.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I: Chính sách Mục Vụ Văn Hoá

Chương II: Mục vụ Văn Hóa Thuyết trình Hội Học

Chương III: Mục Vụ Văn Hoá Báo chí

Chương IV: Mục vụ văn hóa Thư liệu: Thư viện giáo xứ

Chương V: Mục vụ văn hoá tu thư tập thể

Chương VI: Giới thiệu sách « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam Paris 1947-1997 »

Chương VII: Giới thiệu sách « Ðường vào tình yêu »

Chương VIII: Giới thiệu sách « Văn Hóa và Ðức tin »

Chương IX: Giới thiệu sách « Văn Hóa Gia Ðình »

Chương X: Giới thiệu sách « Tân Lịch Sử Giáo Hội »

Chương XI: Mục vụ Văn Hóa Mạng Lưới Tin Học

Chương XII: Tổng kết về Mục Vụ Văn Hóa

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Mục Vụ Văn Hóa ở Giáo Xứ Việt Nam Paris
Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh
CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU SÁCH « KỶ YẾU 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 1947-1997 »

KỶ YẾU 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ VIỆT NAM TẠI PARIS 1947-1997

Do Ban Tu Thư biên soạn

Paris : Giáo Xứ Việt Nam ; 1997 ; 112 trang và ILVIII trang hình

 « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris » là tác phẩm đầu tay của Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris. Kỷ yếu là những điều chính yếu đáng được ghi nhớ và chép lại. « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris » ghi chép những điều chính yếu về Giáo Xứ trong 50 năm, từ năm 1947, năm Giáo Xứ được Giáo Quyền Tổng Giáo Phận Paris chính thức công nhận, đến năm 1997, năm Giáo Xứ kỷ niệm 50 năm được thành lập. 

 

Ðọc « Kỷ Yếu Giáo Xứ », như vậy, trước nhất là đọc những lời chia sẻ tâm tình biết ơn của Giáo Xứ về Hồng Ân Chúa ban, về công ơn các bậc tiền bối. Ðó là nội dung chủ ý căn bản mà cha Mai Ðức Vinh, Giám đốc Giáo Xứ và chủ biên kỷ yếu đã xác định rõ rệt trong bài « Lời mở đầu » khi viết : « Trong tinh thần ‘Uống nước nhớ nguồn’, ‘Ăn quả nhớ kẻ trồng cây’, chúng ta hân hoan mừng lễ 50 năm thành lập GIÁO XỨ VIỆT NAM VÙNG PARIS.

Năm mươi năm, mốc thời gian hướng về những chặng đường trải qua, đương đi và sắo tới, để vui mừng tin tưởng vào sự trưởng thành vươn lên và để vững tâm thực thi sứ mệnh của Cộng Ðoàn.

1947-1997, GIÁO XỨ VIỆT NAM VÙNG PARIS tròn 50 tuổi, phấn khởi mừng Lễ Vàng Thành Lập. Mừng lễ 50 năm thành lập Giáo Xứ, trước hết, chúng ta dành một năm, từ tháng 6-96 đến 6-97, làm năm tạ ơn.

·        Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa và Ðức M.,

·        Chúng ta biết ơn Giáo Hội và Quê Hương.

·        Chúng ta ghi ơn các bậc Tiền bối , các Ân Nhân và Bạn Hữu.

Cùng với thánh nữ Têrêsa Hài Ðồng, chúng ta kêu lên : Tất cả là Hồng Ân.

 

Mừng lễ 50 năm thành lập Giáo Xứ là cùng nhau ôn lại những trang lịch sử thăng trầm của Giáo Xứ, của cộng đoàn. Giáo Xứ chúng ta được manh nha từ 1946, do sáng kiến và góp sức của các giáo sĩ du học và anh chị em giáo dân sinh sống tại Pháp vào thập niên 40, sau đệ nhị thế chiến, trong bầu không khí tranh đấu độc lập cho Quê Hương. Ðại Hội Toulouse 1946 là một đại hội lịch sử của người Công Giáo Việt Nam tại Pháp dưới nhiều khía cạnh. Nhờ ơn Chúa Thanh Thần, thành quả của Ðại Hội Toulouse là « Bản Ðiều lệ và sinh hoạt Liên Ðoàn », đã được Giáo Quyền Pháp công nhận năm 1947. Chúng ta chọn 1947 như năm chính thức chào đời của Giáo Xứ chúng ta.

