Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
SỐNG BÍ TÍCH THANH TẨY

 

Chúa Nhật Chúa Giêsu chịu phép rửa năm C

Is 40, 1-5.9-11; Tl 2, 11-14; 3,4-7; Lc 3,15-16.21-22

Israel chờ mong Ðức Chúa sẽ giải cứu dân Người. Kinh nghiệm cho thấy rằng Israel không thể cậy dựa vào sức loài người được. Giêrêmia cảnh cáo: “Ðáng nguyền rủa thay kẻ tin ở người đời” (Gr 17:5).

Cứu độ có nghĩa là giải cứu dân cho khỏi kẻ thù ( Ðnl 22:27), với kinh nghiệm căn bản là việc Thiên Chúa giải phóng Israel khỏi ách Ai cập (Xh 14:30): Ðức Chúa là Ðấng cứu tinh duy nhất. Ítraen hiểu rằng các cuộc chiến thắng đều là công trình do Thiên Chúa thực hiện; con người chỉ hãnh diện vì được hợp tác với Người (Tl 6:36; 1Sm 11:13; v.v...). Ý nghĩa lịch sử này dần dần được mở rộng ra hơn và được áp dụng cho những hành động cứu giải có tính cách toàn diện và chung quyết, sẽ diễn ra vào “thời gian cuối cùng,” tức là trong thời đại của Ðấng Thiên sai. Ðó là ơn cứu độ Ítraen trông chờ, với một niềm hy vọng tôn giáo đích thực, là nội dung chủ yếu của lời Chúa hứa, và là đối tượng của niềm cậy trông ( Tv 50:6; 67: 3; Is 45:8; v.v...).

Trong Cựu Ước, Chúa Giavê được gọi là: “Ðấng cứu vớt Israel” (1Sm 14:39), “Ðá tảng cứu độ” (Tv 68, 20-21, v.v...). Ngôn sứ Giêrêmia đã khơi dậy một niềm hy vọng mới, không những cho riêng cá nhân mình (Gr 15:20), hoặc đối với việc cứu trợ Giuđa (Gr 4:14t), mà còn cho cả việc khai mở triều đại của một Ðavít mới – tức Ðấng Thiên sai – khi Ðức Chúa, “sự công chính của chúng ta,” ra tay cứu thoát Israel (Gr 23: 5-6). Niềm hy vọng này được diễn tả qua nhiều cách khác nhau, nhưđọc thấy ở  trong Hb 3 hay ở trong Ed 36:29 chẳng hạn. Niềm chờ mong cứu độ đạt đến đỉnh cao trong phần hai Sách ngôn sứ Isaia, gọi là Isaia đệ nhị (từ chương 40 cho đến 55): đề tài này đã được nêu lên 21 lần. 

 Hôm nay, chúng ta vừa được nghe lời hứa cứu độ từ miệng Isaia ở chương 40 :

"Hãy an ủi, an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm ... Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa , giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu.

Bấy giờ vinh quang Đức Chúa sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng Đức Chúa đã tuyên phán." Cỏ héo, hoa tàn khi thần khí Đức Chúa thổi qua. Phải, dân là cỏ: cỏ héo, hoa tàn, nhưng lời của Thiên Chúa chúng ta đời đời bền vững." Hỡi kẻ loan tin mừng cho Xi-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng: "Kìa Thiên Chúa các ngươi! " Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. Như mục tử, húa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt".

Đấng Cứu Độ trần gian là như thế đó ! Ngài quang lâm hùng dũng và nắm trọn chủ quyền và tập trung cả đoàn dưới cánh tay. 

Tân Uớc khẳng tín rằng niềm chờ mong kia đã được trọn vẹn ứng nghiệm nơi Ðức Giêsu (Lc 2:29-32); vì thế, đã gọi Ngài là Ðấng Cứu tinh ( Lc 2:11; Ep 5:23, v.v...). Và bây giờ sự việc đã lộ hiện rõ: ơn cứu độ là được thông phần vào đời sống của Thiên Chúa (Ep 2:5; 2Tm 4:18), ân huệ nhận được nhờ đức tin ( Rm 10:9) và là ân huệ Thiên Chúa muốn ban cho hết thảy mọi người ( 1Tm 2:4).

 "Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gioan lại chẳng là Đấng Mêsia!" Thánh Luca cho ta biết tâm tình của dân. Dân ngóng đợi Đấng Mêsia đến và Gioan đã trả lời hết sức rõ ràng rằng : "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa"

Ngày hôm nay, Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa. Như vậy Đấng Cứu Độ trần gian đã đến, đã khai mạc sứ vụ của mình giữa trần gian và để khởi đầu sứ vụ  lãnh nhận phép rửa của Gioan tại dòng sông Giođan.

Thế là Đấng Cứu Độ trần gian đã đến rồi, đến thật chứ không còn phải chờ, phải đợi gì nữa.

