Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
CHA GIUSE NGUYỄN VĂN LỘC: MỘT ĐỜI SỐNG HIẾN DÂNG VÀ SỨ MỆNH THỪA SAI
TẠI SAO LẠI CÓ NĂM A, NĂM B, NĂM C? NĂM CHẴN VÀ NĂM LẺ KHÁC NHAU Ở CHỖ NÀO?
TẠI SAO MÙA VỌNG LẠI CÓ BỐN NGÀY CHÚA NHẬT?
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
SÁM HỐI QUAY VỀ VỚI THIÊN CHÚA

Chúa III MC năm C

Xh 3, 1-8a.13-15; 1 Cr 10, 1-6.10-12; Lc 13, 1-9

 Chúng ta vừa hát với nhau Thánh Vịnh đáp ca lấy trong Thánh Vịnh 102

Thánh Vịnh 102 trong Thánh Kinh là Thánh Vịnh hết sức đẹp để ca tụng Thiên Chúa, đặc biệt là cảm tạ, ca tụng tình thương bao la của Thiên Chúa. Hai câu mở đầu của Thánh Vịnh này cho thấy tinh thần cảm tạ, ca tụng đó.

Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,

toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh !

Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,

chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

Vua Đa-vít không nói với ai khác hơn là chính mình. Ông tự nhủ, tự nhắc mình hãy cảm tạ Thiên Chúa. Đây cũng là điều chúng ta cần làm trong cả cuộc đời. Dĩ nhiên chúng ta cần được người khác nhắc nhở về tinh thần cảm tạ và với lòng biết ơn nhưng trên hết chính chúng ta cần ý thức về vấn đề này để sống với tinh thần cảm tạ và lòng biết ơn đó vì chúng ta là thụ tạo của Thiên Chúa. Vua Đa-vít chẳng những nói với chính mình nhưng ông nói với linh hồn của mình: “Hỡi linh hồn ta hãy ca ngợi Chúa.” Linh hồn là nói đến cái gì sâu thẳm nhất trong con người. Chúng ta thường nói “từ đáy lòng” của mình. Và đây cũng là điều tác giả tự nhủ: “Hồn ta hỡi hãy ngợi ca Thiên Chúa, cảm tạ ơn Ngài tự đáy tâm can.”

Tác giả Thánh Vịnh chẳng những nói lời cảm tạ phát xuất từ đáy tim, ông cũng nói đến lòng biết ơn đến từ khối óc. Tác giả không trực tiếp nói đến trí óc nhưng ông nói đến việc quên đi ân huệ của Chúa. Tác giả nói: “Hỡi linh hồn ta hãy ca ngợi Chúa, đừng quên ân huệ của Ngài.” Nhớ hay quên là việc làm của trí óc. Việc quên hay nhớ đó có khi vô tình, có khi cố ý nhưng vô tình hay cố ý cũng đều là điều đáng trách vì ơn lành Thiên Chúa ban cho chúng ta quá nhiều, quên đi thì thật là vô tình. Thật ra chữ “quên” trong Kinh Thánh thường nói đến việc cố tình hay cố ý quên. Chữ “quên” thường đi chung với hành động vô ơn. Chúa cảnh cáo con dân của Ngài trước khi họ vào Đất Hứa là họ phải cẩn thận vì nếu không cẩn thận, họ sẽ quên ơn Chúa.

Môsê đã nói với con dân Chúa như sau: “Ngươi khá cẩn thận kẻo quên Chúa… e rằng sau khi đã ăn no nê, cất nhà tốt được ở, thấy bò chiên của mình thêm nhiều lên, bạc vàng và mọi tài sản mình dư dật rồi thì bấy giờ lòng ngươi tự cao, quên Chúa là Đấng đã đem ngươi ra khỏi Ai-cập.”

Và, chúng ta bắt gặp được một Thiên Chúa giàu lòng từ bi và thương xót qua đoạn đối thoại với Môsê trong sách Xuất hành : Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai-cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và Giơ-vút.