 

Từ cái nhân của Ðại Hội Toulouse 1946, ngày nay đã có hơn 60 Cộng Ðoàn người Việt hiện diện trên 94 giáo phận của Giáo Hội Pháp. Và Giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris luôn xứng danh là Cộng đoàn « Chị Cả » của các Cộng Ðoàn Việt Nam khác tại Pháp. Hơn thế, Giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris còn là cộng đoàn thâm niên nhất trong các Cộng Ðoàn Công Giáo ngày nay trên thế giới. Ðó là điều không thể phủ nhận.

 

Ðọc Kỷ yếu Giáo Xứ thứ đến là đọc lịch sử thành lập, diễn tiến và phát triển của Giáo Xứ, cũng như những sinh hoạt, những tương quan, trong 50 năm qua, từ 1947 đến 1997. Ðây là nội dung của toàn tập kỷ yếu được trình bày qua hai phần.

 

Phần nhất, với chủ đề « Lịch sử và tổ chức Giáo Xứ », ba vấn đề đã được đề cập trong ba chương khác nhau. Chương một phác hoạ lại khung cảnh người việt công giáo tại Pháp trong 50 năm qua, từ 1947 đến 1977 với ba qui chế khác nhau : Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp cho những năm từ 1947 đến 1952, giai đoạn ý thức nhận ra sụ hiện diện của người công giáo việt Nam tại Pháp ; Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp từ năm 1952 đến năm 1977, giai đoạn tìm cho mình một cơ sở và một qui chế giáo luật ; và Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris cho các năm từ 1977 cho đến ngày nay, vừa là giai đoạn củng cố qui chế, ổn định cơ sở, vừa la giai đoạn phát triển mạnh về tổ chức, về nhận sự, về cơ sở , về tài chánh và về sinh hoạt đủ loại, từ thiêng liêng, qua giáo dục, văn hoá, đến xã hội liên đới.

Chương hai mô tả cơ cấu tổ chức sinh hoạt. Nếu trong suốt 33 năm đầu cơ cấu tổ chức căn bản chỉ là Ðoàn Sinh Viên công giáo, thì 17 năm kế tiếp, từ năm 1980 Giáo Xứ đã biết tạo cho mình một tổ chức nền tảng là Hội Ðồng Mục Vụ, qui tụ hết các địa điểm mục vụ và các hội đoàn mục vụ. Nhờ vậy, các sinh hoạt mở rộng ra khắp các lãnh vực của một xứ đạo : thiêng liêng, văn hoá và giáo dục.

Chương ba phác hoạ những liên hệ và những cơ cấu có thể giúp Giáo Xứ phát triển mãi. Ðó là những tương quan với Tổng Giáo Phận Paris, với những Cộng đoàn công giáo việt nam hải ngoại, với Hội Liên Tu sĩ Việt Nam và với Giáo Hội Mẹ ở Việt Nam. Và những tương quan nội tại thương yêu đoàn kết giữa các thành phần của cộng đoàn là những nhân tố bất khả khuyết để Cộng đoàn được vàng son.

 

Phấn nhì giới thiệu hết các cộng đoàn và hội đoàn công giáo tiến hành hiện đang sinh hoạt trong giáo xứ. Không kể Paris đã được giới thiệu chung, Giáo Xứ còn gồm 6 cộng đoàn khác : Sarcelles-Garges (1977), Villiers-le-Bel, Gonesse (1979), Stains-Pierrefitte (1981), Noisy-le-Grand (1983), Cergy-Pontoise (1993) và Ermont-Montigny (1995).

