Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
CHA GIUSE NGUYỄN VĂN LỘC: MỘT ĐỜI SỐNG HIẾN DÂNG VÀ SỨ MỆNH THỪA SAI
TẠI SAO LẠI CÓ NĂM A, NĂM B, NĂM C? NĂM CHẴN VÀ NĂM LẺ KHÁC NHAU Ở CHỖ NÀO?
TẠI SAO MÙA VỌNG LẠI CÓ BỐN NGÀY CHÚA NHẬT?
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
ĐẠO ĐỨC LẠI LÊN TIẾNG !!!

“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó !”. Bác Hồ đã khẳng định như thế ! Đúng thật ! Nhìn quả thì biết cây. Nếu có đạo đức thật thì xã hội sẽ đạo đức, nếu có đạo đức giả thì xã hội cũng sẽ mãi mãi là giả thôi. Nhìn vào thực tế, mỗi người sẽ tự nhận ra câu trả lời chứ miễn bình luận. “Hoa” nào sinh “quả ấy” là điều dĩ nhiên trong cõi đời này.

Vâng ! Con người, luôn luôn trọng chữ tài vì lẽ nếu không có người tài thì đất nước khó có thể phát triển để sánh kịp với năm châu bốn bể. Thế nhưng, chữ tài ấy trong cuộc đời cũng cần lắm chữ đức đứng cạnh bên.

Đi đâu người ta cũng hô hào sống theo “đạo đức cách mạng” ! Thế nhưng, nhìn vào thực tế của cuộc đời, đạo đức mà người ta hô hào ấy nó vẫn làm sao ấy trong cuộc sống thực tại. Một trong những “gam” màu buồn cho đạo đức ấy vừa được tô đậm nét thêm cho những chuyện buồn trong giới bóng đã những ngày qua.

Những ngày qua, dư luận đã lên tiếng cho hành vi của hai tuyển thủ quốc gia. Vụ hai tuyển thủ quốc gia xử đồng đội mình theo kiểu giang hồ đã gây tiếng xấu cho bóng đá Việt Nam và cho đội tuyển Việt Nam.

Một trong hai tuyển thủ ấy cùng lúc vi phạm nhiều điều cấm kỵ trong nội quy đội bóng như đi uống rượu rồi về muộn lại còn liên quan đến vụ “chỉ điểm” để đồng hương Sỹ Mạnh hành hung hai đồng đội không hợp “cạ” với mình ở Câu Lạc Bộ. Cầu thủ kia là  cầu thủ đàn anh ở Khánh Hòa nhưng có lối hành xử với đàn em, lại là người mới (thủ môn dự bị ở tỉnh khác về đầu quân) bằng luật riêng. Tấn Tài sau khi lời qua tiếng lại đã mượn tay anh chị nói chuyện phải quấy với đồng đội và cũng là hình thức dằn mặt.

Với hai tuyển thủ quốc gia được xem là người của công chúng, mang bộ mặt của đội tuyển Việt Nam lại hành xử thế, chắc chắn sẽ gây nhiều phản cảm và để lại tiếng xấu.

Hai tuyển thủ nổi tiếng đều là thần tượng của nhiều cầu thủ trẻ và đặc biệt là những em nhỏ đang nhìn vào các anh ở đội tuyển và xem các anh là một tấm gương. Thế mà họ lại thấy ở thần tượng mình kiểu hành xử xã hội đen với luật giang hồ được đưa vào bóng đá (!?).

Đâu phải đến ngày hôm nay người Việt Nam và cách riêng hâm mộ bóng đá Việt Nam thấy được thảm cảnh bi đát này. Những thảm cảnh phi đạo đức, phi văn hóa được ghi lại rành rành trên báo giới :

1. Ngoại binh "táng" bằng mũ bảo hiểm: Năm 2008 vụ "tẩn" nhau phải nhờ đến 115 ở Câu Lạc Bộ Thép Miền Nam. Cảng Sài Gòn được coi là đình đám nhất, khi trung vệ Lưu Trọng Lưu bị ngoại binh Jonh Wole dùng mũ bảo hiểm "táng" liên hoàn vào đầu. Vụ việc khiến Trọng Lưu phải nhập viện và xếp lại xương mặt. Nguyên nhân chính của trận "lôi đình" được cho là Wole đã nghi ngờ đồng đội “mách lẻo” với BHL.

