Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
NỔI KHỔ CỦA CÁC BẬC PHỤ HUYNH THỜI HIỆN ĐẠI !

Là cha là mẹ, cái vốn quý nhất đó chính là công ơn sinh thành và dưỡng dục. Sinh thành đã là khó mà dưỡng dục lại càng khó hơn trong thời hiện đại. Nếu quay ngược lại thời cổ đại xem các bậc phụ huynh thì thấy họ thảnh thơi làm sao đấy, chẳng phải lo gì nhiều cho con cái, ngày nay thì hoàn toàn ngược lại. 

Thời cổ đại hay gần nhất là trước cái ngày mà người ta gọi là “Miền Nam hoàn toàn giải phóng” thì phụ huynh đâu có phải lao đao như ngày hôm nay. Thời ấy, cứ lo đi làm đi lụng kiếm tiền cho con ăn học chứ đâu có phải như ngày nay cứ suốt ngày cứ phải quấn quýt bên con cái. Con chưa kịp dứt sữa thì bố mẹ phải lo “chạy trường” cho con rồi. Phải chạy tới chạy lui mới tìm được cho chúng một chỗ dung thân thời nhà trẻ. Trường điểm của quận, của thành phố thì có nằm mơ cũng chẳng thể nào còn đơn cả vì đơn đã bán hết sạch trước ngày ra thông báo. Còn các trường công thì không cần phải bàn ai ai cũng biết “chất lượng cao” đến mức nào. Và rồi, cuối cùng chỉ còn một chỗ để “chạy trường” đó là tìm đến các “bà sơ”. Mà khổ ! Các “bà sơ” thì với lý do này lý do khác không thể mở to trường được. Khuôn viên nhỏ thì làm sao dám nhận nhiều. Tại sao khuôn viên trường của các “bà sơ” nhỏ ?  

Bắc thang lên hỏi ông trời ? 

Đất (nhà) Dòng bị chiếm có đòi được không ?   

Đất nhà dòng bị tịch thu để làm hồ bơi (Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn với hồ bơi Kỳ Đồng), đất nhà Dòng bị biến thành quán bar – vũ trường (Tu hội nữ tử Bác Ái Vinh Sơn với trụ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu), làm khách sạn (Dòng Chúa Cứu Thế với khách sạn Hải Yến – Nha Trang), công ty may Chiến Thắng đang chia chác trục lợi (Dòng Chúa Cứu Thế với Phố Đức Bà – giáo xứ Thái Hà Ấp – Hà Nội)   

Thế đấy ! Đất đai của các Nhà Dòng, các Tu Viện bị chiếm dụng nên còn đâu cơ sở để những nhà giáo dục chân chính mở trường. Trường đạt tiêu chuẩn, chất lượng thì ít nên đã xảy ra chuyện bi hài của việc “chạy trường” cho con em. Ai cũng ghi nhận việc giáo dục của các “bà sơ”, các hội dòng đều mang lại thành quả tốt, sinh ra những con người vừa có phẩm vừa có chất cho xã hội nhưng rồi chẳng có hội dòng nào được mở trường cả !        

Vừa qua, một số tờ báo đã đưa tin : 1h sáng 1/7, hàng chục phụ huynh đã chầu chực, xếp dài trước cổng trường mẫu giáo Tương Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chờ trời sáng để... nộp đơn xin cho con vào mẫu giáo. Lộn xộn, cãi cọ đã xảy ra, thậm chí, còn xuất hiện tình trạng "cò" nộp đơn. Tình trạng xếp hàng từ nửa đêm cũng xảy ra ở nhiều trường Mầm non nội thành Hà Nội. Bảo vệ trường Mầm non Hoa Hồng (quận Cầu Giấy) cho biết, mới 11h đêm, đã có người đến gọi cổng hỏi mua hồ sơ. Còn theo lời bảo vệ Mầm non Tuổi Hoa (quận Đống Đa), 1h sáng đã có một số người đến đứng ở cổng...

 

Thêm chuyện bi hài nữa là Chưa học lớp 1 đã phải đi luyện thi. Chuyện khó tin nhưng có thật ở TP.HCM. Phần lớn các bé 6 tuổi đăng ký xin dự tuyển vào lớp 1 chương trình tiếng Anh (năm học 2007-2008) đều được bố mẹ cho đi “luyện” để chuẩn bị ứng thí trong kỳ khảo sát năng khiếu ngoại ngữ vào ngày 12/7. 

10 đứa trẻ ngồi xung quanh chiếc bàn nước kê ngay giữa phòng khách của một căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm trên đường Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp, TP.HCM). Cả căn phòng rộng chừng 30 m2 chỉ có duy nhất ngọn đèn tuýp 1,2 m treo trên tường. Bàn quá thấp mà ghế lại quá cao nên các bé phải cong lưng để gò từng nét chữ.  

HS 6 tuổi đi học lớp hè (trong đó có nội dung luyện thi vào lớp 1 tiếng Anh tăng cường) ở Trường tiểu học Võ Văn Tần, quận 6 sau giờ tan học.

 

Cô giáo không dùng bảng. Thay vào đó, cô viết mẫu từng từ (tiếng Anh) vào vở rồi cho các em tập viết, tập phát âm. Nhưng chỉ được 20 phút: “Cô ơi, nghỉ tí xíu đi cô, con mỏi lưng quá rồi!”. Lập tức cả lớp nhao nhao: “Đúng rồi đó cô, con cũng mỏi nữa”, “Cô kể chuyện đi cô”...  