Về các hội đoàn, ban nhóm công giáo tiến hành, vào năm 1997, đếm được 20 đơn vị : Ðạo Binh Ðức Mẹ (1970), Hội Các Bà Mẹ Công Giáo (1971), Sinh hoạt giới trẻ (1971), Ca đoàn (1978), Nhóm xã hội (1978), Nhóm cầu nguyện (1980), Nhóm Sống Ðạo (1980), Nhóm báo Emmau (1980), Nhóm Thần Học Giáo Dân (1980), Nhóm Bữa cơm chủ nhật (1982), Ban Báo Chí (1984), Lớp Tiếng Việt (1985), Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể (1986), Hội Yểm Trợ Ơn gọi Tận hiến (1989), Thư Viện Giáo Xứ (1990), Ban Phụng Ca Lê Bảo Tịnh (1990), Nhóm Gia đình trẻ (1992), Lớp Ðàn tranh (1994), Lớp chuẩn bị hôn nhân (1995), Nhóm Thân Hữu Taxi (1996).

.  

Ðọc Kỷ yếu, sau cùng và có lẽ hấp dẫn và hữu ích nhất, là đọc lại những trang sử liên hệ đến ba qui chế của Giáo xứ, Phần I, Chương 1, qua đó người đọc sẽ khám phá ra rằng « Lịch sử của Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris trải dài trên lịch sử ‘Mục Vụ đi dân’ của Giáo Hội hoàn vũ », trong hai văn kiện quan trọng của Giáo Hội về Di Dân : Tông Huấn ‘ Gia Ðình xa cách’ (Exsul Familia, 1952) và Tự sắc ‘Mục Vụ Di Dân’ (Pastoralis Migratorum Cura, 1969). Theo tinh thần của hai tài liệu về Mục Vụ Di Dân này, lịch sử Giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris qua 50 năm, từ 1947 đến 1997, có thể được chia ra làm ba thời kỳ chính.

 

I. Thời kỳ thành lập « Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp 1947-1952 ». 

 

Với kinh nghiệm sống và qua những tài liệu tìm lại được qua các tờ báo của Giáo Xứ trong thời gian này, như Hiệp Nhất (1943-1947), Thông tin (1947-1951) và Liên đoàn (1951-1952), bác sĩ Nguyễn Văn Ái đã nêu ra những sự kiện chính yếu sau đây :

·        Hội Công Giáo ở Paris đã được thành lập từ lâu, từ đầu năm 1942, mục đích giúp đồng bào Công Giáo về đường thiêng liêng, tinh thần và vật chất. Hội ra tờ báo Hiệp Nhất, mục đích huấn luyện anh em về mọi phương diện : đạo lý, chính trị, công dân, xã hội, và tạo mối liên lạc giữa đồng bào lương và giáo.

·        Hội Việt Nam Giáo Sĩ, hay Việt Nam Du Học Giáo Sĩ Ðoàn, thành lập 1945 với 17 linh mục thành viên, đã góp rất nhiều vào việc thành hình và phát triển tổ chức các sinh hoạt của người Công Giáo Việt Nam tại Pháp.

·        Hội Công Giáo Việt Nam ở Paris, lấy danh nghĩa là trung ương lâm thời, xin các Hội Công Giáo có từ lâu ở các tỉnh phái người đến dự cuộc Ðại Hội Nghị Quốc Gia, mở ra tại Saint Cyprien, Toulouse, trong hai ngày 31.03 và 01.04.1946, để chính thức lập ra cơ quan trung ương.

·        Hơn 30 đại biểu của 17 Hội sau đây đã về dự Ðại Hội : Mazagues, Sorgues, Pierrefeu, Port de Bouc, St Chamas, Arles, Tarascon, Orange, Toulouse, Lyon, Grenoble, St Armand, Moulins, Bergerac, Badevel, La Reche/Yon và Paris. Vắng mặt vì bận việc không về dự đại hội được, nhưng gửi lời thăm và cáo lỗi, là các Hội của Agen, Alibi, Bordeaux, Angoulem, Roanne,…