2. Công Vinh từng bị "xử": Công Vinh từng phải làm khán giả bất đắt dĩ trên khán đài với cái mũi sưng tấy. Đó là vào năm 2005 khi còn thi đấu ở SLNA, anh bị Văn Vĩnh dùng "thiết đầu công" đánh thẳng vào giữa mặt tại Trung tâm Thể Dục Thể Thao Thành Long, TP.HCM. Lý do rất đơn giản: Văn Vinh đang chơi bi-da, Công Vinh đi qua buông lời trêu chọc. "điên tiết" thế là Văn Vinh "xử" Công Vinh!

3. Tấn Tài vác... dao rượt đuổi: Mùa giải 2006, Tấn Tài cũng lãnh án kỷ luật xuống đội trẻ 1 tháng của Câu Lạc Bộ Khánh Hoà vì hành vi vác dao rượt đuổi Phan Thanh Hoàn. Chuyện bắt đầu từ cuộc góp vui của Tài vào chiếu bài của Thanh Hoàn đang "thi đấu" cùng các bạn. Vì cho là có lời lẽ "xấc", Thanh Hoàn đã nổi máu đuổi đánh Tấn Tài. Thế nhưng không ngờ Tấn Tài vớ được một con dao và đổi chiều rượt đuổi ngược trở lại.

4. Quang Hải cũng... "máu": Trên sân tập của Đội Tuyển Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2008, tiền đạo Quang Hải cũng nổi máu xông vào tính nói chuyện bằng nắm đấm với trung vệ Thanh Giang, vì cho rằng Thanh Giang vào bóng ác ý. Trước đó hai tuyển thủ Thành Lương và Hoàng Vương cũng có hành động tương tự.

5. Khi Mạnh Dũng "lên gân": Năm 2007 khi đang thi đấu ở Hà Nội.ACB, trung vệ Manh Dũng cũng "lên gân" đuổi đánh cầu thủ ngoại Jonathan trên sân tập. Trước đó năm 2005, một ngoại binh khác là Samuel cũng là "nạn nhân" trong một trận "lên gân" khác của Mạnh Dũng khi anh đang đầu quân cho CLB Đà Nẵng. Ngoài ra, bảng "thành tích kungfu" của Mạnh Dũng còn được ghi nhận bằng một án kỷ luật xuống đội trẻ vì tội "hạ đòn" với một cầu thủ ở Hoàng Anh. Gia Lai nơi anh thi đấu mùa bóng 2004.

 6. Hồng Sơn mượn rượu đi "mô kích": Đêm 29/3/2009 tại Trung tâm Thể Dục Thể Thao Thành Long, TP.HCM, sau một trận rượu đã ngà ngà với Dương Hồng Sơn, Sỹ Mạnh (một cựu cầu thủ của T&T Hà Nội đang thi đấu cho V.Ninh Bình) đã tìm đến phòng của Hồng Minh và Minh Đức rồi... tung "thất cước" vào 2 cầu thủ này. Ngoài lý do say rượu, Sỹ Mạnh còn được cho là ăn phải đòn "mô kích" của Quả bóng Vàng Việt Nam 2008, Dương Hồng Sơn khi đang "chén chú chén anh", nên đã "xử" các đồng đội cũ.

Đi đâu và ở đâu người ta cũng cần người tài nhưng cần hơn ở cái người tài đó chính là sự đạo đức. Bất cứ lãnh vực nào, bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần một cái gọi là “đạo đức nghề nghiệp”, “lương tâm nghề nghiệp”. Thế nhưng mà, vì chạy theo lợi nhuận cá nhân, vì chạy theo danh vọng đơn độc người ta không còn xem đạo đức là gì cả.

Đâu phải đợi đến ra sân bóng hay là đợi đến thành cầu thủ xuất sắc mới nói, mới bàn đến đạo đức. Đạo đức ở những tuyển thủ quốc gia và cách riêng của những người tài ấy phải được rèn luyện từ bé. Những ngày này, người ta lại ngồi lại bàn luận với nhau rằng cầu thủ này, cầu thủ kia phải bị mức kỷ luật là bao nhiêu ? Ai là người đã gây ra những hành vi phi đạo đức như thế này ?