Trong khi đó, giáo viên mở lớp dạy luyện thi tại nhà riêng ở gần khu vực vòng xoay Phú Lâm (quận 6) lại không đồng ý cho phụ huynh “tận mục sở thị” tiết dạy của mình với lý do “có người lạ dạy không được”(?).  

Căn phòng khoảng hơn 20 m2 với gần 30 em ngồi chen chúc nhau. Bàn ghế được đóng “đúng kiểu” như trong trường phổ thông nhưng các bé vẫn phải rướn người lên vì bàn quá cao so với ghế. Đến giờ học, phụ huynh đưa con đến lớp và ra về, nhận học sinh xong cô giáo đóng kín cửa và... bắt đầu dạy.  

Mặc dù chưa có một cuộc khảo sát cụ thể nhưng theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các em đăng ký dự tuyển vào lớp 1 chương trình tăng cường tiếng Anh năm học 2007-2008 đều được cha mẹ cho đi học luyện thi.  

Không chỉ “tầm sư học đạo” theo dạng tìm một giáo viên tiếng Anh giỏi (dạy riêng hoặc dạy theo từng nhóm tại nhà riêng của phụ huynh hoặc giáo viên), phụ huynh còn chọn cách luyện thi ngay tại trường tiểu học nơi con mình ứng thí.  

Quá bi đát khi mà ở những lớp nhà trẻ, mẫu giáo đều cấm không được dạy chữ cho trẻ mà lại có chuyện thi vào lớp 1 lại qua một kỳ tuyển tiếng Anh. 

Trong những năm tháng dài ở bậc Tiểu Học rồi đến Trung Học Cơ Sở, phụ huynh đã không ít lần khốn đốn với chuyện học thêm học bớt của con em mình. Bên cạnh đó còn phải lao đao chuyện thay sách giáo khoa cho chúng. Tưởng chừng nhà có hai anh em, anh học để lại sách cho em nhưng nào ngờ ngày em lên lớp của anh thì ngày ấy sách giáo khoa của anh chỉ còn có cách duy nhất là cân ve chai ! 

Tưởng chừng bình an vô sự cho đến ngày tốt nghiệp Trung Học Cơ Sở nhưng nào ngờ cha mẹ cũng như con em phải điên cái đầu để chọn nguyện vọng ở đầu cấp Phổ Thông Trung Học. Kém may mắn một chút là chới với ngay khi đầu cấp III. Chỉ cần thiếu 0,25 điểm thôi thì một em dù thi điểm cao cách mấy đi chăng nữa cũng sẽ đánh mất cái nguyện vọng tha thiết của em và rồi sau đó chỉ còn một ngõ duy nhất dành cho em là vào trường Dân Lập. Biết là hệ thống Dân Lập sẽ có nhiều sự chăm sóc, nhiều sự quan tâm, nhiều phương tiện học hành cho các cháu hơn nhưng thử hỏi với một gia đình lao động nghèo thì làm gì tìm đủ số tiền xấp xỉ hai triệu rưỡi (2.500.000 đ/ tháng) một tháng để đóng cho con. Mới đặt chân vào nộp hồ sơ là đi đứt 5.000.000 đồng (ví dụ trường Trương Vĩnh Ký - quận 10).     

Và cha mẹ cũng đâu có được yên cho đến ngày chúng tốt nghiệp phổ thông trung học. Sau những ngày ngồi ghế phổ thông trung học thì lại đến Đại Học. Những năm tháng Đại Học ấy cha mẹ phải đổ mồ hôi sôi con mắt nai lưng ra nuôi con khôn lớn !

 Con cái vừa tốt nghiệp, vừa ra trường thì cũng chưa yên ! Vì lẽ muốn tìm một chỗ ngon lành cho chúng yên thân thì cũng phải chạy đầu này, chọt đầu kia chứ đâu có đơn giản tìm một việc thích hợp với ngành học của chúng. Muốn vào những nơi tạm gọi là ngon một chút thì khi nộp hồ sơ cũng phải kèm theo cái phong bì nho nhỏ mà nội dung trong đó thì chẳng nhỏ chút nào cả. 

Thế đấy ! Đối diện với một nền giáo dục và đào tạo phải đau đớn mà nói là quá bi đát như thế thì thử hỏi các bậc phụ huynh có cảm nghiệm gì ? Chắc có lẽ nhiều phụ huynh vừa lo cho con “thành tài” cũng bở hơi tai và cũng chẳng còn sức đâu để mà hưởng sự đền đáp công ơn của con cái.  

Nhìn các em tung tăng đến trường nhưng mấy ai hiểu được để được cái sự tung tăng ấy phụ huynh của các em phải hao gầy cả cuộc đời của mình để lo cho chúng ! Và liệu rằng dưới những mái trường ẩn nấp sự chạy chọt, sự xếp hàng, sự xin xỏ như thế có đạo tào ra được những con người sống đúng nhân cách, đúng nhân bản của một con người bình thường hay không ? Câu trả lời mà ai ai cũng biết đó là chúng sống trong sự chạy chọt, xin xỏ, quà cáp như thế thì sau này khi tốt nghiệp hoà nhập vào xã hội chúng cũng sẽ hành xử theo kiểu chạy chọt, xin xỏ như cha mẹ chúng ngày xưa để “bù đắp” những cay đắng mà thời còn trẻ cha mẹ chúng đã phải gánh chịu.      

Chùm ảnh: "Nỗi khổ của bé" 

1. Dắt bé đi thi

2. Cô dẫn cháu vào phòng thi

3. Dỗ bé vào thi

4. Cũng giấy bút như ai đấy nhé!

 

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!