·        Thành quả là 1- Biểu quyết thành lập LIÊN ÐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI PHÁP, 2- Biểu quyết Bản Ðiều Lệ của Liên đoàn gồm 5 khoản, 20 điều., 3- Biểu quyết việc tổ chức Liên đoàn gồm 13 Tiểu đoàn, 4-Bầu Ban Quản Trị Trung Ương gồm 13 đại diện của 13 Tiểu Ðoàn Ðịa phương, 5- Bầu Ban Trị Sự Trung Ương gồm 7 vị : Trần Hữu Phương, Nguyễn Long, Nguyễn Kim Trọng, Trương Công Cừu, Cao Văn Phát, Phan Ngọc Phương và Nguyễn Ðạt, 6- Mời các Linh Mục Cố vấn và tuyên úy Nguyễn Văn Thiện, Cao Văn Luận, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Mạnh Hiền và Ðinh Văn Hưởng, 7- Biểu quyết về báo chí và thông tin, 8- Biểu quyết về chương trình huấn luyện.

·        Bản Ðiều Lệ đã được toàn thể Dại Biểu làm và chuẩn y tại Toulouse ngày 01.04.1946 ; được sửa đổi tại Fontenay-sous-Bois ngày 05.04.1947 ; được Hàng Giáo Phẩm xem và duyệt y, ngày 01.10.1947 (do Mgr Chappoulie, Tổng Thư Ký Hàng Giám Mục Pháp) ; khai ở Bộ Nội Vụ ngày 22.02.1949 (số công văn 13-579, journal officiel ngày 24.03.1949 ; sau cùng được Hàng Giám Mục Việt Nam nhìn nhận ngày 09.11.1951.

·        Không kể 13 tiểu đoàn địa phương đã được thành lập, 4 đoàn thể và chi nhánh sau đây đã được thành lập sau đại hội Toulouse 1946 : Ðoàn Lao Ðộng (1947), Ðoàn Phụ Nữ (1947), Ðoàn Chức Nghiệp ( ?), Ðoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam (ra đời ngày 22.06.1947).

·        Tuyên Úy và Ðoàn trưởng Ðoàn Sinh Viên Công Giáo (Paris) : 1947-48 Lm Nguyễn Huy Mai, anh Ðặng Vũ Cảnh (Y khoa) ; 1948-49 lm Trần Văn Hiến Minh, anh Nguyễn Văn Ái (Y khoa) ; 1949-1950 lm Nguyễn Bình An, anh Lâm Trọng Thức (Y khoa) ; 1951-52 lm Nguyễn Quang Lãm, anh Trần Ngọc Oành (Kỹ sư).

·        Những sinh hoạt điển hình chung của Liên Ðoàn là : Cấm phòng, Hội học diễn thuyết và trại hè.

 

II. Thời Kỳ « Tổ chức Truyền Giáo Việt Nam Tại Pháp, 1952-1977 ». 

 

Tác giả bài khảo cứu, cha Mai Ðức Vinh, đã nêu rõ ảnh hưởng của Tông Huấn ‘Gia Ðình Xa Cách’ trong giai đoạn này : « Sau đại chiến thứ II, vấn đề mục vụ cho dân di trú mỗi ngày một khẩn trương. Vì thế, Ðức PIO XI ban hành tông huấn ‘Gia Ðình Xa Cách’, vạch ra những hướng mục vụ dành riêng cho những người ngoại quốc bỏ quê cha đất tổ đến sinh sống ở xứ lạ quê người.

Ðồng thời Ngài kêu gọi Hội Ðồng Giám Mục tại các quốc gia liên hệ nỗ lực giúp đỡ dân di trú ; giúp họ đoàn tụ sống đạo theo văn hoá, tiếng nói và phong tục riêng của họ, với những chủ chăn cùng quê hương.

Chính trong tinh thần của Tông huấn mà, như nhiều Cộng Ðoàn ngoại kiều khác, Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp được các Giám Mục Pháp để ý đến, không chỉ nhìn nhận những sinh hoạt đang có dưới hình dạng « Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam Tại Pháp », mà còn nâng lên hàng « TỔ CHỨC TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM » ( MISSION CATHOLIQUE VIETNAMIENNE) tại Pháp, và đặt linh mục Việt Nam, có nhiệm vụ tương tự như Cha Xứ (Cura Animarum), dưới danh hiệu là « CÁC THỪA SAI » (MISSIONNAIRES).