Thiên Chúa là như vậy đó. Ngài giàu lòng từ bi và nhân hậu, chậm bất bình nhưng giàu ân sủng. Ngài luôn luôn yêu thương con người dẫu con người phạm tội

Thánh Phaolô hôm nay nhắc lại cho giáo đoàn Côrintô cũng như nhắc lại cho chúng ta tình yêu thương của Chúa qua biến cố Biển Đỏ ngày xưa : Thưa anh em, tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì về việc này: là tất cả cha ông chúng ta đều được ở dưới cột mây, tất cả đều vượt qua Biển Đỏ. Tất cả cùng được chịu phép rửa dưới đám mây và trong lòng biển, để theo ông Môsê. Tất cả cùng ăn một thức ăn linh thiêng, tất cả cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy chính là Đức Ki-tô. Nhưng phần đông họ không đẹp lòng Thiên Chúa, bằng chứng là họ đã quỵ ngã trong sa mạc.

Thánh Phao lô cũng nhắc lại những sự việc đó ấy xảy ra trong sa mạc để làm bài học, răn dạy chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như cha ông. Ngài mời gọi mỗi người chúng ta cũng đừng lẩm bẩm kêu trách vì bài học này đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này.

Cùng trong tâm tình yêu thương và tha thứ đó, hôm nay qua ngòi bút của Luca, hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu dùng những biến cố hết sức thời sự để dạt những bài học quan trọng. Hai biến cố khác hẳn nhau : một biến cố có chất chính trị, còn biến cố kia là một tai nạn, nhưng trong cả hai trường hợp có nhiều người chết.

Trong biến cố thứ nhất, tổng trấn Philatô cho giết một số người Galilê ngay cả khi họ đang dâng Lễ Tế lên Thiên Chúa. Cuộc đời họ chấm dứt thình lình vào chính lúc họ đang cử hành những lễ nghi đạo đức nhất trong nơi rất thánh nhất là đền thờ.

Chúng ta không rõ tại sao ông Philatô đã quyết định cho giết người trong đền thờ. Dân chúng nghĩ rằng những người Galilê ấy chắc phải là thật sự xấu mới bị giết cách đó. Dân suy đoán rằng Thiên Chúa không ưa những lễ vật của những người ấy và vì thế đã để cho hành vi phạm thánh này xảy ra.

Kế đếm, Đức Giêsu xét đến biến cố thứ hai. Biến cố này hoàn toàn là một tai nạn khi một ngọn tháp đổ xuống đè chết mười tám người.

Chúng ta thấy Chúa Giêsu đã nói rõ ràng trong hai trường hợp là những người đã chết không xấu hơn những người đang nghe Ngài nói hay hơn bất cứ ai khác. Ngài nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta phải sám hối và từ bỏ tội lỗi. Nếu không sám hối chúng ta cũng sẽ bị Thiên Chúa xét xử và trừng phạt như thế.

Chúa Giêsu đã khai triển giáo huấn bằng cách kể dụ ngôn về cây vả không sinh trái. Đã 3 năm rồi nhưng cây vả này không ra trái và có nguy cơ sẽ bị chặt đi. Người làm vườn có vẻ thương cây vả cách đặc biệt và đã xin với chủ vườn gia hạn cho ông thêm một năm nữa để ông chăm sóc nó và cho nó ra trái. Nếu cây vả sau khi được chăm sóc nhưng cứ cằn cỗi thì sẽ chặt đi.

Chúa Giêsu mời gọi những người đang nghe đừng như cây vả không sinh trái. Hãy thay đổi sinh hoa trái Nước Thiên Chúa và Lời dạy của Chúa, nhất là xem lại đời sống để trở về với Thiên Chúa.

Lòng Thiên Chúa là như vậy, Ngài vẫn chờ đợi và chờ đợi như người thợ làm vườn kia. Không phải là không ra trái là chặt ngay nhưng ngài vẫn chờ đợi.

Một lần nữa, ta thấy được lòng từ bi hay thương xót của Chúa.

Ngày mỗi ngày, ta vẫn thấy nhiều biến cố xảy đến trong cuộc đời hết sức bất ngờ. Có những người mà ta không bao giờ nghĩ rằng họ phải chết cả nhưng có những tai nạn ập đến hết sức bất ngờ và đau thương. Không phải những người đó là những người tội lỗi theo một số quan niệm. Những sự ra đi bất ngờ đó cho ta thấy rằng cuộc đời của ta mong manh vô cùng và ngày mỗi ngày qua những biến cố đó như là bài học của mỗi người chúng ta. Hãy sám hối mỗi ngày để bất cứ khi nào Chúa đến, ta cũng sẵn sàng tỉnh thức để chờ Chúa như Thánh Phaolô mời gọi : Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã.

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!