TGM Phê rô Nguyễn Văn Nhơn được chọn làm Hồng Y
15 căn bệnh của giáo triều Roma cần chữa trị
Tuyên bố của Đức Hồng Y niên trưởng của Hồng Y đoàn
Đức Thánh Cha Biển Đức 16 tuyên bố từ chức
Lễ hội chứng từ của các gia đình với Đức Thánh Cha
Sứ điệp Tòa Thánh chúc mừng các Phật Tử
Sứ điệp Mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Biển Đức 16
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC 16 -NHÂN NGÀY HÒA BÌNH THẾ GIỚI LẦN THỨ 45: 1-1-2012
Ðức Thánh Cha tiếp kiến 120 Giám mục mới
ĐTC Biển Đức 16 Bênh Vực Tự Do Tôn Giáo
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU CHO CÁC ƠN GỌI LẦN THỨ 48
Đức Thánh Cha đề cao tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Truyền Thông xã hội lần thứ 45
Lần đầu tiên Đức Thánh Cha tiếp kiến 1200 cảnh sát Roma
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đại diện không thường trú đầu tiên tại Việt Nam
Đức Thánh Cha kêu gọi các chính quyền tôn trọng tự do tôn giáo
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhân ngày hoà bình thế giới 1-1-2011
ĐTC BIỂN ĐỨC 16 BÊNH VỰC TỰ DO TÔN GIÁO

"Dĩ nhiên mỗi quốc gia đều có chủ quyền công bố luật pháp của mình và biểu lộ các thái độ khác nhau đối với tôn giáo trong luật pháp. Do đó, có một số nước cho phép tự do tôn giáo rộng rãi theo ý nghĩa chúng ta hiểu về từ này, trong khi có những nước khác giới hạn tự do tôn giáo vì nhiều lý do, kể cả vì thái độ nghi kỵ đối với tôn giáo. Tòa Thánh tiếp tục kêu gọi các chính phủ nhìn nhận quyền tự do tôn giáo như một nhân quyền cơ bản, kêu gọi tôn trọng và nếu cần, phải bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số (..) đang mong ước sống với các đồng bào của mình trong hòa bình và tham gia trọn vẹn vào đời sống dân sự và chính trị của đất nước, mưu ích cho tất cả mọi người". ĐGH Biển Đức 16

Trong sứ điệp gửi Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội, ĐTC Biển Đức 16 tố giác những đe dọa chống tự do tôn giáo và cho biết Tòa Thánh tiếp tục kêu gọi các nước nhìn nhận tự do tôn giáo như quyền căn bản của con người.

Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội nhóm đại hội lần thứ 17 tại Vatican khai diễn đầu tháng 5-2011 về đề tài: "Các quyền phổ quát trong một thế giới có những khác biệt: trường hợp tự do tôn giáo".

Trong sứ điệp gửi các tham dự viên Đại hội, được công bố sáng 4-5-2011, ĐTC nhận xét rằng "chính nền văn hóa Kitô đã khai sinh và dành chỗ cho tự do tôn giáo và tiếp tục nuôi dưỡng quyền tự do tôn giáo được các hiến pháp nhìn nhận, cũng như quyền tự do phụng tự mà nhiều người ngày nay đang được hưởng. Do sự kiện các chế độ vô thần nhất loạt chối bỏ quyền tự do tôn giáo trong thế kỷ 20, các quyền này đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận và ghi trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của LHQ. Ngày nay, các nhân quyền cơ bản này lại bị đe dọa do thái độ và các ý thức hệ muốn ngăn cản sự tự do biểu lộ tôn giáo. Vì thế, thách đố bảo vệ và thăng tiến quyền tự do tôn giáo và tự do phụng tự một lần nữa lại cần được đề ra ngày nay."

ĐTC cũng nhắc đến quyền tự do tôn giáo đã được khẳng định qua dòng lịch sử và ngài đề cập đến sự kiện một số quốc gia đặt ra các luật lệ về việc thực hành tự do tôn giáo.

Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa học xã hội được ĐTC Gioan Phaolô 2 thành lập năm 1994 và được coi là một sáng kiến tiếp nối thông điệp xã hội của ngài "Centesimus annus" (Năm Thứ 100) trong đó Đức cố Giáo hoàng suy tư về sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản và sự cần thiết phải thành lập một xã hội tự do.

Trong cuộc họp báo hôm 4-5-2011 tại Roma, Bà giáo sư Mary Ann Glendon, người Mỹ, Chủ tịch Hàn lâm viên Tòa Thánh, nhận xét rằng các dữ kiện xã hội cho thấy một bối cảnh đen tối về tình trạng tự do tôn giáo. Sau khi đạt tới cao điểm lịch sử hồi năm 1998, tự do tôn giáo bắt đầu suy giảm xuống mức độ đáng lo ngại vào khoảng năm 2005. Theo các nghiên cứu sâu rộng nhất thì gần 70% dân số trên thế giới hiện sống tại những quốc gia áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt trên tự do tôn giáo, phần lớn trên các nhóm tôn giáo thiểu số. Đằng sau những con số lạnh lùng ấy là tình trạng kỳ thị, bách hại, và bạo lực mà các tín hữu phải chịu tại nhiều nơi trên thế giới do các chính sách của các chính phủ, đôi khi do những áp lực xã hội, và thường thì do cả hai". (SD 4-5-2011)

G. Trần Đức Anh OP 

- Nguồn: vietvatican.net

Tác giả: Lm. G.Trần Đức Anh OP.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!