 

Diễn tiến việc thành lập Tổ chức truyền Giáo Việt nam đã được ghi nhận như sau :

·        Ngày 20.06.1949 Liên Ðoàn Công Giáo Việt Nam đệ lên Ðức Cha Henri Chappoulie, Thư ký Hàng Giám Mục Pháp và Giám Ðốc Quốc Gia về Tổ chức Giáo Hoàng Truyền giáo, một bản tường trình gồm hai điểm chính : 1- trình bày 4 sinh hoạt chính yếu của Liên Ðoàn, 2- Khẩn xin thiết lập « Sở Truyền Giáo Việt Nam tại Paris.

·        Trong thư ngày 19.02.1952, gởi cho Ðức Khâm Sứ Toà Thánh Ðông Dương tại Hà nội, Ðức Ông Rupp, cha chính Tổng Giáo Phận Paris đã mong muốn có một linh mục Việt Nam được các Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm để chuyên lo việc thiêng liêng cho người Việt Nam tại Paris.

·        Với Thư đề ngày 25.10.1952, Ðức Khâm sứ Toà Thánh John Dooley tại Ðông Dương trả lời cho Dức Ông Rupp hay rằng Ngài đã gặp Các Giám Mục Việt Nam và xin giới thiệu với Ðức Tổng Giám Mục Paris và xin Ngài bổ nhiệm cha Pacifique Nguyễn Bình An.

·        Ngày 24.11.1952, Ðức Ông Rupp, cha chính Ðịa Phận Paris và thư ký của Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ đã trả lời cho Ðức Khâm Sứ : « Trong buổi hội tháng 10 vừa qua, các Hồng Y và Tổng Giám Mục đã đồng ý ‘ký thác cho cha Pacifique An Sở Tuyên Úy người Công Giáo Việt Nam trên toàn lãnh thổ Pháp. Ðể chứng tỏ rằng Cha An không chỉ là tuyên úy của Liên Ðoàn mà thôi, nhưng còn là ‘Giám Ðốc Tổ Chức Truyền Giáo », thì từ nay thánh lễ tiếng Việt mỗi tháng sẽ không cử hành ở trụ sở Liên Ðoàn nữa, nhưng là ở trong một nhà thờ, nhà thờ Notre Dame de Liban ».

 

Ba nhiệm kỳ của ba cha trong thời kỳ này :

·        Cha Pacifique Nguyễn Bình An 1952-1955. Ðược sự giúp đỡ và cộng tác của cha Trần Thanh Giản, Sở Truyền Giáo thuê được một căn nhà làm cơ sở sinh hoạt tại số 36bis, Bd Raspail, 75007.

·        Cha Phanxicô Trần Thanh Giản 1955-1971. Nhiều việc đã được thực hiện : 1- Cải tổ Bản Ðiều Lệ Liên Ðoàn Công Giáo, 2- Qui tụ được một số linh mục cộng tác : cha Nguyễn Ngọc Lưu, cha Nguyễn Ðịnh Tường, Cha Nguyễn Văn Long, Cha Nguyễn Quang Toán, Cha Nguyễn Tiến Huynh, Cha Phan Ðình Thành ; và ở các tỉnh có sự cộng tác của các cha Nguyễn Quang Cảnh ở Marseille, cha Phạm Phúc Khánh ở Nice, cha André Courtois (Lịch) ở Toulon ; 3-  Giải quyết vấn đề cơ sở : trước nhất ở Paris 5, sau về 32 Ave de l’Observatoire, rồi từ 1968 rời về 15, rue Boissonade, 75014.