  Ngày hôm nay, con người mong chờ điều gì ? Hình như họ đã đánh mất niềm mong chờ hay nói đúng hơn là niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian rồi. Xã hội hiện đại đang chịu ảnh hưởng sâu đậm của các trào lưu tư tưởng và chủ nghĩa của Tây phương. Khuynh hướng duy lý xuất hiện hồi thế kỷ 18, đã chuyển mình trong các thế kỷ 19 và 20 để trở thành chủ hướng “duy khoa học” ngày nay. Trong bối cảnh của một nền văn minh như thế, dường như không còn có chỗ đứng cho Thiên Chúa. Dĩ nhiên là triết học vẫn tiếp tục bàn đến “vấn đề Thiên Chúa” với những kết luận khác hẳn với nhau. Nhiều tác giả đã đi đến chỗ nói về một thời đại “hậu kitô giáo.” Trong lúc đó thì mỗi năm lại có hàng ngàn cuốn sách ra mắt, viết về Ðức Kitô, có nhiều phim ảnh và những chương trình phát thanh, truyền hình nói về Ngài. Vậy, phải nghĩ sao? Không thể nào con người bỏ quên Ðức Kitô được cả. Nếu Ðức Giêsu là “con người [Ađam] cuối cùng” (1Cr 15:45), thì mọi nỗ lực tìm kiếm “con người mới,” “nhân loại viên mãn,” “chủng tộc hoàn hảo,” v.v... đều một cách nào đó, quy hướng về với Ngài, dù người ta không hay biết.

  Lê gót từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, con người thời nay đang giẫy giụa cố tìm cho ra cách giải đáp không biết bao nhiêu vấn nạn cũ và mới chồng chất trước mắt (x. VMHV 1). “Con người sung túc” đã đánh mất mình đi ở trong đống rác chính mình sản xuất ra; “con người lao động” đã trở thành nô lệ của một hệ thống kinh tế khắc nghiệt, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nó; còn “con người bần cùng” thì sống mà như là chết giữa cảnh lo âu kinh hoàng không biết rồi sẽ tồn tại được bao lâu nữa trong một xã hội đang nhẫn tâm xô bỏ nó ra ngoài lề. Ðã là người thì ai cũng muốn được đối xử xứng với nhân phẩm và thỏa mãn được những ước vọng chính đáng của mình. Tìm ở đâu để được như vậy? Nhờ ở ai đây để ước vọng được thỏa mãn, hoài bão được thành tựu? Các thứ chủ nghĩa đã ‘rầm rộ’ dẫn đến ngõ cụt của thất bại; khoa học, kỹ thuật, kinh tế,... đang đặt con người trước những hậu quả và những chọn lựa kinh hồn. Nhiều người tìm về với tôn giáo; có những kẻ khác lại làm như quẫn trí, chẳng biết đi về đâu, chỉ cứ nhắm mắt đưa chân bước những bước vô nghĩa... Nơi lỗ hổng văn hóa và tâm lý ấy, hình ảnh của Ðức Kitô có thể hiện lên như là “Ðấng mang lại hy vọng” cho mọi người.

 Nơi chân trời bát ngát này, con người hiện đang mong đợi điều gì? Trong nhân loại, đại đa số là người nghèo; họ mong có được những gì thấy xuất hiện trên màn ảnh quảng cáo: đời sống phong phú, tự do, hạnh phúc. Còn trong những xã hội giàu có, khi con người tưởng rằng mình đã thoát khỏi ách của những nhu cầu căn bản, của tôn giáo, của chủ nghĩa, thì lại thấy mình vẫn còn ở trong vòng nô lệ của những cơ chế xã hội, chính trị và kinh tế bất công, khắc nghiệt, thấy đời mình vẫn vô nghĩa, vẫn thiếu cùng đích; thế nên, họ bắt đầu hồi tâm suy nghĩ, tìm lại hướng đi: có người làm như đi kiếm những thứ mình cần trong “siêu thị các tôn giáo” và chọn nhanh lấy những gì mình thích; có người lại chạy theo các dạng loại guru, những ông thầy tinh thần hành nghề theo kiểu bói toán, phùthủy, pháp saman, v.v... hoặc gia nhập những tôn phái kỳ quặc. Tuy nhiên, cũng không thiếu chi người trở về với tôn giáo chân chính, ao ước thực hành cầu nguyện và dấn thân phụng sự Thiên Chúa cũng như tha nhân. Hiện nay, các tôn giáo, các ý thức hệ, và cả đến khoa học cùng kỹ thuật đang thi đua nhau đề xuất những “dự án phục vụ con người.” Trong lãnh vực này, Tin Mừng, tức Ðức Kitô, sẽ có cơ hội gặp gỡ với những người đang bơ vơ đi tìm lẽ sống, và biến họ thành những “con người mới” đích thực. Cũng khó mà tránh cho hết được mọi nguy hiểm: họ có thể thỏa mãn với một “ông trời con” nắn đúc nên theo quan niệm của họ. Dù sao thì sự việc họ đang đi tìm sự thật và sự thiện cũng là dấu hiệu cho thấy họ đang khao khát nhận ra cho được bóng dáng của tuyệt đối, tức là, rốt cuộc, của chính Thiên Chúa. Là con người thì ai cũng ít nhiều nghiệm thấy một cách ‘khôn tả,’ điều mà thánh Âugutinô đã cảm nhận: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng chúng con nên cho Chúa, vì thế tâm hồn chúng con hằng khắc khoải cho đến khi được nghỉ an trong Chúa.”.

Chúa đã đến, nguồn Cứu Độ trần gian đã đến, đã công khai sứ vụ của mình. Chúng ta, những người đã chịu phép dìm - phép thanh tẩy với Chúa Giêsu, chúng ta có mặc lấy tâm tình sống như Chúa Giêsu đã sống hay không đó chính là thái độ đáp trả của mỗi người chúng ta.

 

 

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!