Vấn đề ở đây là phải giải quyết từ gốc chứ không phải từ ngọn. Nếu cứ như thói quen giải quyết theo cái ngọn thì mãi mãi muôn đời cái gốc vẫn là cái gốc của một lối hành xử phi văn hóa, phi đạo đức, phi nhân cách. Muốn thay đổi một nền “bóng đá sạch” phải đào tạo những cầu thủ ấy từ những ngày còn đi những đường bóng thô sơ hơn là đợi đến ngày những cầu thủ trở thành chuyên nghiệp và điêu luyện.

Như một vị bác sĩ, đâu phải đợi đến lúc hành nghề mới đặt vấn đề rằng vị ấy có đạo đức nghề nghiệp hay có một tấm lòng “lương y như từ mẫu” nhưng mà phải đào luyện, phải nuôi dưỡng cái đạo đức ấy từ những ngày còn thơ, trải dài đến những ngày ngồi trên ghế nhà trường.

Từ bé, phải đào tạo cho đứa bé sống sao cho thật chứ từ bé đã tạo cho đứa bé sống đối phó, sống giả tạo thì lớn lên làm sao đứa bé có thể có một đạo đức chân chính được.

Nghịch lý nhiều người thấy nhưng không thay đổi được về giáo dục và đào tạo. Có những gánh nặng đè lên vai đứa trẻ ngoài sức tưởng tượng của cha mẹ chứ không chỉ của riêng chúng.

Người ta chỉ lo chú trọng về tri thức còn nhân cách thì lại bỏ quên. Ngày nay đi tìm những đứa trẻ biết nhận lỗi khi sai phạm và biết cảm ơn khi nhận được quà quả là khó. Có quá đáng chăng muốn đi tìm những đứa trẻ có đạo đức, có lòng biết ơn và can đảm nhận trách nhiệm ở cơ sở của các bà sơ, của các cơ sở tôn giáo như cửa Phật, cửa Nhà Thờ. Biết rằng giáo dục của những bà sơ, ông cha, ông sư ấy mang lại cho con cái mình một nền đạo đức căn bản nhưng thử hỏi những cơ sở ấy có được mở rộng và tự do hay không ?

Thật đau lòng khi đi đâu người ta cũng hô hào khẩu hiệu, người ta cũng phô bày lối sống đạo đức nhưng cứ thực tế đặt chân vào trường học, đặt chân vào các cơ sở y tế ta sẽ thấy rõ điều này hơn ai hết. Không tin cứ thực địa tại chỗ ta sẽ thấy một cách chính xác cái đạo đức mà người ta đang vun trồng.

Chuyện nhỏ nhất là trên con đường giao thông. Tín hiệu giao thông giờ đây hình như mất tác dụng. Những người tham gia giao thông chỉ sợ các chú công an hơn là tôn trọng tín hiệu giao thông. Tôn trọng tín hiệu giao thông đó là biểu hiện nhỏ nhất của một con người có nhân cách, có đạo đức. Thử hỏi xã hội ngày nay còn được bao nhiêu phần trăm tôn trọng tín hiệu giao thông ?

Con trẻ như tờ giấy trắng đơn sơ và thanh khiết ngơ ngác nhìn ba mẹ chúng vượt đèn đỏ và lấn tuyến cho dù chúng được đào tạo là phải sống tốt ! Làm sao mà chúng có thể sống tốt được khi người lớn cứ mãi miết sống trong nhân cách méo mó và dị dạng.

Một lần nữa, “đạo đức bóng đá” đang lên tiếng, đang kêu gào những người có trách nhiệm hãy trả lại cho bóng đá một nền đạo đức sạch, một lối chơi đẹp, một phong cách ấn tượng để lại cho người xem hơn là cách hành xử theo kiểu giang hồ, theo kiểu những người kém văn hóa và đạo đức.

Không chỉ bóng đá nhưng tất cả các lãnh vực khác trong xã hội cần phải xem lại, cần phải giáo dục lại đạo đức cơ bản của con người. Nếu không chăm lo vun đắp nền đạo đức từ bé và một cách nghiêm túc thì xã hội sẽ phải trả giá cho lối sống phi nhân và vô đạo lý của mình.

           

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!