·        Cha Michel Nguyễn Quang Toán 1971-1977 với thơ bổ nhiệm của Ðức cha Daniel Pérézil, ngày 14.12.1971. Cha Nguyễn Quang Toán qui tụ được 4 linh mục cộng tác là các cha Hoàng Quang Lượng, Lê Huy Bảng, Ðoàn Thanh Dũng và Phan Thanh Văn. Những sinh hoạt nổi bật được ghi lại thời Cha Toán là : 1- Phát triển ba hội đoàn cơ bản là Hội Ðạo Binh Ðức Mẹ, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo và Hội Sinh Viên Công Giáo ; 2- Tổ chức các cuộc hành hương , 3- Tổ chức những sinh hoạt xã hội cứu trợ các vụ lụt và các nạn nhân chiến tranh bên Việt Nam.

 

III. Thời kỳ Giáo Xứ Việt Nam Vùng Paris, 1977-1997.

 

Ngày 30.04.1975, Nước Việt Nam Cộng Hoà miền Nam bị thất thủ về tay nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc, nhiều người Việt Pháp hồi hương, nhiều người Việt Nam vượt biển tị nạn tới Pháp. Tình hình cụ thể của người Việt Nam và của người Công Giáo Việt Nam đã thúc đẩy Hội Ðồng Giám Mục Pháp áp dụng những chỉ thị của tự sắc « Mục Vụ Di Dân » (Pastoralis Migratorum Cura), đã được Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 08.09.1969.

 

Diễn tiến thành lập Giáo Xứ Việt Nap vùng Paris :

·        Ngày 28.05.1976, với tư cách là Giám Mục đặc trách về các đồng bào Á Châu, Ðức Cha André Rousset biên thơ cho cha Toán báo tin rằng trước tình hình khẩn trương và bi thương của dân tị nạn ba nước Việt Miên Lào, Ủy Ban Mục Vụ Ngoại Kiều yêu cầu Hội Thừa Sai Paris giúp đỡ, cha Etcharren đã được bổ nhiệm làm việc với hai cha Guillard và Couessin, và xin cha Toán liên lạc với cha Guillard để xác định phận vụ của mình.

·        Nhiều Giám Mục địa phương đã bổ nhiệm tuyên Úy Việt Nam trong các năm 1975, 1976

·        Ðại Hội ngày 21.10.1976 qui tụ trên 30 linh mục Việt Nam từ nhiều tỉnh khác nhau về họp tại Toà Tổng Giám Mục Paris, dưới quyền chủ tọa của cha Trương Ðình Hoè, do đại hội bầu lên, để bàn về các vấn đề và hành động mục vụ khẩn cấp cho kiều bào Việt Nam

·        Ngày 13.09.1997, Ðức Cha Daniel Pérézil, giám mục phụ tá Parus, gởi cho cha Samuel Trương Ðình Hoè lá thơ bổ nhiệm cha làm thừa sai với quyền coi sóc các linh hồn người Việt Nam ở Paris kế vị cha Toán. Cũng trong thơ này, Ðức Cha Pérézil xác đỉnh : « Giáo Xứ Việt Nam Paris phải là cộng đoàn cầu nguyện, bí tích, tương trợ huynh đệ, sống đạo theo truyền thống và văn hoá Việt Nam ».

 

Nhiệm kỳ của cha Samuel Trương Ðình Hoè, 1997-1979

·        Sau khi đã gởi thơ bổ nhiệm cho cha Trương Ðình Hoè, ngày 29.09.1997, Ðức Cha Pérézil gởi thơ báo tin này cho cha Toán và cám ơn cha nồng nhiệt về những việc cha đã làm cho Giáo Xứ trong những năm qua.

·        Ngày 13.10.1977là ngày bàn giao công vụ giữa cha Nguyễn Quang Toán và cha Trương Ðình Hoè, với sự chứng kiến của cha J.B. Etcharren, cha Bernard le Franc và cha Robert Gilbert.

·        Lãnh thổ hoạt động của Giáo Xứ từ nay hạn hẹp vào lãnh thổ của 8 giáo phận thuộc Giáo Tỉnh Paris, trừ những nơi mà Giáp Quyền địa phương đã bổ nhiệm một tuyên úy Việt Nam khác.

·        Cha Trương đình Hoè đã qui tụ được một nhóm linh mục khá hùnh hậu cộng tác : cha Hoàng Quang Lượng lo phó giám đốc, cha Ngô Duy Linh lo phụng Vụ, cha Lương Tấn Hoàng và nữ tu Huỳnh Thị Na lo xã hội, cha Mai Ðức Vinh lo giáo lý, cha Ðinh Ðồng Thượng Sách và nữ tu Sophie Nguyễn thị Phú lo giới trẻ.

·        Cha Giám Ðốc Trương Ðình Hoè đã làm được hai việc quan trọng sau đây : chỉnh trang lại cơ sở giáo xứ cho ngăn nắp, sạch sẽ và khang trang hơn và nhất là đã vận động với Toà Tổng Giám Mục để những linh mục hay tu sĩ làm việc cho Giáo Xứ đều được bổ nhiệm trên giấy tờ, được trả lương và bảo hiểm xã hội.

 

Nhiệm kỳ của cha Denis Lương Tấn Hoàng, 1979-1980

·        Năm 1979, Cha Trương đình Hoè từ chức vì dòng Phanxicô cần đến ngài để lo các công tác văn hoá và huấn luyện của dòng. Cha Lương Tấn Hoàng lên thay.

·        Trong tờ báo Giáo Xứ Việt Nam, số 122, tuần lễ 02-09.11.1980 có thông báo rằng « Vì lý do sức khoẻ, từ tháng 07, Cha Denis Hoàng đã đệ đơn xin từ chức Giám Ðốc Giáo Xứ. Nay Ðức Giám Mục chấp nhận đơn của Cha và đồng thời bổ nhiệm cha Giuse Mai Ðức Vinh thay thế. Vậy hôm nay, chủ nhật 02.11.1980, cha Bernard le Franc, thay mặt Ðức Cha Daniel Pérézil, đến đồng tế và chính thức công bố sự thay đổi này.

 

Nhiệm kỳ của cha Giuse Mai Ðức Vinh, 1980- ngày nay

·        Sáng chủ nhật 16.11.1980, đức cha Daniel Pérézil đã đến chủ lễ và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Ðức Vinh vào chức vụ Giám Ðốc Giáo Xứ.

·        Ngày 28.11.1980 Ðức Cha Georges Gilson, Giám mục phụ tá kiêm Chưởng Ấn toà Tổng Giám Mục Paris, nhân danh Ðức Hồng Y François Marty, gởi thơ bổ nhiệm cha Vinh làm quản nhiệm Giáo Xứ Việt Nam Paris với trách nhiệm chăm sóc các linh hồn kể từ ngày 01.11.1980.

·        Ngày 13.09.1981, Ðức Tổng Giám Mục J.M. LUSTIGER đến thăm Giáo Xứ và ban phép rửa tội cho 16 em nhỏ.

·        Ngày 12.06.1986, cha Claude Frikart, thay mặt Ðức Hồng Y gởi cho cha Mai Ðức Vinh một bức thư triển hạn thêm ba năm nhiệm kỳ làm Cha sở của Giáo Xứ Việt Nam trong Hạt Ngoại Kiều (Curé de la poroise Vietnamienne dans le doyenné des Migrants) kể từ ngày 01.09.1986.

·        Ngày 28.08.1989, Đức Cha Claude Frikart, Giám mục phụ tá Paris, thay mặt Đức Hồng Y J.M. Lustiger, gửi thư báo cho Cha Vinh biết : Nhiệm kỳ làm Cha sở sẽ hết vào ngày 31.08.1989, nhưng với sự đồng ý của các bề trên của Cha, theo quy định về đặc quyền mà Bộ Giáo Sĩ ra ngày 23.12.1968, và theo sự biểu quyết của Hội Đồng Giám Mục Pháp  công bố ngày 13.06.1984, nhiệm kỳ của Cha được triển hạn đến 31.08.1992.

·        Ngày 25.06. 1990, Đức Cha Pierre Joatton, Giám mục giáo phận Saint Etienne, chủ tịch Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều gửi thư bổ nhiệm Cha Giuse Mai Đức Vinh làm Đại Diện Quốc Gia cho Tuyên Úy Đoàn Việt Nam tại Pháp và là người có trách nhiệm phối hợp về mục vụ cho người Việt Nam (Délégué National pour les aumôniers vietnamiens en France et responsable de la coordination de la Pastorale des Vietnamiens).

·        Ngày 01.09.1992, Đức Cha Claude Frikart, thay mặt Đức Hồng y J.M. Lustiger gửi thư cho Cha Mai Đức Vinh triển hạn nhiệm kỳ ‘Cha sở  Giáo Xứ’ của Cha đến 31.08.1996.

·        Ngày 21.03.1996, trong một cuộc gặp gỡ ở Toà Tổng Giám Mục Paris, Đức Cha Claude Frikart nói với cha Mai Ðức Vinh rằng : ‘Bây giờ không tính số năm, điều quan hệ là Cha còn khỏe không ? Tôi suy nghĩ và sẽ trả lời cho Cha. Thế rồi ngày 03.06.1996, Cha Yves Mallmann phụ tá của Đức Cha Claude Frikart và là Giám Đốc của SITI (Service Interdiocésain des Travailleurs Immigrants) đến Giáo Xứ báo cho Cha Vinh hay là ‘Địa phận muốn Cha vui lòng tiếp tục nhiệm vụ làm Cha sở Giáo Xứ Việt Nam, không cần bổ nhiệm lại nữa’.

·        Vào lễ Các Thánh Tử Đạo 15.11.1998, đích thân Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger đã đến địa điểm mới của Giáo Xứ, 38 rue des Epinettes 75017 Paris, để công bố quyết định ngày 12.11.1998 của Phủ Quốc VKhanh, trong đó Tòa Thánh ban ân thưởng tước vị ‘Đức Ông’ cho linh mục giám đốc Mai Đức Vinh, trao quyết định cho Ðức Ông Mai Ðức Vinh và cùng Cộng Ðồng Dân Chúa chúc mừng Ngài.

 

LỜI KẾT

 

Trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, các đoàn thể tín hữu giữ một chỗ đặc biệt. Về nhân số, họ làm thành lực lượng đông đảo nhất trong Giáo Hội, năng động trong mọi môi trường trần thế và trong mọi sinh hoạt của Giáo Hội. Nhưng Giáo Hội là Dân của Thiên Chúa. Hình ảnh Thánh Kinh này gợi lên ý tưởng rằng Dân Chúa không phải là một đám đông, nhưng là một cộng đồng được đoàn tụ và cơ cấu hoá chung quanh những người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm và chủ trì mọi việc của cộng đồng. Nhiệm vụ của Giáo Quyền trong mọi cấp bậc đều có tầm quan trọng riêng. « Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 » nói rõ lên nguyên tắc cơ cấu và ứng xử có tổ chức của Giáo Xứ, một Giáo Hội nhỏ, qua sự thành lập, biến chuyển và phát triển của Giáo Xứ. Qua tác phẩm đầu tay này, Ban Tu Thư Giáo Xứ đã đưa ra một sáng kiến nhỏ, tổng hợp sao chép lại những việc đã được làm trong Giáo Xứ và đã được ghi lại qua các tài liệu và báo chí của Giáo Xứ. Hàng năm giáo xứ vẫn dành một số báo để viết về giáo Xứ, dành hai Ðại Hội Mục Vụ để kiểm kê kết quả đã làm và phác hoạ việc sẽ làm. 50 năm sau mới làm một tổng kết phản tỉnh. Có người đã hỏi rằng làm kỷ yếu 50 năm, việc ấy sớm quá hay muộn quá ? Trong thời sự hiện nay, trước những phản ứng của một số Giáo Dân, của một vài linh mục, vượt lên trên, thoát ra ngoài sụ lãnh đạo của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, có người đặt vấn đề rằng những phản ứng ấy có còn là của giáo dân không, hay đã là của người thoát khỏi giáo dân rồi ?

Tác giả Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!